Giáo án Khoa học 4 tiết 42: Sự lan truyền âm thanh

-Cho HS gõ trống và quan sát các vụn giấy.

Nêu kết quả quan sát và thảo luận nhóm đôi(4p)

+)Vì sao tấm ni lông rung?

+)Ở bài trước ta đã biết khi nào trống phát ra âm thanh?

-Cho HS trả lời

Kết quả thảo luận:

Khi mặt trống rung, không khí xung quanh cũng rung động. Rung động này được lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm các vụn giấy chuyển động

Tương tự như vậy, khi rung động lan truyền tới tai ta sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe thấy được âm thanh.

-Cho HS lấy các ví dụ về sự lan truyền rung động:

+) Sự truyền chuyển động của một dãy hòn bi đặt gần nhau và thẳng hàng

( Khi hòn bi đầu chuyển động đập vào hòn bi thứ 2, hòn bi thứ 2 lại đập vào hòn bi thứ 3, cứ như vậy hòn bi cuối dãy cũng chuyển động)

+) Sự lan truyền chuyển động trên mặt nước khi ta thả hòn sỏi xuống mặt nước

 

docx6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 42: Sự lan truyền âm thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 3 Cao Thị Bình Nguyễn Ngọc Bảo Chi Nguyễn Thị Thu Hà Trần Thị Thu Hà Đinh Thị Thu Hằng Trần Minh Huy Nguyễn Thị Thùy Linh Nguyễn Thị Phương Mai Phạm Thị Ngọc Nhi Trương Lê Hoài Nhi Nguyễn Thị Kim Phụng Nguyễn Thị Xuân Phương Nguyễn Thúy Phượng Nguyễn Thị Thanh Thảo Đinh Nguyên Hồng Thủy Tạ Hoàng Thủy Tiên Nguyễn Thị Thùy Trang Môn : KHOA HỌC Tiết 42 SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH I) Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: Nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vệt phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường (khí, lỏng hoặc rắn) tới tai. Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn. Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn và chất lỏng. II. Đồ dùng dạy học : Chuẩn bị theo nhóm: 2 ống bơ (lon); vài vụn giấy; 2 miếng ni lông; dây chun; một sợi dây mềm (bằng sợi gai, bằng đồng,); trống; đồng hồ, túi ni long (để bọc đồng hồ), chậu nước. III. Các hoạt động chủ yếu: Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 3p 25p 10p 10p 5p 10p 2p 1)Kiểm tra bài cũ: +)Có thể nghe thấy âm thanh phát ra từ đâu? -Yêu cầu HS trả lời -GV: Âm thanh phát ra từ tiếng xe chạy, tiếng người nói, tiếng chim hót, tiếng vượn kêu +)Nguồn gốc phát ra âm thanh? -Yêu cầu HS trả lời -GV: Âm thanh do các vật rung động phát ra - Nhận xét việc chuẩn bị bài cũ của HS 2)Bài mới: Tại sao chúng ta có thể nghe được âm thanh? Âm thanh do các vật rung động phát ra. Tai ta nghe được âm thanh là do rung động từ các vật đó lan truyền qua các môi trường và truyền đến tay tai ta.Để tìm hiểu về sự lan truyền đó chúng ta cùng đến với tiết học hôm nay: “ SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH” - Gọi HS nhắc lại tên bài học - Ghi bảng: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH 2.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh -Cho HS làm thí nghiệm: đặt phía dưới trống 1 cái ống bơ, miệng ống được bọc ni lông và trên có rắc ít giấy vụn như hình 1: -Cho HS gõ trống và quan sát các vụn giấy. Nêu kết quả quan sát và thảo luận nhóm đôi(4p) +)Vì sao tấm ni lông rung? +)Ở bài trước ta đã biết khi nào trống phát ra âm thanh? -Cho HS trả lời Kết quả thảo luận: Khi mặt trống rung, không khí xung quanh cũng rung động. Rung động này được lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm các vụn giấy chuyển động Tương tự như vậy, khi rung động lan truyền tới tai ta sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe thấy được âm thanh. -Cho HS lấy các ví dụ về sự lan truyền rung động: +) Sự truyền chuyển động của một dãy hòn bi đặt gần nhau và thẳng hàng ( Khi hòn bi đầu chuyển động đập vào hòn bi thứ 2, hòn bi thứ 2 lại đập vào hòn bi thứ 3, cứ như vậy hòn bi cuối dãy cũng chuyển động) +) Sự lan truyền chuyển động trên mặt nước khi ta thả hòn sỏi xuống mặt nước 2.2 Hoạt động 2: tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn -Cho HS làm thí nghiệm :đặt một chiếc đồng hồ chuông đang kêu vào một túi ni lông, buộc chặt túi lại rồi thả vào chậu nước. Áp một tai vào thành chậu, tai kia được bịt lại. -Cho 2 hs lên nghe thử và nói trước lớp kết quả -Cho HS trả lời kết quả thí nghiệm theo nhóm đôi Kết quả này cho thấy âm thanh có truyền qua thành chậu, qua nước được không? Kết quả thí nghiệm: Âm thanh có thể truyền qua nước, qua thành chậu. Như vậy âm thanh còn có thể truyền qua chất lỏng và chất rắn. -Cho HS lấy ví dụ về sự truyền âm thanh qua chất lỏng và chất rắn Gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn, áp một tai xuống bàn, bịt tai kia lại ta sẽ nghe được âm thanh Áp tai xuống đất nghe tiếng vó ngựa từ xa Cá nghe thấy tiếng chân người bước Cá heo, cá voi có thể “ nói chuyện” với nhau dưới nước. 2.3 Hoạt động 3: tìm hiểu âm thanh yếu hay mạnh lên khi khoảng cách đến các nguồn âm xa hơn -Cho HS nêu ví dụ về sự lan truyền của âm thanh càng xa nguồn càng yếu đi? Đứng gần trống trường thì nghe rõ hơn, khi ô tô ở xa nghe tiếng còi nhỏ,nói chuyện ở gần nhau thì nghe rõ hơn, -Cho HS làm thí nghiệm về sự lan truyền của âm thanh càng xa nguồn càng yếu đi? Một em gõ thước lên bàn, một em đi ra xa dần để cảm nhận sự thay đổi của âm thanh. -Cho HS báo cáo kết quả -GV nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: 3.1. Củng cố: Trò chơi nói chuyện qua điện thoại -Cho các nhóm chuẩn bị sẵn đồ dùng để tiến hành chơi. Luật chơi: Mỗi nhóm nhận được 1 mẫu tin ngắn ghi trên tờ giấy. Một em phải truyền tin này cho các bạn cùng nhóm ở đầu dây bên kia (sợi dây phải đủ dài, dây nối cần căng và đáy ống nối phải mỏng). Em phải nói nhỏ sao cho bạn mình nghe được nhưng người giám sát đứng cạnh đó không nghe được. Nhóm nào ghi lại đúng bản tin trước mà không để lộ thì nhóm đó chiến thắng -Cho HS tiến hành chơi -Công bố kết quả Kết luận: Âm thanh không chỉ truyền qua được không khí mà còn chuyền qua chất rắn, chất lỏng - GV nhận xét tiết học. 3.2: Dặn dò : Về nhà: - Xem lại bài. Mỗi nhóm chuẩn bị: 5 chai hoặc cố giống nhau Tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau Mang đến lớp một số đĩa, băng catset - HS trả lời -HS trả lời -HS nhắc lại tên bài học -HS làm thí nghiệm -HS gõ trống và quan sát -HS nêu kết quả quan sát và thảo luận nhóm đôi -HS trả lời -HS lấy ví dụ -HS làm thí nghiệm - 2 HS lên nghe và báo cáo kết quả - HS trả lời kết quả thí nghiệm -HS lấy ví dụ -HS nêu ví dụ -HS làm thí nghiệm -HS báo cáo kết quả - Lắng nghe -Chuẩn bị dụng cụ - HS chơi trò chơi - Lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 42 Su lan truyen am thanh_12406383.docx