Giáo án Khối Bốn - Tuần 7

BUỔI CHIỀU

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1; viết đúng một vài tên riêng theo y/c ở BT2.

* Chuẩn bị:

Bản đồ hành chính Việt Nam

II. Nội dung hoạt động dạy và học

1. Kiểm tra bài cũ ( 4’)

 - Gv nêu y/c? Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam? Viết tên, địa chỉ gia đình em ?

 - Gv gọi 1 Hs trả lời, 1 HS viết, tổ chức nhận xét

2. Dạy học bài mới

Hoạt động 1(2’): Gv giới thiệu bài mới - HS theo dõi

 

doc19 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khối Bốn - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước” - Gv chốt các ý, HD Hs rút ra nội dung bài: * Nội dung. Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ và ước mơ của anh chiấn sĩ về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước Hoạt động 4(11’): Luyện đọc diễn cảm- thi đọc - Gv gọi 3 Hs đọc, HD Hs tìm cách nhấn giọng - Gv treo bảng phụ, HD, đọc mẫu- HS luyện đọc trong nhóm đôi - Gv gọi Hs thi đọc, nhận xét Hoạt động nối tiếp ( 4’) Gv chốt nội dung bài, dặn HS luyện đọc ở nhà. TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu. Giúp HS: - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và thử lại - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ II. Nội dung hoạt động dạy và học. 1. Kiểm tra bài cũ ( 5’ ) - 2 HS lên bảng làm BT. - Đặt tính rồi tính. 942301 – 589765 58654 + 654876 - Nhận xét. 2 .Dạy học bài mới Hoạt động 1( 2’): Gv giới thiệu bài mới- HSt heo dõi Hoạt động 2(31’): Hướng dẫn luyện tập - Gv gọi HSs nêu số lượng bài tập, các y/c, Hs làm bài vào vở Bài 1 : Rèn kỹ năng cộng và thử lại bằng phép trừ - Gv gọi HS đọc y/c, HS làm vào vở, Gv quan sát - Gọi 2 Hs làm, tổ chức nhận xét, nêu lại cách làm Bài 2: Rèn kỹ năng trừ và thử lại bằng phép cộng - Gv gọi Hs đọc y/c, Hs làm vào vở, đổi chéo kiểm tra - Gv gọi 2 Hs làm, tổ chức nhận xét, nêu lại cách làm Bài 3: Rèn kỹ năng tìm thành phần chưa biết - Gv gọi Hs đọc y/c, HS làm vào vở- Gv quan sát, chấm một số bài - Gv gọi2 Hs làm, nêu cách làm, tổ chức nhận xét, chốt lại KL: Số hạng = tổng- số hạng kia; Số bị trừ = số trừ + hiệu Hoạt động nối tiếp. - Nhận xét tiết học. ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM TIỀN CỦA(Tiết 1) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, ...trong cuộc sống hàng ngày. * GDKNS. - Kĩ năng bình luận,phê phán việc lãng phí tiền của. - Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của của bản thân. II.Các phương pháp dạy học . - Tự nhủ - Thảo luận nhóm - Đóng vai - Dự án. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 1. Kiểm tra bài cũ ( 4’ ) - Gv nêu y/c? Tại sao trẻ em cần biết bày tỏ ý kiến? Em cần biét bày tỏ ý kiến như thế nào? - gọi 2 Hs trả lời, tổ chức nhận xét 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1(2’): Gv giới thiệu bài mới- HS theo dõi Hoạt động 2(9’): Tìm hiểu, xử lí thông tin - Gv gọi Hs đọc các thông tin, gọi 1 Hs đọc các y/c - Gv chia lớp theo nhóm 4- Hs thảo luận- gọi Hs báo cáo, bổ sung, rút ra KL: “ Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người trong xã hội văn minh” - Gv gọi Hs đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 3(9’): Bài 1-tr12: Rèn kỹ năng bày tỏ ý kiến, thái độ xung quanh vấn đề tiết kiệm tiền của - Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi “ Dơ thẻ”: Gv nêu ý kiến, Hs dơ thẻ - Gv gọi Hs lí giải sự lựa chọn, nhận xét Hoạt động 4(9’): Bài4- tr13: Rèn kỹ năng liệt kê những việc nên làm, và không nên làm để tiết kiệm tiền của - Gv gọi Hs đọc y/c- Hs thảo luận cặp đôi làm, Gv quan sát Gv gọi Hs trình bày, bổ sung, Gv chốt lại. BVMT:Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động nối tiếp( 3’): Gv chốt nội dung bài, dặn Hs chuẩn bị cho tiết 2- Hs theo dõi. Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2017 TOÁN BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa hai chữ - Biết tính gía trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra kỹ năng cộng, trừ và giải toán ( BT-tr37-VBT) - Gv y/c Hs đổi chéo soát bài, gọi 1 Hs làm bài 2, tổ chức nhận xét 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1(2’): Gv giới thiệu bài mới - HS theo dõi Hoạt động 2(5’): Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ VD: Gv gọi Hs đọc, phân tích đề bài, gọi Hs nêu cách làm - Gv kẻ bảng, gọi HS nêu kết quả, Gv ghi bảng Số cá của anh Số cá của em Số cá của anh và em 3 4 0 a 2 0 1 B 3+ 2 4+ 0 0+ 1 a+ b GV chốt lại, giới thiệu biểu thức chứa hai chữ: a+ b - Gv gọi Hs nêu thêm VD, Gv ghi: m+n; a-c Hoạt động 3(6’): Hướng dẫn tính giá trị biểu thức có chứa hai chữ - GV HD cách tính, Hs nêu, Gv ghi bảng Nếu a= 3; b= 2 thì a+ b= 3+2= 5; 5 là một giá trị của biểu thức a+b - GV HD HS rút ra KL: mỗi lần thay chữ bằng số ta nhận được một giá trị của biểu thức a+b Hoạt động 4(20’): Luyện tập- thực hành Bài 1. - Rèn kỹ năng thực hành tính giá trị biểu thức có chứa hai chữ - Gv gọi Hss dọc y/c, Hs làm vào vở, Gv quan sát - Gv gọi 2 Hs làm, nhận xét Bài 2 (a,b). - Rèn kỹ năng tính giá trị biểu thức dạng a- b - Gv gọi Hss đọc y/c, Hs làm vào vở, đổi chéo kiểm tra - Gv gọi 2 Hs làm, tổ chức nhận xét Bài 3(2 cột). - Tiếp tục thực hành tính giá trị biểu thức chứa hai chữ - Gv gọi Hs dọc y/c, Hs làm vào vở, Gv chấm một số bài - Gv gọi 2 Hs làm, tổ chức nhận xét Hoạt động nối tiếp. - Gv chốt nội dung bài. CHÍNH TẢ Nhớ- viết: GÀ TRỐNG VÀ CÁO. I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhớ- viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Làm đúng BT(2) a / b II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ. - Luyện viết một số tiếng ở bài trước và luyện viết từ - Gv y/c Hs đổi chéo kiểm tra báo cáo. Gv đọc , HS viết vở nháp, gọi 1 Hs viết trên bảng : sung sướng, sừng sững, sốt sắng, suy nghĩ, sửa chữa - Tổ chức nhận xét 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1(2’): Gv giới thiệu bài mới- HS theo dõi Hoạt động 2(25’): Hướng dẫn nhớ- viết chính tả a.- Tìm hiểu nội dung đoạn thơ - Gv gọi 3 Hs đọc thuộc lòng, tổ chức đàm thoại? Đoạn thơ muốn khuyên chúng ta điều gì? - HS trả lời, GV chốt lại b.- Hướng dẫn viết từ khó - GV đọc, HS viết vở nháp, gọi 2 Hs viết trên bảng: hồn lạc, phách bay, quắp đuôi, co cẳng, khoái chí, phường gian dối - tổ chức nhận xét c - Nhớ viết chính tả - Gv gọi 1 Hs đọc lại 1 lần sau đó Hs viết bài vào vở, Gv quan sát d - Soát lỗi , chấm bài - Gv y/c Hs đổi chéo soát bài, Gv chấm 1 số bài, nhận xét Hoạt động 3(7’): Hướng dẫn làm bài tập âm, vần Bài 2a. - Rèn kỹ năng điền từ để phân biệt ch/ tr - Gv gọi Hs đọc y/c HS làm vàơ vở, Gv quan sát - Gv treo bảng phụ, gọi Hs điền, tổ chức nhận xét - Gv gọi 1 Hs đcọ lại đoạn văn Bài 3. - Rèn kỹ năng phân biệt nghĩa từ: ý chí, trí tuệ - Gv gọi Hs dọc y/c, Hs thảo luận cặp đôi làm - Gv gọi Hs trả lời, nhận xét Hoạt động nối tiếp. - Gv chốt nội dung bài, dặn HS luyện viết. LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Biết vận dụng các quy tắc đó để viết đúng một số tên riêng Việt Nam ( BT1, BT2,mục III) , tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam.( BT3) II. Chuẩn bị : Bản đồ hành chính Việt Nam III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ. - Gv gọi 2 Hs viết tên và địa chỉ của mình, tổ chức nhận xét 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1(2’): Gv giới thiệu bài mới- HS theo dõi Hoạt động 2(8’): Tìm hiểu , phân tích ngữ liệu( I- Nhận xét) - Gv gọi Hs đọc nhận xét SGK- Gv ghi bảng Tên người: Nguyễn Huệ; Hoàng Văn Thụ; Nguyễn Thị Minh Khai... Tên địa lí: Trường Sơn; Sóc Trăng; Vàm Cỏ Tây... - Gv tổ chức đàm thoại rút ra cách viết : Víêt hoa chữ cái đầu mỗi tiếng. Hoạt động 3(4’) : Rút ra ghi nhớ(SGK-tr68) - Gv gọi Hs đọc ghi nhớ SGK - Gv y/c Hs viết 5 tên người, 5 tên địa lí Việt Nam, nhận xét Hoạt động 4(18’) : Luyện tập- thực hành Bài1: Rèn kỹ năng viết tên, địa chỉ của em - Gv gọi Hs đọc- y/c , Hs làm vào vở, đổi chéo kiểm tra - Gọi 2 Hs làm trên bảng, nhận xét Bài2. Rèn kỹ năng viết tên xã, huyện tỉnh em ở - Gv gọi Hs đọc y/c, Hs làm vào vở, 1 Hs viết trên bảng - HS đồi chéo kiểm tra, nhận xét, nêu lại cách viết Bài 3. Rèn kỹ năng viết tên các danh lam, thắng cảnh - Gv treo bản đồ , gọi Hs nêu,chỉ một số địa danh- Hs viết vào vở, gọi 1 Hs viết trên bảng, Gv chấm một số bài, nhận xét Hoạt động nối tiếp. - Gv chốt nội dung bài, dặn HS luyện làm ở nhà- HS theo dõi. ÔN TOÁN ÔN TẬP VỀ BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA I.Mục tiêu: - Củng cố ghi nhớ và đọc thuộc lòng bảng nhân, bảng chia - Vận dụng làm bài tập II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra đọc bảng nhân, bảng chia của 1 số HS - Bảng nhân: KT em Khánh, Bảo Linh, Mỹ - Bảng chia: Kiểm tra em Dũng, Phi, Lường Minh Anh - Tổ chức cho cả lớp đọc đồng thanh vài lượt Hoạt động 2: - Tổ chức cho HS làm bài tập để ghi nhớ bảng nhân, bảng chia. Bài tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính: a) 10987 x 6 b) 98765 x 9 c) 200065 x 7 Bài 2: Đặt tính rồi tính: a) 9720 : 3 b) 54905 : 5 c) 87604 : 4 - Tổ chức chữa bài, nhận xét 3. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về tiếp tục đọc thuộc bảng nhân, bảng chia. ........................................................................................................... Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2017 TẬP ĐỌC Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI I. Mục tiêu : Giúp HS  - Đọc rành mạch một đoạn kịch ; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên. - Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. ( trả lời được câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK) II. Nội dung hoạt động dạy- học. 1. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra đọc bài : Trung thu độc lập - Gv gọi 2 Hs đọc , nêu nội dung bài, tổ chức nhận xét 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1(2’): Gv giới thiệu bài mới- HS theo dõi Hoạt động 2(32’): Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 1- Màn 1: Trong công xưởng xanh Gv giới thiệu , ghi tên Luyện đọc: GV HD , đọc mẫu, GV HD HS phân 3 đoạn - Gv gọi Hs đọc nối tiếp( 3 lượt) kết hợp sửa chính âm, ngắt nghỉ, hỏi từ khó Tìm hiểu nội dung màn 1 - Gv y/c Hs đọc lướt, tổ chức đàm thoại câu 1,2, Hd rút ra nội dung : Những phát minh của các bạn thể hiện ước mơ của con người 2- Màn 2 : Trong khu vườn kỳ diệu a. GV giới thiêu, ghi tên b.Luyện đọc: GV HD , đọc mẫu, HD Hs luyện đọc theo vai - Gv gọi Hs đọc theo vai( 3 lượt) kết hợp sửa chính âm, ngắt nghỉ, hỏi từ khó c. Tìm hiểu nội dung màn 2: - Gv y/c Hs đọc lướt, tổ chức đàm thoại câu3,4, Hd rút ra nội dung : Những trái cây kỳ lạ ở vương quốc Tương Lai Hoạt động 3: Thi đọc diễn cảm theo vai - Gv treo bảng phụ, HD, Hs luyện đọc trong nhóm đôi - Gv gọi Hs đọc theo vai, tổ chức nhận xét Hoạt động nối tiếp - Gv chốt nội dung bài, gọi Hs nhắc lại nội dung các màn kịch - Gv dặn Hs luyện đọc , chuẩn bị bài sau- HS theo dõi TOÁN TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tính chất giao hoán của phép cộng - Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính. II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ( 4’) - Kiểm tra kỹ năng tính giá trị biểu thức có chứa hai chữ . - Gv y/c Hs đổi chéo kiểm tra, gọi 1 Hs làm bài 2a VBT, tổ chức nhận xét 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1(2’): Gv giới thiệu bài mới- Hs theo dõi Hoạt động 2(7’): Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng - Gv kẻ bảng, nêu các giá trị của a,b, gọi Hs nêu kết quả- Gv ghi bảng a 20 350 b 30 250 a+b 20+30= 50 350+250= 600 b+a 30+20= 50 250+350= 600 - Gv y/c Hs nhận xét kết quả của các phép tính, HD HS rút ra KL: Giá trị của a+b và b+a luôn luôn bằng nhau. Gv ghi bảng: a+b = b+ a Hoạt động 3(3’): Rút ra ghi nhớ( SGKtr42) - Gv gọi Hs đọc ghi nhớ SGK. - Gv gọi Hs nêu thêm VD, nhận xét Hoạt động 4(20’): Luyện tập- thực hành Bài 1. Rèn kỹ năng củng cố tính chất giao hoán - Gv gọi Hs nêu y/c, Hs làm vào vở, đổi chéo kiểm tra - GV gọi Hs nêu kết quả, nhận xét Bài 2. Rèn kỹ năng điền số thích hợp vào ô trống - Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi: “ Ai nhanh- ai đúng” - Gv tổ chức cho Hs nhận xét Hoạt động nối tiếp. -GV nhận xét tiết học KỂ CHUYỆN LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG I. Mục tiêu: Giúp HS. - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK) ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng ( do GV kể) - Hiểu được ý nghiã câu chuyện : những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. * Chuẩn bị: Bộ tranh của câu chuyện II. Nội dung hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ.( 4’ ) - Kiểm tra luyện kể chuyện có nội dung về lòng tự trọng - Gv gọi 1 Hs kể,nêu ý nghĩa, tổ chức nhận xét 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1(2’): Gv giới thiệu bài mới- Hs theo dõi Hoạt động 2(6’): Kể mẫu - Gv kể lần 1- Hs theo dõi, Gv kể lần 2, kết hợp chỉ tranh - Hs theo dõi Hoạt động 3(25’): Hướng dẫn luyện kể chuyện a) Luyện kể trong nhóm - Gv gọi Hs đọc lời chú giải dưới tranh - Gv chia lớp theo nhóm 4 - HS luyện kể trong nhóm - Gv quan sát, giúp đỡ b) Thi kể trước lớp - Gv gọi Hs kể từng đoạn theo tranh, tổ chức nhận xét - Gv gọi Hs kể cả câu chuyện, tổ chức nhận xét - Gv HD HS kể tiếp đoạn kết - HS thảo luận cặp đôi kể - Gv gọi HS kể đoạn kết, tổ chức nhận xét c)Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - Gv tổ chức đàm thoại rút ra ý nghĩa, gọi Hs nhắc lại - Gv chốt lại - Hs theo dõi. BVMT: Giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống của con người Hoạt động nối tiếp. ( 3’) Gv chốt nội dung bài, dặn Hs luyện kể ở nhà . BUỔI CHIỀU LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. Mục tiêu: Giúp HS: - Vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1; viết đúng một vài tên riêng theo y/c ở BT2. * Chuẩn bị: Bản đồ hành chính Việt Nam II. Nội dung hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ ( 4’) - Gv nêu y/c? Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam? Viết tên, địa chỉ gia đình em ? - Gv gọi 1 Hs trả lời, 1 HS viết, tổ chức nhận xét 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1(2’): Gv giới thiệu bài mới - HS theo dõi Hoạt động2(32’) Hướng dẫn luyện tập Bài 1. Rèn kỹ năng phát hiện và viết lại cho đúng tên riêng trong bài ca dao - Gv gọi Hs đọc y/c - Hs thảo luận cặp đôi phát hiện lỗi sai - Hs làm vào vở, Gv gọi 1 Hs viết trên bảng, tổ chức nhận xét - Gv tổ chức đàm thoại? Bài ca dao cho ta biết điều gì? - Hs trả lời - Gv chốt lại - Hs theo dõi Bài 2. Rèn kỹ năng viết tên tỉnh, thành phố, danh lam , thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng - Gv gọi Hs đọc y/c, cả lớp đọc thầm - Gv treo bản đồ, chia lớp thành 6 nhóm, Gv tổ chức cho Hs thi đố vui theo 6 nhóm, - tổ chức nhận xét - HS ghi vào vở - Gv quan sát, chấm một số bài, nhận xét Hoạt động nối tiếp. (3’) - Gv chốt nội dung , dặn Hs viết 1 đoạn văn gt về một địa danh mà em biết. KĨ THUẬT KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG( Tiết 2) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau . Đường khâu có thể bị dúm. * Chuẩn bị: - Mẫu khâu - Bộ đồ kỹ thuật khâu, thêu II. Nội dung hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ.( 4’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Gv y/c Hs kiểm tra chéo , báo cáo 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1(2’): Gv giới thiệu bài mới- HS theo dõi Hoạt động 2( 24’): Thực hành khâu - Gv gọi Hs nêu lại quy trình khâu, cả lớp theo dõi - Gv chốt lại và lưu ý Hs 3 bước của quy trình khâu - HS thực hành làm: - Vạch dấu đường khâu, khâu lược, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường - Gv quan sát , giúp đỡ HS làm Hoạt động 3(4’): Nhận xét- đánh giá - Gv tổ chức cho Hs trưng bày kêt quả theo 3 tổ, nhận xét chéo - Gv tổ chức cho Hs bình chọn bài làm đẹp Hoạt động nối tiếp.( 4’) - Tổng kết tiết học. - Bình chọn sản phẩm đẹp nhất, tuyên dương ÔN TIẾNG VIỆT ÔN TẬP CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM I.Mục tiêu: - Củng cố cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Ghi nhớ cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam - Gọi vài HS nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam - GV nhắc lại để củng cố - HS đọc lại ghi nhớ trong SGK Hoạt động 2: Thực hành viết tên người, tên địa lý Việt Nam - GV đọc một số tên người, tên địa lý Việt Nam cho HS chép vào bảng con: Lang Chánh; Cà Mau; Hà Nam; Bình Thuận; Nguyễn Văn Trỗi; Nguyễn Ái Quốc; Côn Đảo; Vũng Tàu; Trường Sa; Hoàng Sa,.... - Tổ chức cho HS nhận xét - Nhắc nhở 1 số em còn viết sai 3. Hoạt động tiếp nối: - 1 em nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lý VN - Nhận xét tiết học - Dặn HS ghi nhớ để thực hành viết đúng ................................................................................................... Thứ năm ngày 19 tháng10 năm 2017 TOÁN BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa ba chữ - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ . * Chuẩn bị: Bảng phụ cho VD - tr43 II. Nội dung hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra kỹ năng áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng( VBT-tr39) - Gv y/c Hs đổi chéo kiểm tra, gọi 1 Hs làm bài 2a, tổ chức nhận xét 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1(2’): Gv giới thiệu bài mới- HS theo dõi Hoạt động 2(5’): Giới thiệu biểu thức có chứ ba chữ - Gv gọi Hs đọc VD-tr43- GV HD HS phân tích VD, nêu cách làm - Gv treo bảng phụ, gọi Hs nêu kết quả, Gv ghi bảng, Số cá của An Số cá của Bình Số cá của Cường Số cá của cả 3 người 2 5 1 a 3 1 0 B 4 0 2 C 2+3+4 5+1+0 1+0+2 a+b+c GV chốt lại và giới thiệu: a+b+c được gọi là biểu thức có chứa 3 chữ - Gv gọi Hs nêu thêm 1 số VD khác: m + n - p; a : c - d.; k + p : q Hoạt động 3(6’): Hướng dẫn tính giá trị biểu thức chứa 3 chữ - GV HD HS tính- Hs nêu,. Gv ghi bảng: Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9. 9 là một giá trị của biểu thức a+b+c - HD HS rút ra KL: Mỗi lần thay chữ bằng số ta được một giá trị của biểu thức a+b+c. Gọi Hs nhắc lại Hoạt động 4(20’): Luyện tập- thực hành Bài 1.Rèn kỹ năng tính giá trị biểu thức a+b+c - Gv gọi Hs đọc y/c, Hs làm vào vở, đổi chéo kiểm tra - Gv gọi 2 Hs làm, tổ chức nhận xét Bài 2. Rèn kỹ năng tính giá trị biểu thức a xbxc - Gv gọi Hs đọc y/c, Hs làm vào vở , gọi Hs làm, nhận xét - Gv gọi Hs đọc y/c, Hs làm vào vở, Gv chấm 1 số bài, nhận xét. Hoạt động nối tiếp. - GV nhận xét tiết học. ĐỊA LÍ MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu : Giúp HS biết : - Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống( Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh....) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta. - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên: (Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy). II. Chuẩn bị : Một số tranh ảnh về nhà ở, trang phục ở Tây Nguyên III. Các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ. ( 4’) - Nêu đặc điểm tự nhiên ở Tây Nguyên : địa hình, khí hậu - Gv nêu y/c, gọi 2 Hs trả lời, tổ chức nhận xét 2- Dạy học bài mới Hoạt động 1(2’): Gv giới thiệu bài mới- HS theo dõi Hoạt động 2(9’): Tìm hiểu các dân tộc ở Tây Nguyên - Gv y/c Hs đọc thầm, quan sát tranh ảnh - Gv gọi Hs kể ten, bổ sung, Gv chép bảng : Gia-rai, Ê- đê, Ba-na... Hoạt động 3(9’) : Tìm hiểu về nhà Rông ở Tây Nguyên - GV y/c Hs quan sát tranh, mô tả trong nhóm đôi - Gv gọi Hs mô tả, bổ sung, Gv chốt lại: Đây là nơi sinh hoạt tập thể của buôn làng Hoạt động 4(9’): Tìm hiểu về trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên - Gv nêu y/c, chia lớp theo nhóm 4, các nhóm thảo luận làm - Gv gọi các nhóm báo cáo, bổ sung - Gv chốt lại KL: Người dân mặc đơn giản , đeo vòng bạc. Lễ hội tố chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. Hoạt động nối tiếp. - Gv chốt nội dung bài, gọi Hs đọc ghi nhớ - Gv dặn Hs tìm hiểu thêm- Hs theo dõi TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: Giúp HS. - Dựa trên hiểu biết về đoạn văn đã học , bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn ( đã cho sẵn cốt truyện) * Chuẩn bị: - Vở BTTV . II. Nội dung hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ. ( 4’) - Kiểm tra luyện kể chuyện : Ba lưỡi rìu - Gv y/c Hs đổi chéo kiểm tra, gọi 1 Hs kể, tổ chức nhận xét 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1(2’) : Gv giới thiệu bài mới - HS theo dõi Hoạt động 2(32’): Hướng dẫn luyện tập Bài1: Tìm hiểu cốt truyện : “ Vào nghề ” - Gv gọi Hs đọc y/c, cả lớp đọc thầm, Gv nêu y/c ? Gồm mấy đoạn? Sự việc chính của từng đoạn? - HS thảo luận cặp đôi làm - Gv gọi Hs trình bày, tổ chức nhận xét, rút ra KL: Mỗi đoạn mang một sự việc chính Bài 2: Rèn kỹ năng dựa vào sự việc chính để xây dựng đoạn văn hoàn chỉnh - Gv gọi Hs đọc y/c, gọi Hs đọc nối tiếp 4 đoạn chưa hoàn chỉnh - Gv tổ chức đàm thoại rút ra KL: Đoạn1: Thêm phần mở đầu, diễn biến Đoạn2: Thêm phần diễn biến Đoạn3:Thêm phần mở đầu, kết thúc Đoạn4: Thêm phần mở đầu , kết thúc - Gv y/c Hs làm theo nhóm 4, Gv chia y/c, Hs làm, vài nhóm ghi giấy to, Gv quan sát - Gv gọi các nhóm trình bày, tổ chức nhận xét - Gv gọi 4 Hs đọc nối tiếp 4 đoạn hoàn chỉnh Hoạt động nối tiếp. - Gv chốt nội dung bài, dặn HS làm với các đoạn còn lại - HS theo dõi HĐNGLL TRÒ CHƠI DÂN GIAN ( Tự chọn) Trò chơi dân gian "Cướp cờ" 1.Mục tiêu: + Rèn luyện sự khéo léo, nhamh nhẹn, nhanh tay, nhanh mắt + GD HS yêu thích caccs trò chơi dân gian. 2. Chuẩn bị: + Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ. + Một vòng tròn. + Vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội. 3. Phổ biến cách chơi: + Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5 các bạn phải nhớ số của mình. + Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. + Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về. + Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số. 4. Phổ biến luật chơi: + Khi đang cầm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc. + Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc. + Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua. + Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua. + Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa + Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ + Người chơi tìm cách lừa đối phương để mang cờ về, lựa chọn sân bãi phù hợp để tránh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn. + Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau. 5. Tổ chức chơi và tổng kết: + HS chơi + Tuyên dương tập thể và cá nhân chơi có kỉ luật, nhanh nhẹn, khéo léo. .......................................................................................... Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2017 TOÁN TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tính chất kết hợp của phép cộng - Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất két hợp của phép cộng trong thực hành tính. II. Nội dung hoạt động dạy và học. 1. Kiểm tra bài cũ. ( 4’) - Kiểm tra kỹ năng tính giá trị biểu thức có chứa 3 chữ( VBT-tr40) - Gv y/c Hs đổi chéo kiểm tra, gọi 1 Hs làm bài 2a, tổ chức nhận xét 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1(2’): Gv giới thiệu bài mới- HS theo dõi Hoạt động 2(8’): Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng - Gv gọi Hs đọc y/c, Gv ghi: So sánh : ( a+b)+c và a+(b+c) - Gv treo bảng phụ - HS nháp bài, nêu kết quả, Gv ghi bảng A b C (a+b)+c a+(b+c) 5 4 6 (5+4)+6= 15 5+(4+6)= 15 35 15 20 (35+15)+20=70 35+(15+20)=70 28 49 51 (28+49)+51=128 28+(49+51)=128 - Gv tổ chức cho Hs so sánh, nhận xét kết quả, rút ra KL: Ta thấy giá trị của (a+b)+c và a+(b+c) luôn bằng nhau. Gv ghi: (a+b)+c = a+(b+c) Hoạt động 3(3’): Rút ra ghi nhớ - Gv gọi Hs đọc ghi nhớ (SGK-trr45) - Gv HD Hs phần chú ý: a+b+c = (a+b)+c = a+(b+c) Hoạt động 4(20’): Hướng dẫn luyện tập Bài 1.a) (dòng 2,3) ; b) (dòng 1,3) Rèn kỹ năng tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất - Gv gọi Hs đọc y/c, Hs làm vào vở - Gọi Hs làm, nêu cách làm, tổ chức nhận xét Bài 2.Rèn kỹ năng giải toán hợp có liên quan đến tính chất kết hợp của phép cộng - Gv gọi Hs đọc, phân tích đề bài, Hs làm vào vở - Gv gọi 1 Hs giải, tổ chức nhận xét, nêu lại cách làm Hoạt động nối tiếp. - Gv chốt nội dung bài. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. Mục tiêu : Giúp HS. - Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng ; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. *GDKNS - Tư duy sáng tạo; phân tích, phán đoán. - Thể hiện sự tự tin, hợp tác. II.Các phương pháp dạy học - Làm việc theo nhóm Chia sẻ thông tin. Trình bày 1 phút Đóng vai. * Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý III. Nội dung hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra luyện viết đoạn văn kể chuyện : Truyện : Vào nghề - Gv y/c Hs đổi chéo kiểm tra, gọi 2 Hs đcọ, tổ chức nhận xét 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1(2’): GV giới thiệu bài mới- Hs theo dõi Hoạt động 2(30’): Hướng dẫn làm bài tập( tr75) - Gv gọi 2 Hs đọc đề bài - Gv ghi đề bài - Gv tổ chức đàm thoại tím các từ trọng tâm, gọi Hs trình bày, Gv gạch chân: giấc mơ, bà tiên , 3 điều ước, trình tự thời gian - Gv treo bảng phụ, gọi Hs đọc các câu hỏi gợi ý - Gv

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 7 Vân.doc