Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 11 đến 13 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

CHUYÊN ĐỀ - VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ

I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ

1. Kiến thức:

Sau khi học xong chuyên đề, học sinh:

- Hiểu sâu sắc hơn về những thành tựu văn hóa Ấn Độ thời cổ -trung đại.

- Đánh giá được sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng khai thác tranh ảnh, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào về khả năng sáng tạo của con người, biết trân trọng những giá trị văn hóa.

4. Định hướng các năng lực hình thành cho HS:

Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực:

- Năng lực chung: NL giao tiếp và hợp tác, NL tự học, NL giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Thực hành bộ môn LS: sử dụng lược đồ, khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề, so sánh những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ qua các thời kỳ lịch sử, sưu tầm tư liệu văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ

+ Phân tích mối liên hệ lịch sử và văn hóa.

+ Vận dụng những kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn: chủ động trong việc tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa địa phương, quốc gia và khu vực.

+ Biết thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề văn hóa: đưa ra các nhận định khác nhau về bản sắc văn hóa Ấn Độ, văn hóa khu vực Đông Nam Á (đặc biệt là những nhận định trái chiều).

 

doc38 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 11 đến 13 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 3. Tìm hiểu về vương triều Mô-gôn. * Mục tiêu: HS nắm được sự thành lập của vương triều Môgôn và các chính sách cai trị của vương triều Môgôn. * Phương thức: hoạt động: Nhóm/lớp - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Nhóm 1, 2: - Đọc tư liệu và kết hợp quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự thành lập. - Trả lời câu hỏi: Trình bày sự thành lập của vương triều Môgôn? Vương triều Môgôn có phải là chế độ phong kiến cuối cùng không? Chính sách củng cố đất nước theo hướng nào? - Giáo viên trình chiếu tư liệu: + Đế quốc Mogul (Tiếng Ba Tư: ‏شاهان مغول Shāhān-e Moġul; self-designation: ‏گوركانى - Gūrkānī), thường được các sử liệu Anh ghi là đế quốc Mughal, Pháp ghi là đế quốc Moghol và Việt Nam gọi là đế quốc Mô-gôn, là một đế quốc Hồi giáo (chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Ba Tư) ở Tiểu lục địa Ấn Độ đã ra đời vào năm 1526, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa trong các thế kỷ XVII và XVIII, và cáo chung vào giữa thế kỷ XIX. + Các vua nhà Mogul đều thuộc dòng dõi nhà Timur có dòng máu Đột Quyết, Mông Cổ, Rajput và Ba Tư. Khi ở đỉnh cao quyền lực, vào khoảng năm 1700, đế quốc này trị vì trên phần lớn Tiểu lục địa - trải dài từBangladesh ở phía đông tới Balochistan ở phía tây, Kashmir ở phía bắc tới lòng chảo Kaveri ở phía tây.  + Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, thì cũng là lúc mà một bộ phận dân Trung Á khác do thủ lĩnh - vua là Ti-mua Leng chỉ huy, cũng theo đạo Hồi nhưng lại tự nhận là dòng dõi Mông cổ, bắt đầu tấn công Ấn Độ từ năm 1398. Tuy thế, phải đến cháu nội của ông là Ba-bua mới thực hiện được việc đánh chiếm Đê-li, lập ra một vương triều mới, gọi là Vương triều Mô-gôn (gốc Mông cổ). + Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Tuy là thời kì cuối cùng, nhưng không phải chỉ có khủng hoảng, suy thoái và tan rã. Thật vậy, các vị vua thời kì đầu đã ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hoá” và xây dựng đất nước. Đến thời trị vì của vị vua thứ tư là A-cơ-ba, Ấn Độ đạt được bước phát triển mới. Nhóm 3, 4: - Đọc tư liệu và kết hợp quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về chính sách cai trị. - Trả lời câu hỏi: Trình bày những chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Mô-gôn? Tại sao hoàng đế chủ trương xây dựng khối hoà hợp dân tộc? Những chính sách này tác động gì đến kinh tế- văn hóa Ấn? - Giáo viên trình chiếu tư liệu: + Trong thời kì Mogul, các thế lực chính trị chi phối bao gồm đế quốc Mogul và các chư hầu của nó, và sau đó là các quốc gia kế tục nổi lên - kể cả liên minh Maratha - kẻ đã chiến đấu chống lại vương triều Mogul đang ngày một suy yếu và không được tôn kính nữa. Các hoàng đế Mogul, mặc dù thường sử dụng chiến thuật thô bạo để cai trị đế quốc của mình, đã có chính sách hội nhập với văn hóa Ấn Độ và điều này khiến họ thành công ở những nơi mà vương triều Delhi đã thất bại. + Akbar Đại đế đặc biệt nổi tiếng vì chính sách này. Akbar đã tuyên bố "Amari" hay không sát sinh trong những ngày lễ thiêng của đạo Jaina. Ông giảm mức "thuế Jazia" đánh vào những người không theo đạo Hồi. + Các hoàng đế Mogul đã kết hôn với các quý tộc địa phương, và liên minh với các Maharaja địa phương, có gắng pha trọn văn hóa Thổ-Ba Tư của họ với phong cách Ấn Độ cổ, tạo nên kiến trúc Ấn-Saracen độc đáo. Chính sự sói mòn của truyền thống này cùng với sự thô bạo và tập quyền ngày càng tăng đã góp phần quan trọng vào sự sụp đổ sauAurangzeb, vị hoàng đế Mogul không như các tiên đế của mình, đã áp dụng các chính sách tương đối không đa nguyên đối với phần lớn dân chúng, khiến cho người Hindu chiếm đa số nổi giận. - Các nhóm báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung cho nhau. GV chốt ý. - Sau khi các nhóm báo cáo kết quả sản phẩm, thảo luận, giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi với đối tượng HS khá giỏi: 1. Do đâu có thể coi thời kỳ Akơbar là đỉnh cao của chế độ phong kiến Ấn Độ? 2. Tác động của những chính sách của vua Acơba đối với sự phát triển của Ấn Độ? 3. Vị trí của vương triều Môgôn trong lịch sử Ấn Độ. - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét câu trả lời của HS sau đó giáo viên đưa ra một số nhận định về sự ra đời và những chính sách thống trị của vương triều Hồi giáo Môgôn. * Dự kiến sản phẩm: a. Thành lập : Năm 1398 thủ lĩnh - Vua Ti-mua Leng theo dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 lập ra Vương triều Mô-gôn. - Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ bước phát triển mới dưới thời vua Acơba (1556 - 1605). b. Chính sách cai trị : + Bộ máy chính quyền: 3 thành phần quan lại có tỷ lệ bằng nhau... + Hòa hợp dân tộc, sắc tộc, tôn giáo. + Đo đạc lại ruộng đất để định mức thuế và thống nhất đo lường. + Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật. Þ Tác dụng: Xã hội ÂĐ ổn định, kinh tế phát triển, đất nước thịnh vượng. - Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng. - Ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh). C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: * Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: - Sự phát triển của Ấn Độ qua các thời kì... - Phân biệt được các triều đại ngoại tộc trong lịch sử Ấn Độ... * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. * Dự kiến sản phẩm: Câu 1. Đầu Công nguyên, Vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ và mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là A. Vương triều A-sô-ca. B. Vương triều Gúp-ta. C. Vương triều Hác-sa. D. Vương triều Hậu Gúp-ta. Câu 2. Vai trò của vương triều Gúp ta A. tổ chức kháng cự, không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phía Tây Bắc. B. tổ chức kháng cự, không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phía Tây Bắc. C. làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ. D. thống nhất miền Nam Ấn Độ. Câu 3. Thời kỳ phát triển cao và đặc sắc của lịch sử Ấn Độ là A. Vương triều Hacsa. B. Vương triều Gúp ta. C. Vương triều hậu Hacsa. D. Vương triều hậu Gúp ta. Câu 4. Trong giai đoạn 1206 -1526 tồn tại vương triều nào ở Ấn Độ? A. Vương triều Mô gôn. B. Vương triều Gúp-ta. C. Vương triều Hacsa. D. Vương triều hồi giáo Đê li. Câu 5. Người thành lập vương triều Hồi giáo Đêli là A. người Hồi giáo gốc Thổ. B. người Hồi giáo gốc Tây Á. C. người Hồi giáo gốc Đông Á. D. người Hồi giáo gốc Trung Á. Câu 6. Người thành lập vương triều Mô gôn (1526 - 1707) là A.vua Babua. B.vua Acơba. C.vua Asôka. D. vua Timualeng. Câu 7. Xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng dưới thời vua A. Asôka. B. Gúp-ta. C. Akba. D. Gia-han-ghia. Câu 8. Acơba được xem là đấng chí tôn vì A. xây dựng nhiều công trình kiến trúc. B. xây dựng đất nước thịnh vượng. C. tạo điều kiện kinh tế phát triển. D. xã hội ổn định. Câu 9. Chính sách của vương triều Hồi giáo Đêli là A. áp đặt và truyền bá Hồi giáo. B. xây dựng khối hòa hợp dân tộc. C .tiến hành đo đạc lại ruộng đất. D. xây dựng một cường quốc mạnh mẽ. Câu 10. Kinh đô Đê-li được xây dựng mang đậm dấu ấn kiến trúc của tôn giáo nào? A. Hồi giáo. B. Phật giáo. C. Hin đu. D. Bà la môn. D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG: * Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: - Các triều đại ngoại tộc trong lịch sử Ấn Độ. - HS tự sưu tầm các hình ảnh nổi tiếng liên quan.... *Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): 1. Lập bảng thống kê các triều đại phong kiến Ấn Độ? - HS có thể viết báo cáo ( Bảng thống kê hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh về các triều đại phong kiến) - HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử - GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi *Gợi ý sản phẩm:Bảng thống kê của học sinh về các triều đại phong kiến Ấn Độ. Tuần 12 + Tiết 12 Ngày soạn: .............................................. Ngày kí duyệt: ....................................... CHUYÊN ĐỀ - VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ 1. Kiến thức: Sau khi học xong chuyên đề, học sinh: - Hiểu sâu sắc hơn về những thành tựu văn hóa Ấn Độ thời cổ -trung đại. - Đánh giá được sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng khai thác tranh ảnh, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào về khả năng sáng tạo của con người, biết trân trọng những giá trị văn hóa. 4. Định hướng các năng lực hình thành cho HS: Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực: - Năng lực chung: NL giao tiếp và hợp tác, NL tự học, NL giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: + Thực hành bộ môn LS: sử dụng lược đồ, khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề, so sánh những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ qua các thời kỳ lịch sử, sưu tầm tư liệu văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ + Phân tích mối liên hệ lịch sử và văn hóa. + Vận dụng những kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn: chủ động trong việc tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa địa phương, quốc gia và khu vực. + Biết thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề văn hóa: đưa ra các nhận định khác nhau về bản sắc văn hóa Ấn Độ, văn hóa khu vực Đông Nam Á (đặc biệt là những nhận định trái chiều). II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án word và power-point; - Tranh, ảnh, lược đồ có liên quan; - Các tư liệu tham khảo về văn hóa Ấn Độ. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung chuyên đề. III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ * Chủ đề có bố cục sau: - Thành tựu tiêu biểu của văn hóa truyền thống Ấn Độ. - Ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ đến Đông Nam Á A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP * Mục tiêu: Tạo tình huống học tập để học sinh huy động kiến thức đã học ở lớp 7 và kiến thức của môn địa lý, kiến thức bài 3 lịch sử 10 để xác định được Ấn Độ là một bán đảo hình tam giác ngược, nằm ở phía Nam châu Á nhưng hầu như ngăn cách với châu lục này bởi dãy núi cao nhất thế giới, Himalaya, nên còn được gọi là một “tiểu lục địa”. Miền Bắc là bằng phẳng bởi lưu vực của hai con sông lớn: sông Ấn, sông Hằng - nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh Ấn Độ. Có thể nói, văn hóa truyền thống Ấn Độ là nền văn hóa tiêu biểu, cổ xưa, đa dạng và được truyền bá rộng rãi. * Phương thức: - Bước 1: GV Chuyển giao NV cho HS: Các em quan sát đoạn clip sau và trả lời câu hỏi: Từ những hình ảnh trong đoạn Clip gợi cho em liên tưởng đến đất nước nào?Em có hiểu biết gì về văn hóa truyền thống của đất nước đó? - Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ * Dự kiến sản phẩm + Dự kiến phương án trả lời của HS:Đó là đất nước Ấn Độ. + HS có thể sẽ trả lời được: vị trí địa lý của Ấn Độ, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc - Bước 4: GV nhận xét chốt ý và chuyển mục B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I/ Thành tựu tiêu biểu của văn hóa truyền thống Ấn Độ. Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành tựu tiêu biểu của văn hóa truyền thống Ấn Độ. * Mục tiêu: HS biết được các thành tựu chính của văn hóa truyền thống Ấn Độ và ý nghĩa của những thành tựu đó. * Phương thức: * Bước 1: Chuyển giao NV: -HS làm việc cá nhân/nhóm, quan sát, đọc, tìm hiểu/nghiên cứu tư liệu sau đây: a. Chữ viết: - Người Ấn Độ sớm có chữ viết, như chữ cổ vùng sông Ấn có từ 3000 năm TCN, chữ cổ vùng sông Hằng có khoảng 1000 năm TCN. Ban đầu là kiểu chữ đơn giản Bra-mi, được dùng để khắc trên cột đá A-sô-ca, rồi sáng tạo thành hệ thống chữ Phạn được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. Ngôn ngữ Phạn dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta trong việc viết bia. Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ. b. Tôn giáo Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo, trong đó quan trọng nhất là đạo Balamon về sau là đạo Hinđu và đạo Phật - Đạo Balamon ra đời vào những thế kỉ đầu của thiên niên kỉ I TCN, là một tôn giáo đa thần, trong đó cao nhất là thần Brama – thần sáng tạo thế giới. Bên cạnh đó, nhiều loại động vật như voi, khỉ, nhất là bò cúng là những đối tượng sùng bái của đạo Balamon. Đạo Balamon đưa ra thuyết luân hồi, là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ về xã hội. Nó được truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ trong nhiều thế kỉ. Đến khoảng thế kỉ VI TCN, ở Ấn Độ xuất hiện một tôn giáo mới là đạo Phật nên đạo Balamon bị suy thoái trong một thời gian dài. - Sau một thời gian hưng thịnh, đến khoảng thế kỉ VII, đạo Phật bị suy yếu ở Ấn Độ. Nhân tình hình đó, đạo Balamon dần phục hưng, đến khoảng thế kỉ VIII, IX đạo Balamon đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ...Từ đó, đạo Balamon được gọi là đạo Hinđu hay là Ấn Độ giáo. Đối tượng sùng bái chủ yếu của nó là thần Brama, Siva và Visnu. Nó cũng coi trọng sự phân chia đẳng cấp và hiện nay đa số dân Ấn Độ đều theo đạo này (84%). - Đạo Phật xuất hiện vào thế kỉ VI TCN do Thích ca Mâu ni sáng lập nhằm nêu ra cái chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ. Đạo Phật đã nêu ra “tứ diệu đế”: khổ đế, nhân đế, diệt đế, đạo đế. Với tư tưởng từ bi, hỉ xả, bình đẳng, bác ái, đạo Phật được truyền bá rộng rãi khắp Ấn Độ và sang các nước châu Á khác.) Tượng Phật Chùa hang A-gian-ta c. Văn học - Ấn Độ là một nước có nền văn học rất phát triển. Thời cổ đại, văn học Ấn Độ gồm hai bộ phận quan trọng là Veda và sử thi. + Veda vốn nghĩa là hiểu biết, gồm 4 tập: Rích Veda, Xama Veda, Yagiua Veda, Actava Veda. Ba tập Veda đầu gồm những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh tình hình người Aria tràn vào Ấn Độ, tình hình tan rã của chế độ thị tộc, tình hình cư dân đấu tranh với thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt. Còn Actava Veda chủ yếu gồm các bài chú nhưng nội dung mà tập Veda này đề cập đến gồm các mặt như chế độ đẳng cấp, việc hành quân, chữa bệnh, đánh bạc và cả tình yêu nữa. + Sử thi: Ấn Độ có hai bộ sử thi khá đồ sộ: Mahabharata và Ramayana. Hai bộ sử thi này được truyền miệng từ nửa đầu thiên niên kỉ I TCN rồi được chép lại bằng khẩu ngữ, đến các thế kỉ đầu công nguyên thì được dịch ra tiếng Xanxcrit. Mahabharata có chủ đề là cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương ở miền Bắc Ấn Độ. Còn Ramayana là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita. Hai bộ sử thi này là những công trình sáng tác tập thể của nhân dân Ấn Độ trong nhiều thế kỉ và là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ trong hai ngàn năm nay. - Ở giai đoạn sau, đặc trưng chung của nền thi ca Ấn Độ là dùng ngôn ngữ dân gian chứ không dùng ngôn ngữ cung đình, đồng thời còn sử dụng nhiều chất liệu trong văn học dân gian, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của quần chúng nên được nhân dân rất thích thú: kịch Sơ-kun-tơ-la... d. Kiến trúc, điêu khắc - Thời cổ - trung đại, Ấn Độ có một nền nghệ thuật phong phú đặc sắc bao gồm nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là các ngành kiến trúc, điêu khắc về cung điện, chùa, tháp, trụ đá...Cùng với sự truyền bá Phật giáo và lòng tôn sùng với Phật, người ta đã làm nhiều ngôi chùa hang bằng cách đục đẽo hang đá thành hàng chục ngôi chùa rất kì vĩ, là những công trình kiến trúc rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật điêu khắc bằng đá hoặc trên đá: chùa Ajanta, Enlora, Tanjo... Bên cạnh đó, cùng với sự hình thành và phát triển của đạo Hinđu, người Ấn cũng xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá hoặc đúc bằng đồng rất nhiều hình tượng thần thánh để thờ, làm thành những phong cách nghệ thuật tạc tượng rất độc đáo. e. Khoa học tự nhiên Mặc dù áp lực của tôn giáo rất mạnh nhưng do nhu cầu của cuộc sống hàng ngày, nhân dân Ấn Độ đã có nhiều phát minh quan trọng về một số môn khoa học tự nhiên như thiên văn, toán học, y dược học... - Về thiên văn: Từ sớm, cư dân ở đây đã biết chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, mỗi ngày 30 giờ, cứ 5 năm thì thêm 1 tháng nhuận. Các nhà thiên văn học Ấn Độ cổ đại đã biết được quả đất và mặt trăng đều hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kì trăng tròn, trăng khuyết. Họ còn biết được 5 hành tinh: Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ; biết được một số chòm sao và sự vận hành của các ngôi sao chính. - Về Toán học: Người Ấn Độ có một phát minh tưởng rất bình thường nhưng kì thực là một phát minh vô cùng quan trọng, đó là việc sáng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới. Đến thế kỉ VI, người Ấn Độ đã tính được một cách chính xác số pi là 3,1416; đồng thời còn phát minh ra đại số học. Về hình học, người Ấn đã biết tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác... - Về y dược học: Ấn Độ cổ đại có những thành tựu rất lớn và sớm hơn rất nhiều so với các nước khác. Các thầy thuốc Ấn Độ đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh, biết cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai. Nổi tiếng có thầy thuốc: Xusruta, Saraca... * Học sinh cần trả lời/hoàn thành các nhiệm vụ sau: 1. + Nêu những thành tựu tiêu biểu của văn hóa truyền thống Ấn Độ? +Ý nghĩa của những thành tựu đó? 2. Biểu bảng: LĨNH VỰC THÀNH TỰU Chữ viết Tôn giáo Văn học Kiến trúc, điêu khắc Khoa học tự nhiên - Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên quan sát, động viên, giúp đỡ (gợi ý trong quá trình các nhóm làm việc) - Các nhóm trao đổi, thảo luận, tranh luận để hoàn thành sản phẩm. - Bước 3: Báo cáo sản phẩm (dự kiến) a. Chữ viết: - Người Ấn Độ sớm có chữ viết, như chữ cổ vùng sông Ấn có từ 3000 năm TCN, chữ cổ vùng sông Hằng có khoảng 1000 năm TCN. Ban đầu là kiểu chữ đơn giản Bra-mi, được dùng để khắc trên cột đá A-sô-ca, rồi sáng tạo thành hệ thống chữ Phạn được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. Ngôn ngữ Phạn dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta trong việc viết bia. Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ. b. Tôn giáo Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo, trong đó quan trọng nhất là đạo Balamon về sau là đạo Hinđu và đạo Phật - Đạo Balamon ra đời vào những thế kỉ đầu của thiên niên kỉ I TCN, là một tôn giáo đa thần, trong đó cao nhất là thần Brama – thần sáng tạo thế giới. Bên cạnh đó, nhiều loại động vật như voi, khỉ, nhất là bò cúng là những đối tượng sùng bái của đạo Balamon. Đạo Balamon đưa ra thuyết luân hồi, là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ về xã hội. Nó được truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ trong nhiều thế kỉ. Đến khoảng thế kỉ VI TCN, ở Ấn Độ xuất hiện một tôn giáo mới là đạo Phật nên đạo Balamon bị suy thoái trong một thời gian dài. - Sau một thời gian hưng thịnh, đến khoảng thế kỉ VII, đạo Phật bị suy yếu ở Ấn Độ. Nhân tình hình đó, đạo Balamon dần phục hưng, đến khoảng thế kỉ VIII, IX đạo Balamon đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ...Từ đó, đạo Balamon được gọi là đạo Hinđu hay là Ấn Độ giáo. Đối tượng sùng bái chủ yếu của nó là thần Brama, Siva và Visnu. Nó cũng coi trọng sự phân chia đẳng cấp và hiện nay đa số dân Ấn Độ đều theo đạo này (84%). - Đạo Phật xuất hiện vào thế kỉ VI TCN do Thích ca Mâu ni sáng lập nhằm nêu ra cái chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ. Đạo Phật đã nêu ra “tứ diệu đế”: khổ đế, nhân đế, diệt đế, đạo đế. Với tư tưởng từ bi, hỉ xả, bình đẳng, bác ái, đạo Phật được truyền bá rộng rãi khắp Ấn Độ và sang các nước châu Á khác.) c. Văn học - Ấn Độ là một nước có nền văn học rất phát triển. Thời cổ đại, văn học Ấn Độ gồm hai bộ phận quan trọng là Veda và sử thi. + Veda vốn nghĩa là hiểu biết, gồm 4 tập: Rích Veda, Xama Veda, Yagiua Veda, Actava Veda. Ba tập Veda đầu gồm những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh tình hình người Aria tràn vào Ấn Độ, tình hình tan rã của chế độ thị tộc, tình hình cư dân đấu tranh với thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt. Còn Actava Veda chủ yếu gồm các bài chú nhưng nội dung mà tập Veda này đề cập đến gồm các mặt như chế độ đẳng cấp, việc hành quân, chữa bệnh, đánh bạc và cả tình yêu nữa. + Sử thi: Ấn Độ có hai bộ sử thi khá đồ sộ: Mahabharata và Ramayana. Hai bộ sử thi này được truyền miệng từ nửa đầu thiên niên kỉ I TCN rồi được chép lại bằng khẩu ngữ, đến các thế kỉ đầu công nguyên thì được dịch ra tiếng Xanxcrit. Mahabharata có chủ đề là cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương ở miền Bắc Ấn Độ. Còn Ramayana là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita. Hai bộ sử thi này là những công trình sáng tác tập thể của nhân dân Ấn Độ trong nhiều thế kỉ và là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ trong hai ngàn năm nay. - Ở giai đoạn sau, đặc trưng chung của nền thi ca Ấn Độ là dùng ngôn ngữ dân gian chứ không dùng ngôn ngữ cung đình, đồng thời còn sử dụng nhiều chất liệu trong văn học dân gian, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của quần chúng nên được nhân dân rất thích thú: kịch Sơ-kun-tơ-la... d. Kiến trúc, điêu khắc - Thời cổ - trung đại, Ấn Độ có một nền nghệ thuật phong phú đặc sắc bao gồm nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là các ngành kiến trúc, điêu khắc về cung điện, chùa, tháp, trụ đá...Cùng với sự truyền bá Phật giáo và lòng tôn sùng với Phật, người ta đã làm nhiều ngôi chùa hang bằng cách đục đẽo hang đá thành hàng chục ngôi chùa rất kì vĩ, là những công trình kiến trúc rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật điêu khắc bằng đá hoặc trên đá: chùa Ajanta, Enlora, Tanjo... Bên cạnh đó, cùng với sự hình thành và phát triển của đạo Hinđu, người Ấn cũng xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá hoặc đúc bằng đồng rất nhiều hình tượng thần thánh để thờ, làm thành những phong cách nghệ thuật tạc tượng rất độc đáo. e. Khoa học tự nhiên Mặc dù áp lực của tôn giáo rất mạnh nhưng do nhu cầu của cuộc sống hàng ngày, nhân dân Ấn Độ đã có nhiều phát minh quan trọng về một số môn khoa học tự nhiên như thiên văn, toán học, y dược học... - Về thiên văn: Từ sớm, cư dân ở đây đã biết chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, mỗi ngày 30 giờ, cứ 5 năm thì thêm 1 tháng nhuận. Các nhà thiên văn học Ấn Độ cổ đại đã biết được quả đất và mặt trăng đều hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kì trăng tròn, trăng khuyết. Họ còn biết được 5 hành tinh: Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ; biết được một số chòm sao và sự vận hành của các ngôi sao chính. - Về Toán học: Người Ấn Độ có một phát minh tưởng rất bình thường nhưng kì thực là một phát minh vô cùng quan trọng, đó là việc sáng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới. Đến thế kỉ VI, người Ấn Độ đã tính được một cách chính xác số pi là 3,1416; đồng thời còn phát minh ra đại số học. Về hình học, người Ấn đã biết tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác... - Về y dược học: Ấn Độ cổ dại có những thành tựu rất lớn và sớm hơn rất nhiều so với các nước khác. Các thầy thuốc Ấn Độ đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh, biết cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai. Nổi tiếng có thầy thuốc: Xusruta, Saraca... - Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV tiến hành đàm thoại với học sinh bằng câu hỏi. Ví dụ đối với thành tựu chữ viết: Em có nhận xét gì về thành tựu chữ viết. - Sau khi các nhóm trình bày sản phẩm, giáo viên cho các nhóm nhận xét, bổ sung. - Sau khi các nhóm trình bày sản phẩm, giáo viên cho các nhóm nhận xét,bổ sung. Giáo viên hướng dẫn kết luận, ghi bài thông qua biểu bảng: - Các thành tựu tiêu biểu của văn hóa truyền thống Ấn Độ: LĨNH VỰC THÀNH TỰU Chữ viết Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn giản Bra-mi (được dùng viết trong kinh thánh đạo Bàlamôn), được dùng để khắc trên cột đá A-sô-ca, rồi sáng tạo thành hệ thống chữ Phạn được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. Ngôn ngữ Phạn dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta trong việc viết bia. Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ Tôn giáo Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo, trong đó quan trọng nhất là đạo Balamon, về sau là đạo Hinđu và đạo Phật + Đạo Balamôn: ra đời vào những thế kỉ đầu của thiên niên kỉ I TCN, là một tôn giáo đa thần, trong đó cao nhất là thần Brama – thần sáng tạo thế giới. Đây là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ về xã hội. + Đến khoảng thế kỉ VIII, IX đạo Balamôn đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ...Từ đó, đạo Balamon được gọi là đạo Hinđu hay là Ấn Độ giáo. + Đạo Phật xuất hiện vào thế kỉ VI TCN do Thích ca Mâu ni sáng lập nhằm nêu ra cái chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ. Đạo Phật đã nêu ra “tứ diệu đế”: khổ đế, nhân đế, diệt đế, đạo đế. Với tư tưởng từ bi, hỉ xả, bình đẳng, bác ái, đạo Phật được truyền bá rộng rãi khắp Ấn Độ và sang các nước châu Á khác. Văn học - Ấn Độ là một nước có nền văn học rất phát triển. Thời cổ đại, văn học Ấn Độ gồm hai bộ phận quan trọng là Veda và sử thi. - Ở giai đoạn sau, đặc trưng chung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12473838.doc
Tài liệu liên quan