Vào tháng 6, tháng 7 năm 1854 tại Bắc Kỳ, xảy ra nạn dịch châu chấu, mùa màng bị phá sạch, nạn đói hoành hành, mọi người đều ca thán. Theo một số nhà nghiên cứu thì nhân lúc ấy, Cao Bá Quát đã đứng lên tập hợp các tầng lớp sĩ phu, các thổ hào thổ mục và nhân dân (hoặc tham gia lãnh đạo) bí mật chuẩn bị một cuộc nổi dậy chống triều Nguyễn tại Hà Nội. Phần thì phẫn chí, phần thì thương dân, Cao Bá Quát bí mật liên hệ với những thổ mục người dân tộc ở Tây Bắc là Vũ Kim Thanh, Đinh Công Mỹ, Bạch Công Trân. Rồi dựa vào lòng người còn tưởng nhớ tới nhà Lê, ông suy tôn một người thuộc dòng dõi ấy làm minh chủ đó là Lê Duy Cự, còn tự mình lãnh chức quốc sư. Chẳng bao lâu sau, ông tập hợp được một lực lượng đông đảo, chủ yếu là những nông dân nghèo khổ ở miền xuôi và trung du. Ngoài ra, còn có mặt của giới trí thức, giới võ quan và lang đạo Mường, như: Đinh Nhật Thận (tiến sĩ, người Nghệ An, nguyên là Hàn lâm biên tu), Vũ Văn Đổng, Vũ Văn Ức (cả hai đều là người Hưng Yên, học trò của Cao Bá Quát) Công cuộc còn đang trong giai đoạn chuẩn bị, thì bị người tố giác. Vua Tự Đức liền lệnh cho Tổng đốc Hà Ninh Lâm Duy Hiệp, Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên Nguyễn Bá Nghi, hiệp cùng Tổng đốc Bắc Ninh là Nguyễn Quốc Hoan đi truy bắt "đảng nghịch". Trước cục diện này, Cao Bá Quát đang ở Bắc Ninh vội trở về Sơn Tây bàn ngày khởi sự. Do lực lượng ở các tỉnh chưa được chuẩn bị chu đáo, nên khi lệnh khởi nghĩa được phát ra thì chỉ có nghĩa quân ở Mỹ Lương (huyện Mỹ Lương tỉnh Sơn Tây, nay là phần đất phía Tây huyện Chương Mỹ Hà Nội và đất huyện Kim Bôi Hòa Bình) do Cao Bá Quát và Đinh Công Mỹ trực tiếp chỉ huy là kịp nổi lên.
25 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 10 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và cuộc đấu tranh của nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
U THẾ KỶ XIX VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Biết được sự phân chia giai cấp trong xã hội nước ta nửa sau thế kỷ XVIII, dù nhà Nguyễn đã cố gắng hoàn chỉnh bộ máy thống trị nhằm ổn định tình hình.
Hiểu được mặc dù nhà Nguyễn có một số cố gắng nằm giải quyết những khó khăn của nhân dân nhưng sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt, bộ máy quan lại sa đọa, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra. Đó là nguyên nhân tất yếu dẫn đến những cuộc khỏi nghĩa của nông dân.
Phân tích được đặc điểm chung và riêng của từng phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nước ta trong cùng giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX.
2. Kỹ năng:
Tiếp tục rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, nhận xét đánh giá.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng kiến thức trách nhiệm với nhân dân, quan tâm đến đời sống cộng đồng.
Biết đồng cảm, sẻ chia đến những điều kém may mắn mà người khác gặp phải.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
Bản đồ Việt Nam.
Một số câu thơ, ca dao về cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày quá trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước thời Nguyễn. Nhận xét của em về tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn.
2. Giới thiệu bài mới:
Để hiểu được tình hình kinh tế và chính sách nội trị và ngoại trị của nhà Nguyễn có tác động như thế nào đến tình hình xã hội, chúng ta cùng tìm hiểu bài 26.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân.
- GV giảng giải: Nhà Nguyễn lên ngôi sau một giai đoạn nội chiến ác liệt, tình hình chính trị - xã hội phức tạp, chế độ phong kiến đang trên bước đường suy tàn. Bản thân nhà Nguyễn lại đại diện cho tập đoàn phong kiến thống trị cũ, vì vậy đã chủ trương duy trì tình trạng kinh tế - xã hội cũ, tăng cường tính chuyên chế nhằm bảo vệ địa vị thống trị của mình.
Trong bối cảnh lịch sử đó, các giai cấp trong xã hội Việt Nam không có gì thay đổi, song tình hình các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội ít nhiều có sự biến đổi.
Cho dù triều đình nhà Nguyễn đã cố gắng hoàn chỉnh bộ máy thống trị nhằm ổn định tình hình xã hội, song không ngăn chặn được sự phát triển của tệ tham quan ô lại.
+ Dưới thời Nguyễn, hiện tượng quan lại tham nhũng sách nhiễu nhân dân rất phổ biến.
- Các tầng lớp nhân dân sống khổ cực vì địa chủ hào lý chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề. Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.
"Quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như cọp, ngày đục tháng khoét của dân cho đầy túi riêng". Năm 1828. Viên quan Bắc Thành là Nguyễn Công Trứ dâng sớ tố cáo: cái hại quan là một hai phần, cái hại hào cường đến tám chín phần. Nó làm con cái người ta thành mồ côi, vợ người ta thành goá phụ..., cứ công nhiên không kiêng sợ gì.
Trong khi đó, những lệnh cấm của vua hết sức nghiêm ngặt. Ví như:
Tháng chín có chiếu vua ra:
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi ra bóc lột quần chồng sao đang.
Có quần ra quán bán hàng,
Không quần đứng nấp đầu làng trông quan ”
- Nhà nước chia vùng để đánh thuế rất nặng, tô tức của địa chủ cũng khá cao. Mỗi năm một người dân đinh phải chịu 60 ngày lao động nặng nhọc.
- GV phát vấn: Em nghĩ thế nào về đời sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn? So sánh với thế kỷ trước.
- GV gợi ý: Thời Lê sơ có câu ca: Thời vua Thái Tổ, Thái Tông còn thời Nguyễn đời sống của nhân dân ta ra sao?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận:
- Dưới thời Nguyễn, nhân dân phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng; chế độ lao dịch nặng nề.
- Thiên tai mất mùa, đói kém thường xuyên.
- Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước.
→ Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ thành các cuộc đấu tranh.
- GV đặt vấn đề: Ở những thời kỳ trước chúng ta từng chứng kiến những cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại triều đình phong kiến. Thường diễn ra ở mỗi thời đại, còn dưới thời Nguyễn phong trào đấu tranh của nhân dân ta có đặc điểm gì khác với trước? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính.
- Nửa đầu thế kỷ XIX, những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi.
Tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa như:
+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành, thủ lĩnh phong trào nông dân ở Bắc kỳ.
Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thuở nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Nhắc về ông, dân gian có câu:
Minh Giám quê của Bá Vành
Mẹ tên là Vẻ, cha sinh chèo đò
Thêm nghề bán cá con so,
Vành trên lưng mẹ nằm thò cổ ra.
Bất mãn vì đường lối cai trị của nhà Nguyễn, khoảng năm 1821, Phan Bá Vành tập hợp dân nghèo khổ vùng Nam Định, Thái Bình (tức vùng Sơn Nam Hạ cũ) nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn.
Với chủ trương "lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo", ngay từ giai đoạn đầu, người đi theo đã có hơn 5.000, về sau thêm mấy ngàn quân của thủ lĩnh Ba Hùm (người Mường) từ thượng du Thanh Hóa cùng với quân nổi dậy ở các tỉnh lân cận kéo đến hiệp lực, thì lực lượng của ông đã lên đến hàng vạn.
Những năm 1824-1825, nạn đói diễn ra ở Hải Dương, Sơn Nam; khiến dân nghèo theo ông càng đông. Lại được sự giúp đỡ của Nguyễn Hạnh (tướng cũ của nhà Tây Sơn, được Ba Vành phong chức hữu quân), Vũ Đức Cát (quan nhà Nguyễn bị cách chức), Ba Hùm (thủ lĩnh người Mường)... và một số nhân vật có tiếng ở địa phương như Trần Bá Hựu, Hai Đáng, Chiêu Liễn,... nên thanh thế Ba Vành ngày càng tăng. Bởi vậy sau này trong Vè Ba Vành ở vùng Thái Bình có câu:
Nghênh ngang một cõi biên thùy,
Thiếu gì tướng tá, thiếu gì binh lương...
Tháng 2 (âm lịch) năm Minh Mạng thứ 7 (1826), từ đại bản doanh tại thôn Phú Nhai, thuộc làng Trà Lũ (nay thuộc 3 xã Xuân Trung, Xuân Bắc, Xuân Phương huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), Phan Bá Vành dẫn quân đi đánh chiếm đồn Trà Lý và đồn Lân Hải (Kiến Xương, thuộc Thái Bình), giết được hai viên thủ ngự sứ là Đặng Đình Liễu và Nguyễn Trung Diễn. Tiếp đó, thủ lĩnh Ba Vành cho quân đánh lan ra vùng Kiến Xương, Vũ Tiên, Chân Ninh (thời Thành Thái đổi thành Trực Ninh)... Trấn thủ Sơn Nam Lê Mậu Cúc hay được, mang quân đến đàn áp. Hai bên giao chiến ác liệt tại Cồn Tiên (Tiền Hải). Đến khi trấn thủ Cúc tử trận, thì quân triều quăng vũ khí, bỏ thuyền bè mà chạy cả
Nghe tin cấp báo, vua Minh Mạng sai thống chế Trương Phúc Đặng kéo quân ra Bắc để tiễu trừ. Đến nơi, tướng Phúc Đặng cho quân đánh bất ngờ Giao Thủy. Thua trận, quân sư Vũ Đức Cát chạy ra An Quảng, rồi đến xã Đông Hào thì bị bắt và bị giết ngay.
Tháng 12 (âm lịch) năm ấy, Phan Bá Vành và Nguyễn Hạnh lại tập hợp được hơn 5.000 quân, mang đi tấn công vào hai huyện là Tiên Minh và Nghi Dương thuộc tỉnh Hải Dương. Tiếp theo, hai ông liên kết với nhóm Tàu Ô để mở rộng hoạt động ra các vùng ven biển thuộc vịnh Bắc Bộ.
Liệu chống không nổi, trấn thủ Hải Dương là Nguyễn Đăng Huyên lại phải cầu cứu đến triều đình Huế. Vua Minh Mạng liền thăng cho Trương Văn Minh làm tiền phong đô thống chế chuyên quản lýnh Bắc thành, để hiệp đồng với tham hiệp Nghệ An là Nguyễn Hữu Thận coi việc quân.
Không yên tâm, nhà vua lại chuẩn cho tham hiệp Thanh Hóa là Nguyễn Công Trứ, tham biện Nghệ An Nguyễn Đức Nhuận, quản cơ Thanh Hóa Vũ Văn Bảo, quản cơ Nghệ An Trương Văn Tín cùng mang quân thủy bộ và 14 chiến thuyền ra gấp Hải Dương hội tiễu.
Mặc dù vậy, đầu năm Đinh Hợi (1827), quân Ba Vành vẫn kiên trì hoạt động mạnh ở vùng phủ Thiên Trường (Nam Định) và phủ Bo (tức phủ thành Kiến Xương). Nhận được tấu sớ xin thêm quân, vua Minh Mạng bèn sai hậu quân phó tướng Ngô Văn Vĩnh mang hai vệ quân ở Kinh đô Huế, cùng một số lính thuộc vệ quân Thần Sách ở Nghệ An đi gấp ra Bắc.
Tính ra, vua Minh Mạng đã điều động hầu hết lực lượng quân đội ở Bắc thành, Nghệ An, Thanh Hóa và một phần ở Huế để đối phó với quân của Phan Bá Vành.
Tháng 2 (âm lịch) năm Đinh Hợi (tháng 3 năm 1827), nhà vua cho Thân Văn Duy coi tào binh Bắc thành, kiêm tham tán việc quân.
Sau khi bị đánh lui ở sông Bổng Điền, quân Ba Vành lại kéo đến vây chặt cánh quân của Phạm Đình Bảo (hay Bửu) ở chợ Quán, buộc các tướng Phạm Văn Lý, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Phong phải mang ba đạo quân đến cứu, đuổi quân nổi dậy chạy về căn cứ ở làng Trà Lũ. Để chống cự lâu dài, Phan Bá Vành cho quân đào đắp thêm hào lũy ở đây.
Tương truyền, có nhiều chỉ huy dưới quyền đã khuyên Phan Bá Vành nên đánh ngay lúc quân triều mới đến, tức lúc họ đang mệt nhọc và chuẩn bị chưa xong. Nhưng vì nghe theo lời người vợ lẽ là Trần Thị Tú (con gái của viên trấn thành Phủ Bo mà ông đã bắt được khi đánh chiếm nơi này), nên ông cứ đóng chặt cửa thành cố thủ. Sau khi quân triều từ các nơi kéo về vây kín Trà Lũ, các tướng nhà Nguyễn liền cho phát pháo tấn công. Quân nổi dậy chống cự quyết liệt, bị chết quá nửa. Biết vợ lẽ thông đồng với đối phương là tướng Phạm Văn Lý, Ba Vành liền sai quân chém chết
Một đêm, Ba Vành cho quân khơi một con ngòi chạy từ sông Cát thông đến sông Ngô Ðồng (sau dân gian gọi con ngòi này là Cống Vành), để mở đường chạy ra biển. Rạng sáng, quân nổi dậy theo con đường thủy ấy ào ạt phá vây, nhưng rồi bị quân triều do Phan Bá Hùng chỉ huy chặn đánh tan tác hết.
Trong cơn binh lửa, Phan Bá Vành bị thương rồi bị bắt sống, cùng với 765 thuộc hạ. Trên đường áp giải, Phan Bá Vành cắn lưỡi tử tử, còn số quân lính trên đều bị xử cực hình.
Ngay sau đó, theo lệnh của vua Minh Mạng, làng Trà Lũ bị tháo dỡ phá hết nhà cửa, lũy tre, cây cối, không sót một thứ.
+ Cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát (1808 – 1855)
Cuộc nổi dậy Cao Bá Quát (sử cũ gọi là Giặc Châu Chấu) là tên gọi một cuộc nổi dậy do Lê Duy Cự làm minh chủ, Cao Bá Quát (1808-1855) làm quốc sư, đã nổ ra tại Mỹ Lương thuộc Hà Tây cũ (nay thuộc xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Nguyên nhân trực tiếp:
Năm 1850, không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát phải rời kinh đô Huế đi làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây). Một lần nữa, ông lại trở về quê để sống cùng với các tầng lớp dân nghèo, để suy nghĩ thêm về những chính sách hà khắc của triều đình và thêm quyết tâm đứng lên đánh đổ triều đình. Không lâu sau, lấy cớ về nuôi mẹ già, ông xin thôi dạy học.
Vào tháng 6, tháng 7 năm 1854 tại Bắc Kỳ, xảy ra nạn dịch châu chấu, mùa màng bị phá sạch, nạn đói hoành hành, mọi người đều ca thán. Theo một số nhà nghiên cứu thì nhân lúc ấy, Cao Bá Quát đã đứng lên tập hợp các tầng lớp sĩ phu, các thổ hào thổ mục và nhân dân (hoặc tham gia lãnh đạo) bí mật chuẩn bị một cuộc nổi dậy chống triều Nguyễn tại Hà Nội. Phần thì phẫn chí, phần thì thương dân, Cao Bá Quát bí mật liên hệ với những thổ mục người dân tộc ở Tây Bắc là Vũ Kim Thanh, Đinh Công Mỹ, Bạch Công Trân... Rồi dựa vào lòng người còn tưởng nhớ tới nhà Lê, ông suy tôn một người thuộc dòng dõi ấy làm minh chủ đó là Lê Duy Cự, còn tự mình lãnh chức quốc sư. Chẳng bao lâu sau, ông tập hợp được một lực lượng đông đảo, chủ yếu là những nông dân nghèo khổ ở miền xuôi và trung du. Ngoài ra, còn có mặt của giới trí thức, giới võ quan và lang đạo Mường, như: Đinh Nhật Thận (tiến sĩ, người Nghệ An, nguyên là Hàn lâm biên tu), Vũ Văn Đổng, Vũ Văn Ức (cả hai đều là người Hưng Yên, học trò của Cao Bá Quát) Công cuộc còn đang trong giai đoạn chuẩn bị, thì bị người tố giác. Vua Tự Đức liền lệnh cho Tổng đốc Hà Ninh Lâm Duy Hiệp, Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên Nguyễn Bá Nghi, hiệp cùng Tổng đốc Bắc Ninh là Nguyễn Quốc Hoan đi truy bắt "đảng nghịch". Trước cục diện này, Cao Bá Quát đang ở Bắc Ninh vội trở về Sơn Tây bàn ngày khởi sự. Do lực lượng ở các tỉnh chưa được chuẩn bị chu đáo, nên khi lệnh khởi nghĩa được phát ra thì chỉ có nghĩa quân ở Mỹ Lương (huyện Mỹ Lương tỉnh Sơn Tây, nay là phần đất phía Tây huyện Chương Mỹ Hà Nội và đất huyện Kim Bôi Hòa Bình) do Cao Bá Quát và Đinh Công Mỹ trực tiếp chỉ huy là kịp nổi lên.
Trận mở đầu xảy ra vào tháng 11 âm lịch (1854) tại Ứng Hòa. Sau khi đánh chiếm được phủ thành này, Cao Bá Quát cho quân tiến lên hướng Bắc đánh chiếm luôn huyện lỵ Thanh Oai (cả hai đều thuộc Hà Nội). Nhưng chiếm giữ hai lỵ sở trên chỉ trong mấy ngày, sau đó ông cho chuyển hướng tấn công nơi khác.
Tháng 12 âm lịch (1854), cánh trung quân do Đô thống Nguyễn Văn Tuân chỉ huy từ Thanh Oai tiến đến Hà Nội, thì gặp quân triều đón đánh ở khu vực xã Đồng Dương và Thạch Bích (cả hai đều thuộc huyện Thanh Oai thời nhà Nguyễn, nay là Đồng Mai Hà Đông và Bích Hòa Thanh Oai). Cuộc chiến diễn ra ác liệt, quân của đôi bên đều bị chết nhiều. Nhưng vì yếu kém hơn về người và vũ khí, nên sau đó cả đoàn nghĩa quân bị đánh tan, các thủ lĩnh là Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Huấn, Hoàng Đình Nho, Lê Văn Trường...đều lần lượt bị bắt.
Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn, thì Cao Bá Quát bị Suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, Nguyễn Kim Thanh (ngụy Thượng thư) và Nguyễn Văn Trực (ngụy Phó vệ) cũng lần lượt sa vào tay đối phương (sau, cả hai đều bị chém chết). Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm nghĩa quân bị chém chết và khoảng 80 nghĩa quân khác bị bắt. Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông
+Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 – 1835)
Cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, hay còn được gọi là: cuộc binh biến của Lê Văn Khôi, khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, sự biến thành Phiên An, là một cuộc nổi dậy chống lại triều đình xảy ra vào thời vua Minh Mạng. Sự kiện này diễn ra từ năm 1833 đến năm 1835 ở các tỉnh miền Nam Việt Nam, lãnh đạo của cuộc nổi dậy này là Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt.
Vua Minh Mạng và tả quân Lê Văn Duyệt vốn có nhiều hiềm khích và tư thù. Minh Mạng tuy ghét nhưng không dám làm gì Lê Văn Duyệt vì công lao và uy quyền quá lớn của ông với triều đình.
Năm 1832, ngay sau khi Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng bèn tìm cách giành lại quyền lực của mình ở thành Gia Định. Vua bãi bỏ chế độ tổng trấn, tất cả đổi là tỉnh, trực thuộc vào triều đình Huế, cắt đặt quan lại vào thay. Trong những quan lại ấy có Nguyễn Văn Quế làm tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm bố chính, Nguyễn Chương Đạt làm án sát. Vốn là người tham lam, tàn ác; nên khi đến làm bố chính ở Phiên An, Bạch Xuân Nguyên nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cớ, trị tội bọn tôi tớ của ông Duyệt ngày trước. Trước khi đi, Bạch Xuân Nguyên đã được Minh Mạng bí mật dặn dò về việc dựng nên một bản án chống lại Lê Văn Duyệt. Ngay khi tới nơi, Bạch Xuân Nguyên làm một báo cáo dày nhiều tập[5] trong đó lên danh sách, tìm bằng chứng, rồi buộc Lê Văn Duyệt nhiều tội trong đó có các tội tham nhũng, lạm dụng quyền lực, đơn cử như việc Lê Văn Duyệt mở rộng thành Bát Quái, đóng thêm tàu được xem là một bằng chứng xác đáng về tội ác chống triều đình của Lê Văn Duyệt, nhưng vì ông đã chết nên cho người đánh mộ100 roi. Đồng thời nhiều thuộc hạ của Lê Văn Duyệt cũng bị bắt, và 16 người nhà của Lê Văn Duyệt bị giết chết.
Những hành động này đã thúc đẩy các thuộc hạ của Lê Văn Duyệt, trong đó có con nuôi ông là Lê Văn Khôi, lo sợ cho số phận của mình, nên họ dấy binh nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Lê Văn Khôi. Nguyên trước Lê Văn Khôi có tên là Nguyễn Hữu Khôi, người ở Cao Bằng, do khởi binh làm loạn, bị quân triều đình đuổi đánh, mới chạy vào Thanh Hóa, gặp Lê Văn Duyệt làm kinh lược ở đấy, bèn xin ra thú. Lê Văn Duyệt tin dùng cho làm con nuôi, đổi tên họ là Lê Văn Khôi, rồi đem về Gia Định cất nhắc cho làm đến chức phó vệ úy. Khi Bạch Xuân Nguyên tuyên bố phụng mật chỉ trị tội các thủ hạ của Lê Văn Duyệt, Lê Văn Khôi bị bắt giam. Ông bèn mưu với mấy người cùng cánh khởi binh chống triều đình. Lê Văn Khôi ngầm liên hệ được với binh lính bên ngoai, đồng mưu đột nhập dinh giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên và thuộc hạ Nguyễn Trương Hiệu. Quân Lê Văn Khôi chiếm được Thành Bát Quái. Họ tổ chức một lễ thắp đuốc tại mộ Lê Văn Duyệt và tại đây, Lê Văn Khôi tuyên bố bất phục triều đình, ủng hộ An Hòa, con trai của Nguyễn Phúc Cảnh (hoàng tử Cảnh). Tối cùng ngày, quân nổi dậy giết vị quan tổng đốc An-Biên mới nhận chức của triều đình là Nguyễn Văn Quế, người chịu trách nhiệm việc xây dựng lại quyền lực của triều đình trung ương ở vùng Gia Định, khi ông đang mang quân đến cứu Bạch Xuân Nguyên. Án sát Phiên An là Nguyễn Chương Đạt sợ hãi mở cửa thành, đang đêm chạy trốn. Nhân đó, quân nổi dậy phá ngục thả lính hồi lương để gia tăng lực lượng.
Sau nhiều trận đánh trả triều đinh, quân Lê Văn Khôi chiếm được cả lục tỉnh Nam kì, vua Minh Mạng đã phải cử rất nhiều lực lượng đến tiêu diệt phiến quân.
Năm 1834, quân triều đình chiếm lại toàn bộ các tỉnh miền nam và chuyển sang vây quân nổi dậy trong thành Bát Quái. Lê Văn Khôi bị bệnh mất ở trong thành Phiên An khi thành đang bị vây ngặt. Con trai ông là Lê Văn Cù mới 8 tuổi được cử lên thay.
Dù Lê Văn Khôi đã chết, quân nổi dậy vẫn giữ được thành trước quân triều đình cho tới tháng 9 năm 1835. Lúc bấy giờ, hiện trạng rất nguy ngập: Thành bị bao vây, dịch tả hoành hành, súng đạn hư hỏng vơi cạn dần, lương thực tuy nhiều nhưng bị ẩm mốc, tinh thần và sức lực quân dân đều suy kiệt và ly tán... Cho nên đến ngày 16 tháng 7 năm Ất Mùi (tức 8 tháng 9 năm 1835), khi quân triều đình chia làm 8 mũi, tấn công ồ ạt vào thành, quân nổi dậy chống cự không nổi, bị thua trận. Quân nổi dậy cả thảy 1.831 người đều bị giết chết và chôn chung một chỗ, sau này gọi là Mả Ngụy hay Mả Biền Tru, nay thuộc khu vực Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
- GV phát vấn: Qua những nét chính về phong trào đấu tranh của nông dân thời Nguyễn, em hãy rút ra đặc điểm của phong trào.
- HS trả lời. GV bổ sung, kết luận.
- Đặc điểm chung của các phong trào nông dân đó là:
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền.
+ Nổ ra liên tục, số lượng lớn.
+ Có cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc đấu tranh của các dân tộc ít người.
- GV giảng giải: Do tác động của phong trào nông dân và do tình hình chung của xã hội các dân tộc ít người đã nổi dậy đấu tranh.
-Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân. Đây là một cuộc đấu tranh chống nhà Nguyễn của các dân tộc thiểu số ở Việt Bắc (Việt Nam) do Nông Văn Vân làm thủ lĩnh, xảy ra từ đầu tháng 7(âm lịch) năm Quý Tỵ 1833 đến khoảng giữa tháng 3 (âm lịch) năm Ất Mùi (1835) thì bị triều đình dập tắt. Ông là người Tày ở châu Bảo Lạc thuộc tỉnh Tuyên Quang (nay thuộc tỉnh Cao Bằng). Tổ tiên ông vốn nhiều đời làm thổ quan ở đây. Đến khi cha là tri châu Nông Văn Liêm và anh trưởng là Nông Văn Trang mất, ông được nối thay. Vào đời vua Minh Mạng, các quan lại do triều đình cử đến thường hay nhũng nhiểu, nên các thổ quan và người dân Bảo Lạc rất căm ghét, chỉ chờ dịp nổi lên đánh đuổi. Tháng 5 năm Quý Tỵ (1833), Lê Văn Khôi (em vợ Nông Văn Vân) vì bất mãn đã khởi binh chiếm lấy thành Phiên An ở Gia Định. Vua Minh Mạng lập tức cử quân đi đánh dẹp, đồng thời lệnh cho quan lại ở Cao Bằng truy nã vợ con và họ hàng Lê Văn Khôi đang cư ngụ ở đó.
Sẵn lòng căm ghét, Nông Văn Vân liền vận động các người thân cùng chí hướng, các tù trưởng bất mãn, những người dân bị áp bức, được khoảng sáu ngàn người cùng đứng lên chống Nguyễn.Việc làm đầu tiên của Nông Văn Vân là thích bốn chữ “Tỉnh quan thiên hối” (quan tỉnh thiên tư, hối lộ) vào mặt phái viên do quan tỉnh cử đến rồi đuổi về.
Ngày 2 tháng 7 năm 1833, Nông Văn Vân tự xưng là "Tiết chế thượng tướng quân" lập đại bản doanh ở Vân Trung và Ngọc Mạo thuộc châu Bảo Lạc, rồi dẫn quân đi đánh chiếm đồn Ninh Biên (thuộc thị xã Hà Giang ngày nay), đồn Phúc Nghi (nằm bên hữu ngạn sông Gâm) và tỉnh thành Tuyên Quang. Đạt được thành công này khiến nhiều tù trưởng, đông đảo nhân dân các dân tộc ở Việt Bắc, và một số thợ mỏ người Hoa đã tự nguyện đứng vào đội ngũ. Thừa thế, quân nổi dậy lần lượt vây đánh các tỉnh thành lân cận là Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn. Để trấn áp lực lượng nổi dậy đang ngày càng lớn mạnh, vua Minh Mạng liền sai Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên là Lê Văn Đức làm Tổng tiễu bộ Tuyên Quang thổ phỉ quân vụ, lại sai thự tổng đốc Hải Dương là Nguyễn Công Trứ làm tham tán, rồi cùng mang hàng ngàn quân, hàng trăm voi chiến và ngựa chiến ra trận.
Lại nghe quân nổi dậy vây đánh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên ngặt quá, nhà vua cử thêm An Tĩnh tổng đốc là Tạ Quang Cự làm tổng thống đại thần đem quân lên đánh ở mạn Cao Bằng, Lạng Sơn; và cử tổng đốc Ninh Thái là Nguyễn Đình Phổ đem binh tượng và súng thần công lên đánh mặt Thái Nguyên.
Để đối phó lại, Nông Văn Vân liền cử Nông Văn Sĩ, Nồng Văn Lô, Bế Văn Liêm, Bế Văn Đản, Bế Cận, Bế Văn Quyền, Nguyễn Khắc Hòa,...chia quân đi đánh chặn các mặt.
Cuộc nổi dậy kết thúc khi quân nhà Nguyễn phóng hỏa đốt rừng Thẩm Pát (hay Thẩm Bát) ở Tuyên Quang và tuyên bố đã tìm thấy thủ lĩnh Nông Văn Vân bị chết cháy ở trong đó. Theo một số nhà nghiên cứu thì đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số ở nửa đầu thế kỷ XIX tại Việt Nam.
Ở phía nam có cuộc khởi nghĩa của người Khơ-me ở miền Tây Nam Bộ (1840 – 1848). Nguyên nhân là do vua Thiệu Trị vừa lên nối ngôi, các quan quân nhà Nguyễn làm nhiệm vụ bảo hộ bên Trấn Tây thành đang bị người bản xứ chống đối mãnh mẽ (vì áp bức và quan liêu), và trong nước thì loạn lạc xảy ra ở nhiều nơi; một số cư dân ở vùng Hà Âm-Hà Dương và vùng núi Thất Sơn, mà phần lớn thuộc tộc người Khmer, đã dựa vào sự hỗ trợ của quân Xiêm và quân Chân Lạp mà rầm rộ nổi dậy. Được tin quân nổi dậy đã có mặt nhiều nơi ở Nam Bộ, chiến thuyền quân Xiêm đang có mặt ở bờ biển Hà Tiên. Vua Thiệu Trị bèn sai Tả quân chưởng phủ Phạm Văn Điển mang một đạo binh lớn từ kinh đô Huế kéo vào gắp để trấn áp và chống ngăn. Đến nơi, ông gửi báo cáo về, trong đó có câu:
Một dải Hà Âm, giặc liên kết 8 đồn, lại dựa vào lũy dài đắp gần các thành mưu đồ đánh phá..., thế giặc rất mạnh.
Là một vị tướng dày dạn kinh nghiệm, Phạm Văn Điển không cho quân đánh vào một điểm, mà chia ra đánh vào nhiều điểm, nhằm chia sức đối phó của đối phương. Cách thức này rất có hiệu quả, quân nổi dậy liên tiếp thua to.
Thiệt hại nặng, quân nổi dậy không còn đủ sức tấn công mà chỉ có thể đi quấy phá một vài nơi, làm quân triều rất vất vả vì cứ phải đi truy quét mãi. Đến năm 1843, ở vùng biên giới này đã tạm lắng yên (quân Xiêm bị đánh đuổi, các cuộc nổi dậy bị tan rã gần hết) các quan sở tại bèn cho thành lập ấp, khuyến khích người dân địa phương trở lại canh tác bình thường, nhưng kết quả không mấy khả quan, vì quân Xiêm cứ cho người đến xúi giục.
- Những nguyên nhân khiến các dân tộc nổi dậy đấu tranh là:
+ Tác động của phong trào nông dân trên khắp cả nước.
+Các dân tộc nói riêng và nhân dân ta dưới thời Nguyễn nói chung đều có mâu thuẫn, bất mãn với triều đình.
- Chỉ đến khi thực dân Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta, phong trào đấu tranh của nhân dân tạm lắng xuống.
Như vậy, ngay từ đầu, nhà Nguyễn đã đứng trước một cuộc đấu tranh quyết liệt và liên tục của nhân dân, từ nông dân nghèo miền xuôi đến các dân tộc thiểu số và cả binh lính. Mặc dù đến những năn 50 thế kỷ XIX, cuộc đấu tranh của nhân dân tạm thời lắng xuống nhưng nhà Nguyễn cũng như xã hội Việt Nam đương thời vẫn không tỏ ra ổn định để có thể phát triển đi lên. Trái lại, chính vào thời điểm đó, lợi dụng sự suy yếu và bất lực của nhà Nguyễn, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.
1. Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân.
* Xã hội:
- Trong xã hội, sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt:
+ Giai cấp thống trị bao gồm: vua, quan, địa chủ, cường hào.
+ Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số là nông dân.
- Tệ tham quan ô lại phổ biến.
- Ở nông thôn, địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân.
* Đời sống nhân dân.
- Dưới thời Nguyễn, nhân dân phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng; chế độ lao dịch nặng nề.
- Thiên tai mất mùa, đói kém thường xuyên.
- Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước.
→ Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ thành các cuộc đấu tranh.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính.
- Nửa đầu thế kỷ XIX, những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi.
- Tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành bùng nổ năm 1821 ở Nam Định, Thái Bình mở rộng ra Hải Dương, An Quảng, đến năm 1827 bị đàn áp.
+ Khởi nghĩa Cao Bá Quát bùng nổ năm 1854 ở Ứng Hòa, Hà Tây, mở rộng ra Hà Nội, Hưng Yên, đến năm 1855 bị đàn áp.
+ Năm 1833, một cuộc nổi dậy của binh lính do Lê Văn Khôi chỉ huy nổ ra ở Phiên An (Gia Định), làm chủ cả Nam Bộ, được đông đảo nông dân tham gia, năm 1835 bị dập tắt.
3. Đấu tranh của các dân tộc ít người.
- Nửa đầu thế kỷ XIX, các dân tộc ít người nhiều lần nổi dậy chống chính quyền.
+ Ở phía Bắc: Có cuộc khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng (1833 – 1835) do Nông Văn Vân lãnh đạo; của người Mường ở Hòa Bình, Thanh Hóa do tù trưởng lãnh đạo (1832 – 1838).
+ Ở phía Nam: Khởi nghĩa của người Khơ-me ở miền Tây Nam Bộ (1840 – 1848).
-Khi thực dân Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta, phong trào đấu tranh của nhân dân tạm lắng xuống
4. Củng cố:
GV nhận xét cung về tình hình nước ta dưới thời Nguyễn: Dưới thời Nguyễn mặc dù triều đình đã cố gắng ổn định nền thống trị và đã có cống hiến nhất định trên một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực văn hóa. Song trong bối cảnh thế giới và đất nước đặt ra những thách thức, yêu cầu phải tự cường thì nhà Nguyễn đã không đáp ứng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 26 Tinh hinh xa hoi o nua dau the ky XIX va phong trao dau tranh cua nhan dan_12313230.docx