Giáo án Khối Bốn - Tuần 16

ÔN TOÁN

ÔN TẬP VỀ CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I. Mục tiêu:

- Củng cố và rèn kĩ năng chia cho số có ba chữ số.

- Vận dụng phép chia cho số có ba cho số vào giải bài toán.

II. Các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức

- Nhắc lại cách chia cho số có ba chữ số: Chia theo thứ tự từ trái sang phải

- GV nhắc nhở HS tập cách ước lượng khi chia

2. Hoạt động 2: Thực hành

- Tổ chức cho HS thi làm tính chia cho số có ba chữ số:

GV ghi phép tính lên bảng; HS đặt tính và làm tính vào bảng con; bạn nào xong nhanh nhất sẽ đứng lên. Có 10 bạn sẽ được bình chọn nhanh nhất và đúng nhất.

Bài 1: a) 124566 : 321 b) 963960 : 163 c) 954260 : 250

 

doc17 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khối Bốn - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o HS làm bài. Bài 1(dòng 1,2): Rèn kĩ năng đặt tính và chia cho số có 2 chữ số. - HS đọc y/c – Cho HS làm vào vở. - GV gọi HS lên làm – T/c lớp nhận xét. Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán. - GV gọi HS đọc đề - Y/c HS tự tóm tắt & giải bài toán vào vở. - Gọi HS lên làm – Lớp nhận xét. HĐ nối tiếp(3’): - GV nhận xét tiết học. ĐẠO ĐỨC YÊU LAO ĐỘNG(tiết 1) I. Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu được ý nghĩa của lao động : giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no cho bản thân và mọi người xung quanh. - Nêu được ích lợi của lao động. - Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng mình. Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân. - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động. *GD KNS: - Kĩ năng xá định giá trị của lao động. Kĩ năng quan lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường. II. Chuẩn bị: Thẻ màu. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra(5’): Gọi 2 HS lên bảng nêu phần ghi nhớ bài Biết ơn thầy giáo, cô giáo. - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá, nhận xét. B. Bài mới: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(8’): Tìm hiểu truyện: Một ngày của Pê-chi-a. - GV đọc truyện – Gọi 1 HS khá đọc – Lớp theo dõi. - GV gọi HS đọc 3 câu hỏi như SGK – Cho HS thảo luận cặp đôi. - Gọi HS trả lời – T/c lớp nhận xét. - GV chốt lại: Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúccho bản thân và mọi người xung quanh. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động. - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK – HS theo dõi. HĐ3(14’): Tìm hiểu bài tập. BTập 1: Bày tỏ ý kiến. - GV gọi HS đọc y/c – GV chia lớp làm 4 nhóm. - Cho các nhóm thảo luận, bày tỏ ý kiến theo các tình huống như SGK. - Gọi đại diện các nhóm trình bày – T/c nhận xét. - GV chốt lại các biểu hiện của yêu lao động và lười lao động. BTập 2: Đóng vai theo tình huống. - Cho HS đọc y/c bài tập – GV chia lớp theo nhóm 4. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống. - Các nhóm thảo luận và đóng vai – Gọi một số nhóm lên trình bày. - T/c nhận xét cách ứng xử trong mỗi tình huống đã phù hợp chưa ? - GV nhận xét và KL về cách ứng xử mỗi tình huống. HĐ nối tiếp(3’): - Hướng dẫn HS chuẩn bị BT 3,4,5,6 trong SGK. TOÁN ÔN TẬP VỀ CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố cho học sinh cách chia cho số có hai chữ số, áp dụng để giải toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức - HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép chia co số có hai chữ số: Chia từ trái sang phải. - GV lưu ý HS cách ước lượng khi chia. 2. Hoạt động 2: Thực hành - Tổ chức cho HS luyện chia cho số có hai chữ số Bài 1: Đặt tính rồi tính: a) 4582 : 58 b) 10567 : 41 c) 63545 : 55 d) 2470 : 95 - HS làm bài cá nhân - Sau khi HS làm xong GV gọi 4 em lên Bảng làm : Khánh, Bảo Linh, Gia Linh, Bảo Ngọc. - Tổ chức chữa bài, nhận xét. Bài 2: Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích là 540m 2 , chiều rộng bằng 27m. Tính chiều dài của mảnh đất? - HS làm bài cá nhân. - 1 HS lên bảng làm. - Tổ chức chữa bài, nhận xét. 3. Hoạt động tiếp nối: - Củng cố kiến thức - Dặn HS về tiếp tục luyện chia. ............................................................................................. Thứ ba, ngày 19 tháng 12 năm 2017 TOÁN THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết th/h các phép chia cho số có hai chữ số trg tr/h có chữ số 0 ở thương. - Áp dụng để giải các bài toán có lquan. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra(5’): GV gọi 2 HS lên làm BT 4 tiết trước. - Lớp, GV nhận xét. B. Bài mới: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(12’): Tìm hiểu ví dụ. a. Phép chia 9450 : 35 (tr/h có chữ số 0 ở hàng đvị của thương) - GV: Viết phép chia: 9450 : 35. - GV hướng dẫn HS các bước th/h đặt tính & tính như SGK – Lớp theo dõi. - GV gọi vài HS nhắc lại. - GV: Chú ý nhấn mạnh lần chia cuối cùng 0 chia 35 đc 0, viết 0 vào thương ở bên phải của 7. b. Phép chia 2448 : 24 (tr/h có chữ số 0 ở hàng chục của thương): - GV: Viết phép chia lên bảg. - GV hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính như SGK. - GV vừa nói vừa viết lên bảng – Lớp theo dõi. - GV gọi vài HS nhắc lại. HĐ3(18’): Hướng dẫn luyện tập. Bài 1(dòng 1,2): Đặt tính rồi tính. - HS đọc đề – GV cho HS làm bài vào vở. - GV gọi HS lên làm – Lớp nhận xét – GV đánh giá. HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. CHÍNH TẢ Nghe- viết: KÉO CO phân biệt: r/d/gi I. Mục tiêu: Giúp HS - Nghe-viết đúng chính tả,trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co. - Tìm và viết đúng những tiếng có âm vần dễ viết lẫn II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết lời giải BT2a. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra(5’): GV goi 2 HS lên bảng, GV đọc 5 tiếng có chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch. - GV tổ chức nhận xét B. Bài mới: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(14’): Hướng dẫn nghe-viết chính tả. a. Hướng dẫn chính tả: - Cho HS đọc đoạn văn – Lớp theo dõi SGK. - Hướng dẫn viết những từ ngữ dễ viết sai: Hữu Trấp,Quế Võ, Vĩnh Phú, ganh đua, khuyến khích, trai tráng - GV lưu ý HS một số tên riêng cần viết hoa. b. GV đọc cho HS viết - GV đọc cả câu hoặc cụm từ cho HS viết. - GV đọc chậm, rõ ràng – HS viết vào vở - GV đọc lại một lượt cho HS soát lỗi. c. Chấm,chữa bài: - GV chấm một số bài. - Nhận xét chung bài viết – Lớp theo dõi . GV cho HS đổi chéo để kiểm tra và soát bài. HĐ3(10’): Luyện tập BTập 2a : Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi có nghĩa như đã cho. - Cho HS đọc yêu cầu của bài – Thảo luận cặp đôi. - GV gọi HS trả lời – Lớp nhận xét. - GV treo bảng phụ và chốt lời giải đúng: nhảy dây, múa rối, giao bóng. HĐ nối tiếp(3’): - GV nhận xét tiết học LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người. - Hiểu nghĩa một số tục ngữ, thành ngữ liên quan đến chủ điểm. Biết sử dụng những tục ngữ, thành ngữ đó trong những tình huống cụ thể. - GD cho HS biết chơi những đồ chơi, trò chơi văn minh phù hợp. II. Chuẩn bị: - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra(5’): Gvgọi 1 HS nêu nội dung cần ghi nhớ trong tiết LTVC trước (Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi). - Lớp nhận xét – GV KL. B. Bài mới: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(30’): Hương dẫn HS làm bài tập. BTập 1: Nêu tên một số trò chơi. - Cho HS đọc yêu cầu – GV cho HS nêu một số trò chơi và cách chơi. - GV chia lớp lam 4 nhóm phát 4 tờ giấy cho các nhóm làm bài. - Cho HS trình bày kết quả làm bài – T/c nhận xét. - Gv chốt lại lời giải đúng: + Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, vật. + Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây, lò cò, đá cầu. + Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình. BTập 2: Tìm nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ. - Cho HS đọc yêu cầu của BT – GV cho HS thảo luận cặp đôi. - GV gọi HS nêu – Lớp nhận xét. GV chốt lại: + Nghĩa: làm một việc nguy hiểm -> Thành ngữ: Chơi với lửa. + Nghĩa: mất trắng tay -> Chơi diều đứt dây + Nghĩa: liều lĩnh ắt gặp tai họa -> Chơi dao có ngày đứt tay. + Nghĩa: phải biết chọn bạn chọn nơi sinh sống -> Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. BTập 3: Chọn câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn. - Cho HS đọc yêu cầu BT3 và đọc 2 ý a, b. - GV gợi ý cho HS cách làm - Cho HS trình bày bài làm. - Lớp nhận xét – GV chốt lại ý đúng HĐ nối tiếp(3’): - Qua bài học giúp HS có thức trong khi chơi đồ chơi, trò chơi. - GV nhận xét tiết học. ................................................................................................ Thứ tư, ngày 20 tháng 12 năm 2017 TẬP ĐỌC TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG” I. Mục tiêu: Giúp HS - Đọc trôi chảy, rõ ràng. Đọc lưu loát không vấp váp các tên riêng nước ngoài: Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-mê-ra, A-li-xa, A-di-li-ô. - Biết đọc diễn cảm truyện, giọng đọc gây tình huống bất ngờ, hấp dẫn đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời của các nhân vật. -Hiểu ý nghĩa truyện: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết đã biết dùng mưu mẹo moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng ở những kẻ đã có đang tìm mọi cách bắt chú. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra(5’): - 2 HS lên đọc nối tiếp bài: Kéo co. Lớp nhận xét – GVKL. B. Bài mới: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(10’): Luyện đọc đoạn - Đọc mẫu. - GV gọi HS đọc bài – Hướng dẫn HS phân đoạn (3 đoạn): + Đ1 : Từ đầu đến cái lò sưởi này.+ Đ2:Tiếp đến Các-lô ạ.+ Đ3 : Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp bài 3 lượt – Kết hợp luyện đọc từ khó, ngắt nghỉ và sửa lỗi phát âm. - Cho HS luyện đọc những tên riêng nước ngoài: Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-mê-ra, A-li-xa, A-di-li-ô. - GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc – Lớp theo dõi. HĐ3(10’): Tìm hiểu bài. * Đoạn 1: Cho HS đọc thầm – GV nêu câu hỏi: Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba? Chú bé đã làm cách nào để lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật? - HS thảo luận và trả lời – T/c nhận xét , rút ra ý chính: ý 1: * Đoạn 2,3 : Cho HS đọc đoạn – GV nêu câu hỏi:Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào? Những hình ảnh chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú? Vì sao? - HS thảo luận và trả lời – T/c nhận xét , rút ra ý chính: ý 2: - GV cho HS đọc bài – T/c thảo luận và nêu ND của bài : Ý nghĩa: Nhờ trí thông minh Bu-ra-ti-nô đã biết được điều bí mật về nơi cất dấu kho báu ở lão Bác-ba-ra. HĐ4(10’): Luyện đọc diễn cảm – Thi đọc.GV treo bảng phụ ghi đoạn: Cáo lễ phépnhư mũi tên. GV hướng dẫn HS cách đọc – Gọi HS đọc diễn cảm. - T/c cho HS thi đọc- Lớp nhận xét . GV tuyên dương HS đọc tốt . HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. KỸ THUÂT CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tiết 2) I. Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ vật liệu cắt , khâu , thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản.Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt , khâu , thêu đã học. - Không bắt buộc học sinh nam thêu. - Với hs khéo tay vận dụng kiến thức kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm đồ dùng đơn giản, phù hợp với hs. II. Chuẩn bị: - Bộ khung thêu III. Các hoạt động dạy học: A/ Bài mới: *GV giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương I - GV yêu cầu HS nhắc lại các mũi thêu, mũi khâu đã học. - HS nêu quy trình và cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép 2 mép vải, thêu lướt vặn, thêu móc xích ) - Các HS nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố lại những kiến thức cơ bản vế cắt, khâu, thêu đã học. B/ Hoạt động nối tiếp: - Tổng kết,dặn dò - Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau. TOÁN CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách th/h phép chia cho số có ba chữ số. - Áp dụng để tính gtrị của b/thức số & giải bài toán về số TBC. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra(5’): GV gọi 1 HS lên giải BT3 tiết trước. - GV tổ chức cho cả lớp nhận xét. B. Bài mới: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(14’): Tìm hiểu ví dụ. a. Phép chia 1944 : 162 (Trường hợp chia hết): - GV: Viết phép chia: 1944 : 462. - GV: Hdẫn HS th/h đặt tính & tính như SGK. - GV vừa thực hiện phép chia vừa nói – Lớp theo dõi. - GV lưu ý hướng dẫn cách ước lượng thương trg các lần chia cho HS nắm được. - Gọi vài HS nhắc lại các bước thực hiện phép chia. b. Phép chia 8469 : 241 (Trường hợp phéo chia có dư): - GVviết phép chia & hướng dẫn HS đặt tính để th/h phép chia này (tg tự như trên). - Hỏi: + Phép chia này là phép chia hết hay có dư ? + Với phép chia có dư ta phải chú ý điều gì ? HĐ3(16’): Hướng dẫn luyện tập. Bài 1a: Rèn kĩ năng chia cho số có 3 chữ số. - HS đọc đề – GV cho HS làm vào vở bài 1b,. - GV bao quát lớp và giúp HS yếu – GV gọi HS lên làm . T/c nhận xét. Bài 2b: Rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức không có dấu ngoặc. - HS đọc đề – GV nêu câu hỏi: Khi th/h tính gtrị b/thức có các dấu tính cộng, trừ, nhân, chia & khg có dấu ngoặc ta th/h theo thứ tự nào? - GV cho HS trả lời và làm vào vở bài2b– Gọi 2 HS lên làm, t/c nhận xét. HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. ÔN TOÁN ÔN TẬP VỀ CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - Củng cố và rèn kĩ năng chia cho số có ba chữ số. - Vận dụng phép chia cho số có ba cho số vào giải bài toán. II. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức - Nhắc lại cách chia cho số có ba chữ số: Chia theo thứ tự từ trái sang phải - GV nhắc nhở HS tập cách ước lượng khi chia 2. Hoạt động 2: Thực hành - Tổ chức cho HS thi làm tính chia cho số có ba chữ số: GV ghi phép tính lên bảng; HS đặt tính và làm tính vào bảng con; bạn nào xong nhanh nhất sẽ đứng lên. Có 10 bạn sẽ được bình chọn nhanh nhất và đúng nhất. Bài 1: a) 124566 : 321 b) 963960 : 163 c) 954260 : 250 Bài 2: Một trang trại có 8125 quả trứng được xếp đều vào 125 khay. Hỏi mỗi khay có bao nhiêu quả trứng? - HS làm bài cá nhân vào vở. - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. Tổ chưc s chữa bài, nhận xét. GV củng cố cách tìm chiều dài của hình chữ nhật khi biết chiều rộng và diện tích của hình chữ nhật. Bài giải: Mỗi khay có số quả trứng là: 8125 : 125 = 65 (Quả) Đáp số: 65 quả trứng 3. Hoạt động tiếp nối: - Củng cố bài học - Dặn HS về nhà làm bài rong VBT Toán. BUỔI CHIỀU LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU KỂ I. Mục tiêu: Giúp HS - HS hiểu thế nào là câu kể,tác dụng của câu kể. - Biết tìm câu kể trong đoạn văn;biết đặt một vài câu để kể,tả,trình bày ý kiến. II. Chuẩn bị: Giấy khổ to , bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra(5’): GV gọi 2 HS lên làm BT2,tiết LTVC (MRVT-Đồ chơi-trò chơi) - Lớp nhận xét – Gv ghi điểm. B. Bài mới: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(12’): Phần nhận xét. - GV cho HS đọc phần nhận xét. - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ chỉ rõ câu Những kho báu ấy ở đâu? trong đoạn văn được dùng làm gì ? Cuối câu ấy có dấu gì ? - Cho HS thảo luận và trình bày ý kiến của mình. - GV nhận xét và chốt lại: Câu văn đó hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi. - HS thảo luận và rút ra : Các câu còn lại là câu kể (Miêu tả). - HS nêu câu :Câu bắt được thằng người gỗ,ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.Câu này cũng để nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba. - GV chốt lại . HĐ3(4’): Rút ra ghi nhớ. - GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK – Lớp theo dõi. HĐ4(14’): Phần luyện tập BTập 1: Tìm câu kể trong đoạn văn. - HS đọc y/c - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm câu kể trong đoạn văn và nói rõ mỗi câu dùng để làm gì? - Cho HS làm bài.GV phát giấy đã ghi các câu văn cho các nhóm. - Cho HS bày trình bày – Lớp nhận xét . GV chốt lại có 5 câu kể BTập 2: Viết câu kể theo đề bài đã cho. - Cho HS đọc yêu cầu của BT2 và đọc các gợi ý a,b,c,d. - GV cho HS làm việc.Mỗi em viết khoảng 3 đến 5 câu kể theo một trong 4 đề bài đã cho. - Cho HS trình bày – Lớp nhận xét – GV khen những HS đặt câu hay. HĐ nối tiếp(3’): - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS chuẩn bị cho bài học ở tiết học sau. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu: Giúp HS - HS chọn được một câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của bạn xung quanh. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. - Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với điệu bộ, cử chỉ, điệu bộ. -Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời bạn kể. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết 3 cách xây dựng cốt truyện. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra(5’): GV gọi HS kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc có nhân vật là đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi với em. - GV nhận xét. B. Bài mới: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(5’): Hướng dẫn HS phân tích đề. - Cho HS đọc đề bài trong SGK. - GV viết lên bảng đề bài và gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Đề: Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh. - GV lưu ý HS: Câu chuyện của các em phải là câu chuyện có thực. Nhân vật trong truyện phải là em hoặc các bạn của em. Lời kể phải tự nhiên, giản dị. HĐ3(10’): Gợi ý kể chuyện. - Cho 3 HS đọc gợi ý trong SGK. - GV gợi ý: SGK nêu 3 hướng xây dựng cốt truyện. Các em có thể kể theo một trong 3 hướng. Khi kể các em nhớ dùng từ xưng hô tôi. - Cho HS nói hướng xây dựng cốt truyện. - GV nhận xét bổ sung và khen những HS có sự chuẩn bị tốt ở nhà. HD4(15’): Thực hành kể chuyện a/ Cho HS kể theo cặp. - GV theo dõi các nhóm kể chuyện, góp ý, hướng dẫn cho các em. b/ Cho HS thi kể chuyện. - GV t/c cho HS thi kể trước lớp – Trao đổi ND và ý nghĩa của truyện. - Lớp nhận xét – Bình chọn bạn kể hay. GV tuyên dương HS . HĐ nối tiếp(3’): - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS chuẩn bị cho bài học ở tiết học sau. ÔN TIẾNG VIỆT ÔN TẬP VỀ CÂU KỂ I. Mục tiêu: - Củng cố nắm chắc khái niệm về câu kể - Củng cố nhận biết câu kể trong đoạn văn, bài văn. II. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Nhắc lại KT - HS nhắc lại khái niệm về câu kể - Nêu cách nhận biết câu kể. 2. Hoạt động 2: Thực hành nhận biết câu kể - Tổ chức cho HS làm BT trong VBT - GV tổ chức chữa bài, nhận xét. 3. Hoạt động tiếp nối: - Củng cố bài, dặn dò ............................................................................. Thứ năm, ngày 21 tháng 12 năm 2017 TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn kĩ năng th/h phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số. - Củng cố về chia một số cho một tích & giải bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: GV gọi 1 HS lên giải BT 3 tiết 78. - Lớp nhận xét – GVKL. B. Bìa mới: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(30’): Hướng dẫn luyện tập. - GV gọi HS nêu số bài tập trong SGK – Lớp mở sách theo dõi. Bài 1a: Đặt tính và tính chia cho số có 3 chữ số. - HS đọc y/c – GV cho HS làm vào vở bài a,c.Các bài còn lại HS khá giỏi có thể làm thêm. - GV bao quát lớp và xuống lớp giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS lên làm – Lớp nhận xét. GV đánh giá. Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán.GV hướng dẫn cho HS khá giỏi. - GV: Gọi HS đọc đề – Xác định y/c. - GV cho lớp làm bài – Gọi 1 HS lên tóm tắt và giải. Tóm tắt: Mỗi hộp 120 gói : 24 hộp Mỗi hộp 160 gói : hộp ? Giải Số gói kẹo trong 24 hộp là : 120 x 24 = 2880 (gói) Nừu mỗi hộp chứa160 gói kẹo thì cần số hộp là : 2880 : 160 = 18 (hộp) Đáp số : 18 hộp kẹo - Lớp nhận xét – GV đánh giá và tuyên dương HS làm tốt. HĐ nối tiếp(3’): - Gv nhận xét tiết học. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Biết giới thiệu về tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp (Quế Võ- Bắc Ninh) và Tích Sơn (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) dựa vào bài đọc Kéo co. - Biết giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em, giới thiệu rõ ràng để ai cũng hiểu được. * GD KNS: - Tìm kiếm sử lí thông tin.Thể hiện sự tự tin.Giao tiếp . II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi dàn bài của bài giới thiệu. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra (5’): GV gọi 1 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết TLV (Quan sát đồ vật). - Lớp nhận xét – GV KL. B. Bài mới: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(30’): Hướng dẫn luyện tập. BTập 1: Tìm các trò chơi của địa phương được giới thiệu trong bài : Kéo co. - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: Các em đọc lại bài Kéo co và cho biết những trò chơi của địa phương nào được giới thiệu.Các em thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu. - Cho HS làm bài – GV gọi HS trình bày, lớp nhận xét. - GV đánh giá và khen những HS thuật hay. BTập 2: Nêu tên những trò chơi, lễ hội qua tranh SGK. - Cho HS đọc yêu cầu của BT2 và quan sát 6 tranh minh hoạ. - Cho HS thảo luận cặp đôi – GV gọi HS nêu. - T/c nhận xét – Gv chốt câu trả lời đúng: + Tranh 1: thả chim bồ câu. + Tranh 2: đu quay. + Tranh 3: hội cồng chiêng. + Tranh 4: hát quan họ. + Tranh 5: ném còn. + Tranh 6: hội bơi trải. - GV cho HS suy nghĩ giới thiệu mộổttò chơi hay lễ hội ở quê em. - Cho HS thảo luận cặp đôi – Từng cặp thi giới thiệu – Lớp nhận xét. HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP KỸ NĂNG SỐNG (CHỦ ĐỀ 4) QUYẾT ĐỊNH SÁNG SUỐT I. Mục tiêu:  -  Biết đưa ra quyết định đúng đắn và biết cách thông báo quyết định của mình cho người khác Biết vận dụng vào quá trình giao tiếp hàng ngày. II. Chuẩn bị: - Học sinh : vở bài tập THKNS -  Phòng học lớp 4A III. Các hoạt động dạy học: HĐ1. Xử lí tình huống - 2 HS đọc tình huống, cả lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm đôi xử lí tình huống. - Gọi đại diện các nhóm trình HS trình bày trước lớp. Chốt Tình huống 1: Trong các tình huống đó em sẽ xử lí như sau: - Cảm ơn người lạ đã có nhã ý giúp đỡ. - Lấy lí do phù hợp để từ chối ( vì nếu đi theo người lạ có thể gặp người không tốt, dẫn đến nguy hiểm hoặc bị xâm hại) - Tìm bác bảo vệ nhờ thông báo tìm mẹ hoặc xin gọi nhờ điện thoại gặp người thân để tìm kiếm sự giúp đỡ. Tình huống 2, 3: Không ủng hộ ý kiến của bạn  Ngân và bạn lớp trưởng. Nếu là em thì em sẽ thảo luận với các bạn trong nhóm,chọn ý kiến nào nhận được sự đồng thuận cao nhất thì thực hiện theo ý kiến đó. HĐ2. Đóng vai: - HS đọc yêu cầu ở SGK - Thảo luận nhóm 2 thực hành đóng vai. - Gọi đại diện các nhóm lên thực hành. - HS , GV nhận xét. HĐ3.Ý kiến của em - HS đọc yêu cầu ở SGK - Thảo luận nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ - Gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình - HS , GV nhận xét. Chốt ý kiến: + Trình bày quyết định một cách rõ ràng, chậm rãi. + Giải thích lí do ra quyết định. + Thông báo cho những người có liên quan. + Trình bày các phương án được xem xét.  HĐ nối tiếp: - Giáo viên nhắc nhở HS nhớ ứng dụng bài học vào thực tế giao tiếp ............................................................................................ Thứ sáu, ngày 22 tháng 12 năm 2017 TOÁN CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách th/h phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số. - Áp dụng để giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra(5’): GV gọi 2 HS lên bảng làm BT 3 tiết 79. - T/c lớp nhạn xét – GVKL. B. Bài mới: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(12’): Hướng dẫn thực hiện phép chia. a. Phép chia 41535 : 195 (tr/h chia hết): - GV: Viết phép chia: 41535 : 195. - GV hương dẫn HS đặt tính và thực hiện phép chia từ trái sang phải. - GV vừa nói vừa viết như SGK– HS theo dõi. GV gọi vài HS nhắc lại cách chia. b. Phép chia 80120 : 245 (tr/h chia có dư): - GV: Viết phép chia 80120 : 245 - GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia như SGK. - Lớp theo dõi – GV lưu ý HS phép chia có dư. HĐ3(16’): Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Đặt tính và tính - HS đọc đề – GV cho HS làm vào vở. - GV bao quát lớp và giúp đỡ HS học còn yếu. - Gọi HS lên làm – T/c nhận xét – GV đánh giá. Bài 2b: Tìm thừa số , số chia chưa biết.HS khá giỏi làm thêm - HS đọc đề – GV gọi HS nhắc lại cách tìm thừa số , số chia chưa biết. - Lớp theo dõi và nhận xét . - Cho HS làm bài – GV gọi HS lên làm – T/c nhận xét. HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (Phương thức tích hợp GDBVMT: Khai thác gián tiếp) I. Mục tiêu: Giúp HS - Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, HS viết được bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: mở bài - thân bài - kết bài. - GD cho HS biết yêu quí và giữ gìn đồ vật. II. Chuẩn bị: - Dàn ý bài văn tả đồ chơi. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra(5’): GV gọi 1 HS đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em. - Lớp nhận xét – GVKL. B. Bài mới: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(6’): Hướng dẫn HS chuẩn bị bài viết. - GV gọi 2 HS đọc đề bài – Gọi 4 HS đọc nối tiếp gợi ý SGK. - Cho HS đọc lại dàn bài của mình – Lớp theo dõi. - Cho HS xây dựng kết cấu 3 phần của bài. - GV nêu câu hỏi gợi ý: H:Em sẽ chọn cách mở bài nào? Trực tiếp hay gián tiếp? - Gọi vài HS nêu – Lớp theo dõi. - Cho HS đọc mở bài mẫu trong SGK. - Cho HS đọc đoạn viết mẫu về thân bài. - Cho HS đọc đoạn văn mẫu về kết bài. - Lớp theo dõi trong SGK. - GV lưu ý HS cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp và kết bài mở rộng hay không mở rộng. - Lớp chú ý lắng nghe để viết bài cho tốt. HĐ3(24’): HS viết bài. - GV cho HS viết bài vào vở. - HS dựa vào dàn bài để viết một bài hoàn chỉnh. - GV nhắc HS lưu ý cách dùng từ, đặt câu. - GV bao quát lớp, y/c HS giữ trật tự và chú ý viết bài. HĐ nối tiếp(3’): - Qua bài học giúp HS có ý thức bảo quản và giữ gìn đồ vật. - GV thu bài của học sinh. ĐỊA LÝ THỦ ĐÔ HÀ NỘI I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội. + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. + Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước. - Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ ( lược đồ ) - Tìm hiểu thông tin về thủ đô của đất nước qua tranh, ảnh, báo chí. - Thêm yêu quý, tự hào về thủ đô, có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thủ đô. * GDBVMT: Giáo dục cho HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 16. vân.doc
Tài liệu liên quan