KĨ THUẬT
THÊU MÓC XÍCH ( tiết 1)
A. Mục tiêu: - HS biết cách thêu móc xích .
- Biết cách thêu móc xích.Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau.Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.
B. Chuẩn bị:
- Tranh qui trình thêu móc xích.
- Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, kích thước 20 x 30 cm. Len, chỉ thêu khác màu vải. Kim khâu len và kim thêu. Phấn vạch, thước, kéo.
19 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khối Bốn - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi vài HS nhắc lại.
HĐ3: Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10.
- GV viết phép tính : 48 x 11 = ?
- Gọi 1 HS lên đặt tính và tính kết quả - Lớp nhận xét.
- GV hướng dẫn HS cách nhẩm như SGK và viết 48 x 11 = 528.
- GV cho HS so sánh 2 kết quả - Nhận xét - GV gọi vài HS nhắc lại cách nhẩm.
HĐ4: Hướng dẫn thực hành.
Bài 1 : Rèn kĩ năng nhân nhẩm với 11.
- HS đọc đề - Làm bài vào vở.
- GV gọi vài HS nêu cách nhẩm và đọc kết quả.
- Lớp nhận xét
- GV đánh giá.
Bài 3 : Rèn kĩ năng giải toán.
- HS đọc đề - XĐ yêu cầu - GV cho HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên làm - Lớp nhận xét - GV đánh giá.
Hoạt động nối tiếp :
- GV chốt ND bài
- Nhận xét tiết học.
ĐẠO ĐỨC
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ (tiết 2)
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được con cháu phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà cha mẹ đã sinh thành ra mình và nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
- Hiểu được con cháu có bổn phận con cháu phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà cha mẹ đã sinh thành ra mình và nuôi dạy mình.
- Biết thực hiện những hành vi , việc làm thể hiện lòng hiếu thảo , kính yêu ông bà, cha mẹ.
* GDKNS:
- Kĩ năng xác đinh giá trị của thời gian là vô giá.
- Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc,học tầp để sử dụng thời gian hiệu quả.
- Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hàng ngày.
- Kĩ năng bình luận phê phán việc lãng phí thời gian.
B.Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực:
- Tự nhủ. - Thảo luận.
Đóng vai. - Trình bày một phút.
Xử lí tình huống
* Chuẩn bị : HS sưu tầm tranh về bài học.
C. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ
- Lớp nhận xét, GV nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: BTập 3 SGK
- GV chia lớp thànhcặp đôi - Gọi HS đọc y/c bài tập 3.
- GV y/c HS quan sát tranh trong SGK.
- HS làm việc theo cặp đôi : quan sát tranh và đặt tên cho tranh, nhận xét xem việc làm đó đúng hay sai và giải thích vì sao ?
- GV gäi HS trả lời các câu hỏi và yêu cầu các nhóm khác theo dõi để nhận xét và bổ sung.
* GV chèt : Tranh 1 : Câu bé chưa ngoan: Hành động của cậu bé chưa đúng vì cậu bé chưa tôn trọng và quan tâm đến bố mẹ, ông bà khi ông và bố đang xem thời sự câu bé lại đòi hỏi xem kênh khác theo ý mình.
Tranh 2 : Một tấm gương tốt : Cô bé rất ngoan, biết chăm sóc bà khi bà ốm, biết động viên bà. Việc làm của cô bé đáng là một tấm gương tốt để ta học tập.
HĐ3: Bài tập 4-SGK - Kể chuyện tấm gương hiếu thảo.
- GV cho HS đọc y/c bài 4 - Thảo luận cặp đôi.
- Y/c HS kể cho nhau nghe tấm gương hiếu thảo nào mà em biết.
- GV gọi một số HS trình bày - Lớp nhận xét . GV chốt lại.
HĐ4: Bài tập 5,6 SGK
- HS đọc y/c - GV gọi HS trình bày , giới thiệu các tranh về ND bài học.
- T/c lớp nhận xét.
- GV đánh giá và khắc sâu cho HS.
Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét,giao việc về nhà.
ÔN TOÁN
ÔN TẬP NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I.Mục tiêu:
- Củng cố về cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
- Rèn kĩ năng tính nhẩm
II.Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thứ về nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
- Cho HS nhắc lại cách nhân nhẩm theo hai trường hợp
Trường hợp 1: Tổng của hai chữ số bé hơn 10
Trường hợp 2: Tổng của hai chữ số lớn hơn 10
- HS nhắc, GV củng cố để HS nhớ và vận dụng
2. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
- Cho HS làm bài ở VBT
- Tổ chức giúp đỡ HS tiếp thu chậm, hay quên
- Chữa bài, nhận xét
3. Hoạt động 3: Trò chơi thi tính nhẩm nhanh
- GV giới thiệu cách chơi: GV ghi phép tính lên bảng; HS nhẩm và ghi kết quả vào bảng con. 10 bạn xong nhanh nhất thì đứng lên.
- Tổ chức cho HS chơi
- Nhận xét, tuyên dương những HS tunhs nhẩm nhanh, chính xác.
4. Hoạt động tiếp nối:
- Củng cố KT
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
......................................................................................
Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2017
TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết th/h nhân với số có ba chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV gọi 2 HS lên bảng nhân nhẩm : 56 x 11 ; 75 x 11
- GV gọi 2 HS lên làm
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn nhân 164 x 123
- GV hướng dẫn HS viết thành một số nhân với một tổng :
164 x123 = 164 x (100 + 20 + 3).
- GV gọi HS lên tính kết quả - Lớp nhận xét.
- GV nói : Để tính 164 x 123, theo cách tính trên ta phải th/h 3 phép nhân là 164 x 100, 164 x 20 & 164 x 3, sau đó th/h 1 phép tính cộng 16400 + 3280 + 492 rất mất công. Để tránh th/h nhiều b tính, ta tiến hành đặt tính & th/h tính nhân theo cột dọc.
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính và thực hiện phép tính như SGK.
- Lớp theo dõi - GV vừa nói vừa viết bảng. Lưu ý HS cách viết các tích riêng.
- GV gọi vài HS nhắc lại cách nhân.
HĐ3: Luyện tập thực hành.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
- GV cho HS đọc đề - Làm bài vào vở.
- Gọi HS lên làm - Lớp nhận xét . GV đánh giá.
Bài 3 : Rèn kĩ năng giải toán.
- Cho HS đọc đề - XĐ yêu cầu
- GV cho HS làm vào vở.
- Gọi 1 HS lên làm - Lớp nhận xét - GV đánh giá.
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ
Nghe- viết: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO.
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe-viết đúng chính tả,trình bày đúng một đoạn trong bài Người tìm đường lên các vì sao.
- Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu l / n,các âm chính (âm giữa vần) i / iê.
B. Chuẩn bị:
- Bút dạ + giấy khổ to viết ND bài tập 2b.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: GV gọi 2 HS lên bảng , GV đọc HS viết từ : Châu chấu, trâu bò, chân thành, trân trọng.
- Lớp nhận xét
- GV đánh giá.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả.
a. trao đổi ND đoạn văn:
- GV gọi HS đọc ND đoạn viết - GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời tìm hiểu ND :
? Đoạn văn viết về ai ?
? Em biết gì về nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki ?
b. Hương dẫn viết từ khó:
- GV đọc các từ : Xi-ôn-cốp-xki, dại dột, cửa sổ, rủi ro
- Gọi HS lên bảng viết - Lớp nhận xét.
c. Nghe viết chính tả:
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt cho HS rà soát lại bài.
d. Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5-7 bài.
- Nêu nhận xét chung - Lớp theo dõi.
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2b : Rèn kĩ năng phân biệt i / iê.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT - HS thảo luận và làm bài.
- GV treo giấy to viết sẵn bài tập - Gọi HS lên làm.
- Lớp nhận xét - GV chốt lời giải đúng : nghiêm, minh, kiên, nghiệm, nghiệm, nghiên, nghiệm, điện, nghiệm.
Hoạt động nối tiếp:
GV chốt bài - Nhận xét
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ - NGHỊ LỰC
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt theo 2 nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); Hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
B. Chuẩn bị : Phiếu học tập để làm BT3.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: KT về tính từ : Nêu định nghĩa tính từ và cho VD về tính từ.
- GV gọi HS nêu - Lớp nhận xét . GV đánh giá.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Rèn kĩ năng sắp xếp từ theo nhóm.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4.
- HS làm bài - Các nhóm báo cáo. T/c nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: Rèn kĩ năng hiểu nghĩa của từ nghị lực.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 - Thảo luận cặp đôi.
- GV gọi HS báo cáo kết quả - T/c nhận xét , GV chốt lại :
Dòng b nêu đúng ý nghĩa của từ nghị lực (sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động không lùi bước trước mọi khó khăn).
Bài 3: Rèn kĩ năng điền từ thích hợp vào chỗ chấm :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3 + đọc đoạn văn viết về Nguyễn Ngọc Ký.
- GV phát phiếu học tập - Cho HS làm bài. GV gọi vài HS đọc bài làm.
- Lớp nhận xét - GV đánh giá.
Chốt lại : Các ô trống cần điền là: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.
- GV gọi vài HS đọc lại.
Bài 4: Rèn kĩ năng hiểu nghĩa các câu tục ngữ :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT4 + đọc 3 câu tục ngữ.
- GV cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài.
- Gọi HS phát biểu - Lớp nhận xét , GV đánh giá và chốt lại:
a/ Lửa thử vàng, gian nan thử sức nghĩa là: đừng sợ vất vả gian nan...
b/ “Nước lã ” khuyên người ta đừng sợ bắt đầu bằng hai bàn tay trắng....
c/ “Có vất vả ” : Phải vất vả mới có lúc an nhàn, có ngày thành đạt.
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau: Tính từ (tiếp theo).
....................................................................................................
Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2017
TẬP ĐỌC
VĂN HAY CHỮ TỐT
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì,quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát(TL được các câu hỏi trong SGK)
*GDKNS - Xác định giá trị. - Tự nhận thức bản thân
- Đặt mục tiêu - Kiên định
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV gọi 2 HS đọc nối tiếp bài : Người tìm đương lên các vì sao.
- Lớp nhận xét, nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn đọc , đọc mẫu
- GV gọi HS đọc bài - Hướng dẫn nhận diện đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu cháu xin sẵn lòng.
+ Đoạn 2: Lá đơn sao cho đẹp.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp 3 lượt - GV kết hợp sửa chính âm, ngắt nghỉ và luyện đọc các từ còn đọc sai.
- GV hướng dẫn đọc - Đọc mẫu toàn bài . Lớp theo dõi.
+ Giọng bà cụ khẩn khoản khi nhờ Cao Bá Quát viết đơn.
+ Giọng Cao Bá Quát khi nhận lời giúp bà cụ thì xởi lởi,vui vẻ
+ Cần nhấn giọng ở các từ ngữ sau: rất xấu,khẩn khoản,oan uổng,sẵn lòng,thét lính,đuổi,cứng cáp,nổi danh
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Đoạn 1: Cho HS đọc thầm - GV nêu câu hỏi :
H: Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
Cao Bá Quát có thái độ thế nào khi bà cụ hàng xóm nhờ viết đơn?
- HS thảo luận trả lời - Rút ra ý chính :
Ý1: Cao Bá Quát viết chữ xấu nhưnh rất sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Đoạn 2 : Cho HS đọc thầm - GV nêu câu hỏi :
H:Sự việc gì xảy ra làm Cao Bá Quát phải ân hận?
- GV cho HS thảo luận và trả lời - Rút ra ý chính:
Ý2 : Cao Bá Quát ân hận vì chữ của mình xấu.
Đoạn cuối : Cho HS đọc thầm - GV nêu câu hỏi :
H:Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết như thế nào?
- Cho HS thảo luận trả lời- Rút ra ý chính :
Ý3 : Nhờ kiên trì luyện tập Cao Bá Quát trở thành người văn hay, chữ tốt.
- GV cho HS đọc toàn bài - T/c lớp thảo luận , nêu ý nghĩa của bài.
* Nội dung: Ca ngợi đức tính kiên trì quyết tâm sửa chữa chữ xấu của Cao Bá Quát.
HĐ4: Luyện đọc diễn cảm - Thi đọc.
- GV cho HS đọc đoạn : Thủa đi họccháu xin sẵn lòng.
- Cho HS tìm giọng đọc - GV treo bảng phụ cho HS thi đọc diễn cảm theo cách phân vai : 3 vai người dẫn chuyện,bà cụ,Cao Bá Quát.
- Lớp nhận xét - GV đánh giá khen nhóm đọc hay.
Hoạt động nối tiếp : - GV chốt ND bài ; nhận xét tiết học.
KĨ THUẬT
THÊU MÓC XÍCH ( tiết 1)
A. Mục tiêu: - HS biết cách thêu móc xích .
- Biết cách thêu móc xích.Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau.Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.
B. Chuẩn bị:
- Tranh qui trình thêu móc xích.
- Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, kích thước 20 x 30 cm. Len, chỉ thêu khác màu vải. Kim khâu len và kim thêu. Phấn vạch, thước, kéo.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV cho HS KT chéo đồ dùng học tập .
- HS báo cáo - GV đánh giá.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu - Lớp quan sát.
- GV kết hợp cho HS quan sát mặt trái mặt phải, đường thêu.
- GV đặt câu hỏi và gợi ý để hs rút ra khái niệm thêu móc xích.
- Gọi HS trả lời - T/c lớp nhận xét.
* GV KL : Thêu móc xích (hay còn gọi là thêu dây chuyền) là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắc xích
HĐ3: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV treo tranh qui trình thêu móc xích, hướng dẫn HS quan sát hình 2- SGK.
- GV nêu câu hỏi :
+ cách vạch dấu đường thêu móc xích
+ so sánh cách vạch dấu đường thêu móc xích với đường thêu lướt vặn và cách vạch dấu các đường khâu đã học.
- Cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời .
- Lớp nhận xét - GV đánh giá và bổ sung.
- GV vạch dấu trên mảnh vải và ghim trên bảng .
- T/c cho HS quan sát - Nhận xét.
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung 2 và quan sát hình 3a, 3b, 3c - SGK để trả lời câu hỏi như SGK.
- GV cho HS thảo luận và trả lời - T/c nhận xét.
- GV hướng dẫn HS các thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích.
- HS theo dõi hướng dẫn của GV.
* GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK - Lớp theo dõi.
- GV t/c cho HS thêu móc xích - GV quan sát và nhắc nhở HS.
Hoạt động nối tiếp :
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách nhân với số có ba chữ số màù chữ số hàng chục là 0.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV gọi 1 HS lên bảng giải BT3 tiết trước.
- Lớp nhận xét, Gv nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Giới thiệu cách đặt tính và tính.
- GV viết phép nhân lên bảng : 258 x 203
- Gọi HS lên tính - Lớp theo dõi.
- GV hỏi : Em có nxét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 x 203?
- HS trả lời - Gv nói : Vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi th/h đặt tính để tính 258 x 203 ta có thể khg viết tích riêng này. Khi đó ta có thể viết:
- GV làm trên bảng - lớp theo dõi. 258
- GV lưu ý HS viết tích riêng thứ 3 lùi x 203.
sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất. 7 74
516
52374
HĐ3: Luyện tập thực hành.
Bài 1 : Rèn kĩ năng thực hiện phép tính.
- HS đọc đề - GV cho HS làm vào vở.
- GV gọi HS lên làm - Lớp nhận xét - GV đánh giá.
Bài 2 : Tìm phép nhân đúng, sai.
- HS đọc đề - GV y/c HS th/h phép nhân 456 x 203, sau đó so sánh với 3 cách th/h phép nhân này trong bài để tìm cách nhân đúng, sai.
- GVgọi HS phát biểu ý kiến, nói rõ vì sao cách th/h đó sai.
- Lớp nhận xét - GV chốt lại.
- T/c lớp nhận xét - GV đánh giá.
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
ÔN TOÁN
ÔN TẬP VỀ NHÂN VỚI SỐ VÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng nhân với số có ba chữ số
- Vận dụng nhân với số có ba chữ số vào giải bài toán
II. Các hoạt động dạy học:
1. HĐ 1: Củng cố KT
- HS nhắc lại cách nhân với số có ba chữ số
- GV:Trong phép nhân với số có ba chữ số có tất cả mấy tích riêng? (3tích riêng)
-GV: Mỗi tích riêng đó được đặt như thế nào?
2. HĐ 2: Thực hành
- Gọi những em chưa hoàn thành kiến thức lên bảng làm:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 4305 x 284 b) 9876 x 631 c) 1009 x 299 d) 2568 x 365
Bài 2: Một mảnh đất hình vuông có cạnh là 152 m. Tính diện tích của mảnh đất đó.
- Cả lớp làm vào vở
- GV theo dõi, giúp đỡ HS
3. Hoạt động tiếp nối:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ KT
BUỔI CHIỀU
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng( ND ghi nhớ)
- Xác định được câu hỏi trong một đoạn văn bản( BT1,mục III); bước đầu biết đặt CH để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước ( BT2, BT3).
- HS khá , giỏi đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2,3 nội dung khác nhau.
B. Chuẩn bị:
- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV gọi 1 HS đọc đoạn văn đã viết về người có ý chí,nghị lực.
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Tìm hiểu phần nhận xét.
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài tập 1.
- GV giao việc: Các em đọc lại bài Người tìm đường lên các vì sao và ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc.
- GV gọi HS nêu các câu hỏi đã tìm được - GV ghi nhanh lên bảng.
- GV gọi HS đọc y/c bài tập 2,3 SGK. - Cho HS thảo luận và trả lời - GV ghi vào bảng.
- GV gọi vài HS đọc lại - Lớp theo dõi. GV chốt lại.
HĐ3: Rút ra ghi nhớ
- GV gọi vài HS đọc phần ghi nhớ SGK - Lớp lắng nghe.
- Gọi HS nêu ví dụ - T/c nhận xét.
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập.
Bài1: Rèn kĩ năng tìm câu hỏi trong bài tập đọc.
- HS đọc y/c - GV cho lớp đọc thầm bài : Thưa chuyện với mẹ , Hai bàn tay để tìm các câu hỏi trong bài đó.
- GV cho HS thảo luận và làm vào vở.
- Gọi HS nêu - Lớp nhận xét - GV đánh giá và chốt lời giải đúng.
Bài 2 : Rèn kĩ năng đặt câu hỏi.
- GV gọi HS đọc y/c và đọc bài mẫu.
- GV giao việc: Các em đọc bài Văn hay chữ tốt,chọn 3 câu trong bài văn đó.Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu.
- GV cho HS làm bài theo cặp - Gọi 2 HS làm mẫu - Lớp theo dõi.
- GV cho HS thi hỏi - đáp . Lớp nhận xét - GV đánh giá tuyên dương HS làm tốt.
Bài 3 : Rèn kĩ năng đặt câu để tự hỏi mình.
- HS đọc y/c và bài mẫu - GV y/c mỗi em phải đặt được một câu hỏi để tự hỏimình.
- HS suy nghĩ và đặt câu - GV gọi HS lần lượt nêu - T/c nhận xét - GV đánh giá.
Hoạt động nối tiếp: - GV chốt ND bài
Nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe đã đọc ( không dạy)
DẠY BÙ CHƯƠNG TRÌNH DO THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THỨ 5
ÔN TIẾNG VIỆT
DẠY BÙ CHƯƠNG TRÌNH DO THI KHẢO SÁT
...............................................................................
Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng t/chất của phép nhân trong thực hành tính
- Biết công thức tính( bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật.
B. Cá hoạt động dạy và học:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1 : Rèn kĩ năng thực hiện tính nhân.
- GV gọi HS đọc đề - Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
- Lớp nhận xét - GV đánh giá
Bài 3 : Áp dụng t/c nhân 1 số với 1 tổng để tính.
- HS đọc đề - GV lưu ý HS tính theo cách thuận tiện nhất.
- Cho HS làm bài vào vở - GV gọi HS lên làm :
142 x 12 + 142 x 18 = 142 x ( 12 + 18 ).
= 142 x 30
= 4260
- GV hỏi : Em đã áp dụng t/chất gì để biế đổi - HS trả lời - Lớp nhận xét.
Bài 5a : Rèn kĩ năng tính diện tích HCN.
- HS đọc đề - XĐ y/c - GV cho HS làm vào vở.
- Gọi 1 HS lên giải - Lớp nhận xét.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố - Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện ( đúng ý,bố cục rõ ràng, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả)
- Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự HD của GV.
- HS khá , giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi trước một số lỗi điển hình về chính tả,dùng từ,đặt câucần chữa chung trước lớp.
C. Các hoạt động dạy và học:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Nhận xét chung bài làm của HS.
- Cho HS đọc lại các đề bài và phát biểu yêu cầu của đề bài.
- GV nhận xét chung: chú ý nhận xét về 2 mặt: ưu điểm và khuyết điểm.
- Nêu tên những bài vết đúng y/c và bài còn mắc lỗi.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn các lỗi phổ biến như :
+ Dùng từ đặt câu
+ Cách kể chuyện chưa sinh động.
+ Một số HS bài làm còn lủng củng, bố cục chưa rõ ràng.
+ Sự việc cốt truyện liên kết giữa các phần chưa tốt.
+ Chính tả,hình thức trình bày chưa đẹp và còn sai lỗi nhiều.
+ Chưa thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật.
- GV nêu tên những HS viết bài đúng yêu cầu,lời kể hấp dẫn,sinh động,có sự liên kết giữa các phần,mở bài,kết bài hay.
- GV trả bài viết cho HS - HS nhận bài và xem lại bài.
HĐ3: Hướng dẫn HS chữa bài.
- Cho HS đọc thầm lại bài viết của mình.
- GV hướng dẫn HS cách sửa.
- HS đọc kĩ lời phê của GV và tự sửa lỗi.
- Cho HS đổi bài trong nhóm,kiểm tra bạn sửa lỗi.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
HĐ4: Học tập đoạn văn, bài hay.
- GV đọc cho lớp nghe một vài bài làm tốt của HS.
- Cho HS trao đổi về cái hay của đoạn,của bài văn.
- Nêu nhận xét - GV chốt lại.
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài- Nhận xét tiết học.
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TỔNG KẾT THI ĐUA
CHÀO MỪNG NGÀY 20/11
I.Mục tiêu:
- Đánh giá những nỗ lực phấn đấu của HS trong đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Biểu dương những thành tích của tổ và cá nhân đạt được trong phong trào thi đua
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Tổng kết phong trào thi đua
- Lớp trưởng điều hành lớp nhận xét ưu, khuyết điểm của tập thể và cá nhân đạt được trong phong trào thi đua
- GV tổng kết những mặt mạnh, mặt yếu của HS
* Mặt mạnh:
+ Cả lớp đều hưởng ứng tích cực phong trào thi đua
+ Nhiều bạn có tiến bộ rõ rệt trong học tập và rèn luyện
+ Hàng tuần lớp đều được Nhà trường khen dẫn đầu về nề nếp
* Điểm yếu:
+ Một số ít bạn chưa phấn đấu thường xuyên, chưa có những thành tích nổi trội hoặc không có biểu hiện tiến bộ
+ Một số tổ chưa đoàn kết giúp đỡ nhau trong quá trình thi đua
+ Một số ít bạn có biểu hiện tỏ ra ganh đua, thiếu tính tích cực
HĐ2: Bình xét tổ xuất sắc và cá nhân xuất sắc:
+ Lớp trưởng điều khiển lớp bình chọn các bạn xuất sắc
+ Tổ chức trao thưởng cho tập thể và cá nhân
.................................................................................................
Thứ sáu ngày 1 tháng 12 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Chuyển đổi được đvị đo khối lượng; diện tích(cm, dm, m).
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng t/chất của phép nhân trong thực hành tính , tính nhanh.
B. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi ND bài tập 1
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra:GV kiểm tra BT4 tiết trước.
- GV gọi 1 HS lên làm - T/c nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1 : Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng.
- HS đọc đề - Làm bài vào vở.
- GV gọi HS lần lượt lên làm - Lớp nhận xét.
Bài 2 : Rèn kĩ năng nhân với số có ba chữ số.
- HS đọc y/c - GV cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lần lượt lên làm - Lớp nhận xét - GV đánh giá.
Bài 3 : Áp dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh.
- GV cho HS đọc đề - Gợi ý và cho HS làm vào vở.
- GV theo dõi giúp HS còn yếu - Gọi HS lên làm - Lớp nhận xét.
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện ( nội dung, nhân vật, cốt truyện ) ; kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước ; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
C. Các hoạt động dạy và học :
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn ôn tập.
Bài1 : Tìm đề bài thuộc loại văn kể chuyện.
- Cho HS đọc y/c - Lớp suy nghĩ tìm trong 3 đề bài 1,2,3 đề nào trong ba đề đóthuộc loại văn kể chuyện?Vì sao?
- GV gọi HS nêu - T/c lớp nhận xét . GV chốt lại lời giải đúng :
Đề 2: thuộc loại văn kể chuyện vì đề bài ghi: Em hãy kể lại một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.Khi kể,các em phải kể một câu chuyện có cốt truyện,có nhân vật,có diễn biến,ý nghĩa
Đề 1: thuộc loại văn viết thư vì đề ghi rõ: Em hãy viết thư
Đề 3: thuộc loại văn miêu tả vì đề ghi rõ: Em hãy tả
Bài 2,3 : Rèn kĩ năng kể chuyện.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2,3 - Cho HS nêu câu chuyện mình chọn kể thuộc chủ đề nào.
- GV treo bảng ôn tập đã chuẩn bị trước lên bảng lớp viết : ND chính của văn kể chuyện , nhân vật , cốt truyện cách mở bài và kết bài .
-GV gọi1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
- GV cho HS kể theo cặp.
- HS lần lượt lên kể chuyện,sau khi kể,mỗi em trao đổi với các bạn trong lớp về nhân vật trong truyện tính cách nhân vật,ý nghĩa câu chuyện
- Lớp nhận xét - GV đánh giá và tuyên dương HS kể hay.
HĐ3: Củng cố - dặn dò.
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
ĐỊA LÍ
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
A. Mục tiêu: Giúp HS biết
- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao.
+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
TKNL: Những nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là các nghề: đúc đồng, làm đồ gốm, thủ công mĩ nghệ... các nghề này sử dụng năng lượng để tạo ra các sản phẩm trên. Vấn đề cần quan tâm giáo dục ở đây là ý thức sử dụng năng lượng khi tạo ra các sản phẩm thủ công nói trên, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV gọi 1 HS nêu vai trò của hệ thống đê ven sông ?
- Lớp nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 13 Vân.doc