Giáo án Khối Bốn - Tuần 9

BUỔI CHIỀU

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ĐỘNG TỪ

I. Mục tiêu: Giúp HS

- Hiểu thế nào là động từ: là từ chỉ hoạt động, trạng thái, của người, sự vật, hiện tượng.

- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ để ghi BT2.

III. Các hoạt động dạy học:

A/ Kiểm tra:(4’) Kiểm tra HS làm BT4 (MRVT: Ước mơ)

-GV nhận xét.

B/ Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’)

Hoạt động 2: Tìm hiểu phân tích ngữ liệu (10’)

- GV yêu cầu HS đọc mẫu đoạn văn - thảo luận cặp đôi

- GV yêu cầu HS nêu : nghĩ , nhìn , đổ , bay , thấy.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khối Bốn - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời giờ.Vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ. - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hàng ngày một cách hợp lí. II.Các kĩ năng sống được GD: - Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá. - Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sự dụng thời gian hiệu quả. - Kĩ năng quản lý thời gian sinh hoạt và học tập hàng ngày. - Kĩ năng bình luận phê phán việc lãng phí thời gian III. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra (5’) : GV nêu câu hỏi : Thế nào là tiết kiệm tiền của? GV gọi 1 HS trả lời – Lớp nhận xét – GV đánh giá. B/ Bài mới: Hoạt động 1(2’) : GV giới thiệu bài – HS theo dõi. Hoạt động 2 (8’) : Kể chuyện - Một phút trong SGK - GV Kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Một phút” (có tranh minh họa). Hỏi : + Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào ? Chuyện gì đã xảy ra với Michia. Sau chuyện đó, Michia đã hiểu ra điều gì ? + Em rút ra điều gì từ câu chuyện của Michia ? - GV cho HS thảo luận – Gọi HS trả lời – Lớp nhận xét. - GV kết luận: Mỗi phút đều đáng quý, chúng ta phải biêt quý trọng thời giờ. Hoạt động 3 (8’) : Thảo luận nhóm (BT2 SGK). - GV chia lớp thành ba nhóm . - HS đọc y/c – GV cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống viết vào giấy. - Đại diện nhóm trình bày – Lớp nhận xét – GV bổ sung. Hoạt động 4 (8’) : Bày tỏ thái độ ( B Tập 3 SGK) - GV cho HS đọc yêu cầu - HS thảo luận cặp đôi. - GV gọi HS trả lời lớp nhận xét – GV chốt ý. - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK C.HĐ nối tiếp: (3’) HS tự liên hệ việc tiết kiệm thời giờ. ...................................................................................... Thứ ba, ngày 31 tháng 10 năm 2017. TOÁN HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. Mục tiêu: Giúp HS: - Có biểu tượng về hai đường thẳng song song. - Nhận biết được hai đường thẳng song song . II. Chuẩn bị: - Thước thẳng, ê-ke (dùng cho GV & HS). III. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra (5’) :GV gọi 1 HS lên bảng kẻ hai đường thẳng vuông góc. -Lớp nhận xét. GV chốt B/ Bài mới: A Hoạt động1(2’) : GV giới thiệu bài - HS theo dõi Hoạt động 2 (12’) : Giới thiệu hai đường thẳng song song. - GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng kéo dài hai C D cạnh AB và CD về hai phía - GV chỉ và cho HS biết : Hai đường thẳnh AB và DC là hai đường thẳng song song với nhau - Tương tự cho HS vẽ hai cạnh AD và BC – Cho HS nhận xét. - GV chốt ý: Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau. - GV lấy VD một số hình ảnh có hai đường thẳng song song. Cho HS quan sát Hoạt động 3 (18’): Luyện tập thực hành Bài 1: - GV: Vẽ h. chữ nhật ABCD, sau đó chỉ cho HS thấy rõ 2 cạnh AB & CD là 1 cặp cạnh song song với nhau. - GV: Ngoài cặp cạnh AB & CD trg h.chữ nhật ABCD còn cặp cạnh nào song song với nhau? - Gọi HS nêu : Cạnh AD // BC. T/c nhận xét - GV: Vẽ h.vuông MNPQ & y/c HS tìm các cặp cạnh song song với nhau có trg hình. Bài 2: - GV: Y/c HS đọc đề. - GV: Y/c qsát hình thật kĩ & nêu các cạnh song song với cạnh BE. - GV: Có thể y/c HS tìm các cạnh song song với AB (hoặc BC, EG, ED). Bài 3a: - GV: Y/c HS qsát kĩ các hình trg bài. -Trg hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau? Cặp cạnh nào vuông góc? - HS: Qsát hình và nêu – T/c nhận xét C. HĐ nối tiếp: (3’) GV chốt ND – Nhận xét tiết học CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT: THỢ RÈN I. Mục tiêu: Giúp HS - Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng khổ thơ và dòng thơ 7 chữ. - Làm đúng các bài tập 2 (a/b). II. Chuẩn bị: GV chép sẵn BT2a lên bảng lớp. III. Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra: (5’) - Kiểm tra 2 HS viết trên bảng lớp. GV đọc cho HS viết: đắt rẻ, dấu hiệu, chế diễu - HS còn lại viết vào giấy nháp, nx bài trên bảng. B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’) GV giới thiệu bài - HS theo dõi Hoạt động 2 (25’): Hướng dẫn HS nghe - viết: a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết: GV đọc toàn bài thơ Thợ rèn. HS theo dõi Cho HS đọc thầm lại bài thơ. Hỏi: Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn? (Sự vất vả, niềm vui trong lao động của người thợ rèn). Cho HS luyện viết một số từ ngữ dễ viết sai: thợ rèn, quệt, bụi, quai HS nêu cách trình bày bài thơ. b/ GV đọc cho HS viết chính tả: GV đọc từng câu hoặc cụm từ - HS viết chính tả. GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt. -HS soát lại bài. c/ Chấm chữa bài GV chấm 5 -> 7 bài. GV nêu nhận xét chung. Hoạt động 3 (8’) : Hướng dẫn HS làm bài tập: - Cho HS đọc yêu cầu đề bài 2a - Cho HS làm bài. GV yêu cầu HS tiếp nối nhau chữa bài trên bảng. - T/c lớp nhận xét. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. C. HĐ nối tiếp : (2’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS viết chưa đẹp về nhà luyện viết lại bài. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ ƯỚC MƠ I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. - Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước,bằng tiếng mơ (BT1,2); ghép được các từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ (BT4), hiểu được ý nghĩa hai thành ngữ thuộc chủ điểm (BT5a,b). II. Chuẩn bị: Giấy to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: A- Kiểm tra(5’) GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: + HS 1: Em hãy nêu nội dung cần ghi nhớ ở bài Dấu ngoặc kép. + HS 2 + HS 3: Mỗi em cho một ví dụ về một trường hợp sử dụng dấu ngoặc kép. B- Bài mới : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (2’) Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập (30’) : Bài tập 1: Tìm từ cùng nghĩa với từ ước mơ trong bài Trung thu độc lập. - Cho HS đọc yêu cầu của BT1. - HS làm bài cá nhân, nêu miệng kq. - Lớp cùng GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. Từ cùng nghĩa với từ ước mơ: mơ tưởng, mong ước. Bài tập 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với ước mơ. - Cho HS đọc yêu cầu của BT2. - GV tổ chức trò chơi Tiếp sức: 3 nhóm, mỗi nhóm 4 em lên tìm từ. Nhóm nào tìm được nhiều và nhanh thi thắng cuộc. - GV tổ chức cho lớp nhận xét và chốt lại. + Từ bắt đầu bằng tiếng ước: ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng + Từ bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng Bài tập 3: Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ thể hiện sự đánh giá. - Cho HS đọc yêu cầu của BT3. - Cho HS thảo luận nhóm 4 làm bài. GV phát giấy khổ to cho 3 nhóm làm vào giấy. - HS thảo luận làm bài và trình bày kết quả - T/c nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ chính đáng. Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ. Đánh giá thấp: ước mơ viễn vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. Bài tập 4: Nêu VD mịnh hoạ về một loại ước mơ nói trên. - Cho HS đọc yêu cầu của BT4. - GV giao việc: Mỗi em tìm ít nhất một ví dụ minh hoạ về ước mơ nói trên. Để làm được bài tập này, các em đọc gợi ý 1 trong bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc (tr. 80) - Cho HS làm bài - trình bày kết quả. - GV nhận xét + chốt lại những ước mơ đúng mà các em đã tìm được. Bài tập 5: Nêu được ý nghĩa hai thành ngữ thuộc chủ điểm (Câu c, d: không bắt buộc). - Cho HS đọc yêu cầu của BT5 + đọc 4 câu thành ngữ a,b,c,d. - Cho HS điều mình mơ ước. + Ước sao được vậy: đồng nghĩa với câu trên. + Ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường. + Đừng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái hiện tại đang có, lại mơ tưởng tới cái khác chưa phải là của mình. C. HĐ nối tiếp : (3’) - GV chốt nd bài, nx tiết học. - Yêu cầu nhớ các từ đồng nghĩa với từ ước mơ. ÔN TOÁN ÔN TẬP VỀ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VÀ HAI ĐƯỜNG THĂNG SONG SONG I. Mục tiêu: - Củng cố về cách nhận biết về hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song bằng êke - Thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song II. Các hoạt động dạy học: 1 Hoạt động 1: Củng cố nhận biết 2 đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song bằng êke. - GV vẽ hình lên bảng, gọi HS lên dùng êke kiểm tra và nêu kết luận về 2 đường thẳng vuông góc và song song - Tổ chức cho HS nhận xét - Gọi HS lấy ví dụ minh họa 2. Hoạt động 2: Thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song - Tổ chức cho HS thực hành trong vở BT toán - GV theo dõi, giúp đỡ, uốn nắn cách vẽ cho HS - HS đổi chéo vở KT 3. Hoạt động tiếp nối : - GV củng cố lại bài - Dặn HD về ôn bài ...................................................................................................... Thứ tư, ngày 1 tháng 11 năm 2017. TẬP ĐỌC ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI- ĐÁT I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết đọc diễn cảm bài văn, phân biệt lời các nhân vật (lời xin khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi- ô- ni- đốt). - Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. Chuẩn bị: Sử dụng tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: A- Kiểm tra(5’) Gọi HS lên bảng, GV nhận xét. HS 1: Em hãy đọc đoạn 1 bài Thưa chuyện với mẹ và trả lời câu hỏi sau: Cương xin học nghề rèn để làm gì? HS 2: Đọc đoạn 2 + trả lời câu hỏi: Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? B- Bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (2’) Có những điều ước thật là cao cả. Nhưng cũng có những điều ước mà khi điều ước đó thành hiện thực lại làm cho chính người ước hoảng hốt. Đó là trường hợp của vua Mi-đát trong bài tập đọc Điều ước của vua Mi-đát hôm nay chúng ta học Hoạt động 2 : Luyện đọc - Đọc mẫu (10’) - 1 HS khá giỏi đọc toàn bài. - GV cho HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn ba lượt. + Đ1: Từ đầu đến sung sướng hơn thế nữa! + Đ2: Tiếp cho tôi được sống. + Đ3: Còn lại. - Cho HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn. - 1 HS đọc to mục chú thích và giải nghĩa, lớp đọc thầm. - GV giải nghĩa thêm các từ: khủng khiếp (hoảng sợ ở mức cao), phán (vua chúa) truyền bảo hay ra lệnh. - HS đọc thầm trong nhóm bàn. - GV đọc mẫu toàn bài – HS theo dõi Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài (12’) * Đoạn 1 - Cho HS đọc thầm SGK. GV nêu câu hỏi: + Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì? + Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? - GV gọi HS trả lời – T/c nhận xét, rút ra ý chính: Ý1: Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện. * Đoạn 2: Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi: H: Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước? - GV gọi HS trả lời –T/c nhận xét, rút ra ý chính. Ý2 : Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp trong điều ước của mình. * Đoạn 3: Cho HS đọc thầm đoạn 3- trả lời câu hỏi: H: Vua Mi-đát đã hiểu ra điều gì? (Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam). - Cho HS thảo luận trả lời – T/c nhận xét rút ra ý chính Ý3 : Vua Mi-đát rút ra bài học - HS luyện đọc bài – Thảo luận rút ra ND bài Ý nghĩa : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. Hoạt động 4 : HDHS đọc diễn cảm (8’) - GV cho HS luyện đọc – Tìm giọng đọc - GV cho HS thi đọc diễn cảm. - T/c nhận xét bình chọn bạn đọc tốt nhất. C. HĐ nối tiếp: (3’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà luyện đọc bài. TOÁN VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết sử dụng thước thẳng & ê-ke để vẽ 1 đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước & vg góc với 1 đường thẳng cho trc. - Biết vẽ đường cao của tam giác. II. Chuẩn bị: - Thước thẳng, ê-ke (dùng cho GV & HS). III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra : GV kiểm tra đồ dùng – Dụng cụ học tập của HS B. Bài mới : Hoạt động1 (2’) : GV giới thiệu bài – HS theo dõi Hoạt động 2 (14’) : Vẽ đường thẳng vuông góc * Hdẫn vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm & vg góc với 1 đường thẳng cho trc: - GV: Th/hành các bc vẽ như SGK, vừa thao tác vừa nêu cách vẽ cho cả lớp qsát: + Đặt 1 cạnh góc vg của ê-ke = với đng thẳng AB. + Chuyển dịch ê-ke trượt theo đng thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê-ke gặp điểm E. Vạch 1 đng thẳng theo cạnh đó thì đc đng thẳng CD đi qua E & vg góc với đng thẳng AB. C -HS: Theo dõi th/tác của GV - GV: Tổ chức cho HS th/hành vẽ: + Y/c HS vẽ đng thẳng AB bkì. A E B + Lấy điểm E trên đng thẳng AB (hoặc nằm ngoài đng thẳng AB). D + Dùng ê-ke để vẽ đng thẳng CD đi qua điểm E & vg góc với AB. - HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn. Hoạt động 3 (14’) :Hướng dẫn thực hành Bài 1: - GV: Y/c HS đọc đề sau đó vẽ hình. - GV: Y/c HS cả lớp nxét, sau đó y/c 3HS lên lần lượt nêu cách th/h vẽ đng thẳng AB của mình. - GV T/c Nxét & cho điểm HS. Bài 2: - GV: Y/c HS đọc đề. - Hỏi: Đường cao AH của h.tam giác ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của h.tam giác ABC, vg góc với cạnh nào của h.tam giác ABC? - Y/c HS vẽ hình, sau đó nxét, y/c 3HS lên nêu cách th/h vẽ đng cao AH của mình. - GV: Nxét & cho điểm HS. C. HĐ nối tiếp: (3’) - GV nhận xét tiết học –Dặn dò HS KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu: Giúp HS - Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý. - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. II.Các kĩ năng sống cần GD: - Thể hiện sự tự tin. - Lắng nghe tích cực - Đặt mục tiêu. - Kiên định. - Đóng vai. III. Các hoạt động dạy học: A .Kiểm tra(5’) Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Hỏi: Em hãy kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp, nói ý nghĩa câu chuyện. Bài mới : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (2’) Hoạt động 2 : Tìm hiểu yêu cầu của đề bài (2’) - Cho HS đọc đề bài và gợi y ù1. - GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài. Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè,người thân. - GV: Các em chú ý: Câu chuyện các em kể phải là ước mơ có thực, nhân vật trong chuyện chính là các em hoặc bạn bè,người thân. Hoạt động 3 : Gợi ý kể chuyện (4’) - Cho HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 2. + Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. + HS nối tiếp nhau nói về đề tài KC và hướng xây dựng cốt truyện của mình. - Cho HS đọc gợi ý 3: Cho HS nối tiếp nhau nêu tên câu chuyện của mình. - GV lưu ý HS: Khi kể câu chuyện em đã chứng kiến,em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em). Hoạt động 4 : Thực hành kể chuyện (15’) a/ Cho HS kể chuyện theo cặp. - Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về ước mơ của mình - GV theo dõi,hướng dẫn,góp ý. b/ Cho HS thi kể chuyện:- GV nêu tiêu chí đánh giá bài KC. - Cho HS thi kể chuyện trước lớp. -Lớp nhận xét C. HĐ nối tiếp(2’): - GV nhận xét tiết học. BUỔI CHIỀU LUYỆN TỪ VÀ CÂU ĐỘNG TỪ I. Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu thế nào là động từ: là từ chỉ hoạt động, trạng thái, của người, sự vật, hiện tượng. - Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ. II. Chuẩn bị: Bảng phụ để ghi BT2. III. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra:(4’) Kiểm tra HS làm BT4 (MRVT: Ước mơ) -GV nhận xét. B/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’) Hoạt động 2: Tìm hiểu phân tích ngữ liệu (10’) - GV yêu cầu HS đọc mẫu đoạn văn - thảo luận cặp đôi - GV yêu cầu HS nêu : nghĩ , nhìn , đổ , bay , thấy. - Lớp nhận xét. GV chốt ND. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận. - Rút ra ghi nhớ (SGK): GV gọi HS đọc ghi nhớ. - Cho HS nêu ví dụ - Lớp nhận xét Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (20’) Bài tập 1: Rèn kĩ năng XĐ động từ qua các hđ ở nhà và ở trường. - Cho HS đọc yêu cầu của BT1. - Cho HS làm bài, 2 HS làm bài trên bảng. - GV hướng dẫn lớp nx, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: Rèn kĩ năng XĐ động từ trong đoạn, văn đoạn kịch - Cho HS đọc yêu cầu của BT2. GV treo bảng phụ - GV giao việc: BT cho 2 đoạn văn a, b. Các em có nhiệm vụ gạch dưới các động từ trong hai đoạn văn đó. - Cho HS làm bài. GV gọi HS lên XĐ và gạch chân động từ. - GV hướng dẫn HS nhận xét + chốt lại lời giải đúng. Các động từ là: đến, yết kiến, xin, làm, dùi, có thể, lặn mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, có. Bài tập 3: Rèn kĩ năng đoán tên hđ trạng thái - HS đọc y/c. - GV gọi 2-3 HS lên thực hiện động tác, HS khác nêu tên hoạt động. - T/c nhận xét. C. HĐ nối tiếp: (3’) - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS ghi nhớ nội dung bài học, về nhà viết lại vào vở 10 động từ chỉ động tác. KĨ THUẬT KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 2) I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa . - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. - Với hs khéo tay khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. II. Chuẩn bị: 1 mảnh vải 20x 30 cm , len hoặc sợi . Kim khâu len, kim khâu chỉ, kéo, thước. III.Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra(5’) : - Kiểm tra ghi nhớ của bài trước. - Dụng cụ học tập của HS – GV nhận xét B/ Bài mới: Hoạt động 1 (2’) : GV giới thiệu bài - HS theo dõi. Hoạt động 2 (20’) : HS thực hành. - GV Yêu cầu hs nhắc lại phần ghi nhớ và các thao tác khâu đột thưa – Lớp theo dõi nhận xét. - GV hướng dẫn những điểm cần lưu ý khi khâu mũi đột thưa - Hs nhắc lại. - GV nêu thời gian khâu - Cho HS thực hành khâu – GV theo dõi uốn nắn cho những HS còn lúng túng. Hoạt động 3 (8’) : Đánh giá kết quả học tập của HS - Gv cho hs trưng bày sản phẩm theo nhóm - Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm - Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV đưa các sản phẩm đẹp cho HS quan sát và khuyến khích các em. C.HĐ nối tiếp: (3’) - GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh. - Chuẩn bị bài sau: đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ như sgk. ÔN TIẾNG VIỆT ÔN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ I. Mục tiêu: - Củng cố về cách nhận biết động từ - Phân biệt được động từ và danh từ II. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Củng cố về khái niệm động từ - Gọi HS nêu lại ghi nhớ - Tổ chức cho HS lấy ví dụ minh họa - Cả lớp nhận xét; GV nhận xét - GV củng cố kiến thức cho HS 2. Hoạt động 2: Thực hành - Tổ chức cho HS hoàn thành bài tập ở VBT - HS đổi chéo vở KT - Cho HS nêu lại ghi nhớ ở Sgk 3. Củng cố, dặn dò: - Củng cố bài - Nhẫn xét tiết học - Dặn HS về học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau ................................................................................................... Thứ năm, ngày 2 tháng 11 năm 2017. TOÁN VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. Mục tiêu: - Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm song song với 1 đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke). II. Chuẩn bị: Thước thẳng, ê-ke (dùng cho GV & HS). III. Các hoạt động dạy học: A / Kiểm tra(5’) : GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hai đường thẳng vuông góc trường hợp điểm ở ngoài đường thẳng – T/c lớp nhận xét B/ Bài mới: Hoạt động 1 (2’) : GV giới thiệu bài – HS theo dõi Hoạt động 2 (10’) : Hdẫn vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm & song song với 1 đường thẳng cho trc: - GV: Th/hành các bc vẽ như SGK, vừa thao tác vừa nêu cách vẽ cho cả lớp qsát & th/hành: + Vẽ đng thẳng AB & lấy 1 điểm E nằm ngoài AB. + Vẽ đng thẳng MN đi qua E & vg góc với đng thẳng AB. + Vẽ đng thẳng đi qua E & vg góc với đng thẳng MN vừa vẽ. - GV nêu: Gọi tên đng thẳng vừa vẽ là CD, có nxét gì về đng thẳng CD & đng thẳng AB? - Kluận: Vậy cta đã vẽ đc đng thẳng đi qua điểm E & song song với đng thẳng AB cho trc. - 1HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào nháp M - T/c nhận xét. C D Hoạt động 3(18’): Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Rèn kĩ năng vẽ đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD A E B - GV cho HS vẽ vào vở – gọi 1 HS lên làm – T/c nhận xét. Bài 3: Rèn kĩ năng vẽ đường thẳng song song trên hình cho trước. - GV gọi HS đọc y/c – làm bài vào vở. - GV gọi HS lên bảng làm - T/c lớp nhận xét. C. HĐ nối tiếp: (3’) GV chốt ND bài – nhận xét tiết học. ĐỊA LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTCỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (tiếp theo) (Mức độ tích hợp GDBVMT: Bộ phận) I. Mục tiêu: Giúp HS biết : - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên. + Sử dụng sức nước sản xuất điện. + Khai thác gỗ và lâm sản. - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất; cung cấp, lâm sản, nhiều thú quý,... - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng: có nhiều thác ghềnh. - Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm,nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng...), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô). - Chỉ trên bản đồ và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai. BVMT: Sự thích ghi và cải tạo môi trường của con người ở Tây Nguyên. Làm nhà sàn để tránh thú dữ. Khai thác khoáng sản,rừng,sức nước. TKNL: TN có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú ,cuộc sống của người dân nơi đây dựa vào rừng. II. Chuẩn bị: Bản đồ địa lý tự nhiên VN, lược đồ trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra (5’) : GV gọi 1 HS lên chỉ vị trí Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lí VN – Lớp nhận xét, GV nhận xét. B/ Bài mới: Hoạt động 1 (2’) : GV giới thiệu bài - HS theo dõi. Hoạt động 2(12’) : Tìm hiểu việc khai thác sức nước * Mục tiêu: HS kể tên được một số con sông bắt nguồn từ TN và ích lợi của các con sông đó. - GV chia lớp theo 3 nhóm giao việc, y/c HS thảo luận theo ND câu hỏi: + Quan sát lược đồ hình 4, hãy kể tên một số con sông ở TN? + Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu ? + Tại sao các con sông ở TN lắm thác ghềnh? + Người dân TN khai thác sức nước để làm gì? + Các hồ chứa nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì? + Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào? - GV cho lớp nhận xét – GV chốt ý. - GV gọi HS chỉ 3 con sông (Xê Xan, Xrê Pốk, Đồng Nai) và nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên bản đồ – Lớp nhận xét. Hoạt động 3 (10’) : Rừng và việc khai thác rừng ở TN * Mục tiêu: HS biết TN có nhiều loại rừng và mô tả được rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp. - GV y/c HS quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4-SGK – Thảo luận và trả lời : + Tây Nguyên có những loại rừng nào? Vì sao lại có những loại rừng đó? + Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp có gì khác nhau? + GV cho HS quan sát tranh, ảnh, lập bảng so sánh 2 loại rừng? - Lớp theo dõi nhận xét – GV chốt lại. - GV cho HS đọc mục 2, q. sát H 8,9,10–SGK và vốn hiểu biết để trả lêời: Tìm hiểu tài nguyên rừng và cách bảo vệ rừng. + Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì? + Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên? + Chúng ta cần làm gì để bảo về rừng? - T/c nhận xét rút ra bài học: ( SGK/93) - HS nhắc lại. - Qua bài học GD cho HS có ý thức trồng và chăm sóc bảo vệ rừng. C.HĐ nối tiếp: (3’) - ? Trình bày tóm tắt những hoạt đông SX của người dân ở TN? - Chuẩn bị bài sau : “Thành phố Đà Lạt”. - GV nhận xét chung giờ học. TẬP LÀM VĂN (Không dạy) LUYỆN ĐỌC I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc cho HS - Kèm cặp HS chưa hoàn thành II. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Rèn đọc - Luyện đọc hai bài tập đọc trong tuần: Thưa chuyện với mẹ và Điều ước cảu vua Mi-đát - Tổ chức đọc cá nhân, đọc thầm, đọc theo cặp - Tổ chức thi đọc trong nhóm, thi đọc giữa các nhóm - Tổ chức thi đọc phân vai 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung - Trả lời các câu hỏi về nội dung bài - Củng cố nội dung bài học, ý nghĩa câu chuyện 3. Hoạt động tiếp nối: - Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà tiếp tục luyện đọc. HĐNGLL Chủ đề: GIÁO DỤC LÒNG KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO THI HÁT CÁC BÀI HÁT DÂN GIAN, KỂ CHUYỆN VỀ THẦY CÔ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM I.Mục tiêu: - Qua họat động HS có khả năng: - Hiểu được công lao to lớn của thầy, cô giáo đối với HS. - Yêu trường, yêu lớp: biết bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn các thầy, cô giáo - Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng trình bày trước tập thể. II.Quy mô hoạt động: Tổ chức theo theo quy mô lớp. III.Tài liệu và phương tiện: - Các sách báo, tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện về người thầy. - Băng rôn tuyên truyền về buổi giao lưu. IV.Cách tiến hành: 1.Chuẩn bị: - Thành lập ban tổ chức buổi giao lưu. - Ban tổ chức xây dựng chương trình và chọn nguời dẫn chương trình. - Thông báo cho HS nắm: +Hình thức: Kể chuyện theo cá nhân. +Nội dung:Các câu chuyện về đạo đức người thầy; Về tình cảm thầy trò; Về tình cảm với trường, lớp. - Thành lập ban giám khảo hội thi. - Ban giám khảo thống nhất hình thức, nội dung, kế họach hội thi. - Đăng kí danh sách dự thi. 2.Tổ chức giao lưu: - MC tuyên bố lý do, giới thiệu ý nghĩa của buổi giao lưu. - MC giới thiệu ban giám khảo và danh sách HS thi kể chuyện. - Tiến hành giao lưu: MC lần lượt giới thiệu các cá nhân lên kể chuyện.Sau mỗi phần thi có xen kẻ tiết mục văn nghệ 3.Tổng kết – đánh giá: - GV tổng kết , cơng bố kết quả cuộc thi. - Tuyên bố kết thúc buổi giao lưu. ................................................................................................. Thứ sáu, ngày 3 tháng 11 năm 2017. TOÁN THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT. THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG I. Mục tiêu: Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông bằng thước kẻ và ê ke. II. Chuẩn bị: - Thước thẳng, ê-ke (dùng cho GV & HS). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: A / Kiểm tra (5’) : KT HS vẽ đường thẳng song song. - GV KT bài tập 3 SGK - Gọi HS lên vẽ – T/c lớp nhận xét. B/ Bài mới: Hoạt động 1(2’): GV giới thiệu bài - HS theo dõi. Hoạt động 2(6’): Hdẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh: - GV vẽ hình chữ nhật MNPQ - Lớp theo dõi. Hỏi: + Các góc ở đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vg khg? + Hãy nêu các cặp cạnh sg sg với nhau có trg hình chữ nhật MNPQ. - GV: Dựa vào đặc điểm chung của hình chữ nhật, ta sẽ th/hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trc. - Nêu vdụ: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm & chiều rộng 2cm. - GV: Y/c HS vẽ từng bc như SGK – Lớp theo dõi, nhận xét – GV chốt lại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 9 Vân.doc
Tài liệu liên quan