Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội -> Tuổi dậy thì nằm trong giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên.
Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội. Trong những năm đầu của giai đoạn này, tầm vóc và thể lực của chúng ta phát triển nhất. Các cơ quan trong cơ thể đều hoàn thiện. Lúc này, chúng ta có thể lập gia đình, chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Ở tuổi này, cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội.
6 trang |
Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 5 - Trường Tiểu học số 1 Kiến Giang - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
Bài 7: từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
Nắm được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già, xác định được bản thân mình đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.
HS biết quan sát tranh ở SGK và vận dụng thực tế cuộc sống nhận biết được độ tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già và tuổi bản thân mình đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.
Nhận thấy được lợi ích của việc biết được các giai đoạn phát triển của cơ thể con người.
Chuẩn bị:
Hình trang 16, 17 SGK.
HS sưu tầm các tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau (HS, sinh viên, người bán hàng rong, nông dân, công nhân, )
Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: Bài 6 (4 – 5 phút)
HS1: Trình bày đặc điểm nổi bật của lứa tuổi dưới 3 tuổi?
HS2: Trình bày đặc điểm nổi bật của lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi?
HS3: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề (1 phút)
Nội dung
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ1: Tìm hiểu về đặc điểm của con người ở từng giai đoạn (10 phút)
Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
Yêu cầu HS theo nhóm đọc thông tin trang 16, 17 SGK và thảo luận về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi theo bảng sau:
Gia đoạn
Đặc điểm nổi bật
Tuổi vị thành niên
Tuổi trưởng thành
Tuổi già
Tổ chức cho HS thảo luận, thư ký các nhóm sẽ ghi kết quả thảo luận hoàn thành vào bảng.
Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét và chốt lại:
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật
Tuổi vị thành niên (10 - 19 tuổi)
Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội -> Tuổi dậy thì nằm trong giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên.
Tuổi trưởng thành (20 – 60 hoặc 65 tuổi)
Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội. Trong những năm đầu của giai đoạn này, tầm vóc và thể lực của chúng ta phát triển nhất. Các cơ quan trong cơ thể đều hoàn thiện. Lúc này, chúng ta có thể lập gia đình, chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Tuổi già (60 hoặc 65 tuổi trở lên)
ở tuổi này, cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội.
HS theo nhóm đọc thông tin trang 16, 17 SGK.
HS thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào bảng.
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
HĐ2: Tổ chức trò chơi “Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?” (10 phút)
Mục tiêu: Cũng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già đã học ở phần trên. Xác định được mình đang ở tuổi nào.
GV kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của HS.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nội dung:
Giới thiệu cho nhau nghe về bức ảnh mà mình sưu tầm được: Họ là ai? Làm nghề gì? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Giai đoạn này có đặc điểm gì?
Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp.
Nhận xét, khen ngợi
HS giới thiệu cho nhau biết về người trong ảnh mà mình sưu tầm được: Họ là ai? Làm nghề gì? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?
HS giới thiệu trước lớp về ảnh mình sưu tầm được.
HĐ3: Tìm hiểu về ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển của con người (10 phút)
Mục tiêu: HS xác định được bản thân đang ở giai đoạn nào của cuộc đời và lợi ích của nó.
Yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi:
H: Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
(Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là ở vào tuổi dậy thì).
H: Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
(Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời, sẽ giúp chúng ta hình dung được sự phát triển cả cơ thể và thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào. Từ đó, chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi, bối rối, đồng thời còn giúp chúng ta có thể tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người ở vào lứa tuổi của mình).
GV nhận xét, khen ngợi các HS có câu trả lời tốt.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
HĐ4: Củng cố – dặn dò
Nhận xét tiết học, tuyên dương HS và những nhóm tham gia xây dựng bài tốt.
Dặn HS về nhà học thuộc và ghi vào vở các giai đoạn phát triển từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. Chuẩn bị bài: Vệ sinh tuổi dậy thì.
Khoa học:
Bài 8: vệ sinh tuổi dậy thì
Mục tiêu:
Nêu những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì.
Xác định những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
Chuẩn bị:
Hình trang 18, 19 SGK
Phiếu học tập cá nhân.
Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
ổn định nề nếp đầu giờ.
Kiểm tra bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi:
HS1: Trình bày đặc điểm nổi bật của con người ở tuổi vị thành niên?
HS2: Trình bày đặc điểm nổi bật của con người ở tuổi trưởng thành?
HS3: Trình bày đặc điểm nổi bật của con người ở tuổi già?
Nhận xét và ghi điểm cho từng học sinh.
Dạy và học bài mới:
GV giới thiệu bài: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt với cuộc đời mỗi con người. Nó đánh dấu một bước trưởng thành của con người. Sức khoẻ, thể chất và tinh thần ở giai đoạn này đặc biệt quan trọng. Các em phải làm gì để bảo vệ sức khoẻ và thể chất của mình trong giai đạn này? bài học hôm nay sẽ cho các em biết rõ điều đó – GV ghi đề lên bảng.
Nội dung
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ1: Tìm hiểu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì (10phút)
Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì.
GV nêu: ở tuổi dậy thì các tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh có thể gây ra mồ hôi, mùi khó chịu. Đặc biệt da mặt trở nên nhờn. Chất nhờ làm chi vi khuẩn phát triển tạo thành mụn. Vậy:
H: ở tuổi dậy thì, chúng ta nên làm gì để giữ vệ sinh cho cơ thể luôn sạch sẽ và tránh được mụn trứng cá?
Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK kết hợp thực tế trả lời mỗi em mỗi ý ngắn gọn.
GV nhận xét và chốt lại: Để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và tránh được mụn trứng cá hàng ngày chúng ta phải: rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay áo quần
GV yêu cầu HS nêu tác dụng của từng việc làm.
Yêu cầu HS làm bài ở phiếu học tập (nội dung phiếu học tập như phiếu học tập số 1 và số 2 của SGV trang 41 – 42)
Tổ chức cho HS trình bày kết quả ở phiếu học tập, GV nhận xét và chốt lại.
HS lắng nghe.
HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK kết hợp thực tế trả lời, HS khác bổ sung.
HS nêu tác dụng của từng việc làm.
HS nhận phiếu và làm bài cá nhân.
HS trình bày nội dung đã làm, HS khác bổ sung.
HĐ2: Tìm hiểu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần tuổi dậy thì (10phút)
Mục tiêu: HS xác định được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần tuổi dậy thì.
Yêu cầu quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 19 SGK trả lời các câu hỏi sau:
Nêu nội dung từng hình ở SGK trang 19.
Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần tuổi dậy thì?
Tổ chức cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV nhận xét và chốt lại:
Hình 4: vẽ 4 bạn, mỗi bạn: tập võ, đá bóng, chạy, đánh bóng chuyền.
Hình 5: Vẽ một bạn đang khuyên các bạn khác không nên xem loại phim không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi.
Hình 6: Vẽ các loại thức ăn bổ dưỡng.
Hình 7: Vẽ các chất gây nghiện.
ở tuổi vị thành niên, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, cơ thể chúng ta có nhiều biến đổi về thể chất và tâm lý. Các em cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh, tuyệt đối không sử dụng chất gây nghiện như: thuốc lá, rượu bia, ma tuý; không xem phim, tranh ảnh, sách báo không lành mạnh.
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết ở SGK.
HS hoạt động theo nhóm bàn, quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 19 SGK trả lời các câu hỏi.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung.
HS đọc mục bạn cần biết ở SGK.
HĐ3: Trò chơi: “Tập làm diễn đàn” (10phút)
GV chia lớp thành 5 nhóm, bốc thăm nội dung thuyết trình:
+ Làm gì để cho cơ thể thơm tho?
+ Phải làm gì để không có mụn trứng cá ở tuổi dậy thì?
+ Làm gì để có hàm răng đẹp?
+ ở tuổi dậy thì cần ăn uống như thế nào?
+ ở tuổi dậy thì cần luyện tập thể dục thể thao như thế nào?
Yêu cầu các nhóm chuẩn bị nội dung thuyết trình
Tổ chức đại diện nhóm thuyết trình.
GV khen ngợi các HS trình bày rồi gọi một vài HS khác trả lời câu hỏi:
H: Các em đã rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn?
Đại diện nhóm bốc thăm nội dung thuyết trình.
Các nhóm chuẩn bị nội dung thuyết trình và chuẩn bị nội dung thuyết trình.
Đại diện nhóm thuyết trình nội dung bốc thăm được.
HS rút ra được những điều bổ ích qua phần trình bày của các bạn.
HĐ4: Củng cố – dặn dò.
Gọi 1 HS đọc phần bạn cần biết ở SGK.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS thực hiện những việc nên làm của bài học.
Về nhà sưu tầm tranh ảnh báo chí nói về tác hại của rượu bia, thuốc lá, ma tuý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 4.doc