2 H trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Theo dõi
- Thảo luận N4 trả lời câu hỏi
+ H1: Vẽ 1 người khoá khoan vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu. Việc đó nên làm vì sẽ không để nước tràn ra ngoài.
+ H2: Vẽ 1 vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu. Việc đó không nên vì gây lãng phí nước.
+ H3: Vẽ 1 em bé đang mời chú công nhân ở công ty nước sạch đến vì ống nước bị vỡ. Việc đố nên làm vì tráng cho tạp bẩn lẫn vào & không cho nước chảy ra ngoài.
+ H4: Vẽ 1 bạn vừa đánh răng vừa xả nước. Việc đó không nên vì gây lãng phí nước.
10 trang |
Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 15 đến tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Khoa học TIẾT KIỆM NƯỚC
I. Mục tiêu
- Đối với HS cả lớp: Thực hiện tiết kiệm nước
- Đối với HSKG: Biết vận động mọi người cùng tiết kiệm nước.
Điều chỉnh: Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước . Giáoviên hướng dẫn động viên những em có khả năng vẽ được tranh, triễn lãm
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh hoạ SGK
- HS chuẩn bị bút màu, giấy vẽ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND- TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. KT bài cũ
( 5’)
2.GT bài( 2’)
HĐ1.Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước
( 8')
HĐ2. Tại sao phải tiết kiệm nước?( 8')
HĐ3:Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi
( 10')
3.Củng cố dặn dò( 2')
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
- Giới thiệu bài và ghi đề bài
- Y/c H thảo luận N4 trả lời câu hỏi
? Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
? Theo em những việc đó nên làm hay không nên làm? Vì sao?
* KL: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng phê phán những việc làm sai để tránh lãng phí nước.
- Yêu cầu HS quan sát hình 7, 8 SGK trang 61 và trả lời câu hỏi:
?Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình nêu trên?
? Bạn nam H7a nên làm gì? Vì sao?
? Vì sao chúng ta cần tiết kiệm nước?
*KL:Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi nhiều tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Vì vậy cần phải tiết kiệm nước.
- Cho H vẽ tranh theo nhóm có ND tuyên truyền, cổ động mọi người tiết kiệm nước.(động viên những em có khả năng vẽ được tranh triễn lãm)
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm.
* KL: Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nuớc mà phải biết vận động mọi người cùng thực hiện.
- Nhận xét gìơ học
- Dặn H đọc thuộc mục Bạn cần biết
- Dặn H biết tiết kiệm nước.
- 2 H trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Theo dõi
- Thảo luận N4 trả lời câu hỏi
+ H1: Vẽ 1 người khoá khoan vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu. Việc đó nên làm vì sẽ không để nước tràn ra ngoài.
+ H2: Vẽ 1 vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu. Việc đó không nên vì gây lãng phí nước.
+ H3: Vẽ 1 em bé đang mời chú công nhân ở công ty nước sạch đến vì ống nước bị vỡ. Việc đố nên làm vì tráng cho tạp bẩn lẫn vào & không cho nước chảy ra ngoài.
+ H4: Vẽ 1 bạn vừa đánh răng vừa xả nước. Việc đó không nên vì gây lãng phí nước.
+ H5: Vẽ 1 bạn múc nước vào ca đánh răng. Việc nên làm vì chỉ cần dùng nước đủ.
+ H6: Vẽ 1 bạn đang dùng vòi nước tưới lên ngọn cây. Việc đó không nên vì chỉ cần tưới ở gốc nước.
- Lắng nghe
- Qs và trả lời câu hỏi.
+ Bạn trai ngồi đợi nước vì bạn nhà bên xả vòi nước to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy đầy xô để xách về nhà vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải.
+ Bạn phải tiết kiệm nước vì để người khác có nước dùng, tiết kiệm tiền của.
+ Vì phải tốn công tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng.
- Lắng nghe
- Vẽ tranh theo nhóm (HS NK)
- Đại diện 1 số nhóm trình bày & giới thiệu ý tưởng của mình.
- Nhóm khác đặt câu hỏi
- Lắng nghe, thực hiện
Khoa học: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I. Mục tiêu
- Đối với HS cả lớp: Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật & chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
- Đối với HSKG: Nêu được VD không khí có ở xung quanh ta
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh hoạ SGK
- Chuẩn bị theo nhóm: túi ni lông, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, viên gạch.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND- TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1.KT bài cũ
( 5’).
2GT bài(2’)
HĐ1.Không khí có ở xq ta (7’)
HĐ2 Không khí có ở quanh mọi vật (12’)
HĐ3. Cuộc thi: Em làm thí nghiệm
( 7’)
3.Củng cố dăn dò( 2’)
?Vì sao chúng ta nên tiết kiệm nước?
? Chúng ta nên & không nên làm gì để tiết kiệm nước?
- Giới thiệu bài & ghi đề bài.
- Cho 1 H cầm túi ni lông mở miệng chạy theo chiều dọc của lớp học, sau đó dùng dây chun buộc lại.
- Y/c H quan sát túi ni lông và trả lời các câu hỏi:
? Em có nx gì về túi ni lông đó?
? Cái gì làm cho túi ni lông căng phòng?
?Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?
* KL: Thí nghiệm chứng tỏ không khí ở xung quanh ta.
- Y/c H hoạt đông N6
- Y/c 3 H đọc ND 3 thí nghiệm.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, sau đó đưa ra KL
? 3 TN trên cho em biết điều gì?
- Y/c H quan sát H5 SGK và giải thích: không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
- Y/c H nhắc lại đ/n khí quyển?
- Y/c H hoạt động theo tổ
- Kể thêm nhiều VD chứng tỏ không khí có ở xq ta, trong những chỗ rỗng của vật. Hãy mô tả bằng lời TN
- Nhận xét tiết học
- Dặn H đọc thuộc mục Bạn cần biết
- Dặn H chuẩn bị bóng bay
- 2 H trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- 1 H thực hiện yêu cầu trên
- Qs túi ni lông
+ Chiếc túi ni lông phòng lên như có gì ở bên trong.
+ Không khí tràn vào miệng túi & khi ta buộc lại nó phồng lên
+ Điều đó chứng tỏ xung quanh chúng ta có nhiều không khí.
- Hoạt động N6
- 3 H đọc thí nghiệm trước lớp
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn.
+ TN1: Khi dùng kim châm thủng túi ni lông ta thấy nod xẹp xuống. Để tay ở chỗ thủng thấy mát như có gió. Điều đó cho thấy không khí cod ở trong túi ni lông khi buộc lại
+ TN2: Khi mở nút chai ra ta thấy có bong bóng nỗi lên mặt nước. Điều đó chứng tở không khí có ở trong chai rỗng
+ TN3: Bỏ miếng gạch xuống nước thấy có bong bóng nỗi lên. Điều đó chứng tỏ không khí có ở trong khe của miếng gạch.
+ Không khí có ở mọi vật: túi ni lônh, chai, miếng gạch
- Qs lắng nghe.
- 2 H nhắc lại
- Hoạt động theo tổ
+ Khi ta rót nước vào chai thấy miệng chai nỗi lên nhiều bọt khí.
+ Khi thổi hơi vào quả bóng thấy bóng căng phòng lên.
+ Khi dùng vở quanh ta thấy mát ở mặt
+ Khi ta bơm mực ta thấy có bọt nỗi lên ở đầu ngòi bút.
- Lắng nghe.
TUẦN 16
Khoa học: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. Mục tiêu
+ Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra 1 số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và dãn ra.
+ Nêu được ví dụ về ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe
II. Đồ dùng dạy học
- Bong bóng bay, lọ nước hoa
- Hình minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND- TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1.KT bài cũ
(5’)
2.Giới thiệu bài (2’)
HĐ1: Không khí trong suốt không màu, không mùi, không vị (9’)
HĐ2:T chơi: Thổi bong bóng (8’)
HĐ3. Không khí có thể nén lại hoặc dãn ra( 8’)
3.Củng có dặn dò(2’)
? Nêu 1 số VD chứng tỏ không khí có ở xq ta và có trong những chỗ rỗng của vật?
- Giới thiệu bài và ghi đề bài
- Cho H qs chiếc cốc thuỷ tinh rỗng
? Em nhìn thấy gì? Vì sao?
? Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy có vị gì? Vì sao?
- Dùng nước hoa xịt vào 1 góc tường và hỏi H có ngửi thấy mùi gì không?
? Đó có phải mùi của không khí không?
? Không khí có t/chất gì?
- Nhận xét và đưa ra KL.
- Cho H hoạt động N3
-Y/c H thổi bong bóng trong vòng5’
? Cái gì làm cho những quả bong bóng phòng lên?
? Các quả bóng này có hình dạng nhất định không? Tại sao?
? Không khí có hình dạng nhất định không?
*KL: Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ không trống bên trong vật chứa nó.
? Còn những VD nào chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định nữa
-Y/c H qs hình minh hoạ SGK trang 65
? Trong chiếc bơm này chứa gì?
? Khi dùng ngón tay ấn bơm vào sâu trong vỏ bơm còn chứa đầy không khí nữa không?
? khi thả bơm về vị trí cũ không khí ở đây có hiện tượng gì?
? Không khí còn t/c nào nữa?
? Chúng ta nên làm gì để giữu bầu không khí trong lành?
- Trong thực tế con người đã ƯD những t/c của không khí vào những việc gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn H đọc thuộc mục Bạn cần biết
- 2 H trả lời
- Nhận xét bổ sung
- Qs chiếc cốc thủy tinh
+ Em không nhìn thấy gì vì không khí trong suốt, không màu
+ Mũi không ngửi được gì bởi không khí không có mùi.
+ Em ngửi thấy mùi thơm
+ Đó không phải là mùi của không khí mà đó là mùi của nước hoa trong không khí.
+Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
- Hoạt động N3
- Cùng nhau thổi bong bóng
+ Không khí được thổi vào bong bóng và bị buộc lại trong đó khiến cho quả bóng căng phòng lên
+ Chúng không có hình dạng nhất định mà có hình dạng khác nhau.
+ Không khí không có hình dạng nhất định mà nó phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó.
+ Các chai không to nhỏ khác nhau
+ Các cốc có hình dạng khác nhau
+ Các túi ni lông to nhỏ khác nhau
- Qs hình minh họa
+ Trong chiếc bơm chứa đầy không khí
+ Trong vỏ bơm còn chứa không khí
+ Thân bơm trở về vị trí ban đầu không khí trở lại vị trí ban đầu khi chưa ấn bơm.
+ Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.
+ Thu dọn rác thải, tránh để bẩn, thối, bốc mùi vào không khí.
- Trả lời
- Lắng nghe
Khoa học: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
I. Mục tiêu:
- Đối với HS cả lớp:
+ Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra 1 số thành phần của không khí: khí Ni- tơ,
ô- xi, Cac- bô- níc.
+ Nêu được thành phần chính của không khí: khí Ni- tơ và khí ô- xi. Ngoài ra còn có khí cac- bô- nic, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
- Đối với HSKG: Tự làm thí nghiệm c/m không khí còn có khí Các- bô- níc, hơi nước
II. Đồ dùng dạy học
- Nến, cốc thuỷ tinh, đĩa nước
- Hình minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND- TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1KT bài cũ
(4-5')
2.Bài mới
GT bài (1')
HĐ1: Các thành phần chính của không khí
(10p)
HĐ2. Khí Cac - bô- nic trong không khí & hơi thở( 8 ')
HĐ3. Liên hệ thực tế( 7')
3.Củng cố dặn dò( 3')
? Con người đã ứng dụng những t/c của không khí vào những việc gì?
- Giới thiệu bài và ghi đề bài
- Y/c H hoạt động N3
- Y/c H đọc thí nghiệm SGK tr66, qs GV làm thí nghiệm
? Tại sao khi úp cốc vào 1 lúc thì nến tắt?
? Khi nến tắt nước trong đĩa có hiện tượng gì? Em giải thích gì?
? Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? Vì sao?
? Không khí có những thành phần chính nào?
* KL: Thành phần duy trì sự cháy là O- xi, thành phần không duy trì sự chýa là Ni- tơ & gấp 4 lần lượng O- xi. Điều này chứng minh khi đun bếo củi cần khơi thông bếp.
- Y/c H đọc to thí nghiệm 2 trang 67
- Làm thí nghiệm cho H qs
? Nhận xét kết qủa ?
* KL:Hơi thở gặp nước vôi trong sẽ vẩn đục.
? Những hoạt động nào còn sinh ra khí Các - bô- nic nữa?
- Y/c H thảo luận N6, qs hình minh hoạ SGK trang 67
? Không khí còn những thành phần nào nữa? Lấy ví dụ minh hoạ?
? Chúng ta cần làm gì để loại bỏ bớt chất bẩn trong không khí?
? Không khí gồm những thành phần nào?
- Nhận xét tiết học
- Dặn H đọc thuộc mục Bạn cần biết
- Dặn H ôn bài chuẩn bị KT
- 2 hs trả lời
- Theo dõi
- Hoạt động N3
- Đọc thí nghiệm đồng thời qs GV làm thí nghiệm
+ Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, 1 lúc sau nến tắt bởi vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc
+ Khi nến tắt nước trong đĩa dâng vào trong cốc chứng tỏ sự chýa đã làm mất đi 1 phần không khí ở trong cốc & nước chảy tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
+ Phần không khí còn lại không duy trì sự cháy vì vậy nên nến đã bị tắt
+ không khí gồm 2 thành phần chính thành phần duy trì sự chýa & thành phần không duy trì sự cháy.
- Đọc to thí nghiệm trước lớp
- Quan sát GV làm thí nghiệm
+ Thổi vào lọ nước vôi nhiều lần nước vôi không còn trong nữa mà vẩn đục. Hiện tượng đó chứng tỏ trong hơi thở của ta có khí Các- bô- níc
+ Quá trình hô hấp của con người, khi ta đun bếp, khí thải của các nhà máy, khói ô- tô, xe máy.
-Thảo luận N6, qs hìmh minh hoạ
+ Trong không khí còn chứa hơi nước,.. Những hôm trời mưa nhiều ngày, trên sàn nhà, bờ tường hơi ướt do không khí có nhiều hơi nước
+ Trong không khí có nhiều bụi bẩn. Khi nắng chiếu qua khe cửa ta thấy có bụi bay
+ Trong không khí có nhiều bụi bẩn do xe cộ nhà máy, ô tô
+ Trồng nhiều cây xanh, không nên vứt rác bừa bãi.
Gồm 2 thành phần chính: Ni- tơ, O- xi, ngoài ra còn có khí Cac- bô- níc, bụi bẩn, hơi nước.
- Lắng nghe
TUẦN 17
Khoa học: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu
- Đối với HS cả lớp: Ôn tập các kiến thức về:
+ Tháp dinh dương cân đối
+ Một số t/c của nước và không khí; thành phần chính của không khí
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
+ Vai trò của nước & không khí trong sinh hoạt, LĐSX, vui chơi giải trí.
- Đối với HSKG: So sánh được t/c của không khí & của nước
Điều chỉnh: Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.
II. Đồ dùng dạy học
- Tháp dinh dương cân đối
- Vòng tuần hoàn của nước của nước trong tự nhiên.
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND- TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của HS
1.KT bài cũ
(5’)
2.Bài mới:
GT bài (2’)
HĐ1.Ôn tập về vật chất
(8’)
HĐ2.Vai trò của nước trong đ/s sinh hoạt (10’)
HĐ3. Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc
(10’)
3.Củng cố dặn dò( 1’)
Nêu các thành phần chính của không khí?
?Nêu các thí nghiệm để phát hiện các thành phần chính của không khí?
- Giới thiệu bài & ghi đề bài
- GV phát phiếu cho H làm việc cá nhân
- GV chấm 1 số bài tại lớp
- Nhận xét bài của H
- Y/c H thảo luận N6
- Y/c các nhóm có thể trình bày theo từng chủ đề theo các cách sau:
+ Vai trò của nước
+ Vai trò của không khí
+ Xen kẽ giữa nước & không khí
- Y/c, nhắc nhở H trình bày đẹp, KH, thảo luận về ND thuyết trình
- Y/c mỗi nhóm cử 1 đại diện làm BGK
- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi.
- BGK đánh giá theo các tiêu chuẩn:
+ Nội dung đầy đủ
+ Tranh ảnh phong phú
+ Trình bày đẹp khoa học
+ Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc
+ Trả lời được các câu hỏi đặt ra
- Nhận xét chung
- Y/c H làm việc nhóm 4
-Y/c H vẽ theo các đề tài (HS NK vẽ )
+ BV MT nước
+ BV MT không khí
- Gọi H lên bảng trình bày và thuyết minh
- Nhận xét
- Nhận xét tiết học
- Dặn H học bài chuẩn bị KT
- 2 H trả lời
- Nhận xét, bổ sung
-Theo dõi
- H làm bài vào phiếu học tập
- Thảo luận N6
Trong nhóm thảo luận cách trình bày, dán tranh ảnh sưu tầm được vào giấy khổ to. Các thành viên trong nhóm thảo luận về ND & cử đại diện thuyết trình.
+ Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn.
- Hoạt động N4
- Vẽ tranh (HS NK vẽ )
- Đại diện 1 số nhóm thuyết minh
- Lắng nghe
Khoa học: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
(Theo đề của CM)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa học 4 tuần 15-18.doc