Giáo án: Lịch sử 10 cơ bản - Cả năm

 CHỦ ĐỀ 5. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X-XIX.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:Bài học giúp Hs hiểu:

- Trong những thế kỉ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nổ lực xây dựng cho mình một nền văn hoá dân tộc, .

- Trải qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ ở các thế kỉ X-XV, công cuộc xây dựng văn hoá vẫn được tiến hành đều đặn, nhất quán. Đây cũng là gia đoạn hình thành của nền văn hoá Đại Việt, còn gọi là văn hoá Thăng Long.

-Thế kỷ XVI - XIX, mặc dù chính trị nhiều biến động song văn hóa vẫn đạt những thành tựu rất ý nghĩa.

- Dưới ảnh hưởng sâu sắc của ý thức làm chủ đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nền văn hoá Đại Việt phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy phát hiện những nét đẹp trong văn hoá

3. Tư tưỏng, tình cảm:

- Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hoá đa dạng của dân tộc. ý thức bảo vệ các di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

- Giáo dục ý thức phát huy năng lực sáng tạo trong văn hoá.

4. Năng lực hướng tới :

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tổng hợp kiến thức, giải quyết vấn đề; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực chuyên biệt: + Năng lực phát hiện kiến thức, miêu tả, đánh giá.

 + Năng lực so sánh, liên hệ các kiến thức lịch sử-văn học đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

 

doc124 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án: Lịch sử 10 cơ bản - Cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bắc Thành(MB), Gia Định thành( MN), Trực Doanh(MT) - Thời Minh Mạng: Năm 1831 – 1832 ông cải cách, chia cả nước thành 30 tỉnh + phủ Thừa Thiên. àThống nhất đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân đơn vị hành chính về sau(chia tỉnh, huyện ngày nay). IV. LUẬT PHÁP, QUÂN ĐỘI: 1. Luật pháp: Thời Lý: 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư(1042) - Thời Trần: bộ Hình Luật - Thời Lê Năm 1483, ban hành bộ Quốc triều hình luật (- Luật Hồng Đức) - Thời Nguyễn: Hoàng Việt luật lệ(Luật Gia Long). 2. Quân đội: 2 bộ phận - Quân bảo về kinh thành(Cấm quân) - Quân chính quy(ngoại binh, Lộ binh) - Thời Lý – Trần: chính sách “Ngụ binh ư nông” 3. Hoạt động luyện tập: -Từ thế kỷ X-XIX, là thời kì xây dựng phát triển bộ máy nhà nước phong kiến VN ngày càng chặt chẽ, tăng cường tính chuyên chế, một nhiệm vụ quan trọng của luật pháp, quân đội là bảo vệ quyền thống trị của giai cấp phong kiến. 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng: - Nghiên cứu về chính sách “Ngụ binh ư nông” và tổ chức quân đội các thời kỳ còn lại V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC. - Bài cũ: - Hoàn thành các sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước trong chủ đề. - Bài mới: Nghiên cứu về tình hình chính trị, chính sách của đối nội, đối ngoại của các triều đại PK. + Nhóm 1: Tình hình chính trị, chính sách đối nội, đối ngoại từ thế kỷ X -XV + Nhóm 2: Tình hình chính trị, chính sách đối nội, đối ngoại từ thế kỷ XVI -XVIII + Nhóm 3: Tình hình chính trị, chính sách đối nội, đối ngoại dưới thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Tiết 25 Ngày soạn:12/01/2018 CHỦ ĐỀ 3: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN THẾ KỶ X- XIX(Bổ sung chủ đề 2). I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS cần nắm - Đặc điểm tình hình bộ máy chính trị, chính sách đối nội, đối ngoại thời phong kiến: . Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá. 3. Về tư tưởng, tình cảm: - Tư tưởng yêu nước, thương dân, đoàn kết.... 4. Định hướng năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực hợp tác năng lực tổng hợp kiến thức, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tổng hợp, xử lý kiến thức, sắp xếp sự kiện. Năng lực so sánh, đánh giá... II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: GV: Tổng hợp về đặc điểm nổi bật về chính trị, chính sách của các triều đại. HS: - Tìm hiểu qua hệ thống bài học SGK để hoàn thành bài tập đã giao. - Tìm hiểu thêm kiến thức liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP KỶ THUẬT DẠY HỌC: - Tổng hợp, phân tích, so sánh.. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Tạo tình huống học tập: a) Mục tiêu: - Giúp học sinh hình dung sự thay đổi lãnh thổ nước ta qua một số thời kỳ b) Phương thức: Đưa lược đồ sự mở rộng lãnh thổ nước ta thế kỷ X-XV. -Hỏi: Qua đó em có nhận xét gì? c) Dự kiến sản phẩm: - HS trả lời được về sự mở rộng lãnh thổ qua các triều đại. - GV xác định vấn đề và giới thiệ nội dung tiết học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ: NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu tình hình chính trị, chính sách của nhà nước phong kiến thế kỷ X-XV. - Đại diện nhóm 1 trình bày sản phẩm của nhóm. GV và các nhóm bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện kiến thức. Hỏi: Thế kỷ XV được đánh giá là thời kỳ nào của chế độ phong kiến VN? Vì sao? - Đỉnh cao. - Sự hoàn chỉnh, ổn định nhất. Hoạt động 2. Tìm hiểu tình hình chính trị, chính sách của nhà nước phong kiến thế kỷ XVI- XVIII. - Đại diện nhóm 2 trình bày sản phẩm của nhóm. GV và các nhóm bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 3. Tìm hiểu tình hình chính trị, chính sách của nhà nước phong kiến thế kỷ XIX. - Đại diện nhóm 3 trình bày sự tổng hợp của nhóm. GV và các nhóm bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện kiến thức. - GV có thể bổ sung đánh giá về sự mở rộng lãnh thổ, công lao của nhà Nguyễn. I. TỪ THẾ KỶ X – XV. 1. Đặc điểm nổi bật: - Là thời kỳ xây dựng nhà nước phong kiến sau khi giành độc lập. - Tình hình chính trị dần ổn định. 2. Chính sách đối nội - đối ngoại *Đối nội: - Chú trọng bảo vệ an ninh đất nước. - Quan tâm, chăm lo đời sống của nhân dân - Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. *Đối ngoại: - Thực hiện chính sách hòa hiếu với Chăm pa, Chân Lạp, Lan Xang. - Kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. II. TỪ THẾ KỶ XVI – XVIII. 1. Đặc điểm nổi bật: - Hình thành nhiều thế lực phong kiến cát cứ, chiến tranh phong kiến liên miên. - Đất nước bị chia cắt àTình hình chính trị không ổn định. - Cuối thế kỷ XVIII, phong trào Tây Sơn đã thống nhất đất nước. 2. Chính sách đối nội - đối ngoại *Đối nội: - Ít quan tâm, chăm lo đời sống nhân dân *Đối ngoại: - Nhà Mạc: Lúng túng, dâng sổ sách cho quân Minh. - Nhà Lê - Trịnh: Lúc đầu: Để nhà Thanh xâm lấn một số vùng, (sau khi ổn định: buộc nhà Thanh trả lại một số vùng). - Thời Quang Trung: + Hòa hảo với nhà Thanh, + Quan hệ với Lào, Chân Lạp diễn ra tốt đẹp. III. VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU NGUYỄN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX. 1. Đặc điểm nổi bật: - Đất nước độc lập, thống nhất dưới 1 vương triều ổn định nhưng rất chuyên chế. 2. Chính sách đối nội - đối ngoại *Đối nội: - Ít quan tâm, chăm lo đời sống nhân dân, ra sức bóc lột nhân dân. *Đối ngoại: - Phục tùng nhà Thanh, - Bắt Lào, Chân Lạp thần phục. - Đóng cửa với phương Tây. 3. Hoạt động luyện tập: - Cho HS luyện tập bằng hệ thống bài tập trắc nghiệm. 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng: - Liên hệ chính sách ngoại giao của nước ta ngày nay. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC. - Bài cũ: - Hoàn thành hệ thống kiến thức trong tiết học, vận dụng trả lời các câu hỏi liên quan. - Bài mới: Nghiên cứu, tổng hợp tình hình kinh tế nước ta qua các thời kỳ từ thế kỷ X – XIX. Nhóm 1: Tình hình nông nghiệp. Nhóm 2: Tình hình phát triển thủ công nghiệp Nhóm 3: Tình hình thương nghiệp. Tiết 26-27 Ngày soạn: 15/01/2018 CHỦ ĐỀ 4. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUA CÁC THỜI KỲ TỪ THẾ KỈ X-XIX( 2 tiết). I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: giúp Hs hiểu được: - Sau khi giành độc lập, mặc dù có nhiều biến động và khó khăn, nhân dân ta vẫn xây dựng được cho mình một nền kinh tế phát triển đa dạng và toàn diện. - Kinh tế Việt Nam thời phong kiến chủ yếu là nông nghiệp, các công trình thuỷ lợi tiếp tục phát triển để bảo vệ sản xuất, mở rộng ruộng đồng, gia tăng các loại cây trồng, phục vụ cuộc sống của nhân dân. - Thủ công nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng nâng cao vừa phục vụ nhu cầu trong nước, vừa góp phần trao đổi với bên ngoài. - Trong chế độ phong kiến, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ nămg phân tích, tổng hợp, nhận xét và liên hệ thực tế. 3.Tư tưởng, tình cảm: - Bồi dưỡng niềm tụ hào dân tộc trong xây dựng và phát triển kinh tế. - Thấy được những hạn chế của nền KT phong kiến ngay trong giai đoạn phát triển của nó. 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực chung: năng lực tự học; giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức; xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa chính trị và kinh tế, so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét đánh giá, rút ra bài học, liên hệ các kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GV- Tổng hợp tình hình phát triển kinh tế qua các thời kỳ, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS: - Một số câu ca dao về KT, về sản xuất nông nghiệp, thương nghiệp, - Hoàn thành bài tập nhóm: Nhóm 1: Tình hình nông nghiệp. Nhóm 2: Tình hình phát triển thủ công nghiệp Nhóm 3: Tình hình thương nghiệp. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp giao dự án nhóm, tổng hợp, phan tích miêu tả. IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Tạo tình huống học tập: a) Mục tiêu: Giúp HS biết về 1 nghi lễ khuyến khích nông nghiệp thời Tiền Lê, Lý b) Phương thức: Cho HS xem hình ảnh về lễ “Tịch điền” Hỏi: Hình ảnh về ngành nào? Nghi lễ đó gọi là gì? c) Dự kiến sản phẩm: - HS trả lời được về ngành nông nghiệp - GV nói về lễ “Tịch điền”, giới thiệu về chủ đề. 2. Hoạt động hình thành kiến thức MỤC TIÊU-PHƯƠNG THỨC DỰ KIẾN SẢN PHẨM GV giới thiệu bối cảnh: Độc lập Hoạt động 1( Nhóm 1):Tổng hợp về tình hình, biện pháp phát triển nông nghiệp từ thế kỉ X- XIX? - Gv vấn đáp nhóm và cả lớp về phép quân điền, lễ “Tịch điền” và tác dụng của nó. - Liên hệ sự phát triển nông nghiệp ngày nay. - Cho HS nêu một số câu ca dao về tình hình nông nghiệp thế kỷ X – XIX. ? So sánh về tình hình nông nghiệp qua các thời kỳ. Thời kỳ nào ổn định, hưng thịnh nhất? TIẾT 2 Hoạt động 2( Nhóm 2):Tổng hợp về tình hình phát triển thủ công nghiệp từ thế kỉ X- XIX? - Cho HS nêu một số câu ca dao về tình hình thủ công nghiệp thế kỷ X – XIX. Hoạt động 3( Nhóm 3):Tổng hợp về tình hình phát triển thương nghiệp từ thế kỉ X- XIX? Nêu các dẫn chứng văn học về tình hình phát triển thủ công nghiệp qua các thời kỳ. Hoạt động 4( Cả lớp): GV cho HS trả lời câu hỏi: 1. Nhận xét chung về tình hình phát triển kinh tế thế kỷ X – XIX? Thời kỳ nào ổn định nhất? 2. Tác động của tình hình chính trị đến phát triển kinh tế như thế nào? I. TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP. 1. Thế kỷ X-XV. * Nhà nước: + Khuyến khích nhân dân khẩn hoang, mở rộng diện tích + Mở rộng ruộng đồng, xây dựng các công trình thủy lợi lớn. + Các vua tiền Lê tổ chức lễ “Tịch điền” + Thời Lê: đặt phép Quân điền + Luật pháp bảo vệ sản xuất, phát triển các giống cây trồng trên cả nước. *Nhân dân: hăng hái SX Năng suất tăng, mùa màng ổn định, nhân dân ấm no. 2. Thế kỷ XVI-XVIII. - Nhân dân tiếp tục khai hoang ruộng đất, tâng gia sản xuất, đắp đê Đặc biệt ở Đàng Trong, do điều kiện thuận lợi Nam Bộ trở thành 1 vựa lúa lớn. - Tuy nhiên ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ. 3. Dưới triều Nguyễn. - Nông nghiệp lạc hậu, đất đai tập trung trong tay địa chủ. II. PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG NGHIỆP. 1. Thế kỷ X – XV: - Có điều kiện phát triển nhanh: * Nhân dân: - Các nghề truyền thống: ngày càng phát triển - Các nghề: làm gạch, chạm khắc, làm đồ trang sức phát triển hơn trước. - Nhiều nghề mới. - Các làng nghề thủ công ra đời: Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Huê Cầu (Hưng Yên). * Nhà nước: Lập nhiều xưởng thủ công: đúc tiền, làm gạch ngói, may tranh phục 2. Thế kỷ XVI - XVIII - Xuất hiện nhiều nghề mới như khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, tranh sơn mài. - Nhiều làng nghề nổi tiếng: gốm: Bát Tràng (HN), dệt Vạn Phúc ( Hà Tây) dệt Vạn Xuân ( Huế), nghề khai mỏ. 3. Thế kỷ XIX: - Tiêp tục duy trì, phát triển. III. TÌNH HÌNH THƯƠNG NGHIỆP: 1. Thế kỷ X – XV. - TK X- XV, thương nghiệp cũng phát triển , mở rộng trao đổi sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp: + Nhiều chợ búa mọc lên + Thời Lý Trần: Thăng Long có 36 phố phường. + Giao thương nước ngoài phát triển: Nhiều cảng Các điểm trao đổi hàng hóa trên biên giới Việt-Trung 2. Thế kỷ XVI – XVIII. - Buôn bán trong nước: xuất hiện nhiều chợ, làng buôn và trung tâm buôn bán lớn. - Ngoại thương: Có quan hệ buôn bán với các thương nhân TQ, NB, BĐN, Pháp, Anhvới nhiều mặt hàng lâm sản, hàng thủ công, vũ khí, len dạ + Đàng Ngoài: Thăng Long, Phố Hiến.. + Đàng Trong: Thanh Hà(Huế); Hội An(Quảng Nam) - Cuối thế kỷ XVIII, thương nghiệp suy giảm 3. Thế kỷ XIX - Nhà nước độc quyền, thuế máà suy giảm - Đóng cửa với phương Tây. 3. Luyện tập: GV khái quát lại tình hình kinh tế từ thế kỷ X – XIX. - 3 ngành kinh tế đặc trưng thời phong kiến: - Ngành kinh tế nền tảng quan trọng nhất: Nông nghiệp. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: - Vai trò của ngành nông nghiệp hiện nay là gì ? V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC. Bài cũ: - Hoàn thành nội dung kiến thức đã học. Vận dụng trả lời câu hỏi liên quan SGK Bài mới: Chủ đề: Sự phát triển văn hóa dân tộc qua các thời kỳ. Bài mới: Chuẩn bị chủ đề Văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XIX: 1: Tình hình tư tưởng tôn giáo. 2: Tình hình giáo dục. 3: Tình hình văn học. 4: Các lĩnh vực khác. Tiết 28, 29 Ngày soạn: 19/01/2018 CHỦ ĐỀ 5. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X-XIX. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức:Bài học giúp Hs hiểu: - Trong những thế kỉ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nổ lực xây dựng cho mình một nền văn hoá dân tộc, . - Trải qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ ở các thế kỉ X-XV, công cuộc xây dựng văn hoá vẫn được tiến hành đều đặn, nhất quán. Đây cũng là gia đoạn hình thành của nền văn hoá Đại Việt, còn gọi là văn hoá Thăng Long. -Thế kỷ XVI - XIX, mặc dù chính trị nhiều biến động song văn hóa vẫn đạt những thành tựu rất ý nghĩa. - Dưới ảnh hưởng sâu sắc của ý thức làm chủ đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nền văn hoá Đại Việt phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy phát hiện những nét đẹp trong văn hoá 3. Tư tưỏng, tình cảm: - Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hoá đa dạng của dân tộc. ý thức bảo vệ các di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc. - Giáo dục ý thức phát huy năng lực sáng tạo trong văn hoá. 4. Năng lực hướng tới : - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tổng hợp kiến thức, giải quyết vấn đề; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực phát hiện kiến thức, miêu tả, đánh giá. + Năng lực so sánh, liên hệ các kiến thức lịch sử-văn học đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. II. CHUẨN BỊ. - GV: Tổng hợp về tình hình văn hóa qua các thời kỳ. - HS: Tóm tắt nội dung theo các câu hỏi sau: 1. Tình hình tư tưởng tôn giáo. 2. Tình hình giáo dục. 3. Tình hình văn học. 4. Các lĩnh vực khác. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Gv có thể sử dụng phương pháp miêu tả kết hợp với phân tích, trực quan kết hợp với việc sử dụng tranh ảnh và tài liệu thơ văn các loại để nâng cao tính linh hoạt và hấp dẫn. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Tạo tình huống học tập: a) Mục tiêu: Giúp HS nắm vài nét về bài học, hiểu thêm một và chi tiết về văn hóa thời phong kiến. b) Phương thức: GV đưa hình ảnh về vua Trần Nhân Tông và dẫn các đoạn chữ nhỏ SGK(Tr.101) Hỏi: Em biết gì về ông? c) Dự kiến sản phẩm: HS trả lời được Phật hoàng Trần Nhân Tông. GV hỏi thêm: chi tiết đó thể hiện điều gì? - Thời Trần, cả vua quan đều rất mộ Phật. GV dẫn vào bài: Các lĩnh vực văn hóa khác như thế nào qua các thời kỳ Chủ đề 5. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: MỤC TIÊU-PHƯƠNG THỨC DỰ KIẾN SẢN PHẨM Hoạt Động 1: Tìm hiểu tình hình tư tưởng, tôn giáo thế kỷ X – XIX. -GV cho HS trình bày dự án. - HS khác bổ sung, GV chốt kiến thức, điều chỉnh. Nhắc lại một số nội dung tư tưởng nho giáo? Vì sao giai cấp thống trị sớm tiếp thu Nho giáo? GV mở rộng về Phật tổ phái thiền Trúc Lâm Trần Nhân Tông Ai là người có công lớn trong việc sáng tạo chữ Quốc Ngữ? -Alexandre de Rhodes: Từ điển Việt -Bồ-La Hoạt Động 2: Tìm hiểu tình hình giáo dục nước ta thế kỷ X – XIX. -GV cho HS trình bày dự án. - GV nhấn mạnh những mốc hình thành nền giáo dục nước ta từ thế kỷ XI – XV. Ý nghĩa việc dựng bia tiến sĩ? Liên hệ về tiến sĩ Bùi Dục Tài: - Năm 1502) thời Lê Hiến Tông, ông đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân đứng thứ 29 trong tổng số 64 người thi đỗ - Ngày 4 tháng 8 năm 2003 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định số 1513/2003/QĐ-UB về Ban hành quy chế giải thưởng Bùi Dục Tài tỉnh Quảng Trị để khen thưởng cho các học sinh, sinh viên có kết quả cao trong các kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi. TIẾT 2 Hoạt Động 3: Tìm hiểu tình hình văn học nước ta thế kỷ X – XIX. GV cho HS trình bày dự án. - Cho HS phân tích ý nghĩa một vài tác phẩm tiêu biểu để rút ra đặc điểm chung Hoạt Động 4: Tìm hiểu về nghệ thuật. GV cho HS nghiên cứu, trả lời câu hỏi: Nêu những thành tựu đáng chú ý về các lĩnh vực nghệ thuật thế kỷ X-XIX. Hoạt Động 5: Tìm hiểu thành tựu khoa học kỷ thuật GV hướng dẫn cho HS lập bảng thống kê theo bảng: Lĩnh vực Tác phẩm/c.trình Tác giả.. Quân sự Địa lý Sử học Đại thành Toán pháp Khải minh Toán học <- I. TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO 1. Nho giáo - Thời Lý, Trần Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân. - Thời Lê: Độc tôn nho giáo. - Thế kỷ XVI – XVIII: Nho giáo mất dần vị thế độc tôn. - Thời Nguyễn: Độc tôn nho giáo. 2. Phật giáo: - Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông. - Thời Lê sơ, Phật giáo bị hạn chế, đi vào trong nhân dân. - Thế kỷ XVI – XVIII, Phật giáo được mở rộng hoạt động. - Thời Nguyễn: Hạn chế 3. Thiên Chúa giáo: - Từ thế kỷ XVI, đạo Thiên chúa được du nhập vào nước ta. + Chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh ra đời ( XVII). - Thời Tây Sơn, nhà Nguyễn, cấm đoán Thiên Chúa giáo. 4. Đạo giáo -Tín ngưỡng dân tộc: Hòa lẫn: thờ cúng tổ tiên và những người có công với làng nước. II. GIÁO DỤC. 1. Từ thế kỷ XI –XV. - Nền giáo dục nước ta từng bước hình thành, phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu: + 1070: Lý Thánh Tông lập Văn Miếu + 1075(Lý Nhân Tông): Mở khoa thi đầu tiên ở kinh thành. + 1076: Lập Quốc Tử Giám sau Văn Miếu + 1484(Lê Thánh Tông) cho dựng bia tiến sĩ. Số người đi học ngày càng tăng, trình độ dân trí được nâng cao. 2. Thế kỷ XVI - XVIII. - Tiếp tục mở các khoa thi tuyển lựa nhân tài: + Ở Đàng Ngoài: như cũ, sa sút dần. + Ở Đàng Trong: được bắt đầu từ 1646, chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên. - Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm lên thành chữ viết chính thống. * Hạn chế: Nội dung giáo dục chủ yếu là kinh sử, khuôn sáo, gian lận. không chú trọng nội dung KH-KT. 3. Thế kỷ XIX - Vẫn tổ chức thi nhưng hạn chế, tiêu cực, số người đi học, đi thi giảm sút. III. VĂN HỌC: 1. Thế kỷ X- XV: - Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo... - Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. - Đặc điểm: + Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. + Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. 2. Thế kỷ XVI - XVIII - Bên cạnh văn học chữ Hán, Nôm, còn có văn học dân gian ( ca dao, tục ngữ, truyện cười) → Làm cho văn học thêm phong phú đa dạng, đề cao cuộc sống tinh thần của nhân dân, góp phần hoàn chỉnh văn học chữ Nôm. 3. Thế kỷ XIX: - Văn học chữ Hán kém phát triển, văn học chữ Nôm phát triển mạnh: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... IV. NGHỆ THUẬT - Sân khấu: - Chèo(TK X), Quan họ, múa rối nước, Nhã nhạc cung đình... - Kiến trúc - điêu khắc: độc đáo Nhiều công trình hoành tráng: + Thời Lý Trần: An Nam tứ đại khí... + TK XVI - XVIII: Thăng Long, Hội An + TK XIX: Kinh thành Huế... - Nghệ thuật dân gian: Trò chơi, lễ hộ V. KHOA HỌC KỶ THUẬT - Quân sự: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư( Trần Quốc Tuấn), súng Thần cơ(Hồ Nguyên Trừng), Lũy Thầy(Đào Duy Từ).. - Địa lý: Dư địa chí(Ức Trai di tập Nam Việt dư địa chí _(Nguyễn Trãi) Hồng Đức bản đồ(thời Lê Thánh Tông) - Lịch sử: Đại Việt sử ký( thời Trần-Lê Văn Hưu), Lam Sơn thực lục(Thời Lê), Đại Việt sử ký toàn thư(Ngô Sỉ Liên), Lịch triều hiến chương loại chí(Phan Huy Chú) Lê Quý Đôn. <- Toán học: Lương Thế Vinh(thời Lê Thánh Tông): 3. Luyện tập: HS trả lời các câu hỏi sau: * Nhận xét về thành tựu văn hóa thế kỷ X-XIX * Em hiểu thế nào là hào khí Đông A? * Đặc điểm văn minh Đại Việt? (-Thể hiện một nền văn hóa phát triển rực rỡ, phong phú, độc đáo -Gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước -Mang đậm tính dân tộc và dân gian.) 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: - Những thành tựu được UNESCO công nhận là thành tựu văn hóa thế giới? V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC. Bài cũ: - Tìm hiểu thêm về văn hóa VN thời phong kiến - Hoàn thành bảng thống kê ở mục V Bài mới: Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỷ X – cuối thế kỷ XVIII. Tiết 30, 31 Ngày soạn: 19/01/2018 CHỦ ĐỀ 6. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ THẾ KỶ X- CUỐI THẾ KỶ XVIII. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Sau khi giành độc lập, nhân dân Việt Nam phải liên tiếp tổ chức những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. - Với tinh thần dũng cảm, truyền thống yêu nước ngày càng sâu đậm, nhân dân ta đã chủ động sáng tạo, vượt qua mọi thách thức khó khăn đánh lại các cuộc xâm lược. - Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ nổi lên những trận quyết chiến đầy sáng tạo mà còn xuất hiện một loạt các nhà chỉ huy quân sự tài năng. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng tường thuật, sử dụng trong học tập, tích cực bồi dưỡng kĩ năng phân tích, tổng hợp. 3. Tư tưởng, tình cảm - Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc. - Bồi dưỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. - Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc vai trò lòng biết ơn với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì Tổ quốc. 4. Định hướng năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng tường thuật, tóm tắt sự kiện, thống kê sự kiện. So sánh, đánh giá sự kiện. Kỹ ăng lập bảng biểu thống kê. - Năng lực phân tích, rút ra các đăc điểm. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. - GV: + Lược đồ Việt Nam có ghi các địa danh liên quan, các lược đồ diễn biến. + Một số tranh ảnh về chiến trận hay về các anh hùng dân tộc. Một số đoạn trích, thơ văn... - HS: Nghiên cứu nội dung chủ đề, lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỷ X – cuối thế kỷ XVIII, tìm hiểu các chi tiết liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP KỶ THUẬT DẠY HỌC - Tường thuật, miêu tả. kể chuyện, nêu vấn đề.. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Tạo tình huống học tập: a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập, HS hiểu về quyết tâm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta thời phong kiến. b) Phương thức: GV đưa bài thơ “Nam Quốc sơn hà” - Em biết gì về tác phẩm này? c) Dự kiến sản phẩm: HS trả lời được bài thơ. GV thêm: Bài thơ có ý nghĩa gì? GV gợi ý HS trả lời về chủ quyền lãnh thổ, sự quyết tâm kháng chiến và dẫn vào chủ đề 6. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC GV giới thiệu phân phối nội dung 2 tiết học trong chủ đề: Tiết 1: Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên. Tiết 2: Phong trào chống quân Minh-Khởi nghĩa Lam Sơn và các cuộc kháng chiến cuối thế kỷ XVIII. Hoạt động 1(Nhóm). Tìm hiểu về hoàn cảnh, diễn biến, kết quả các cuộc kháng chiến/khởi nghĩa.. Nhóm 1: Tìm hiểu các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Nhóm 2: Tìm hiểu các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên. Nhóm 3: Tìm hiểu các cuộc kháng chiến chống quân Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. Nhóm 4: Tìm hiểu các cuộc kháng chiến cuối thế kỷ XVIII. - Sau 5 phút, cho các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV cho HS rút ra những nét độc đáo, những câu chuyện lịch sử trong từng cuộc kháng chiến. GV mở rộng: - Đặc điểm phong trào chống quân Minh: + Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. + Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao. + Có đại bản doanh, căn cứ địa. *Hoạt động 2: Cá nhân - cả lớp: - Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến? - Rút ra những bài học lịch sử I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG 1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê -       Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta. - Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến. -  Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt  chiến  đấu anh dũng, thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập. 2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) - Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược. - Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến. + Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.  *Năm 1075 Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống(Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu), sau đó rút về phòng thủ. + Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc. *Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt , cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi , ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh. II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÔNG - NGUYÊN THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII) - Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta(1258, 1285, 1288). Giặc rất mạnh và hung bạo. - Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước. - Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu(lần 1), Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp(lần 2), Bạch Đằng(lần 3). III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN - Cuối thế kỷ XIV, nhà Trần suy vong, nhà Hồ không cố kết được dân tộcà nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh. - Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn(Thanh Hóa) bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo. - Với chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang (1427), đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12512304.doc
Tài liệu liên quan