Giáo án Lịch sử 10 Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII (tiết 1+ 2)

II) TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG

1) Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến.

a) Hoàn cảnh:

- 5/5/1789, vua Luis XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp bàn về vấn đề tăng thuế và ban hành thuế mới, bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.

 Vua, quý tộc ráo riết tấn công đẳng cấp thứ 3.

b) Diễn biến:

- 14/7/1789, quần chúng nhân dân chiếm ngục Ba-xti  Cách mạng bùng nổ.

- Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi, chính quyền tư sản tài chính được thiết lập.

+ 8/1789, Quốc hội lập hiến thông qua bản Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền với khẩu hiệu: “Tự do- Bình đẳng- Bác ái”  Đây là văn kiện lịch sử quan trọng, kêu gọi nhân dân bị áp bức đứng lên đấu tranh.

+ 9/1791, ban hành hiến pháp, xác định chế độ quân chủ lập hiến.

- Vua Pháp tìm mọi cách chống phá cách mạng (xúi giục pk trong nước liên kết với nước ngoài).

- 4/1792, chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo- Phổ bùng nổ.

- 11/7/1792, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”, quần chúng đã đồng loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.

 

 

docx9 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII (tiết 1+ 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẠM NHẬT TẤN KẾ HOẠCH DẠY HỌC BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII (Tiết 1+ 2) Lớp dạy 10- cơ bản. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được: Về kiến thức: Biết được nguyên nhân bùng nổ và tiến trình của Cách mạng tư sản Pháp vào cuối thế kỉ XVIII; Hiểu được Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất thời kì lịch sử cận đại thế giới. Về tư tưởng- tình cảm: Nhận thức được vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng; Biết trân quý lẽ phải, đấu tranh cho lẽ phải. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát và khai thác hình ảnh; Rèn luyện kỹ năng thảo luận và làm việc nhóm; Rèn luyện kỹ năng phân tích và trả lời câu hỏi. TÀI LIỆU THAM KHẢO- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 2.1) Tài liệu tham khảo: - Lịch sử 10, sách giáo khoa, NXB Giáo dục; - Lịch sử 10, sách giáo viên, NXB Giáo dục; - Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục; - Wikipedia: Cách mạng Pháp, ngày truy cập 18/3/2018; - Cùng một số trang web tham khảo khác. 2.2) Đồ dùng dạy học: - Phấn trắng kết hợp với bảng đen; - Tranh, ảnh: Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng; Tấn công ngục Bax- ti; Vua Luis XVI bị xử chém (21/1/1793); - Cùng một số tranh ảnh có liên quan. 3) TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: 3.1) Nước Pháp trước cách mạng; 3.2) Tiến trình của cách mạng; 3.3) Ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. 4) TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 4.1) Ổn định lớp: 4.2) Kiểm tra bài cũ: - Tại sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng tư sản?; - Phân tích ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 4.3) Dẫn nhập: Dòng sông Seine thơ mộng, tháp Eiffel kì vĩ giữa Pa-ri hoa lệ, Mà mỗi khi nhắc thì người ta sẽ nghĩ ngay đến nước Pháp. Ngày nay, Pháp là một cường quốc trên thế giới, với nền kinh tế xếp thứ hai ở châu Âu. Nhưng vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỉ XVIII, giữa Pa-ri hoa lệ đã nổ ra một cuộc cách mạng tư sản. Cuộc cách mạng này đã làm rung chuyển và biến đổi toàn bộ nước Pháp. Mang đến cho nước Pháp sự thay đổi mới, một làn gió mới. Để từ đây, đế chế Pháp trở nên hùng cường dưới ánh sáng của “Tự do- bình đẳng- bác ái”. Để tìm hiểu quá trính đó như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 4.4) Giảng bài mới: Nội dung kiến thức HS cần nắm vững Hoạt động của GV và HS NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG Tình hình kinh tế, xã hội: Kinh tế: - Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu: + Công cụ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp; + Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nhân dân nặng nề. - Công thương nghiệp phát triển: + Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim,). + Công nhân đông, sống tập trung. + Buôn bán mở rộng với nhiều nước. Chính trị: - Xã hội chia thành 3 đẳng cấp: + Tăng lữ: Nắm đặc quyền; + Qúy tộc: Nắm đặc quyền; + Đẳng cấp thứ 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị. - Mâu thuẫn xã hội gay gắt. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng: - Nhờ sự phát triển của khoa học, sự phát triển của mầm mống kinh tế TBCN, ở Pháp xuất hiện trào lưu Triết học ánh sáng tiêu biểu là Mông- te- xki- ơ, Vôn-te, Rút- xô. - Nội dung: Kịch liệt phê phán những quan niệm lỗi thời và đưa ra lý thuyết xây dựng nhà nước mới. - Vai trò, ý nghĩa: Trào lưu triết học ánh sáng đã dọn đường cho cách mạng bùng nổ. Định hướng cho một xã hội mới trong tương lai. è Như vậy, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời là nguyên nhân sâu xa bùng nổ cách mạng. GV phát vấn: Vì sao có thể nói vào cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu? HS trả lời, sau đó GV nhận xét, bổ sung và kết luận: Vào cuối thế kỉ XVIII, Pháp là nước nông nghiệp lạc hậu với những biểu hiện: Công cụ, kỹ thuật canh tác thì lạc hậu, năng suất thấp, lãnh chúa, giáo hội bóc lột nhân dân nặng nề. Đời sống nhân dân Pháp dưới ách bóc lột của phong kiến, giáo hội nặng nề (phải nộp từ 1/6 có khi đến ¼ rồi ½ số thóc thu hoạch được, ngoài ra còn phải thực hiện những nghĩa vụ vô lý khác). GV hướng dẫn và phân tích bức tranh Tình cảnh người nông dân Pháp để làm rõ cuộc sống của người nông dân Pháp dưới sự bóc lột của phong kiến, giáo hội như thế nào: Bức tranh miêu tả một người nông dân già nua, ốm yếu phải cõng trên lưng hai người đàn ông to béo, khỏe mạnh. Đó là hình tượng cho hai đẳng cấp tăng lữ và quý tộc trước cách mạng. Người ngồi đằng trước, mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá với vẻ mặt rất sung sướng đại diện cho tăng lữ. Người ngồi đằng sau đeo thanh kiếm dài ở cạnh sườn, có nhiều đồ trang sức và mũ long chim rất cao quý, tượng trưng cho tầng lớp quý tộc. Trong túi của hai người học lòi ra những mảnh giấy nợ, giấy thuế đất và các nghĩa vụ phong kiến mà người nông dân phải gánh chịu. Người nông dân thì còm lưng vì phải gánh trên vai hai tầng lớp của xã hội, tay chống xuống đất với chiếc cuốc đã mòn, tượng trưng cho sự lạc hậu của nông nghiệp Pháp lúc bấy giờ. Dưới đất thì đầy các loại động vật chuyên phá hoại hoa màu như chim, chuột, chứng tỏ đất đai hoang hóa, mất mùa è Đời sống nhân dân rất khổ cực, vì vậy mà họ phải đấu tranh chống lại hai tầng lớp trên. GV cho HS quan sát sơ đồ cơ cấu xã hội Pháp trước cách mạng: GV phân tích làm nổi bật số phận của người nông dân Pháp trước cách mạng như: Làm ra của cải, vật chất nuôi sống xã hội nhưng lại không có đặc quyền đặc lợi mà còn bị bóc lột, chà đạp và phải thực hiện mọi nghĩa vụ đối với phong kiến, giáo hội è Mâu thuẫn xã hội gay gắt, dẫn đến khủng hoảng sâu sắc. Giải quyết mâu thuẫn này như thế nào? Nước Pháp đang ở đêm trước của một cuộc cách mạng. GV giới thiệu cho HS một số tác phẩm và nội dung chính của nó như bảng dưới đây: Tên tác giả Tên tác phẩm Mông- te- xki- ơ Tinh thần luật pháp: Đòi quyền tự do dân chủ cho con người. Vôn- te Những lá thư triết học: Xóa bỏ nhà nước bảo thủ. Rút- xô Khế ước xã hội: Tự do là quyền tự nhiên của con người GV giảng thêm: Khế ước xã hội chính mô tả việc con người cởi bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng một cuộc sống cộng đồng. Về mặt luật pháp, khế ước xã hội thể hiện cụ thể là một tờ khế ước, một bản hợp đồng trên đó các thành viên xã hội thống nhất các nguyên tắc để cùng chung sống với nhau. Rút- xô kế thừa và phát triển lý luận lý thuyết Khế ước xã hội của John Locke (Nhà tư tưởng người Anh) cho rằng Hiến pháp chính là bản Khế ước xã hội cơ bản nhất, nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng đồng. Thông qua hiến pháp, con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên để trở thành một công dân, chính thức đánh đổi một phần tự do của mình vào tay những kẻ cầm quyền để đổi lấy sự bảo vệ của xã hội được đại diện bởi luật pháp. Tiết 2: Nội dung kiến thức HS cần nắm vững Hoạt động của GV và HS TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến. Hoàn cảnh: - 5/5/1789, vua Luis XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp bàn về vấn đề tăng thuế và ban hành thuế mới, bị đẳng cấp thứ 3 phản đối. à Vua, quý tộc ráo riết tấn công đẳng cấp thứ 3. Diễn biến: - 14/7/1789, quần chúng nhân dân chiếm ngục Ba-xti à Cách mạng bùng nổ. - Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi, chính quyền tư sản tài chính được thiết lập. + 8/1789, Quốc hội lập hiến thông qua bản Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền với khẩu hiệu: “Tự do- Bình đẳng- Bác ái” à Đây là văn kiện lịch sử quan trọng, kêu gọi nhân dân bị áp bức đứng lên đấu tranh. + 9/1791, ban hành hiến pháp, xác định chế độ quân chủ lập hiến. - Vua Pháp tìm mọi cách chống phá cách mạng (xúi giục pk trong nước liên kết với nước ngoài). - 4/1792, chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo- Phổ bùng nổ. - 11/7/1792, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”, quần chúng đã đồng loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập. - Ngày 10/8/1792, nhân dân Pari đứng lên khởi nghĩa, bắt giam vua và hoàng hậu. Sau đó chính quyền chuyển sang ta tư sản công thương (phái Girongđanh). - 21/9/1792, nền cộng hòa thứ nhất được thiết lập. Ngày 21/1/1793, vua Luis XVI bị xử tử. - Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn trong nước lẫn ngoài nước, tuy nhiên phái Girongđanh không muốn đưa cách mạng tiến xa hơn. è Ngày 31/5/1793, quần chúng Pari nổi dậy, lật đổ phái Girongđanh, giành quyền lực về tay phái Giacobanh (2/6). Nền chuyên chính Giacobanh- đỉnh cao của cách mạng. - Trước những khó khăn thử thách nghiêm trọng, chính quyền Gia- cô- banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời hiệu quả: + Giải quyết ruộng đất cho nông dân, cải thiện tiền lương cho công nhân. + Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do, dân chủ. + Ban hành lệnh tổng động viên. + Xóa nạn đầu cơ tích trữ,... - Phái Gia- cô- banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong, giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao. - Trong lúc cách mạng đang lên, mâu thuẫn nội bộ làm cho phái Gia- cô- banh suy yếu. à Cuộc đảo chính ngày 27/7/1794 đã đưa chính quyền Pháp vào tay bọn phản động è Cách mạng Pháp thoái trào. Thời kì thoái trào. - Sau đảo chính, Uỷ ban đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng: + Hiến pháp mới được ban hành, bảo vệ lợi ích tư sản mới. + Xóa bỏ luật giá tối đa. + Thủ tiêu các quyền tự do dân chủ. + Khủng bố những người cách mạng. - Cuộc đảo chính (11/1799) lật đổ chế độ Đốc Chính, đưa Na-pô-lê-ông lên nắm quyền, xây dựng chế độ độc tài. - Sau nhiều năm chiến tranh, Đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815). Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi. III) Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII. - Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình: + Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó. + Giải quyết được vấn đề về dân chủ (ruộng đất cho nông dân, lương cho công nhân). + Hình thành thị trường dân tộc thống nhất, mở đường cho CNTB phát triển. + Giai cấp tư sản lãnh đạo nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng. - Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới. GV chia lớp ra làm 4 nhóm, chuẩn bị trước ở nhà, sau đó lên lớp lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của cách mạng Pháp và thuyết trình với phần tương ứng được giao. Sau đó, GV nhận xét bảng thống kê và phần thuyết trình tương ứng của HS sau đó, GV chốt ý lại tiến trình của cách mạng Pháp ở từng mục: Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến GV phân tích diễn biến của cách mạng và nhấn mạnh phân tích hình ảnh ngục Ba-xti bị tấn công: Ngục Ba-xti được xem là biểu tượng của chế độ phong kiến Pháp lúc bấy giờ, bởi vì trước đây là một pháo đài của hoàng gia, sau đó trở thành nhà ngục, biểu tượng cho sự tàn bạo của dòng họ Bourbon. Mùa hè năm 1789, nước Pháp nhanh chóng tiến đến một cuộc cách mạng, quan quản ngục Ba-xti là Launay đã yêu cầu tiếp viện và sau đó ông đã cho quân lính lui vào sâu trong pháo đài để phòng thủ. Sáng ngày 14/7, một đám đông lớn trang bị súng đạn, kiếm và các loại vũ khí khác bao vây ngục Ba-xti. Quân của Lauray có thể cầm chân được đám đông đó. Tuy nhiên, càng lúc quần chúng Pari kéo đến ngày càng đông nên Lauray đã giăng cờ trắng đầu hàng. Ông và lính của mình bị bắt giam, các thùng thuốc súng bị chiếm và 7 tù nhân được trả tự do. Sau đó, Lauray bị giết chết. Sau khi chiếm được ngục Ba-xti, quần chúng nhân dân Pari đổ ra đường, hát vang lên bài La Marseillaise. Đánh dấu sự kết thúc của chế độ cũ và động lực cách mạng của nhân dân Pháp là không thể cưỡng lại được. GV liên hệ giữa Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp với Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam: Hồ Chí Minh đã mượn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: ‘’Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp:”Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn đươc bình đẳng và tự do về quyền lợi”. Từ những lời lẽ trong hai bản tuyên ngôn đó, Bác Hồ đã suy rộng ra quyền bình đẳng và tự do của dân tộc Việt Nam và suy rộng ra quyền bình đẳng và tự do của nhân loại. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập. GV tường thuật lại diễn trình cách mạng. Trong đó nhấn mạnh vai trò của Rô- be-xqui-e: Là một luật sư người Pháp gốc Anh. Có người đánh giá ông là một kẻ độc tài nhưng cũng có người đánh giá ông là một nhà yêu nước chân chính. Tuy nhiên, ông là người có ý chí sắt đá, tinh thần đấu tranh không khoang nhượng trước kẻ thù vì lợi ích của nhân dân, một con người kiên định không thể nào đảo ngược được. Nền chuyên chính Giacôbanh- đỉnh cao của cách mạng. GV tường thuật lại diễn biến và nhấn mạnh những công việc mà phái Gi-cô-banh do Rô-be-xqui-e đứng đầu đã làm được cho nước Pháp và chứng minh nền chuyên chính Gia- cô- banh chính là đỉnh cao của cách mạng Pháp: Việc chia ruộng đất thành lô lớn bán giá cao thời Gi- rông- đanh khiến nông dân không có đất đai canh tác. Còn dưới thời Gia- cô- banh thì đất đuược chia thành nhiều lô nhỏ và người nông dân đucợ trả dần trong vòng 10 năm à Nông dân có đất canh tác. Trước đây, đạo luật cấm công nhân bãi công hội họp, nay hiến pháp mới (6/1793) ban bố quyền dân chủ rộng rãi, mọi sự bất bình đẳng giai cấp bị xóa bỏ. Việc ban hành luật giá tối đa đã khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, huy động lương thực thực phẩm cho mặt trận và cải thiện đời sống nhân dân. Thời kì thoái trào và ý nghĩa của cách mạng Pháp: GV nhấn mạnh vì sao lúc cách mạng đang lên phái Gia-cô- banh lại suy yếu: Những đòi hỏi từ nhiều phía (Tư sản, công nhân, nông dân) dẫu chính đáng cũng không thể đáp ứng do đất nước vừa trải qua chiến tranh, hậu quả nặng nề. Sự bất lực, lúng túng với những quyết sách sai lầm của phái Gia-cô-banh như đàn áp các lực lợng chống đối à không còn chỗ dựa. Rô-be-xqui-e lại không kiên quyết với kẻ thù. Lực lượng tư sản cơ hội đã bắt Rô-be-xqui- e lên đoạn đầu đài, lòng nhiệt thành của quần chúng Pari lúc này đã nguội lanh, để lực lượng phản động đẩy cách mạng vào giai đoạn thoái trào. GV chốt lại diễn biến và nhấn mạnh những chính sách của Uỷ ban Đốc Chính đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng. GV làm nổi bật cho HS hiểu được rằng các cuộc đảo chính liên tiếp từ sau khi phái Gia-cô-banh sụp đổ là quá trình đi xuống của cách mạng Pháp (Từ CH tư sản qua các bước trung gian trở về quân chủ phong kiến) qua sơ đồ sau: Gia- cô- banh (Cộng Hòa: 6/1793) Đốc Chính (27/7/1794) Độc tài (Đế chế 1: 11/1799) Quân chủ (11/1815) GV hướng dẫn HS nhận thức những thành quả mà cách mạng Pháp đạt được đều do sức mạnh của quần chúng cách mạng tạo nên. Chính vì lẽ đó mà cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng điển hình nhất, tiêu biểu nhất, nó hơn hẳn bất kì một cuộc cách mạng tư sản nào nổ ra trước hoặc sau nó. Với ý nghĩa to lớn đó nó xứng đáng đuược coi là một cuộc “Đại cách mạng”. 4.5) CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 4.5.1) Củng cố: Hướng dẫn HS nhận thức được: - Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tiêu biểu, điển hình. - Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của cuộc cách mạng tư sản Pháp. 4.5.2) Dặn dò: Về nhà học bài cũ: phần Nền chuyên chính Gia- cô- banh, đỉnh cao của cách mạng và phần ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp. Chuẩn bị cho bài 32.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 31 Cach mang tu san Phap cuoi the ky XVIII_12328769.docx
Tài liệu liên quan