Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Kể tên các chất đốt thường dùng?
Nêu tác dụng của dầu mỏ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
-Giới thiệu bài.
Thuyết trình tranh ảnh
- Chia lớp thành 3 nhóm
-Yêu cầu các nhóm tập trung tranh ảnh đã sưu tầm ( liên quan đến việc tiết kiệm, an toàn sử dụng chất đốt hay tác hại khi khai thác nguồn chất đốt trong tự nhiên ) dán lên bìa hay bảng nhóm.
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn tìm hiểu nội dung tranh ảnh đó; chuẩn bị nội dung trình bày trước lớp.
- Tổ chức cho đại diện các nhóm lên trước lớp thuyết trình.
5 trang |
Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 5 - Trường Tiểu học số 1 An Thuỷ - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học 5 : Sử dụng năng lượng của chất đốt ( tiết 2 )
I. mục tiêu:
- Nêu được một số biện pháp chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt...
-Thực hiện tiết kiệm năng lượng các loại chất đốt.
- Giáo dục cho HS ham thích tìm hiểu khoa học.
Ii. Chuẩn bị: GV: Tranh, SGK, bảng phụ ghi nội dung thảo luận.
HS : Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
iii. hoat động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
C. Củng cố- Dặn dò:
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Kể tên các chất đốt thường dùng?
Nêu tác dụng của dầu mỏ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
-Giới thiệu bài.
Thuyết trình tranh ảnh
- Chia lớp thành 3 nhóm
-Yêu cầu các nhóm tập trung tranh ảnh đã sưu tầm ( liên quan đến việc tiết kiệm, an toàn sử dụng chất đốt hay tác hại khi khai thác nguồn chất đốt trong tự nhiên ) dán lên bìa hay bảng nhóm.
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn tìm hiểu nội dung tranh ảnh đó; chuẩn bị nội dung trình bày trước lớp.
- Tổ chức cho đại diện các nhóm lên trước lớp thuyết trình.
- GV theo dõi, chốt những vấn đề HS trình bày.
Tìm hiểu về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
-Yêu cầu HS dựa vào SGK và liên hệ với thực tế, thảo luận nhóm bàn ( mỗi bàn một nội dung) :
1. ở nhà bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu?
2. Nêu những nguy hiểm có thể xãy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
3 Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
4. Nêu một số biện pháp dập tắt lửa mà bạn biết?
5. Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó?
6.) Nêu ví dụ về lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
7. Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn?
-Tổ chức cho đại diện các nhóm rút thăm trình bày kết quả.
- GV theo dõi, tháo gỡ khúc mắc.
- Gọi 1 em đọc lại bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài học, học thuộc ghi nhớ.
-2 HS lên bảng trả lời.
-Lập thành nhóm theo tổ.
-Lắng nghe và thực hiện theo các yêu cầu GV nêu.
-Từng thành viên trong nhóm trao đổi.
-Đại diện các nhóm trình bày và theo dõi GV chốt.
-HS quan sát tranh ảnh trong SGK
-Các nhóm thảo luận dựa vào SGK và các tranh ảnh đã chuẩn bị liên hệ với thực tế giải quyết các vấn đề GV nêu.
-Các nhóm rút thăm trình bày kết quả.
-Lắng nghe.
- 1 em đọc trước lớp
Khoa học 5 Sử DụNG NĂNG LƯợNG CủA GIó
Và CủA NƯớC CHảY
I. MụC TIÊU:
-Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.
+ Sử dụng năng lượng gió: điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió...
+ Sử dụng năng lượng nước chảy; quay guồng nước, chạy máy phát điện...
-Học sinh biết vận dụng năng lượng của gió và nước chảy vào đời sống.
II. CHUẩN Bị:
-GV: Tranh ảnh về sử dụng năng lượng của gió, nước chảy.
Các mô hình tua bin nước cho nhóm
- HS : Chuẩn bị theo nhóm: ống bia, chậu nước.
III. HOạT ĐộNG DạY Và HọC :
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
Hoạt động 1:
Hoạtđộng2:
Hoạt động3:
C. Củng cố- dặn dò:
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
- Kể tên các loại chất đốt?
- Nêu tác dụng của chất đốt đối với đời sống?
Tìm hiểu về năng lượng của gió.
-Yêu cầu HS quan sát tranh hình 1, 2, 3 và thảo luận nhóm bàn, nội dung:
1. Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng của gió trong tự nhiên.
2. Con người sử dụng năng lượng gió trong những công việc gì?
-Yêu cầu HS trình bày, lớp bổ sung.
-Giáo viên chốt: Năng lượng của gió dùng để chạy thuyền buồm, làm quay tua-bin của máy phát điện
tìm hiểu về năng lượng của nước chảy:
-Yêu cầu HS quan sát tranh hình 4,5,6 thảo luận nhóm 2, nội dung:
1. Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng của nước chảy trong tự nhiên.
2. Con người sử dụng năng lượng của nước chảy trong những công việc gì?
3.Kể tên một số nhà máy thuỷ điện mà em biết?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung.
-Giáo viên chốt: Năng lượng nước chảy thường dùng để chuyển hàng hoá xuôi dòng...; làm quay tua-bin của các máy phát điện ở nhà máy thủy điện.
Đọc mục bạn cần biết trang 91SGK
* Hoạt động cả lớp :
- ở địa phương mình năng lượng gió và năng lượng nước chảy dùng trong những việc gì ?
Thực hành: Sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua bin
- Chúng ta cùng tìm hiểu cách tạo ra dòng điện của nhà máy thuỷ điện bằng mô hình tua- bin nước
-Yêu cầu HS quan sát hình 7/ 91 và theo dõi GV thực hành sử sụng năng lượng nước chảy làm quay tua-bin như hình 7:
- Phát dụng cụ thực hành cho mỗi nhóm.
Hướng dẫn HS cách đổ nước để làm quay tua bin. Lưu ý HS không được làm đổ nước ra bàn,ghế, nền nhà.
GV giải thích cho HS: Đây chính là mô hình thu nhỏ của nhà máy phát điện. Khi nước cháy sẽ làm quay tua- bin. Khi tua bin quay sẽ làm rô-to của nhà máy phát điện quay và tạo ra dòng điện.
- Cho HS quan sát tranh, ảnh về việc con người đã sử dụng năng lượng của gió và nước chảy
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bạn cần biết.
Nhận xét tiết học.-Dặn học bài.
2 em
-Quan sát tranh và nhóm bàn thảo luận các yêu cầu GV nêu.
- HS trình bày, lớp bổ sung.
- Vài em nhắc lại.
- Quan sát tranh và nhóm đôi thảo luận các yêu cầu GV nêu.
- Các nhóm trình bày kết quả.
-Lớp theo dõi và bổ sung
-Vài em nêu ý kiến, lớp bổ sung.
- Quan sát và theo dõi GV thực hiện, vận dụng.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại.
Hoạt động nhóm, mỗi nhóm 8-10 em
Theo dõi, lắng nghe GV hướng dẫn
- nhận dụng cụ
- Nhóm trưởng điều hành
- Thực hành làm quay tua bin
Quan sắt, lắng nghe
HS nhắc lại nội dung bạn cần biết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 22.doc