Giáo án Khối 4 Tuần 2

Toán

 Tiết 9: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ

I.MỤC TIÊU

 1. Mục tiêu chung: giúp HS:

 - So sánh được các số có nhiều chữ số.

 - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 6 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.

2. Mục tiêu riêng cho học sinh Thư:

- HS làm được bài tập 1 dưới hướng dẫn của GV.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bảng phụ ( ghi nội dung bài tập 1).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx47 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khối 4 Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hồ Ba Bể. - Nhận xét, đánh giá từng HS 2. Bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: - Treo tranh minh hoạ và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? - GV giới thiệu, ghi đầu bài b. Dạy bài mới: b.1:Tìm hiểu câu chuyện - GV đọc diễn cảm toàn bài thơ - Gọi HS đọc bài thơ. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi ? Bà lão nghèo làm gì để sống ? ? Con Ốc bà bắt có gì lạ? ? Bà lão làm gì khi bắt được Ốc ? -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối và trả lời câu hỏi. ? Khi rình xem, bà lão thấy điều gì kì lạ? ? Khi đó, bà lão đã làm gì ? ? Câu chuyện kết thúc như thế nào ? b.2: Hướng dẫn kể chuyện ? Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em ? - Gọi 1 HS kể mẫu đoạn 1. - Chia nhóm HS, yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa và câu hỏi tìm hiểu, kể lại từng đoạn cho các bạn nghe . - Kể trước lớp: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày. -Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể. b.3: Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện - Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất lớp . - Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt. b.4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện -Yêu câu HS thảo luận cặp đôi tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét, tuyên dương HS nói đúng ý nghĩa chuyện 3. Củng cố, dặn dò: 5’ ? Câu chuyện nàng tiên Ốc giúp em hiểu điều gì ? - Nhận xét tiết học - 2 HS tiếp nối nhau kể lại truyện và nêu ý nghĩa của truyện. - Tranh vẽ bà lão đang ôm một nàng tiên cạnh cái chum nước. - Lắng nghe - Lắng nghe - 3 HS nối tiếp đọc, 1HS đọc toàn bài. - Bà kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. - Nó rất xinh, vỏ biêng biếc xanh, không giống như ốc khác. - Thấy Ốc đẹp, bà thương không muốn bán, thả vào chum nước. - Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau đã nhặt cỏ sạch. - Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra - Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên. - Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ yêu thương nhau như hai mẹ con. - Là em đóng vai người kể kể lại câu chuyện, với câu chuyện cổ tích bằng thơ này, em dựa vào nội dung thơ kể lại chứ không phải là đọc lại từng câu thơ. -1 HS kể lại , cả lớp theo dõi - HS kể theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên bảng trình bày . Mỗi nhóm kể 1 đoạn. - Nhận xét lời kể của bạn - Kể trong nhóm - 2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Nhận xét từng bạn kể trước lớp. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - 3 đến 5 HS trình bày: Câu chuyện nói về tình yêu thương lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên Ốc. Bà lão thương Ốc không nỡ bán. Ốc biến thành một nàng tiên giúp đỡ bà. - Con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc. HS lắng nghe. HS lắng nghe. HS lắng nghe HS lắng nghe ----------------------------------------- Tập làm văn Tiết 3: KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung: giúp HS: - Hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND ghi nhớ). - Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đâù biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước – sau để thành câu chuyện. 2. Mục tiêu riêng cho học sinh Thư: HS luyện chép một truyện do GV yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ ( ghi nội dung phần luyện tập). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Thư 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ ? Thế nào là kể chuyện ? - Gọi 2 HS đọc bài tập làm thêm - Nhận xét, đánh giá HS 2. Bài mới: 30’ 2.1 Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài. 2.2. Dạy bài mới: a) Nhận xét: - Gọi HS đọc truyện: Bài văn bị điểm không - Chia HS thành các nhóm (6HS), phát giấy và bút cho nhóm.Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu (7’) - GV yêu cầu HSHN chép truyện: Bài văn bị điểm không ? Thế nào là ghi lại vắt tắt ? - Gọi 2 nhóm đọc kết quả làm việc trong nhóm. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng ? Qua mỗi hành động của cậu bé bạn nào có thể kể lại câu chuyện ? - Giảng : Tình cha con là một tình cảm tự nhiên, rất thiêng liêng... ? Các hành động của cậu bé được kể theo thứ tự nào ? Lấy dẫn chứng cụ thể để minh hoạ ? ? Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì ? b)Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ ? Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ khi kể chuyện hành động nào xảy ra trước thì kể trước? hành dộng nào diễn ra sau thì kể sau? 2.3. Luyện tập - Gọi HS đọc bài tập ? Bài tập yêu cầu gì ? -Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập - Gọi HS nối tiếp điền theo thứ tự - Nhận xét, tuyên dương HS ghép đúng tên và trả lời đúng, rõ ràng. - Yêu cầu HS thảo luận và sắp xếp các hành động thành một câu chuyện. - Gọi HS nhận xét bài của bạn và đưa ra kết luận đúng. - Gọi HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã sắp xếp. 3. Củng cố, dặn dò: 5’ ? Khi kể chuyện cần chú ý điều gì? - Nhận xét tiết học . - Dặn HS chuẩn bị bài: Tả ngoại hình của nhân vật... - Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối... - 2 HS đọc câu chuyện của mình - HS lắng nghe - 1 HS đọc đọc truyện, lớp đọc thầm. - HS về các nhóm, nhận đồ dùng học tập , thảo luận và hoàn thành phiếu . - Là ghi nội dung chính, quan trọng. - 2 HS đại diện lên trình bày - Nhận xét , bổ sung . - 2 HS kể: +Trong bài làm văn cậu bé nộp giấy trắng cho cô giáo vì ba cậu đã mất, cậu không thể bịa ra cảnh ba ngồi đọc báo để tả. +Khi trả bài cậu bé lặng thinh, mãi sau mới trả lời cô giáo vì cậu xúc động. Cậu bé rất yêu cha, cậu tủi thân vì không có cha, cậu không thể trả lời ngay là ba cậu đã mất. +Lúc ra về, cậu bé khóc khi bạn cậu hỏi sao không tả ba của đứa khác. Cậu không thể mượn ba của bạn làm ba của mìnhvì cậu rất yêu ba cho dù cậu chưa biết mặt. - Lắng nghe - Hành động nào xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau. - Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý kể lại các hành động của nhân vật. - 3 HS đọc ghi nhớ - 2 HS kể vắn tắt truyện các em đã từng đọc hay nghe kể. - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài tập - Điền đúng tên nhân vật: Chích hoặc Sẻ vào trước hành động thích hợp và sắp xếp các hành động ấy thành câu chuyện. - Thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập. - Nối tiếp đọc từ đã điền vào chỗ chấm - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng. - Các hành động xếp lại theo thứ tự: 1 - 5 - 2 - 4 - 7 - 3 - 6 - 8 - 9. - 3, 4 HS kể lại câu chuyện. - Hs trả lời HS chép 1 câu mà GV yêu cầu. ------------------------------------------------------------ Khoa học Tiết 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung: - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (Thịt, cá, trứng, tôm, cua)chất béo ( mỡ, dầu, bơ) - Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể ; + Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể. + Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin A, D, E, K. 2. Mục tiêu riêng cho học sinh Thư: HS vẽ , tô màu vào tranh yêu thích. * GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : con người cần đến không khí , thức ăn , nước uống từ môi trường II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình trang 12 , 13 SGK . - Phiếu học tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Thư Bài cũ: 5’ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn . Vai trò của chất bột đường Chất bột đường có vai trò như thế nào ? Kể tên một số thức ăn có chứa chất bột đường ? 2. Bài mới: 30’ Vai trò của chất đạm và chất béo . a, Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng b, Hướng dẫn hs hoạt động *Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo . - GV yêu cầu các nhóm quan sát và nêu tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm , chất béo trong hình SGK và tìm hiểu về vai trò của hai chất này ở mục “Bạn cần biết” . - Nhận xét , bổ sung nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh . - Kết luận : + Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể : làm cơ thể lớn lên , thay thế những tế bào già bị hủy hoại và tiêu mòn trong hoạt động sống . Vì vậy , chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em .Chất đạm có nhiều trong thịt , cá , trứng , sữa , đậu + Chất béo rất giàu năng lượng , giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A , D , E , K . Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn , mỡ lợn , bơ , cá , hạt đậu * Hoạt động 2 : Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo . - Phát phiếu học tập cho mỗi HS . - Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ động , thực vật . 3. Củng cố dặn dò: 5’ - Giáo dục HS có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng . - Nhận xét tiết học - Dặn dò hs Nêu lại ghi nhớ bài học trước Hs thảo luận trả lời các câu hỏi : + Nói tên những thức ăn giàu đạm có trong hình . + Kể tên các thức ăn chứa chất đạm mà các em ăn hàng ngày . + Tại sao hàng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm ? + Nói tên những thức ăn giàu chất béo có trong hình . + Kể tên các thức ăn chứa chất béo mà các em ăn hàng ngày . + Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo ? Vài hs nhắc lại - Làm việc với Phiếu học tập : Tên thức ăn Nguồn gốc Đậu nành Thịt lợn Trứng Thịt vịt Cá Đậu phụ Tôm Thịt bò Đậu Hà Lan Cua , ốc Mỡ lợn Lạc Dầu ăn Vừng Dừa - Một số em trình bày kết quả làm việc với phiếu trước lớp . - Nhận xét , bổ sung . Lắng nghe Lắng nghe HS vẽ tranh yêu thích HS tô màu vào tranh Lắng nghe Ngày soạn: 16/9/2018 Ngày giảng: Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2018 Tập đọc Tiết 4: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm. - Hiểu nội dung: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. ( Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối). 2. Mục tiêu riêng cho học sinh Thư: HS đọc 1 câu trong bài.. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc diễn cảm, tranh minh họa ( SGK) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Thư 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp đọc đoạn trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, đánh giá HS 2. Bài mới: 30’ 2.1: Giới thiệu bài: - Giới thiệu tranh minh họa và ghi tên bài. 2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - Chia bài thành 4 đoạn, gọi 4 HS nối tiếp đọc bài. - Chú ý sửa phát âm cho HS. - Cho HS luyện đọc từ khó - Gọi HS đọc chú giải - Gọi HS nối tiếp đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ ngoài chú giải. - Gọi HS đọc nối tiếp lần 3 -Cho HS luyện đọc nối tiếp theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài - Nêu giọng đọc, đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài: - Gọi 2 HS nối tiếp đọc từ đầu đến đa mang. ? Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? ? Em hiểu câu thơ vàng cơn nắng, trắng cơn mưa như thế nào? ? Đoạn thơ này nói lên điều gì? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: ? Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? Chi tiết nào cho em biết điều đó? ? Bạn nào có thể hiểu ý nghĩa của hai truyện Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường? ? Em biết những truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam? Nêu ý nghĩa của câu chuyện đó? ? Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào? ? Đoạn thơ cuối bài nói lên điều gì? ? Bài thơ muốn nói lên điều gì? 2.3: Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: - Gọi 4 HS nối tiếp đọc bài và nêu giọng đọc của bài. - Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn từ: “Tôi yêu... nghiêng soi” + Đọc mẫu, yêu cầu HS lắng nghe tìm chỗ nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi. + Gọi HS đọc thể hiện lại + Cho HS luyện đọc theo cặp + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm + Gọi HS nhận xét bạn đọc + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. - Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ - Gọi HS đọc thuộc từng khổ thơ - Gọi HS đọc thuộc cả bài thơ - Nhận xét, tuyên dương HS học thuộc tốt bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò: 5’ ? Qua những câu chuyện cổ, ông cha ta khuyên con cháu điều gì? - Nhận xét tiết học - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu - Lớp nhận xét - Quan sát tranh minh họa và lắng nghe GV giới thiệu bài. - 4 HS nối tiếp đọc bài: + HS1: từ đầu ... người tiên độ trì. + HS2: Mang theo...nghiêng soi. + HS3: Đời cha...ông cha của mình. + HS4: Còn lại. - Luyện đọc từ khó - 1 HS đọc chú giải - 4 HS nối tiếp đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ ngoài chú giải. - 4 HS đọc nối tiếp lần 3. - Luyện đọc nối tiếp theo cặp - 1 HS đọc toàn bài - Lắng nghe - 2 HS nối tiếp đọc, lớp đọc thầm - Vì truyện cổ nước nhà rất nhân hậu và có ý nghĩa sâu xa. + Vì truyện cổ đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang... - Ông cha ta đã trải qua bao nhiêu mưa nắng, qua thời gian để đúc rút những bài học kinh nghiệm cho con cháu. - Đoạn thơ ca ngợi truyện cổ đề cao lòng nhân hậu, ăn ở hiền lành. - Bài thơ gợi cho em nhớ đến truyện cổ: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường qua chi tiết: Thị thơm thị giấu người thơm/ Đẽo cày theo ý người ta... - Truyện Tấm Cám: Thể hiện sự công bằng trong cuộc sống: người hiền lành, chăm chỉ sẽ được giúp đỡ; kẻ tham lam, độc ác sẽ bị trừng phạt. - Đẽo cày giữa đường: khuyên người ta phải tự tin, giữ vũng lập trường, không nên thấy ai nói gì cũng làm theo. - Mỗi HS nêu một câu chuyện; + Sự tích hồ Ba Bể: ca ngợi mẹ con bà góa giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. + Nàng Tiên Ốc: ca ngợi nàng tiên Ốc biết yêu thương, giúp đỡ người yếu... - Hai dòng thơ cuối bài là lời ông cha răn dạy con cháu đời sau: hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin. - Đoạn cuối bài là những bài học quý của ông cha ta răn dạy con cháu đời sau. - Bài thơ: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. - 4 HS nối tiếp đọc bài, lớp theo dõi nêu giọng đọc của bài. + Lắng nghe, tìm chỗ nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi. + 2 HS đọc thể hiện lại + Luyện đọc theo cặp + 3-5 HS thi đọc diễn cảm + Nhận xét bạn đọc - Học thuộc lòng theo GV hướng dẫn - 4 HS nối tiếp đọc thuộc từng khổ thơ - 2 HS đọc thuộc cả bài thơ - 2 HS trả lời Lắng nghe Lắng nghe HS đọc theo 1 câu trong bài. HS đọc, viết chữ v, x, y HS đọc theo 1 câu thơ. Lắng nghe ----------------------------------------------------------- Toán Tiết 8: HÀNG VÀ LỚP I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung: - Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn. - Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số. - Biết viết số thành tổng theo hàng. 2. Mục tiêu riêng cho học sinh Thư: HS đọc, viết 1-2 số ở BT1 theo hướng dẫn của GV. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có sáu chữ số như phần bài học SGK: - GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Thư 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài 4 - Kiểm tra sách, vở của HS - Nhận xét, đánh giá HS. 2. Bài mới: 30’ a.Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu bài học b. Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn: ? Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn ? - Giảng: Các hàng này được xếp vào các lớp. Lớp đơn vị gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. ? Lớp đơn vị gồm mấy hàng, đó là những hàng nào ? ? Lớp nghìn gồm mấy hàng, đó là những hàng nào ? - Viết số 321 vào cột số và yêu cầu HS đọc. - Gọi 1 HS lên bảng và yêu cầu: hãy viết các chữ số của số 321 vào các cột ghi hàng. - Thực hiện tương tự với các số: 654 000, 654 321. ? Nêu các chữ số ở các hàng của số 321? ? Nêu các chữ số ở các hàng của số 65 000? ? Nêu các chữ số ở các hàng của số 654 321. c. Luyện tập, thực hành: Bài 1: Viết theo mẫu: - GV yêu cầu HS nêu nội dung của các cột trong bảng số của bài tập. ? Hãy đọc số ở dòng thứ nhất. ? Hãy viết số Bốn mươi tám nghìn một trăm mười chín. ? Nêu các chữ số ở các hàng của số 48 119? ? Số 48 119 có những chữ số hàng nào thuộc lớp nghìn ? ? Các chữ số còn lại thuộc lớp gì ? - Yêu cầu HS làm tiếp bài tập. - Gọi HS đọc bài - Nhận xét, chữa bài Bài 2:(Giảm tải: làm 3 trong 5 số) a) Đọc các số sau và cho biết chữ số 3 ở mỗi số đó thuộc hàng nào, lớp nào? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - Gọi HS đọc bài - GV nhận xét, chữa bài ? Trong số 46 307, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào? ? Trong số 56 032, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào? b) Ghi giá trị của chữ số 7 trong mỗi số ở bảng sau: - Yêu cầu HS quan sát bảng và cho biết: ? Dòng thứ nhất cho biết gì? Dòng thứ hai cho biết gì? -Viết bảng số 38 753, yêu cầu HS đọc số ? Trong số 38 753 chữ số 7 thuộc hàng nào, lớp nào? ? Vậy trong số 38 753 chữ số 7 có giá trị là bao nhiêu? - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập - Gọi HS đọc bài làm - Nhận xét, chữa bài Bài 3: Viết mỗi số sau thành tổng - Yêu cầu HS làm bài sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau. - Gọi HS đọc và nhận xét bài bạn - Nhận xét chữa bài Bài 4: Viết số, biết số đó gồm - Gọi HS đọc cho bạn viết, 1 HS lên bảng viết các số - Nhận xét, chữa bài Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Viết bảng số 823 573 ? Lớp nghìn của số 823 573 gồm những chữ số nào? - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập - Gọi HS đọc bài làm - Nhận xét chữa bài - 3. Củng cố- Dặn dò: - Hệ thống nội dung bài học - Nhận xét tiết học - 1 HS lên bảng làm, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 123 589; 213 589; 312 589;... Lắng nghe - HS nêu: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - Lắng nghe - Lớp đơn vị gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. - Lớp nghìn gồm ba hàng đó là hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - Ba trăm hai mươi mốt. - HS viết số 1 vào cột đơn vị, số 2 vào cột chục, số 3 vào cột trăm. - Thực hiện theo GV hướng dẫn - HS: Số 321 có chữ số 1 ở hàng đơn vị, chữ số 2 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm. - Số 654 000 có chữ số 0 ở các hàng đơn vị, chục, trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn, chữ số 6 ở hàng trăm nghìn. -Số 654 321 có chữ số 1 ở hàng đơn vị, chữ số 2 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn, chữ số 6 ở hàng trăm nghìn. - 1 HS nêu yêu cầu -Bảng có các cột: Đọc số, viết số, các lớp, hàng của số. -HS đọc: Bốn mươi tám nghìn một trăm mười chín. -1 HS lên bảng viết 48 119 -Số 48 119 có chữ số 9 ở hàng đơn vị, chữ số 1 ở hàng chục, chữ số 1 ở hàng trăm, chữ số 8 ở hàng nghìn, chữ số 4 ở hàng chục nghìn. -Chữ số 4 hàng chục nghìn và 8 hàng nghìn thuộc lớp nghìn. - Lớp đơn vị. -1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - 2 HS đọc bài. -1 HS nêu yêu cầu. - Cá nhân HS làm bài (làm 3 trong 5 số). - 2 HS đọc bài, lớp nhận xét. - Trong số 46 307 chữ số 3 ở hàng trăm, lớp đơn vị. - Trong số 56 032 chữ số 3 ở hàng chục, lớp đơn vị - 1 HS nêu yêu cầu - Quan sát và trả lời câu hỏi - Dòng thứ nhất nêu các số, dòng thứ hai nêu giá trị của chữ số 7 trong từng số ở dòng trên. - 1 HS đọc: ba mươi tám nghìn bảy trăm năm mươi ba. - Trong số 38 753 chữ số 7 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị - Chữ số 7 có giá trị là 700 - Hoàn thành bài tập - 3 HS đọc bài làm - 1 HS nêu yêu cầu - HS làm, 2 HS ngồi gần đổi vở kiểm tra. 52314 = 50000 + 2000+ 300+ 10 +4... - Đọc và nhận xét bài làm của bạn - 2 HS đọc và nhận xét bài bạn. - 1 HS nêu yêu cầu - 1 HS đọc số, 1 HS viết , lớp viết vào vở a) 500 735 b) 300 402 ... - 1 HS nêu yêu cầu - 1 HS đọc số, lớp theo dõi - Lớp nghìn của số823 573 gồm các chữ số 8,2,3. - Làm bài cá nhân a) Lớp nghìn của số 603 786 gồm các chữ số: 6,0,3 b)Lớp đơn vị của số 603 785 gồm các chữ số: 7,8,5 c) Lớp đơn vị của số 532 004 gồm các chữ số: 0, 0, 4 Lắng nghe Lắng nghe HS lắng nghe HS đọc, viết 1- 2 số trong bài. HS đọc, viết 1- 2 số trong bài. HS đọc, viết 1 số trong bài. HS đọc, viết 1 số trong bài. HS đọc, viết 1 số trong bài. Lắng nghe ------------------------------------------------------------------- Toán Tiết 9: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ I.MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung: giúp HS: - So sánh được các số có nhiều chữ số. - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 6 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. 2. Mục tiêu riêng cho học sinh Thư: - HS làm được bài tập 1 dưới hướng dẫn của GV. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ ( ghi nội dung bài tập 1). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Thư 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Viết mỗi số sau thành tổng: 182315; 86 978 - Nhận xét, chữa bài 2. Bài mới: 30’ 2.1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài 2.2.Hướng dẫn HS so sánh các số có nhiều chữ số: a) So sánh các số có số chữ số khác nhau: - Viết bảng các số: 99 578; 100 000 - GV gọi HSHN đọc 2 số trên bảng. - yêu cầu học sinh so sánh hai số này với nhau. ? Vì sao 99 578 < 100 000? ? Khi so sánh các số có số các chữ số khác nhau ta làm thế nào? b) So sánh các số có số chữ số bằng nhau: - Viết bảng: 693 251 và 693 500 yêu cầu HS đọc và so sánh hai số này với nhau. - Hướng dẫn HS so sánh ? Hãy so sánh số chữ số của 693251 với số 693 500? ? Hai số có hàng trăm nghìn như thế nào? ? Ta so sánh tiếp đến hàng nào? ? Hàng chục nghìn bằng nhau, ta so sánh hàng nào tiếp theo? ? Hàng trăm của hai số này như thế nào? ? Vậy ta có thể rút ra điều gì về hai số này? ? Bạn nào có kết luận khác? ? Khi so sánh các số có số các chữ số bằng nhau ta làm thế nào? ? Khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau ta làm như thế nào? 2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: >, <, = ? ? Bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân, 1 HS làm vào bảng phụ - Gọi HS đọc và giải thích cách làm bài ? Tại sao 43 256 < 432 510? - Nhận xét, chữa bài. ?Muốn so sánh hai số có nhiều chữ số với nhau ta làm thế nào? Bài 2: Tìm số lớn nhất trong các số sau: ? Muốn tìm được số lớn nhất trong các số đã cho chúng ta phải làm gì? - Gọi HS đọc các số - Yêu cầu HS làm bài cá nhân ? Số nào là số lớn nhất trong các số đã cho? Vì sao? - Nhận xét, tuyên dương HS phân tích bài làm tốt. ? Muốn so sánh các số có nhiều chữ số ta làm thế nào? Bài 3: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. ? Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta làm thế nào? - Yêu cầu HS so sánh và tự sắp xếp các số ? Vì sao em lại sắp xếp được các số như vậy? - Nhận xét, chữa bài Bài 4: Gọi HS đọc nội dung bài ? Số có ba chữ số lớn nhất là số nào? Vì sao? ? Số có 3 chữ số bé nhất là số nào? Vì sao? ? Số có 6 chữ số lớn nhất là số nào? Vì sao? ? Số có 6 chữ số bé nhất là số nào? Vì sao? 3. Củng cố, dặn dò: 5’ ? Muốn so sánh các số có nhiều chữ số với nhau ta làm thế nào? - Nhận xét tiết học - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn. - Lắng nghe - Nêu: 99 578 < 100 000 ( 99 578 nhỏ hơn 100 000). - Vì 99 578 chỉ có 5 chữ số còn 100000 có 6 chữ số. - Ta thấy số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn. - Đọc và nêu kết quả so sánh - Thực hiện so sánh theo GV hướng dẫn. - Hai số đều có 6 chữ số - Hai số cùng có hàng trăm nghìn là 6 - So sánh đến hàng chục nghìn, hàng chục nghìn đều bằng 9. - Ta so sánh hàng nghìn, hai số cùng có hàng nghìn là 3. - Hàng trăm của hai số 2< 5 - 693 251 < 693 500 ( 693 251 bé hơn 693 500). - 693 500 > 693 251 + Hai số có cùng số chữ số thì ta so sánh các cặp chữ số ở cùng hàng với nhau, lần lượt từ trái sang phải. Nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau thì ta so sánh cặp chữ số ở hàng tiếp theo - Khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau ta cần: + So sánh số các chữ số của hai số, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại. + Hai số có cùng số chữ số thì ta so sánh các cặp chữ số ở cùng hàng với nhau, lần lượt từ trái sang phải. Nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau thì ta so sánh cặp chữ số ở hàng tiếp theo - 1 HS nêu yêu cầu - Bài yêu cầu so sánh số và điền dấu ,= thích hợp vào chỗ chấm. - 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vào vở: 9999 < 10000 653211 =653211 99999< 100000 43 256 < 432 510 726585 > 557652 845713 < 854713 - Nối tiếp đọc và giải thích cách làm bài - Vì 43 256 có 5 chữ số còn 432 510 có 6 chữ số. - HS trả lời. - 1 HS nêu yêu cầu - Chúng ta phải so sánh các số với nhau - 2 HS nối tiếp đọc các số - Làm bài cá nhân - Số lớn nhất trong các số đã cho là: 902 011 vì: Trong các số đã cho số 59876 là số có 5 chữ số nên bé nhất, các số còn lại đều có 6 chữ số. So sánh hàng trăm nghìn của các số còn lại ta thấy 9 > 6 > 4 . Vậy số 902 011 có hàng trăm nghìn lớn nhất nên lớn nhất. - HS trả lời. - 1 HS nêu yêu cầu - Ta phải so sánh các số với nhau - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở Thứ tự sắp xếp:2467; 28092; 932018; 943 567 - Vì số 2467 là số có 4 chữ số; số 28 092 là số có 5 chữ số; hai số còn lại đều có 6 chữ số. Ta so sánh 3 < 4 nên 932 018 < 943 567... - 1 HS đọc, lớp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 2 Lop 4 khuyet tat_12417895.docx
Tài liệu liên quan