Giáo án Khoa học 5 - Trường Tiểu học số 1 An Thuỷ - Tuần 12

Nêu đặc điểm và công dụng của mây, tre?

- Kể tên các đồ dùng hàng ngày được làm từ mây, tre?

- GV nhận xét, ghi điểm.

- Giới thiệu bài.

- Chia HS thành nhóm , mỗi nhóm 4 em và phát đồ dùng.

- Gọi HS đọc tên các vật vừa nhận được.

- Yêu cầu HS quan sát đồ dùng vừa nhận được và đọc thông tin SGK hoàn thành phiếu so sánh về nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép.

- Yêu cầu các nhóm đọc phiếu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 5 - Trường Tiểu học số 1 An Thuỷ - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học 5: Sắt, gang, thép I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nêu được nguồn gốc và một số tính chất của sắt, gang, thép. - Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ sắt, gang, thép và biết cách bảo quản chúng. II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh họa trang 48, 49 SGK. - Kéo, đoạn dây thép ngắn, gang ( đủ dùng theo nhóm) - Sưu tầm tranh ảnh và các đồ dùng làm từ gang thép. III. Hoạt động dạy học: ND - TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài cũ (3 -5 phút) Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểuvề nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép. (13 phút) Hoạt động 2: ứng dụng của gang, thép trong đời sống và cách bảo quản.( 12-15phút) Củng cố - Dặn dò: - Nêu đặc điểm và công dụng của mây, tre? - Kể tên các đồ dùng hàng ngày được làm từ mây, tre? - GV nhận xét, ghi điểm. - Giới thiệu bài. - Chia HS thành nhóm , mỗi nhóm 4 em và phát đồ dùng. - Gọi HS đọc tên các vật vừa nhận được. - Yêu cầu HS quan sát đồ dùng vừa nhận được và đọc thông tin SGK hoàn thành phiếu so sánh về nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép. - Yêu cầu các nhóm đọc phiếu. -GV nhận xét kết quả thảo luận của HS sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Trong thiên nhiên sắt có ở đâu? + Gang, thép đều có thành phần chung nào? + Gang và thép khác nhau ở điểm nào? Kết luận: Sắt là kim loại có tính dẻo, dễ kéo thành sợi, dễ ren, dập. Sắt màu xám, có ánh kim. Trong tự nhiên, sắt có trong các thiên thạch và có trong các quặng sắt. Gang cứng, giòn không thể uốn hay kéo thành sợi. Thép có ít các bon hơnvà có thêm một vài chất khác nên nó có tính chất cứng, bền, dẻo... - Yêu cầu Hs quan sát hình 48, 49 SGK và trả lời câu hỏi: + Tên sản phẩm là gì? + Chúng được làm từ vật liệu nào? - Gọi HS trình bày ý kiến. - Em còn biết sắt, gang, thép được dùng để sản xuất những dụng cụ, máy móc, đồ dùng gì nữa? - Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà mình? Kết luận: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Sắt và hợp kim của sắt có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Những đồ dùng được sản xuất từ gang rất giòn, dễ vỡ nên khi sử dụng phải cẩn thận. Những đồ dùng bằng sắt, thép dễ bị gỉ nên khi sử dụng xong phảI rửa sạch và cất nơi khô ráo. -Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết. -Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Đồng và hợp kim của đồng. - 2HS lên bảng trả lời. - Các bạn khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - Chia nhóm và nhận đồ dùng. - Kéo, dây thép, miếng gang. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, cả lớp bổ sung. - Trao đổi trong nhóm và trả lời. - Lắng nghe. - HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi. - 6 HS nối tiếp nhau trình bày. - Tiếp nối nhau trả lời. - Các bạn khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc Khoa học 5: Đồng và hợp kim của đồng I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết một số tính chất của đồng, nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng. - Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng. - Kể tên một số dụng cụ, máy móc được làm bằng đồng và hợp kim của đồng: cách bảo quản. II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh họa trang 50, 51 SGK. - Vài sợi dây đồng. - Phiếu học tập có bảng so sánh về tính chất của đồng và hợp kim của đồng. III. Hoạt động dạy học: ND - TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài cũ (3 -5 phút) Bài mới Hoạt động 1: Tính chất của đồng (7 phút) Hoạt động 2: Nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim của đồng.(12 phút) Hoạt động3: Một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản. (7-8 phút) Củng cố - Dặn dò:(2-3 phút ) - Nêu nguồn gốc, tính chất của sắt? - Hợp kim của sắt là gì? Chúng có những tính chất gì? - Giới thiệu bài. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. + Phát cho mỗi nhóm 1 sợi dây đồng. + Yêu cầu học sinh quan sát và cho biết: . Màu sắc của sợi dây? . Độ sáng của sợi dây? . Tính cứng và dẻo của sợi dây? - Gọi đại diện nhóm trình bày. Kết luận: Sợi dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẻo, dễ dát mỏng, có thể uốn thành nhiều hình dạng khác nhau. - Chia nhóm, phát phiếu học tập. - Yêu cầu HS đọc bảng thông tỉntang 50 SGK và hoàn thành phiếu học tập. - Gọi đại diện nhóm đọc phiếu. - GV nhận xét, kết luận. - Theo em thì đồng có ở đâu? Kết luận: Đồng là kim loại được con người tìm ra và sử dụng sớm nhất. Người ta đã tìm thấy đồng trong tự nhiên.Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Hợp kim của đồng cũng có ánh kim nhưng cứng hơn đồng. - Yêu cầu HS quan sát các hình minh họa, thảo luận nhóm và cho biết: + Tên đồ dùng đó là gì? + Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì? + Chúng thường có ở đâu? - Em còn biết những sản phẩm khác được làm từ đồng và hợp kim của đồng? - Nêu cách bảo quản những đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng? Kết luận: Đồng là kim loại được sử dụng rộng rãi bởi tính chất mềm dẻo, dễ dat mỏng, dẫn đIên và dẫn nhiệt tốt.Các hợp kim của đồng dùng để làm các đồ dùng trong gia đình. Các đồ dùng để ngoàI không khí thường bị xỉn màu nên thỉnh thoảng dùng thuốc đánh đồng để đánh bóng, lau chùi làm cho đồ dùng bằng đồng sáng bóng trở lại. -Gọi học sinh đọc mục Bạn cần biết SGK trang 51. -Dặn học sinh học thuộc bài và chuẩn bị bài sau: Nhôm. - 2 HS lên bảng trả lời, các bạn nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - HS chia nhóm. - Nhận đồ dùng. - Quan sát và thảo luận. - Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - Lắng nghe. - Hoạt động trong nhóm, đọc SGK và hoàn thành bảng so sánh. - Đại diện nhóm đọc phiếu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Trao đổi và trả lời. - Lắng nghe. - Quan sát, thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Tiếp nối nhau phát biểu. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. -- Lắng nghe. 2 HS đọc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 12.doc
Tài liệu liên quan