BUỔI CHIỀU
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi ( ND ghi nhớ ).
- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi BT1; Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê,sự khẳng định,phủ định hoặc yêu cầu,mong muốn trong những tình huống cụ thể ( BT2, mục III ).
- HS khá , giỏi nêu được một vài tình huống có thể dùng câu hỏi vào mục đích khác BT3.
* GDKNS:
- Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp
- Lắng nghe tích cực.
21 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khối Bốn - Tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, lẽ phải . Do đó các em phải biết kính trọng , biết ơn.
HĐ3: Thảo luận BT 1 SGK.
- GV gọi HS đọc y/c . HS quan sát các bức tranh thể hiện các tình huống như bài tập 1, SGK.- Cho HS thảo luận cặp đôi - Gọi HS nêu - Lớp nhận xét.
* GV chốt lại : Tranh 1, 2, 4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các bạn. Trong tranh 3, việc làm của bạn HS chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô.
+ Hỏi : Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo.
- HS trả lời : Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp, chúc mừng, cảm ơn các thầy cô khi cần thiết.
+ Hỏi : Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó ?
- HS thảo luận trả lời : Em sẽ khuyên các bạn, giải thích cho các bạn : cần phải lễ phép với tất cả các thầy cô giáo mặc dù cô không dạy mình.
HĐ4: Thảo luận bài tập 2 SGK.
- GV cho HS đọc y/c - GV chia lớp thành 4 nhóm.
- GV phát bảng nhóm và bút dạ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận và làm bài vào giấy - GV bao quát lớp.
- GV gọi các nhóm dán bài làm lên bảng - T/c nhận xét.
- GV chốt lại : Các việc a,b,d,đ,e,g thể hiện lòng biết ơn.
- GV gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK - Lớp theo dõi.
HĐ nối tiếp:
- GV chốt bài học - Dặn HS về chuẩn bị bài
ÔN TOÁN
ÔN TẬP VỀ CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách chia một tổng cho một số
- Vận dụng cách chia một tổng cho một số vào làm bài tập
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:
- Gọi HS nhắc lại quy tắc về : Chia một tổng cho một số
- GV nhắc nhở, củng cố việc ghi nhớ kiến thức
2. Hoạt động 2:
- Tổ chức cho HS làm BBBT trong VBT Toán
- GV giúp đỡ những em chưa nắm vững KT
- Tỏ chức chữa bài, nhận xét
3. Hoạt động tiếp nối:
- HS nhắc lại quy tắc chi một tổng cho một số
- Nhận xét tiết học, dặn dò
............................................................................
Thứ ba ngày 5 tháng 12 năm 2017
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư)
B. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV gọi 2 HS lên nêu cách chia một tổng cho một số .
- Lớp, GV nhận xét
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi .
HĐ2: Hướng dẫn thực hiện phép chia .
a. Trường hợp chia hết :
- GV giới thiệu phép chia : 128472 : 6.
* GV hướng dẫn HS cách đặt tính và thực hiện phép tính .
128472 6 GV hướng dẫn HS thực hiện tính từ trái sang phải .
08 21412 GV vừa thực hiện vừa nói như SGK .
24 Vậy: 128472 : 6 = 21421
07
12
0
- Lớp quan sát - GV gọi 2 HS nhắc lại cách chia .
b. Trường hợp chia có dư :
- GV nêu ví dụ : 230859 : 5 .
- GV hướng dẫn HS tương tự như cách chia hết .
- Lưu ý HS : Trong phép chia có dư , số dư bao giờ cũng bé hơn số chia.
- GV gọi vài HS nhắc lại .
HĐ3: Hướng dẫn thực hành .
Bài 1: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có một chữ số .
- HS đọc đề - GV cho HS làm vào vở . GV lưu ý HS đặt tính rồi thực hiện phép tính có dư và không có dư .
- Gọi vài HS lên làm - Lớp nhận xét .
Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán .
- HS đọc đề - GV cho HS làm vào vở .
- GV gọi HS lên tóm tắt và giải - Lớp nhận xét , GV đánh giá .
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học
CHÍNH TẢ
Nghe viết: CHIẾC ÁO BÚP BÊ
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài văn Chiếc áo búp bê.
- Làm đúng các bài luyện tập 2a,3a- SGK
B. Chuẩn bị: - Bảng nhóm.
C. Các hoạt động dạy và học:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ2: Hướng dẫn nghe - viết.
a. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc đoạn chính tả- HS theo dõi SGK. GV nêu câu hỏi :
H: Đoạn văn chiếc áo búp bê có nội dung gì?
- HS trả lời - T/c nhận xét.
- GV nhắc HS viết hoa tên riêng: bé Ly, chị Khánh.
- Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai: phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính cọc, nhỏ xíu.
b. Viết chính tả :
- GV đọc cho HS víêt bài - Đọc chậm , rõ ràng .
- GV đọc lại cho HS soát lỗi - HS chú ý vào bài viết để soát bài.
c. Chấm, chữa bài :
- GV thu 1/3 số vở của lớp - Chấm bài .
- Nêu nhận xét chung - Lớp theo dõi.
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập .
Bài 2a : Chọn tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT - GV chia lớp thành 3 nhóm , phát giấy viết ND bài tập 2a và bút dạ cho các nhóm .
- HS thảo luận và làm bài - GV gọi đại diện các nhóm dán giấy lên bảng và trình bày.
- Lớp nhận xét - GV chốt lời giải đúng
Bài 3a : Tìm các tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.
- HS đọc y/c - Thảo luận nhóm đôi.
- GV gọi HS trả lời - Lớp nhận xét . GV chốt lại lời giải đúng :
+ Từ chứa tiếng bắt đầu bằng s: sung sướng,sáng suốt,sành sỏi,sát sao
+ Từ chứa tiếng bắt đầu bằng x: xanh xao,xum xuê,xấu xí
HĐ4: Củng cố - Dặn dò.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu BT1.
- Nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy (BT2,BT3, BT4).
- Bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi BT5.
B. Chuẩn bị: Giấy to , bút dạ .
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV nêu câu hỏi : Câu hỏi dùng để làm gì ? Cho ví dụ.
Em nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào ? Cho ví dụ.
- GV gọi 2HS trả lời; lớp nhận xét
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi .
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập .
Bài 1 : Rèn kĩ năng đặt câu hỏi .
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 – Lớp theo dõi SGK .
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu a,b,c,d.
- HS thảo luận cặp đôi - GV gọi HS nêu - Lớp nhận xét . GV chốt lời giải đúng
Bài 3 : Rèn kĩ năng tìm các từ nghi vấn trong câu .
- HS đọc y/c - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm các từ nghi vấn trong các câu a,b,c.
- Cho HS làm bài - GV gọi HS lên làm - T/c nhận xét .
Bài 4 : Đặt câu hỏi với từ nghi vấn hoặc cặp từ nghi vấn (có phải - không ? / phải không - là ? ).
- Cho HS đọc yêu cầu của BT4 và làm bài - GV gọi vài HS nêu - Lớp nhận xét .
Bài 5: XĐ câu không phải là câu hỏi .
- Cho HS đọc yêu cầu - thảo luận cặp đôi. GV lưu ý HS không dùng dấu hỏi .
- GV gọi HS nêu - T/c nhận xét - GV đánh giá
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài, nhận xét tiết học .
................................................................................
Thứ tư ngày 6 tháng 12 năm 2017.
TẬP ĐỌC
CHÚ ĐẤT NUNG (tiếp)
A. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của truyện,đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung)
- Hiểu ND: chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đỏ đã trở thành người hữu ích, cứu sống đượ người khác (-TL được các câu hỏi trong SGK)
- HS khá, giỏi TL được câu hỏi 3 trong SGK.
* GDKNS:
- Xác định giá trị .
- Tư nhận thức bản thân.
- Thể hiện sự tự tin,
B.Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực:
- Động não.
- Làm việc theo nhóm; chia sẻ thông tin.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV gọi 2 HS đọc bài Chú dất nung (phần I) .
- Lớp, GV nhận xét
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS
HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc - Đọc mẫu .
- GV gọi HS đọc bài – Hướng dẫn nhận diện đoạn :
+ Đ1: Từ đầu đến vào cổng tìm công chúa.
+ Đ2: Tiếp theo đến chạy trốn.
+ Đ3: Tiếp theo đến cho se bột lại.
+ Đ4: Còn lại.
- GV cho HS đọc nối tiếp toàn bài 3 lượt - Lớp đọc thầm SGK .
- GV kết hợp sửa chính âm, ngắt nghỉ , luyện đọc từ khó và giúp HS hiểu nghĩa các từ chú thích .
- GV hướng dẫn HS đọc và đọc mẫu toàn bài - Lớp theo dõi .
HĐ3: Tìm hiểu bài .
* Đoạn 1 +2 : Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
H:Em hãy kể lại tai nạn của hai người bột ?
- GV gọi HS trả lời - T/c nhận xét và thảo luận rút ra ý chính .
Ý 1 : Kể lại tai nạn của hai người bột .
* Đoạn 3 + 4 : GV cho HS đọc thầm - Nêu câu hỏi :
H:Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
H:Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột?
H:Theo em,câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở câu chuyện có ý nghĩa gì?
- GV gọi HS trả lời - T/c nhận xét và thảo luận rút ra ý chính .
Ý 2 : Kể chuyện đất nung cứu bạn .
- GV cho HS đọc toàn bài - Thảo luận và nêu nội dung .
* Nội dung : Muốn trở thành người có ích phải biết rèn luyện không sợ gian khổ , khó khăn.
HĐ4: Luyện đọc diễn cảm - thi đọc .
- GV treo bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm : Hai người bột lọ thuỷ tinh mà .
- Gọi 2 HS đọc , tìm giọng đọc .
- Cho HS luyện đọc diễn cảm - T/c cho HS thi đọc - Nhận xét và tuyên dương HS đọc tốt .
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học .
KĨ THUẬT
THÊU MÓC XÍCH ( tiết 2)
A. Mục tiêu: Giúp HS
- HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích
- Thêu được các mũi thêu móc xích.Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau.Thêu được ít nhất năm vòng móc xích.Đường thêu có thể bị dúm.Không bắt được HS nam thực hành thêu để tạo ra sp thêu.HS nam có thể t/h khâu.
- Với HS khéo tay thêu được các mũi thêu móc xích các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau.Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.
-Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sp đơn giản.
- HS hứng thú học thêu.
B. Chuẩn bị:
-Tranh qui trình thêu móc xích.
- Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu . Vật liệu và dụng cụ cần thiết như tiết 1.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
- GV cho HS KT chéo - Báo cáo, GV đánh giá .
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi .
HĐ2: Thực hành thêu móc xích .
* Mục tiêu: HS thực hành thêu móc xích đúng, đẹp .
- GV cho HS nhắc lại phần ghi nhớ và các bước thực hiện thêu móc xích.
- Lớp theo dõi các bạn nêu .
- GV đánh giá và củng cố kĩ thuật thêu móc xích theo các bước:
+ Bước 1: Vạch dấu đường thêu + Bước 2: Thêu theo đường vạch dấu
- HS chú ý theo dõi hướng dẫn của GV .
HĐ3: Đánh giá sản phẩm .
* Mục tiêu: GV đánh giá kết quả thực hành của HS .
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
- HS lắng nghe để tiến hành đánh giá sản phẩm .
- GV cho HS trưng bày sản phẩm .
- T/c hướng dẫn HS đánh giá theo các tiêu chí .
- Lớp bình chọn sản phẩm làm tốt .
- GV đánh giá và tuyên dương HS có kết quả học tập tốt .
Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét sự chuẩn bị về tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau .
TOÁN
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện phép chia một số có nhiều chữ số cho số có 1 chữ số.
- Biết vận dụng chia một tổng cho một số, một hiệu chia cho một số.
B.Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV gọi 1HS lên bảng làm BT 3 tiết trước .
- Lớp theo dõi nhận xét
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi .
HĐ2: Hương dẫn luyện tập .
Bài 1: Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có một chữ số .
- HS đọc đề - Làm bài vào vở .
- GV y/c HS đặt tính rồi tính .
- Gọi vài HS lên làm - Lớp nhận xét .
- GV y/c HS nêu các bc th/h phép tính chia để khắc sâu cách th/h phép chia.
Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó .
- GV gọi HS đọc đề - XĐ dạng toán
- GV gọi HS nhắc lại cách tìm số bé, số lớn trg bài toán tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
- GV cho HS làm vào vở .
- GV lưu ý HS trình bày theo các bước hoặc làm gộp đều được .
- Gọi HS lên làm, nêu cách làm - Lớp nhận xét . GV đánh giá .
Bài 4: Rèn kĩ năng giải toán tìm số trung bình cộng .
- GV gọi HS đọc đề - XĐ dạng toán .
- GV hướng dẫn HS và hỏi :
+ Bài toán y/c ta tính TBC số ki-lô-gam hàng của bao nhiêu toa xe?
+ Muốn tính tổng số ki-lô-gam hàng của 9 toa xe ta làm thế nào?
- GV y/c HS nêu CT tính TBC của các số.
- Gọi HS trả lời - Lớp nhận xét .
- GV cho HS làm bài vào vở - GV giúp HS còn yếu .
- GV thu vở chấm một số bài của HS .
- GV nêu nhận xét - HS theo dõi .
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài học .
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau .
ÔN TOÁN
ÔN TẬP VỀ CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Củng cố và rèn kĩ năng về chia cho số có một chữ số
- Vận dụng phép chia vào giải bài toán.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:
- GV giúp HS củng cố lại cách chia cho số có một chữ số: Chia theo thứ tự từ trái sang phải
- HS nhắc lại vài lần
2. Hoạt động 2:
- Tổ chức cho HS luyện làm tính chia cho số có một chữ số
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 7890 : 3 b) 648 : 4 c) 10782 : 9 d) 27655 : 5
- Gọi em : Bảo Ngọc, Bảo Linh, Khánh, Pháp lên làm
- Cả lớp làm vào vở nháp
- Tổ chức chữa bài, nhận xét
Bài 2: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 1472 kg gạo. Ngày thứ hai bán bằng ¼ ngày thứ nhất. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
- HS làm bài vào vở
- Gọi một en đứng tại chhõ nêu cach làm
- Cả lớp nhận xét
- GV trình bày lại bài trên bảng lớp
3. Hoạt động tiếp nối:
- Củng cố lại cách chia cho số có một chữ số
- Nhận xét, dặn dò
BUỔI CHIỀU
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi ( ND ghi nhớ ).
- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi BT1; Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê,sự khẳng định,phủ định hoặc yêu cầu,mong muốn trong những tình huống cụ thể ( BT2, mục III ).
- HS khá , giỏi nêu được một vài tình huống có thể dùng câu hỏi vào mục đích khác BT3.
* GDKNS:
- Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp
- Lắng nghe tích cực.
* Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực:
- Làm việc theo nhóm - Chia sẻ thông tin.
- Trình bày một phút. - Đóng vai.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết ND bài tập 1 phần luyện tập .
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV gọi 2 HS đặt một câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi
- T/c nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - Nhận xét tiết học .
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ (Phần nhận xét) .
Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn trích trong truyện Chú Đất Nung.
- GV giao việc: Các em tìm các câu hỏi có trong đoạn trích vừa đọc.
- Gọi HS trả lời - Lớp nhận xét . GV chhốt lại : Sao chú mày nhát thế? Nung ấy ạ? Chứ sao?
Bài 2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT2 - Thảo luận cặp đôi và trả lời .
- Gọi HS trình bày - GV chốt lời giải đúng :
Câu 1: Sao chú mày nhát thế? (Câu này không dùng để hỏi,để chê cu Đất).
Câu 2: Chứ sao? (Câu này cũng không dùng để hỏi mà để khẳng định).
Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT3 – HS thảo luận trả lời .
- Lớp nhận xét - GV chốt lời giải đúng : Câu hỏi “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?” Câu này không dùng để hỏi mà để yêu cầu.
- GV gọi vài HS nhắc lại .
HĐ3: Rút ra ghi nhớ SGK .
- GV gọi vài HS đọc phần ghi nhớ - Lớp theo dõi SGK .
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập .
Bài 1 : XĐ câu hỏi được dùng làm gì ?
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 - GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là các câu hỏi trong mục a,b,c,d được dùng làm gì?
- GV treo bảng phụ ghi sẵn câu - Gọi HS nêu - T/c nhận xét , GV chốt lời giải đúng :
a)Câu hỏi Có nín đi không? Không dùng để hỏi mà để yêu cầu.
b)Câu hỏi Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy? Không dùng để hỏi mà để chê trách.
c)Câu hỏi Em vẽ thế nào mà bảo là con ngựa à? Không dùng để hỏi mà để chê.
d)Câu hỏi Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không? Không dùng để hỏi mà để nhờ cậy.
Bài 2 : Đặt câu phù hợp với tình huống .
- Cho HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống a,b,c,d - GV y/c HS là căn cứ vào 4 tình huống, các em phải đặt câu phù hợp với mỗi tình huống.
- Gọi HS nêu - Lớp nhận xét . GV đánh giá .
Bài 3 : Tìm tình huống trong câu .
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3 - GV lưu ý mỗi HS chỉ nêu 1 tình huống .
- Cho HS trình bày tình huống đã tìm được - T/c nhận xét , GV đánh giá .
Hoạt động dạy và học:
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
BÚP BÊ CỦA AI ?
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê và kể lại được phần kết của câu chuyện với tình huống cho trước.
- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: phải biết gìn giữ, yêu quý đồ chơi.
B. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV gọi 2 HS kể câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
- Lớp theo dõi , nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi .
HĐ2: Hướng dẫn kể mẫu .
a. Kể mẫu : GV kể lần 1 - HS theo dõi .
- GV kể lần 2 , kết hợp kể theo tranh - HS nghe và quan sát tranh.
- GV kể chậm rãi , nhẹ nhàng phân biệt lời các nhân vật .
b. Hướng dẫn tìm lời thuyết minh :
- Cho HS đọc yêu cầu của câu 1.
- GV giao việc: Dựa vào lời GV kể hãy tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh.
- GV cho HS thảo luận cặp đôi - Nêu lời thuyết minh .
- T/c lớp nhận xét - GV bổ sung và tuyên dương nhóm có lời thuyết minh hay .
c. Luyện kể trong nhóm - Kể trước lớp :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 - GV y/c HS kể theo 3 đoạn, mỗi đoạn 2 tranh .
- Cho HS kể trong nhóm - HS sắm vai búp bê để kể lại câu chuyện.Khi kể nhớ phải xưng tôi,tớ,mình.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp - T/c nhận xét - GV đánh giá và khen những HS kể hay .
Hoạt Động nối tiếp:
- Rút ra ý nghĩa câu chuyện - HS nêu - GV bổ sung.
- Qua bài học GD cho HS biết yêu quí và giữ gìn đồ chơi.
- GV nhận xét tiết học
ÔN TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. Mục tiêu:
- Củng cố về cách nhận biết câu hỏi
- Biết đặt câu hỏi để hỏi
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:
- HS nhắc lại ghi nhớ: Câu hỏi dùng để làm gì? (Dùng để hỏi những điều chưa biết; phần lớn câu hỏi dùng để hỏi người khác,.....)
- HS lấy ví dụ về câu hỏi
2. Hoạt động 2:
- Tổ chức cho HS làm bài tập trong VBT
- HS tìm câu hỏi trong bài: Thưa chuyện với mẹ
- GV kết hợp củng cố KT
3. Hoạt động tiếp nối:
- HS nhắc lại ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học; dặn dò.
........................................................................
Thứ năm ngày 7 tháng 12 năm 2017
TOÁN
CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được phép chia một số cho một tích.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV gọi 1 HS lên bảng làm BT3 SGK tiết trước .
- HS lên làm - Lớp nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi .
HĐ2: Giới thiệu T/c chia một số cho một tích .
- GV viết lên bảng 3 biểu thức :
24 : (3 x 2) ; 24 : 3 : 2 & 24 : 2 : 3
- GV gọi 3 HS lên bảng tính gtrị của 3 b/thức trên & so sánh gtrị của 3 b/thức.
- HS nêu : Các giá trị bằng nhau .
- GV chốt và ghi bảng : 24 : (3 x 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3
- GV gợi ý, hướng dẫn HS phát biểu KL như SGK - Vài HS nhắc lại.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập .
Bài 1: Chia một số cho một tích theo các cách khác nhau .
- HS đọc đề - Cho HS làm vào vở .
- GV gọi HS lên làm - Lớp nhận xét . GV đánh giá.
Bài 2: Chuyển phép chia thành chia một số cho một tích .
- HS đọc y/c - GV hướng dẫn mẫu :
M : 60 : 30 = 60 : (10 x 3).
- GV cho HS làm vào vở - Gọi HS lên bảng làm - T/c nhận xét .
Hoạt động nối tiếp: - GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học .
TẬP LÀM VĂN
THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ ?
A. Mục tiêu: Giúp HS .
- Hiểu được thế nào là miêu tả (ND ghi nhớ).
- Nhận biết câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung (BT1,mục III ) Bước đầu viết được 1,2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích tong bài Mưa BT2.
B. Chuẩn bị:- Bảng nhóm
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV gọi 1 HS kể lại câu chuyện theo một trong 4 đề bài đã chọn ở BT2 (tiết TLV trước).
- Lớp nhận xét, GV tuyên dương.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi .
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ .
- Cho HS đọc phần nhận xét - Lớp theo dõi .
a)Đoạn văn miêu tả : GV cho HS đọc thầm đoạn văn - GV nêu câu hỏi : Đoạn văn
đó miêu tả những sự việc nào?
- HS thảo luận trả lời : Các sự vật được miêu tả là: cây sòi, cây cơm nguội, lạch
nước.
- GV ghi bảng - Gọi vài HS nhắc lại .
b)Sự vật được miêu tả : GV cho HS đọc y/c 2 - Chia lớp theo nhóm 4 và phát giấy , bút cho các nhóm .
- HS thảo luận - Làm vào giấy bao gồm : Tên , hình dáng, màu sắc, chuyển động, tiếng động . GV gọi đại diện các nhóm trình bày .
- T/c lớp nhận xét - GV đánh giá .
- GV cho HS đọc y/c 3 SGK - Y/c HS phải chỉ ra được tác giả đã quan sát cây sồi, cây cơm nguội, lạch nước bằng những giác quan nào?
- GV cho HS thảo luận và trả lời - Rút ra kết luận : Tác giả quan sát sự vật bằng mắt , bằng tai .
HĐ3: Rút ra ghi nhớ SGK . - GV gọi vài HS đọc - Lớp theo đọcSGK .
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập .
Bài 1 : Tìm câu văn miêu tả trong bài Chú Đất Nung .
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 - GV y/c HS đọc lại truyện Chú Đất Nung (cả phần 1+2) và tìm những câu văn miêu tả có trong bài.
- GV cho HS thảo luận và trả lời - T/c nhận xét . GV đánh giá .
Bài 2 : Rèn kĩ năng viết câu văn miêu tả .
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2và đọc bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa .
- GV gợi ý mẫu - Y/c HS nêu rõ em thích những hình ảnh nào trong đoạn thơ.Sau đó, chọn một hình ảnh, viết một hai câu miêu tả hình ảnh đó.
- GV gọi HS trình bày - Lớp nhận xét . GV khen những HS có câu viết hay .
Hoạt động nối tiếp: - GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
THI KỂ CHUYỆN VỀ ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ
I. Mục tiêu:
- GD lòng tự hào và biết ơn đối với những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc.
- Rèn kĩ năng kể chuyện cho HS
II. Chuẩn bị:
-Mỗi HS chuẩn bị một câu chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ để kể
III. Phổ biến nội dung thi:
- GV phổ biến nội dung, quy chế thi
- Thành lập một Ban giám khảo gồm: GVCN, GV Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn thanh niên.
- Cử một em làm MC dẫn chương trình
IV. Nội dung thi:
- Bạn dẫn chương trình giới thiệu GVCN lên tuyên bố lí do; giới thiệu các thành viên BGK
- Bạn dẫn chương trình lên thông qua thể lệ cuộc thi; đối tượng dự thi: Mỗi tổ 3 truyện
tổ: 9 truyện
-Thời gian: Thi trong 2 buổi vào tiết GDNGLL
- Giới thiệu lần lượt từng tiết mục theo thứ tự đã bốc thăm
- HS đại diện các tổ thi kể chuyện.
V. Kết thúc phần 1:
- GVCN nhận xét sơ qua phần 1 của hội thi
- Nhắc nhở HS một số vấn đề về nề nếp
- dặn các em tiếp tục chuẩn bị tốt cho buổi thi tuần sau
.................................................................................................
Thứ sáu ngày 8 tháng 12 năm 2017
TOÁN
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV gọi 2 HS nêu KL chia một số cho một tích .
- HS nêu - Lớp, GV nhận xét
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi .
HĐ2: Giới thiệu tính chất chia một tích cho một số .
a. So sánh gtrị các biểu thức:
* Ví dụ 1: GV viết lên bảng 3 b/thức:
(9 x 15) : 3 ; 9 x (15 : 3) & (9 : 3) x 15
- HS tính gtrị của 3 b/thức trên & so sánh gtrị của 3 b/thức.
- HS nêu : Giá trị của 3 biểu thức bằng nhau .
- Vậy ta có: (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15
* Ví dụ 2: GV viết 2 bthức: (7 x 15) : 3 & 7 x (15 : 3)
- Y/c HS tính gtrị 2 b/thức & so sánh gtrị của chúng
- Gọi HS nêu : Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau .
- Vậy ta có: (7 x 15) : 3 = 7 x (15 : 3).
b. Tính chất một tích chia cho một số:
- GV hướng dẫn HS rút ra KL như SGK .
- HS nêu - Lớp nhận xét . GV đánh giá và gọi vài HS nhắc lại .
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập .
Bài 1: Áp dụng t/c để tính giá trị biểu thức theo 2 cách .
- HS đọc đề - GV hướng dẫn HS cách 2 .
- Cho HS làm vào vở - Gọi HS lên làm . T/c nhận xét và cho HS nhắc lại t/c.
Bài 2: Tính theo cách thuận tiện nhất .
- HS đọc đề - Y/c HS suy nghĩ tìm cách tính thuận tiện.
- Cho HS làm vào vở - GV gọi HS lên làm - T/c nhận xét .
Hoạt động nối tiếp:
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật,các kiểu mở bài,kết bài,trình tự miêu tả trong phần thân bài ( ND ghi nhớ ).
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường ( mục III ).
- GD cho HS biết yêu quí và bảo vệ đồ vật.
B. Chuẩn bị: Giấy to , bút dạ .
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV gọi HS nhắc lại thế nào là miêu tả .
- Gọi HS trả lời - Lớp, GV nhận xét
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài - HS theo dõi .
HĐ2: Tìm hiểu phần nhận xét .
* GV cho HS đọc yêu cầu của BT1 và đọc bài Cái cối tân.
- GV cho HS quan sát tranh cái cối - Y/c HS phải đọc hiểu bài văn và trả lời 4 câu hỏi mà đề bài yêu cầu.
a) H:Bài văn tả gì? - Gọi HS trả lời - T/c nhận xét .
b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
- GV cho HS thảo luận và trả lời - Lớp nhận xét . GV chốt lời giải đúng :
+ Phần mở bài: “Cái cối xinh xinhnhà trống”(giới thiệu về cái cối).
+ Phần kết bài: “Cái cối xay cũng như những đồ dùngtừng bước anh đi”(nêu
kết thúc của bài - tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ).
c) Các phần mở bài,kết bài đó giống với những cách mở bài,kết bài nào đãhọc?
- GV nhận xét và chốt lại: Các phần mở bài,kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp,kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?
- GV nhận xét và chốt lại: Tả hình dáng cái cối theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ,từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 14 vân.doc