Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 1 đến 6 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chương II. XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Bài 3. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu được những thành tựu lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Phân tích được điểm nổi bật trong văn hóa cổ đại ở phương Đông.

2. Thái độ.

- Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự hào về thành tựu văn hóa của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.

3. Kỹ năng

- Biết sử dụng kỹ năng phân tích, so sánh, liệt kê.

 

doc51 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 1 đến 6 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Tình hình phát triển sớm ở Ai Cập, LH, TQ, AD cổ đại và sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông. Hoạt động 1. Nhà nước được hình thành sớm * Mục tiêu: - Trình bày được thời gian, địa điểm hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông - Từ đó, thấy được các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành từ rất sớm khi công cụ kim loại chưa xuất hiện. * Phương thức: - Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và đọc thông tin trang 14 SGK , cho biết: - Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm ở đâu? Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: - Ai Cập: 3200 TCN, hình thành nhà nước thống nhất. - Ở Lưỡng Hà: khoảng thiên niên kỉ IV TCN, hình thành các nước nhỏ của người Su-me. - Ở AD: khoảng TNK thứ III TCN, hình thành các quốc gia cổ đại ở lưu vực sông Ấn. - Ở TQ: khoảng thế kỉ XXI TCN, hình thành vương triều nhà Hạ => Như vậy, các nhà nước cổ đại PD xuất hiện sớm hơn ở Hi Lạp, Ro-ma tới hơn 1000 năm và sớm nhất thế giới. Hoạt động 2. Quá trình hình thành nhà nước * Mục tiêu: - Trình bày được quá trình hình thành nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông. * Phương thức: - Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin trang 15 SGK , cho biết: Quá trình hình thành nhà nước diễn ra như thế nào? - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại cặp đôi để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: => Khi xã hội nguyên thủy tan rã, đã hình thành các công xã. Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi, các công xã tự liên kết thành các liên minh công xã, rồi hình thành nhà nước. Hoạt động 3. Cơ sở và nguyên nhân của quá trình hình thành nhà nước sớm * Mục tiêu: - Trình bày được cơ sở và nguyên nhân hình thành nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông. - Lí giải được vì sao các quốc gia cổ đại phương đông ra đời sớm và lấy nông nghiệp làm kinh tế chủ đạo. - Liên hệ được với các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. * Phương thức: - Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát ảnh và đọc thông tin trang 12-13 SGK , cho biết: Sông Nile(Ai Cập) Sông Hằng(Ấn Độ) + Cơ sở và nguyên nhân của quá trình hình thành nhà nước sớm ở phương Đông? + Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông lấy kinh tế nông nghiệp làm kinh tế chủ đạo? + Ở Việt Nam các quốc gia cổ đại ra đời ở đâu, vào thời gian nào? Kể tên các quốc gia đó. - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại cặp đôi để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: - Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, vì có: + Thuận lợi: đất phù sa mầu mỡ và mềm, nước tưới đầy đủ + khó khăn: trị thủy các dòng song, phải làm kênh tưới tiêu. - Nông nghiệp phát triển sớm và cho năng xuất cao, xuất hiện của cải dư thừa ngay từ khi chưa có đồ sắt. Đây cũng là ngành kinh tế chủ đạo. - Công tác thủy lợi đòi hỏi sự hợp sức và sang tạo 2. Kết cấu xã hội và chế độ chuyên chế cổ đại ở phương Đông. * Hoạt động 4: Xã hội cổ đại phương Đông phân hóa thành các tầng lớp * Mục tiêu: - Trình bày được các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông. -Đánh giá được vai trò của giai cấp nông dân công xã hội cổ đại phương Đông. - Vẻ được sơ đồ . * Phương thức: - Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Chia và giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: Vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông? + Nhóm 2: Nguồn gốc của quí tộc? + Nhóm 3: Nguồn gốc của nô lệ? Nô lệ có vai trò gì? (thời gian hoạt động cho mỗi nhóm là 5 phút) - Các nhóm báo cáo sản phẩm - Các nhóm vẽ sơ đồ các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông. * Gợi ý sản phẩm: + Nhóm 1: Nông dân công xã là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn, là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác và nộp thuế cho nhà nước. + Nhóm 2: Quý tộc gồm vua, quan và tăng lữ là giai cấp bóc lột, có nhiều của cải và quyền thế. + Nhóm 3: Nô lệ là những nông dân công xã nghèo không trả được nợ, những tù binh chiến tranh; số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ và hầu hạ tầng lớp quý tộc. + Sơ đồ xã hội cổ đại phương Đông Quý tộc Nông dân công xã Nô lệ Vua *Hoạt động 5: Chế độ chuyên chế cổ đại * Mục tiêu: - Hiểu được tổ chức bộ máy nhà nước cổ đại phương Đông. - Lý giải được khái niệm về chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông. * Phương thức: - Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thông tin trang 15,16 SGK, cho biết: + Bộ máy nhà nước cổ đại phương Đông được tổ chức như thế nào? + Vua có quyền lực như thế nào trong xã hội cổ đại phương Đông? Tại sao lại gọi là “Vua chuyên chế”? + Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại? - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: - Tổ chức bộ máy nhà nước: đứng đầu là vua, dưới vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc, đứng đầu là Vidia hoặc thừa tướng, có chức năng thu thuế, trông coi và xây dựng các công trình, chỉ huy quân đội. - Khái niệm: Chế độ chuyên chế cổ đại là chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao. - Quyền lực của vua: vua nắm cả pháp quyền và thần quyền, có tên gọi khác nhau ở mỗi nước C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: - Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Nhà nước được hình thành sớm, Quá trình hình thành nhà nước, Cơ sở và nguyên nhân của quá trình hình thành nhà nước sớm, Xã hội cổ đại phương Đông phân hóa thành các tầng lớp, Chế độ chuyên chế cổ đại. - Khắc sâu về cơ cấu giai cấp và tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc nhóm dưới hình thức đóng vai, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với thầy, cô giáo: + Nhóm 1: Đóng vai nông dân công xã và nô lệ. + Nhóm 2: Đóng vai vua quí tộc. 3. Dự kiến sản phẩm - Các nhóm chuẩn bị trang phục và phân vai dưới sự hổ trợ của thầy cô giáo. - Dự kiến kịch bản + Nhóm 1: Cuộc trò chuyện của nông dân công xã và nô lệ: - Nông dân công xã: Tôi là người nông dân sống trong xã hội cổ đại phương Đông, tôi nhận ruộng đất của công xã để danh tác, nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quí tộc - Nô lệ: trước đây tôi cũng như anh, nhưng vì nghèo quá không trả được nợ nên tôi bị biến thành nô lệ. Không những tôi, mà những người bị bắt trong chiến tranh cũng bị biến thành nô lệ, chúng tôi chẳng có tài sản gì, phải hầu hạ, phục dịch trong các gia đình quí tộc + Nhóm 2: - Vua: Ta là vua Tu-tan-kha-môn. Ta là người đại diện của thần thánh dưới trần gian, người chủ tối cao của các ngươi. Vidia, ngươi hãy điều hành bộ máy quí tộc thu thuế, xây đền tháp, cung điện, đường xá và chỉ huy quân đội mở rộng bờ cõi cho ta. Hãy chuẫn bị xây cho ta một khu lăng mộ và đúc cho ta một cái quách bằng vàng có tạc hình ta - Quí tộc: Vâng thưa bệ hạ. Bề tôi sẽ thực hiện ngay mệnh lệnh của ngài D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. - Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa cổ đại phương Đông. - Liên hệ đến các quốc gia cổ đại ở Việt Nam. 2. Phương thức * Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. * Nhiệm vụ 2: (HS làm việc ở nhà) HS hoàn thiện việc trả lời các câu hỏi sau: 1. Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại hình thành sớm? Đặc trưng phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? 2. Từ những hiểu biết về các quốc gia cổ đại phương Đông, hãy liên hệ tới sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. - HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh) - HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử - GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi 3. Gợi ý sản phẩm * Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. Câu 1: (NB) Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở đâu? A. Trên các hòn đảo B. Lưu vực các dòng sông lớn C. Trên các vùng núi cao D. Ở các thung lũng Câu 2: (NB) Nền kinh tế chính của các cư dân phương Đông cổ đại là gì? A. Thủ công nghiệp B. Nông nghiệp C. Làm gốm D. Thương mại Câu 3: (NB) Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? A. Nông dân công xã, Quý tộc, Nô tì B. Nông dân công xã, Bình dân, Quý tộc, Nô lệ C. Nông dân công xã, Quý tộc, Nô lệ D. Nông dân công xã, Quý tộc, Địa chủ, Nô lệ Câu 4: (NB) Các quốc gia nào xuất hiện đầu tiên ở phương Đông? A. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc B. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Việt Nam C. Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ Câu 5: (NB) Cho biết thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông? A. Dân chủ B. Cộng hoà C. Quân chủ chuyên chế D. Quân chủ tập quyền Câu 6: (NB) Số không (0) là thành tựu của cư dân: A. Ai Cập B. Ấn Độ C. Lưỡng Hà D. La Mã Câu 7: (NB) Văn hoá cổ đại phương Đông gồm những lĩnh vực nào? A. Lịch pháp và thiên văn học, Chữ viết, Toán học, Kiến trúc B. Lịch pháp, Chữ viết, Toán học, Kiến trúc C. Thiên văn học, Chữ viết, Toán học, Kiến trúc D. Lịch pháp và thiên văn học, Chữ viết, Toán học, Y học Câu 8: (NB) Kiểu chữ viết ra đời đầu tiên ở phương Đông: A. chữ tượng trưng B. chữ tượng ý C. chữ tượng thanh D. chữ tượng hình Câu 10. (NB) Vùng đất Lưỡng Hà dùng để chỉ: A. giữa hai sông Ấn và sông Hằng B. giữa sông Ti gơ rơ và Ơ phơ rát C. giữa sông Nil và sông Amazon. D. giữa hai sông Hoàng Hà và Trường Giang * Nhiệm vụ 2: (HS làm việc ở nhà) HS hoàn thiện việc trả lời các câu hỏi sau: 1. Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại hình thành sớm? Đặc trưng phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? a. Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm vì: - Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, có những điều kiện thuận lợi và khó khăn: + Thuận lợi: đất phù sa mầu mỡ và mềm, nước tưới đầy đủ + Khó khăn: trị thủy các dòng song, phải làm kênh tưới tiêu. - Nông nghiệp phát triển sớm và cho năng xuất cao, xuất hiện của cải dư thừa ngay từ khi chưa có đồ sắt. Đây cũng là ngành kinh tế chủ đạo. Công tác thủy lợi đòi hỏi sự hợp sức và sang tạo b. Đặc trưng phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông là nền kinh tề nông nghiệp lúa nước 2. Từ những hiểu biết về các quốc gia cổ đại phương Đông, hãy liên hệ tới sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. - Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các con sông lớnở Bắc Phi và châu Á từ TNK thứ IV-III TrCN - Ở Việt Nam, Các quốc gia cổ đại cũng ra đời trên lưu vực các con sông lớn như sông Hồng, Mã, Cảvào TNK I TrCN. Đó là Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, Chămpa, Phù Nam. Tuần 4 + Tiết 4 Ngày soạn: .............................................. Ngày kí duyệt: ........................................ Chương II. XÃ HỘI CỔ ĐẠI Bài 3. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu được những thành tựu lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông. - Phân tích được điểm nổi bật trong văn hóa cổ đại ở phương Đông. 2. Thái độ. - Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự hào về thành tựu văn hóa của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam. 3. Kỹ năng - Biết sử dụng kỹ năng phân tích, so sánh, liệt kê. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học. - Năng lực tổng hợp, lên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử so sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh... II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC - Thiết bị dạy học: Tranh ảnh nói về những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông để minh họa, Máy vi tính kết nối máy chiếu. - Học liệu (tư liệu tham khảo): Tư liệu lịch sử 10, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THPT (phần LSTG),... - Các tài liệu tham khảo có liên quan. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP 1. Mục tiêu: Với việc HS quan sát hình ảnh về thành tựu các quốc gia cổ đại phương Đông, các em suy nghĩ về những cống hiến văn hóa vĩ đại của cư dân phương Đông đối với nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên, các em chưa biết tại sao những thành tựu đó lại có ý nghĩa lớn lao như thế và vì sao lại nói rằng chính thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông đã đặt nền móng cho sự thành công hơn nữa của văn hóa các quốc gia cổ đại phương Tây. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. 2. Phương thức: - Qua quan sát bức ảnh và trả lời một số vấn đề dưới đây Hình ảnh Vạn lý Trường Thành (Trung Quốc) 1. Bức ảnh trên làm cho em liên tưởng tới quốc gia nào? Em có hiểu biết gì về thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông? 2. Tại sao thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông lại mang tính chất sơ lược? Đặc trưng nổi bật trên các lĩnh vực lịch pháp, thiên văn học, chữ viết, toán học, kiến trúc là gì? 3. Từ những hiểu biết về thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông, hãy liên hệ tới những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. 3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 5. Văn hóa cổ đại phương Đông Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự ra đời của lịch pháp và thiên văn học. * Mục tiêu: - Trình bày được nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự ra đời của lịch pháp và thiên văn học. Tác động của nó đối với xã hội lúc bấy giờ. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy theo dõi SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Em hiểu thế nào về khái niệm “văn hóa” và “văn minh”? + Tại sao lịch và thiên văn là thành tựu văn hóa đầu tiên ở phương Đông? + Tác dụng và ý nghĩa của thành tựu này? - Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi sau đó trao đổi để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: - Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà thiên văn học và lịch đã ra đời. - Khoảng TNK IV TCN người Ai Cập phát minh ra dương lịch. - Nông lịch ra đời đã phục vụ đắc lực cho việc gieo trồng. ® Con người đã vươn tầm mắt tới trời, đất, trăng, sao vì mục đích làm ruộng của mình và nhờ đó đã sáng tạo ra hai ngành thiên văn học và phép tính lịch (trong tay chưa có nổi công cụ bằng sắt nhưng đã tìm hiểu vũ trụ...). Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự ra đời của chữ viết. * Mục tiêu: Yêu cầu học sinh biết được nguyên nhân ra đời chữ viết, thành tựu và tác dụng của chữ viết đối với xã hội hiện tại. * Phương thức: Học sinh hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc các tư liệu dưới đây, trao đổi thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi: Tư liệu 1: Chữ viết ra đời là do xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ phong phú, đa dạng. Hơn nữa do nhu cầu ghi chép, cai trị, lưu giữ những kinh nghiệm mà chữ viết đã ra đời. Tư liệu 2: Chữ viết xuất hiện vào thiên niên kỷ thứ IV TCN mà sớm nhất là ở Ai Cập và Lưỡng Hà. Ban đầu là chữ tượng hình (vẽ hình giống vật để biểu thị), sau này người ta cách điệu hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý được ghép với một âm thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người. Người Ai Cập viết trên giấy papirút (vỏ cây sậy cán mỏng), người Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi đem nung khô, người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, trúc hoặc trên lụa bạch ...). Tư liệu 3: Hình ảnh chữ tượng hình và chữ tượng ý Câu hỏi : + Qua những tư liệu trên, em hãy cho biết nguyên nhân ra đời chữ viết ở các quốc gia cổ đại phương Đông? + Thành tựu về chữ viết của các quốc gia cổ đại phương Đông? + Tác dụng của chữ viết? * Gợi ý sản phẩm: - Do nhu cầu trao đổi, tính toán,lưu trữ mà chữ viết đã ra đời từ thiên niên kỷ IV TCN. - Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh. - Tác dụng của chữ viết: đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại. Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự ra đời của toán học. * Mục tiêu: qua phần này học sinh cần biết được nguyên nhân, thành tựu và tác dụng của việc toán học ra đời. * Phương thức: Học sinh hoạt động cả lớp - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy theo dõi SGK trang 18, kết hợp với quan sát hình ảnh và cho biết: + Nguyên nhân ra đời toán học? + Tại sao toán học lại giữ vai trò quan trọng trong đời sống cư dân phương Đông? Cho ví dụ. * Gợi ý sản phẩm: - Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng ... mà toán học ra đời. - Thành tựu: + Người Ai Cập giỏi về hình học, tính được diện tích các hình và tính JI =3,16 + Người Lưỡng Hà giỏi về số học, tìm được phân số và 4 phép tính. - Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và đề lại kinh nghiệm quý cho giai đoạn sau. Hoạt động 4: Tìm hiểu thành tựu về kiến trúc. * Mục tiêu: Trình bày được thành tựu về kiến trúc của các quốc gia cổ đại phương Đông. * Phương thức: - GV yêu cầu HS quan sát kênh hình và kênh chữ trong SGK trang 18,19 trả lời các câu hỏi: + Nêu đặc điểm các công trình liến trúc cổ phương Đông? Xây lớn như vậy để làm gì? Tại sao làm được như vậy ? + Ý nghĩa những công trình kiến trúc đó? Trong hoạt động này, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân để giải quyết các câu hỏi 1, 2. Sau đó GV hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm để nhận xét. * Gợi ý sản phẩm: + Do uy quyền của các hoàng đế, do chiến tranh giữa các nước, do muốn tôn vinh các vương triều của mình mà ở các quốc gia cổ đại phương Đông đã xây dựng nhiều công trình đồ sộ như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, khu đến tháp ở Ấn Độ, thành Babilon ở Lưỡng Hà ... + Những công trình này là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người (trong tay chưa có khoa học, công cụ cao nhất chỉ bằng đồng mà đã tạo ra những công trình khổng lồ còn lại mãi với thời gian). Hiện nay còn tồn tại một số công trình như: Kim tự Tháp Ai Cập, Vạn Lý trường thành, cổng thành I-sơ-ta thành Babilon C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Mục tiêu: - Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông. - Khắc sâu về ý nghĩa thành tựu văn hóa đối với các quốc gia cổ đại phương Đông. * Phương thức: + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. + Nhiệm vụ 2: GV giao nhiệm vụ cho HS theo phương thức làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. Câu 1. Cư dân cổ đại phương Đông cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại? Câu 2: Vẽ một trong những thành tựu kiến trúc của các quốc gia cổ đại phương Đông mà em yêu thích. * Dự kiến sản phẩm + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. Câu 1. Tại sao lại gọi lịch của những cư dân ở các quốc gia cổ đại Phương Đông là nông lịch? A. Do nông dân sáng tạo ra. B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp. C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng. D. Do quan sát tự nhiên. Câu 2. Kiến trúc cổ đại phương Đông ra đời hàng loạt do A. trình độ kỹ thuật cao. B. nhu cầu của cuộc sống. C. uy quyền của các nhà vua. D. ảnh hưởng của tôn giáo. Câu 3. Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, tầng lớp nào có vị trí thấp nhất trong xã hội? A. Nô lệ. B. Nông dân công xã. C. Bình dân. D. Thợ thủ công. Câu 4. Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập giỏi về hình học? A. nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi. B. phải đo đạc về ruộng đất và chia ruộng đất cho nông dân. C. tính toán các công trình kiến trúc. D. phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua. Câu 5. Mục đích của việc xây dựng những kim tự tháp ở Ai Cập là gì? A. nơi tế lễ thần linh. B. nơi họp hành của nhà vua và các quan. C. cất giữ thi hài của nhà vua. D. bảo vệ đất nước. Câu 6. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội cổ đại phương Đông là mâu thuẫn giữa các giai cấp nào? A. Địa chủ với nông dân. B. Quý tộc với nông dân công xã. C. Quý tộc với nô lệ. D. Vua với nông dân công xã. Câu 7. Đánh giá vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông A. Chiếm lực lượng đông đảo và là thành phần sản xuất chủ yếu. B. Là tầng lớp có vị trí thấp nhất trong xã hội. C. Là người buôn bán từ nơi khác đến. D. Là lực lượng chính xây dựng các công trình kiến trúc. Câu 8. Ý nào sau đây không thể hiện được giá trị của các công trình kiến trúc phương đông? A. tài năng lao động, óc sáng tạo của con người cổ đại. B. thể hiện quy quyền của các vị vua. C. thể hiện tài năng của các nghệ nhâ.n D. thể hiện sự giàu có của con người. Câu 9. Hai trong bảy kì quan của thế giới cổ đại còn lại đến ngày nay là A. thành ba bi lon, đấu trường cô li dê. B. kim tự tháp, Vạn lí trường thành. C. kim tự tháp, ngọn hải đăng Alech xăng đơ ri. D. đấu trường Coolide, đền Pác tê nông. Câu 10. Sự khác nhau cơ bản về chữ viết của người phương Đông so với người phương Tây cổ đại là A. chữ viết có nhiều nét, hình vẽ. B. chữ viết đơn giản, có khả năng ghép chữ linh hoạt. C. bộ chữ cái 26 chữ cái. D. bộ chữ cái 32 chữ cái. + Nhiệm vụ 2: GV giao nhiệm vụ cho HS theo phương thức làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. a. Sự ra đời của lịch pháp và thiên văn học. - Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà thiên văn học và lịch đã ra đời. - Khoảng TNK IV TCN người Ai Cập phát minh ra dương lịch. - Nông lịch ra đời đã phục vụ đắc lực cho việc gieo trồng. b. Chữ viết - Do nhu cầu trao đổi, tính toán,lưu trữ mà chữ viết đã ra đời từ thiên niên kỷ IV TCN. - Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh. - Tác dụng của chữ viết: đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại. c. Toán học - Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng ... mà toán học ra đời. - Thành tựu: + Người Ai Cập giỏi về hình học, tính được diện tích các hình và tính JI =3,16 + Người Lưỡng Hà giỏi về số học, tìm được phân số và 4 phép tính. - Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và đề lại kinh nghiệm quý cho giai đoạn sau. d. Kiến trúc - Cư dân phương Đông để lại nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc đồ sộ: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Babilon Lưỡng Hà => Thể hiện uy quyền của vua chuyên chế. Thể hiện tài năng và sức lao động sáng tạo của con Người. D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. - Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa cổ đại phương Đông. - Liên hệ đến thành tựu văn hóa của quốc gia cổ đại ở Việt Nam. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ: 1. Vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa: thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông. 2. Sưu tầm video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy) 3. Vẽ tranh: về một trong những công trình kiến trúc mà em tâm đắc. - HS về nhà làm việc (có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô); nộp bài cho giáo viên; GV nhận xét, đánh giá. (Có thể lấy điểm để khuyến khích học sinh) 3. Gợi ý sản phẩm: 1. Vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa: thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông. 2. Video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy) 3. Vẽ tranh: kim tự tháp (Ai Cập), Vạn lý trường thành (Trung Quốc)... Tuần 5 + Tiết 5 Ngày soạn: .............................................. Ngày kí duyệt: ........................................ Bài 4. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HY LẠP VÀ RÔMA (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS phải nắm được những vấn đề sau: 1. Kiến thức - Điều kiện tự nhiên của vùng Đại Trung Hải với sự p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12473832.doc
Tài liệu liên quan