KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Dựa vào gợi ý trong (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện,đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện.
- HS khá ,giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK, lời kể tự nhiên, sáng tạo.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: Kể lại câu chuyện “Bàn chân kì diệu”.
24 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khối Bốn - Tuần 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp nghe câu chuyện “Phần thưởng”. Lớp theo dõi.
- GV nêu các câu hỏi :
1. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện.
2. Theo em, bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng ?
3. Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào ? Vì sao ?
- Cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời - Lớp nhận xét.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận - T/c nhận xét . GV bổ sung.
HĐ3: Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ?
- GV treo bảng phụ ghi 5 tình huống - Cho HS làm việc cặp đôi.
- GV y/c HS đọc cho nhau nghe lần lượt từng tình huống và bàn bạc xem cách ứng xử của bạn nhỏ là Đúng hay Sai hay Không biết.
+ Tình huống 1 : Mẹ Sinh bị mệt, bố đi làm mãi chưa về, chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật. Sinh buồn bực bỏ ra ngoài sân chơi.
+ Tình huống 2 : Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bị sẵn khăn mặt để mẹ rửa cho mát. Loan còn nhanh nhẹn cất túi cho mẹ.
+ Tình huống 3 : Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra tận cửa đón bốvà hỏi ngay : “Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không ?”
+ Tình huống 4 : Ông nội của Hoài rất thích chăm sóc cây cảnh. Hoài đến nhà bạn chơi thấy ngoài vườn có loại cây lạ. Em xin về một nhánh mang về cho ông trồng.
+ Tình huống 5 : Sau giờ học nhóm, Nhâm và Minh được chơi đùa vui vẻ. Chợt Nhâm nghe tiếng bà ho, em vội chạy vào chỗ bà lo lắng hỏi bà rồi lấy thuốc và nước cho bà uống.
- GV cho HS thảo lận cặp đôi - Phát cho mỗi cặp HS 3 tờ giấy màu : xanh, đỏ, vàng.
- Lần lượt đọc từng tình huống, yêu cầu HS đánh giá các tình huống bằng cách giơ giấy màu : đỏ - đúng, xanh - sai, vàng - không biết.
-Yêu cầu HS giải thích các ý kiến Sai và Không biết. T/c nhận xét.
+ Hỏi : Theo em, việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
- GV gọi HS trả lời - Lớp nhận xét.
+ Hỏi : Chúng ta không nên làm gì đối với cha mẹ, ông bà ?
- HS thảo luận trả lời - GV bổ sung.
*Kết luận : - Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ. Làm việc giúp đỡ ông bà cha mẹ.
- Không nên đòi hỏi ông bà, cha mẹ khi ông bà cha mẹ bận, mệt, những việc không phù hợp (mua đồ chơi v.v)
- GV gọi vài HS nhắc lại.
HĐ4: Em đã hiếu thảo với ông bà cha mẹ hay chưa ?
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi : Kể những việc đã làm thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ - kể một số việc chưa tốt và giải thích vì sao chưa tốt.
- Hai HS lần lượt kể cho nhau nghe những việc đã làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, và nêu một số việc chưa tốt - giải thích vì sao chưa tốt.
- GV nêu câu hỏi - Y/c HS thảo luận trả lời về sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
- T/c nhận xét - GV .
Hoạt động nối tiếp:
- GV y/c HS về nhà sưu tầm các câu chuyện , câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
- GV nhận xét tiết học.
ÔN TOÁN
ÔN TẬP VỀ NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I.Mục tiêu:
- Củng cố về ghi nhớ công thức nhân một số với một tổng
- HS biết vận dụng vào tính giái trị của biểu thức bằng cách thuận tiện
II.Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
- HS nhắc lại quy tắc nhân một số với một tổng
- 1 HS lên bảng viết công thức tổng quát
2. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính bằng hai cách:
a) 145 x ( 3 + 6) b) 204 x 5 + 205 x 2
- HS lamg bài cá nhân, mỗi ý làm 2 cách
- GV tổ chức chữa bài, nhận xét
- Củng cố lại cách nhân một số với một tổng
Bài 2: Thính bằng cách thuận tiện:
a) 9756 x 4 + 9756 x 2 + 9756 x 3 b) 786 x 25 + 786 x 60 + 786 x 15
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- chữa bài, nhận xét.
3. Hoạt động tiếp nối:
- Củng cố KT
- Dặn dò
......................................................................................
Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2017
TOÁN
MỘT SỐ NHÂN VỚI MỘT HIỆU
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách th/h nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số.
- Áp dụng nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số để tính nhẩm, tính nhanh,để giải toán và tính giá trị biểu thức.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: KT kĩ năng nhân một số với một tổng (BT4 - SGK)
- GV y/c HS đổi vở KT chéo - Gọi 1 HS lên làm .T/c nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Tính và so sánh giá trị 2 biểu thức:
- GV viết lên bảng 2 b/thức: 3 x (7 -5) & 3 x 7 - 3 x 5
- Gọi HS tính giá trị : 3 x (7 - 5) = 3 x 2 = 6
3 x 7 - 3 x 5 = 21 - 15 = 6
- Lớp nhận xét và so sánh kết quả , rút ra KL : 3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5
HĐ3: Rút ra ghi nhớ (SGK).
- GV t/c đàm toại - rút ra ghi nhớ. GV gọi vài HS đọc như SGK
- GV hướng dẫn HS viết dưới dạng CT tổng quát :
a x (b - c) = a x b - a x c
HĐ4: Luyện tập thực hành
Bài 1: Rèn kĩ năng tính giá trị bểu thức có chứa 3 chữ liên quan đến nhân một số với một hiệu.
- HS đọc y/c - GV hướng dẫn mẫu và kẻ bảng.
- GV gọi HS lên làm - T/c nhận xét.
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn
- HS đọc y/c - GV hướnh dẫn HS phân tích đề và làm bài vào vở.
- Gọi HS lên làm - T/c nhận xét. GV đánh giá.
Bài 4: Rèn kĩ năng nhân một hiệu với một số
- HS đọc y/c - Làm bài vào vở.
- GV gọi HS lên làm.
- T/c đàm thoại - Rút ra kết luận.
Hoạt động nối tiếp:
GV chốt ND bài - Nhận xét tiêt học.
Dặn HS về làm BT4 SGK.
CHÍNH TẢ
NGHE – VIẾT: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực.
- Làm đúng BT chính tả.
B. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập ghi bài tập 2a - T 117.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: KT luyện viết bài trước và luyện viết từ.
- GV đọc các từ : Luôn luôn, vươn lên, sánh vai, tuyên dương.
- Cho HS viết vào vở nháp - Vài HS lên bảng viết. T/c nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn luyện viết chính tả.
a) Tìm hiểu ND đoạn viết:
- GV gọi 1 HS đọc đoạn viết - GV yêu cầu HS nêu nội dung đoạn viết.
- HS thảo luận và trả lời.
- Lớp nhận xét - GV đánh giá.
b) Hướng dẫn chính tả:
- GV đọc đoạn chính tả một lượt.
- Cho HS đọc thầm.
- GV nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai, các tên riêng cần viết hoa, cách viết hoa các chữ số.
Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ viết sai: trận, bức, triễn lãm, trân trọng.
c) GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV đọc từng câu (hoặc từng cụm từ) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt – HS soát lỗi.
d) Chấm chữa bài :
- GV chấm mọt số bài - Nhận xét và sửa lỗi mà HS còn mắc phải.
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a : Rèn kĩ năng điền từ, phân biệt ch/ tr.
- Cho HS đọc yêu cầu BT + đọc truyện Ngu Công dời núi.
- GV phát phiếu học tập - Cho HS thảo luận và làm bài.
- GV gọi HS bài làm - T/c lớp nhận xét. GV chốt lại.
Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS luyện viết ở nhà.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ - NGHỊ LỰC
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt theo 2 nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); Hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
B. Chuẩn bị : Phiếu học tập để làm BT3.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: KT về tính từ : Nêu định nghĩa tính từ và cho VD về tính từ.
- GV gọi HS nêu - Lớp nhận xét . GV đánh giá.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Rèn kĩ năng sắp xếp từ theo nhóm.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4.
- HS làm bài - Các nhóm báo cáo. T/c nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: Rèn kĩ năng hiểu nghĩa của từ nghị lực.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 - Thảo luận cặp đôi.
- GV gọi HS báo cáo kết quả - T/c nhận xét , GV chốt lại :
Dòng b nêu đúng ý nghĩa của từ nghị lực (sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động không lùi bước trước mọi khó khăn).
Bài 3: Rèn kĩ năng điền từ thích hợp vào chỗ chấm :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3 + đọc đoạn văn viết về Nguyễn Ngọc Ký.
- GV phát phiếu học tập - Cho HS làm bài. GV gọi vài HS đọc bài làm.
- Lớp nhận xét - GV đánh giá.
Chốt lại : Các ô trống cần điền là: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.
- GV gọi vài HS đọc lại.
Bài 4: Rèn kĩ năng hiểu nghĩa các câu tục ngữ :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT4 + đọc 3 câu tục ngữ.
- GV cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài.
- Gọi HS phát biểu - Lớp nhận xét , GV đánh giá và chốt lại:
a/ Lửa thử vàng, gian nan thử sức nghĩa là: đừng sợ vất vả gian nan...
b/ “Nước lã ” khuyên người ta đừng sợ bắt đầu bằng hai bàn tay trắng....
c/ “Có vất vả ” : Phải vất vả mới có lúc an nhàn, có ngày thành đạt.
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau: Tính từ (tiếp theo).
........................................................................
Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2017
TẬP ĐỌC
VẼ TRỨNG
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Lê-ô-nác đô đa Vin-xi,Vê-rô-ki-ô. Bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).
- Hiểu ND truyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác đô đa Vin-xi trở thành một hoạ sĩ thiên tài.
-TL được các câu hỏi trong SGK.
B. Chuẩn bị : Sử dụng tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: KT đọc và nêu ND bài: “Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi ”.
- GV gọi HS đọc
- Lớp nhận xét, GV nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Luyện đọc - Đọc mẫu.
- GV gọi HS đọc bài , hướng dẫn nhận diện đoạn (2 đoạn)
Đ1: Từ đầu đến vẽ được như ý.
Đ2: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp 2 đoạn 3 lượt - GV kết hợp sửa chính âm , ngắt nghỉ và luyện đọc từ khó.
- GV đọc mẫu toàn bài - Hướng dẫn , HS theo dõi.
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Đoạn 1: GV gọi HS đọc đoạn - Thảo luận trả lời câu hỏi :
H:Vì sao trong những ngày đầu học vẽ,cậu bé Lê-ô-nác đô đa Vin-xi cảm thấy chán ngán?
H:Thầy vẽ Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì?
- GV gọi HS trả lời - T/c nhận xét và rút ra ý chính .
Ý1: Lê-ô-nác đô đa Vin-xi khổ công vẽ trứng theo lời khuyên của thầy.
Đoạn 2: GV gọi HS đọc đoạn 2 - Thảo luận trả lời câu hỏi 3,4 SGK.
- Gọi HS trả lời - T/c nhận xét và rút ra ý chính .
Ý2: Sự thành đạt của Lê-ô-nác-đô-đa Vin-xi.
- GV gọi HS đọc bài - Thảo luận rút ra ý nghĩa .
* Nội dung: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác đô đa Vin-xi trở thành một hoạ sĩ thiên tài.
HĐ4: Luyện đọc diễn cảm - Thi đọc
- GV treo bảng phụ ghi đoạn “Thầy Vê-rô-ki-ôvẽ được như ý”
- Gọi HS đọc - Tìm giọng đọc.
- GV gọi HS thi đọc - Lớp nhận xét.
- GV đánh giá và tuyên dương HS đọc tốt.
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
KĨ THUẬT
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (TIẾT 3)
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .Các mũi khâu tương đối đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm.
- Với hs khéo tay khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .Các mũi khâu tương đối đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm.
- Khâu hoàn chỉnh sản phẩm và yêu thích sản phẩm mình làm ra.
B. Chuẩn bị: Vải, bộ đồ khâu thêu.
C. Bài mới:
1. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS.
- GV cho HS KT chéo
- HS báo cáo,GV đánh giá.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn khâu
- GV gọi HS nhắc lại cách viền đường gấp mép .
- Cho HS nhắc lại các bước khâu - Lớp theo dõi.
- GV lưu ý cho HS những chỗ các em còn vướng mắc.
- HS theo dõi sự hướng dẫn của GV.
HĐ3: HS thực hành khâu
- GV nhắc HS khâu lướt - Sau đó mới khâu đột.
- Cho HS thực hành khâu.
- GV bao quát lớp - Giúp đỡ và nhắc nhở HS.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV t/c cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Cho lớp bình chọn sản phẩm đẹp.
- GV đánh giá và tuyên dương những HS làm tốt.
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài học - nhận xét tiết học.
TOÁN
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Vận dụng được T/chất g/hoán, t/chất k/hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong Th/hành tính,tính nhanh.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV KT bài tập 4 tiết trước.
- GV gọi 1 HS lên giải
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Rèn kĩ năng nhân một số với một tổng, một hiệu (Dòng 2: không bắt buộc).
- HS đọc y/c - GV hướng dẫn mẫu, HS theo dõi.
- GV cho HS làm vào vở - GV gọi HS lên làm .
- T/c nhận xét - GV đánh giá.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất (Câu b: dòng 2 không bắt buộc)
- HS đọc y/c - GV gọi HS nêu lại t/c giao hoán và áp dụng để tính.
- GV cho HS làm vào vở.
- GV gọi HS lên làm theo các cách khác nhau - T/c nhận xét . GV đánh giá.
Bài 4: Rèn kĩ năng tính chu vi HCN.
- HS đọc đề - XĐ yêu cầu.
- GV gọi HS nêu công thức tính chu vi HCN - Lớp theo dõi.
- Cho HS làm vào vở - Gọi HS lên làm - T/c nhận xét.
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
ÔN TOÁN
ÔN TẬP VỀ NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I. Mục tiêu:
- Củng cố về ghi nhớ công thức nhân một số với một hiệu
- HS biết vận dụng vào tính giái trị của biểu thức bằng cách thuận tiện
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
- HS nhắc lại quy tắc nhân một số với một hiệu
- 1 HS lên bảng viết công thức tổng quát
2. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính bằng hai cách:
a) 275 x ( 16 - 9) b) 1945 x 54 - 1945 x 44
- HS làm bài cá nhân, mỗi ý làm 2 cách
- GV tổ chức chữa bài, nhận xét
- Củng cố lại cách nhân một số với một tổng
Bài 2: Thính bằng cách thuận tiện:
a) 6756 x 24 - 6756 x 12 - 6756 x 7
b) 786 x 100 - 786 x 45 - 786 x 55
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- chữa bài, nhận xét.
3. Hoạt động tiếp nối:
- Củng cố KT
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau
BUỔI CHIỀU
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TÍNH TỪ (tiếp theo)
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm,tính chất (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm , tính chất (BT1, mục III) ; Bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm,tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3 mục III).
B. Chuẩn bị:
- Bảng lớp chép sẵn bài tập 1
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: Tính từ là từ như thế nào? Cho ví dụ?
- GV gọi HS trả lời
- T/c nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Tìm hiểu, phân tích ví dụ (Phần nhận xét)
Bài1: GV cho HS đọc y/c và các câu a,b,c.
- GV cho HS thảo luận và phải chỉ ra được sự khác nhau về đặc điểm của các sự vật được miêu tả trong 3 câu a,b,c.
- GV gọi HS trình bày kết quả - Lớp nhận xét.
a/ Tờ giấy này trắng.
+ Chỉ ở mức độ trung bình.(Tính từ trắng)
b/ Tờ giấy này trăng trắng.
+ Chỉ ở mức độ thấp.(Tính từ trăng trắng), (từ láy)
c/ Tờ giấy này trắng tinh.
+ Chỉ ở mức độ cao.(Tính từ trắng tinh), (từ ghép).
- GV đánh giá và chốt lại.
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu BT2 và câu a, b, c.
- GV giao việc: Các em phải chỉ ra được ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng những cách nào trong 3 câu đã cho.
- GV cho HS thảo luận và làm bài - Gọi HS nêu . Lớp nhận xét.
- Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách:
a/ Thêm từ rất vào trước tính từ trắng -> rất trắng
b/ Thêm từ hơn vào sau từ trắng tạo ra phép so sánh -> trắng hơn
c/ Thêm từ nhất vào sau từ trắng tạo ra phép so sánh -> trắng nhất
- GV đánh giá và chốt lại.
HĐ3: Rút ra ghi nhớ
- GV cho HS đọc ghi nhớ như SGK.
- GV gọi vài HS nêu thêm ví dụ.
HĐ4: Luyện tập thực hành
Bài1: Rèn kĩ năng tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất có trong đoạn văn :
- GV cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài.
- GV treo bảng phụ - Gọi HS lên làm.
- T/c lớp nhận xét - GV đánh giá.
Bài 2: Rèn kĩ năng tạo ra các từ miêu tả mức độ khác nhau:
- Gv cho HS đọc y/c - Cho HS thảo luận cặp đôi, làm bài.
- GV lần lượt gọi các nhóm lên trình bày - Lớp nhận xét.
- GV đánh giá, chốt lời giải đúng :
+ Từ Đỏ :
Cách 1: đo đỏ, đỏ rực
Cách 2: rất đỏ, đỏ rát
Cách 3: đỏ hơn, đỏ nhất
+ Từ Cao :
Cách 1: cao cao, cao vút,
Cách 2: rất cao, cao quá,
Cách 3: cao hơn, cao nhất,
+ Từ Vui :
Cách 1: vui vui, vui mừng,
Cách 2: rất vui, vui quá,
Cách 3: vui hơn, vui nhất,
Hoạt động nối tiếp:
GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Dựa vào gợi ý trong (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện,đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện.
- HS khá ,giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK, lời kể tự nhiên, sáng tạo.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: Kể lại câu chuyện “Bàn chân kì diệu”.
- GV gọi 2 HS lên kể - Lớp nhận xét .
- GV đánh giá, n/x.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài: GV cho HS đọc đề - T/c đàm thoại rút ra những từ quan trọng.
- GV gạch dưới những chữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp.
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực.
- GV cho HS đọc các gợi ý như SGK - Lớp theo dõi.
- GV gọi HS đọc gợi ý 1và 2 - Nêu câu hỏi :
H: Em chọn truyện nào? Ở đâu?
- Gọi HS lần lượt nêu - Lớp theo dõi . GV nhận xét.
- GV lưu ý : Các em có thể chọn các truyện có trong gợi ý, các em cũng có thể chọn truyện ngoài SGK.
- GV: Cho HS đọc gợi ý 3. GV nhắc lại tiêu chí đánh giá bài kể chuyện lên để HS nắm được.
- GV lưu ý HS:
+ Trước khi kể,các em cần giới thiệu tên câu chuyện,tên nhân vật trong truyện mình kể.
+ Kể tự nhiên,không đọc truyện Với truyện dài,các em chỉ kể 1,2 đoạn.
b. Kể trong nhóm :
- Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện mình kể.
- GV quan sát và giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
c. Kể trước lớp :
- GV gọi HS lên kể- lớp theo dõi, trao đổi về ND câu chuyện.
- GV cho HS nhận xét theo tiêu chí đánh giá - Bình chọn bạn kể hay - GV chốt lại.
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
ÔN TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP CỦNG CỐ VỀ DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
I. Mục tiêu:
- Củng cố về khái niệm DT, ĐT, TT
- Rèn kĩ năng nhận biết DT, ĐT, TT
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Củng cố khái niệm về DT, ĐT, TT
- Gọi HS nêu lại khái niệm về DT, ĐT, TT
- Lấy ví dụ minh họa
- GV củng cố KT về DT, ĐT, TT
2. Hoạt động 2:
- Thi lấy ví dụ về DT, ĐT, TT
- Đặt câu có DT, ĐT, TT
- GV giúp HS mẹo nhận biết DT, ĐT, TT
DT: Đi với : ấy , những, vài, đó,...
ĐT: kết hợp với: Hãy, đừng, chớ,...
TT: kết hợp với: Rất, hơi, quá, lắm,...
3. Hoạt động tiếp nối:
- Củng cố KT, dặn dò
.....................................................................................
Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017
TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách nhân với số có hai chữ số.
- Biết giải bài toán có l/quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV kiểm tra bài 1,3 SGK -T68.
- GV gọi 2 HS lên làm - HS đổi vở KT , Lớp nhận xét .
- GV nhậ xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Giới thiệu nhân với số có 2 chữ số:
* Phép nhân 36 23
- GV viết phép nhân lên bảng - Viết thành : 36 x (20 + 3)
- GV gọi 1 HS lên làm - Lớp nhận xét. - GV đánh giá bài làm .
- GV nêu vấn đề : Để tính 36 x 23, theo cách tính trên ta phải th/h 2 phép nhân là 36 x 20 & 36 x 3, sau đó th/h 1 phép tính cộng 720 + 108, nên rất mất công. Để tránh th/h nhiều bc tính, ta tiến hành đặt tính & th/h tính nhân theo cột dọc.
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính và thực hiện phép tính như SGK.
- HS theo dõi - GV gọi vài HS nhắc lại.
- GV gthiệu: + 108 gọi là tích riêng thứ nhất.
+ 72 gọi là tích riêng thứ hai. tích riêng thứ hai đc viết lùi sang bên trái 1 cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ phải là 720.
HĐ3: Luyện tập thực hành
Bài 1: Rèn kĩ năng thực hành nhân với số có hai chữ số (Câu d: không bắt buộc)
- HS đọc y/c - GV cho HS làm vào vở . GV bao quát lớp.
- GV gọi HS lên làm - Lớp nhận xét . GV đánh giá.
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn:
- HS đọc đề - XĐ y/c . GV gợi ý và cho HS làm vào vở.
- GV gọi HS lên giải - Lớp nhận xét . GV đánh giá.
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về làm bài tập trong vở BTT.
TẬP LÀM VĂN
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết được hai cách kết bài (Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện (mục I và BT1, BT2 mục III).
- Bước đầu biết viết kết bài trong bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3 mục III).
B. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: KT HS nêu cách mở bài trong bài “Bàn chân kì diệu”.
- Cho HS đổi chéo để kiểm tra .
- GV đánh giá.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Tìm hiểu và phân tích ví dụ (Phần nhận xét).
- GV yêu cầu 2 HS đọc y/c bài tập 1,2 - Lớp đọc bài Ông Trạng thả diều (SGK-T 104).
- GV y/c HS tìm phần kết bài của truyện.
- HS thảo luận và trả lời - Lớp nhận xét, GV đánh giá.
- GV gọi 1 HS đọc y/c bài tập 3(đọc cả mẫu).
- HS thảo luận và nối tiếp nhau trả lời , lưu ý thêm vào cuối truyện một lời đánh giá. Lớp nhận xét.
- GV khen ngợi những lời đánh giá hay.
- GV gọi HS đọc y/c bài tập 4.
- GV dán tờ phiếu có ghi 2 cách kết bài lên bảng.
- HS suy nghĩ, so sánh và phát biểu ý kiến - GV chốt lại lời giải đúng.
HĐ3: Rút ra ghi nhớ (SGK).
- GV gọi vài HS đọc ghi nhớ - Lớp theo dõi.
HĐ4: Luyện tập thực hành
Bài1: Rèn kĩ năng XĐ kết bài mở rông và không mở rộng.
- GV gọi 5 HS nối tiếp nhau dọc y/c , mỗi em đọc 1 ý.
- Cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời - Lớp nhận xét.
- GV đánh giá và chốt lời giải đúng.
Bài 2: Rèn kĩ năng tìm kết bài và XĐ kiểu kết bài.
- GV cho lớp mở SGK Tìm kết bài trong các truyện : “Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca , Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS nêu - Lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Rèn kĩ năng viết kết bài theo lối mở rộng cho 2 truyện trên.
- GV gọi HS đọc y/c - GV lưu ý HS khi viết sao cho đoạn văn liền mạch với đoạn trên.
- HS làm bài - GV gọi HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét - GV đánh giá, biểu dương HS làm tốt.
Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học.
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG (CHỦ ĐỀ 3)
ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I.Mục tiêu:
1. kiến thức:
-HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, đẽ đi, nhưng phải đảm bảo an toàn.
-HS hiểu vì sao đối với trẻ em có điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi xe ra phố.
-Biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường.
2.Kĩ năng:
-Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi trên đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
3. Thái độ:
- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết.
-Có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm ATGT.
II. Chuẩn bị:
GV: xe đạp của người lớn và trẻ em
Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học.
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Lựa chọn xe đạp an toàn.
Hoạt động 3: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường.
Hoạt động 4: trò chơi giao thông.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
GV cho HS nêu tác dụng của vạch kẻ đường và rào chắn.
GV nhận xét, giới thiệu bài
GV dẫn vào bài: ở lớp ta ai biết đi xe đạp?
Các em có thích được đi học bằng xe đạp không?
Ở lớp những ai tự đến trường bằng xe đạp?
GV đưa ảnh một chiếc xe đạp, cho HS thảo luận theo chủ đề:
Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào?
GV nhận xét và bổ sung.
GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 12,13,14 và chỉ trong tranh những hành vi sai( phân tích nguy cơ tai nạn.)
GV nhận xét và cho HS kể những hành vi của người đi xe đạp ngoài đường mà êm cho là không an toàn.
GV : Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào?
GV kẻ trên sân đường vòng xuyến với kích thước mặt đường thu nhỏ để HS thhực hành bằng xe đạp. Trên đường có các vạch kẻ đường chia làn xe và bố chí các tình huống để HS đi.
-GV cùng HS hệ thống bài
-GV dặn dò, nhận xét
HS trả lời
HS liên hệ bới bản thân và tự trả lời.
Xe phải tốt, các ốc vít phải chặt chẽ lắc xe không lung lay..
Có đủ các bộ phận phanh, đèn chiếu sáng,
Có đủ chắn bùn, chắn xích
Là xe của trẻ em.
Các tranh trang 13,14
HS kể theo nhận biết của mình.
Đi bên tay phải , đi sát lề đường dành cho xe thô sơ.
Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường.
Đi đêm phải có đèn phát sáng.
HS chơi trò chơi
......................................................................................................
Thứ sáu ngày 24 tháng 11 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
- Áp dụng nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có l/quan.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV KT vở BTT.
- GV gọi HS lên làm bài 1- Lớp nhận xét .
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1: Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân:
- HS đọc y/c - GV cho HS làm vào vở.
- GV gọi HS lên làm, lần lượt nêu cách tính của mình.
- Lớp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 12 Vân.doc