Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 29 đến 32 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

BÀI 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA

DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (Nửa đầu thế kỉ XIX)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức

- Trình bày được quá trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước thời Nguyễn.

- So sánh được tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Minh Mạng vàbộ máy nhà nước hiện nay.

- Phân tích được những mặt tích cực và hạn chế của chính sách ngoại giao triều Nguyễn.

- Nêu được 5 thành tựu văn hóa tiêu biểu thời Nguyễn.

- Đánh giá được các thành tựu văn hóa đối với lịch sử vương triều Nguyễn và hiện nay.

2. Về kĩ năng

- Đánh giá được các sự kiện lịch sử: sự thành lập triều Nguyễn, cải cách của Minh Mạng

- Quan sát lược đồ hành chính thời Minh Mạng và Việt Nam hiện nay để thấy những nét giống và khác nhau.

- Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn.

- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình.

 

doc22 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 29 đến 32 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Nguyễn Huệ – Quang Trung và tinh thần dân tộc của nghĩa quân Tây Sơn. - HS theo dõi SGK tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống Thanh, phát biểu. - GV bổ sung, kết luận, giảng giải thêm: Việc làm của Lê Chiêu Thống chứng tỏ triều đình phong kiến nhà Lê không thể duy trì được nữa. Mặc dù Nguyễn Huệ đã rất cố gắng phù Lê. Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế ngày 25-11-1788. - GV đọc bài hiểu dụ của vua Quang Trung trong SGK trang 107 để giúp HS thấy được mục tiêu của cuộc tiến quân ra Bắc lần này và ý nghĩa bài hiểu dụ. (Thể hiện tinh thần dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập). Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thế quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn sau 5 ngày hành quân thần tốc, ngày 5 Tết nghĩa quân thắng lợi ở Ngọc Hồi – Đống Đa - GV phát vấn: cho biết công lao của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ - HS dựa vào phần kiến thức vừa học ,trả lời. - GV kết luận. Gv đàm thoại với Hs về vai trò của Nguyễn Huệ trong việc tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động và trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống quân Thanh. III. Vương triều Tây Sơn 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Những chính sách của vương triều Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII. - Kỹ năng: + Khả năng phân tích, nhận định sự kiện lịch sử. - Thái độ: + Giáo dục lòng yêu nước đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn đất nước. + Tự hào về tinh thần đấu tranh của người nông dân Việt Nam. 2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin sách giáo khoa hãy cho biết: Vương triều của Quang Trung đã làm được những gì? Đánh giá những việc làm đó. 3. Gợi ý sản phẩm: Với các câu hỏi trên, gợi ý sản phẩm là: - GV trình bày về sự thành lập Vương triều Tây Sơn 1778 nhưng không giải quyết được các yêu cầu Lịch sử, phong trào khởi nghĩa vẫn tiếp tục. - GV trình bày tiếp sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi 1788. - HS nghe, ghi chép. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK các chính sách của vua Quang Trung. - HS theo dõi, bổ sung, kết luận về những chính sách của vua Quang Trung. - HS nghe, ghi chép. GV minh hoạ về chính sách đối ngoại của Quang Trung. Sau khi đánh tan 29 vạn quân Thanh, Quang Trung cử Ngô Văn Sở và Phan Huy Ích sang trung quốc cầu phong, lập lại hoà bình để xây dựng đất nước. Nhà Thanh đã giảng hoà, phong vương và gửi quà tặng cho Quang Trung. - GV phát vấn: Em có nhận xét gì về những việc làm của Quang Trung? - HS suy nghĩ trả lời. - GV kết luận: Những chính sách của Quang trung mang tính chất tiến bộ, thể hiện ý tưởng mới của một ông vua muốn thực hiện những chính sách tiến bộ của ông chưa có ảnh hưởng lớn trên phạm vi cả nước. Năm 1792 Quang Trung đột ngột qua đời, sự nghiệp thống nhất đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng chưa thành. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước. Câu 2. Trình bày đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh. Câu 3. Em biết những gì về Nguyễn Huệ - Quang Trung và đánh giá vai trò của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung kiến thức bài học để trả lời các câu hỏi trên. Học sinh dựa vào nội dung bài học để hoàn thiện các câu hỏi trên. Sau khi cá nhân học sinh trao đổi cặp đôi hoặc nhóm để sửa lỗi sai, bổ sung, hoàn thiện. Kết thúc hoạt động luyện tập với ba yêu cầu trên, học sinh trao đổi với giáo viên, giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung, sửa chữa, hoàn thiện những nội dung chưa đúng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG Em hiểu như thế nào về lời hiểu dụ của vua Quang Trung: Sách giáo khoa trang 118. Ở câu hỏi này yêu cầu học sinh giải thích nội dung của lời hiểu dụ của vua Quang Trung, thông qua đó nêu lên trách nhiệm của học sinh trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay Tuần 28 + Tiết 30 (từ ngày ............. đến ngày .............) Ngày soạn: .............................................. Ngày kí duyệt: ....................................... Bài 24 TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Biết được ở các thế kỷ XVI – XVIII, văn hóa Việt Nam có những điểm mới, phản ánh thực trạng của xã hội đương thời. - Hiểu được trong lúc Nho giáo suy thoái thì Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện mở rộng mặc dù không như thời Lý - Trần. Bên cạnh đó xuất hiện tôn giáo mới: Thiên Chúa giáo đạo Ki-tô). - Biết được văn hóa - nghệ thuật chính thống sa sút, mất đi những nét tích cực. Trong lúc đó, hình thành, phát triển một trào lưu văn học - nghệ thuật dân gian phong phú làm cho văn hóa mang đậm màu sắc nhân dân. - Biết được khoa học, kỹ thuật có những chuyển biến mới. 2. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm đối với những giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân. Tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao động, một khi dân trí được nâng cao. 3. Kỹ năng: - Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng bản đồ lịch sử. - Bồi dưỡng khả năng phân tích, nhận định sự kiện lịch sử. 4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh - Năng lực thực hành bộ môn: quan sát tranh ảnh, lược đồ. - Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực báo cáo thuyết trình, phản biện, đánh giá sản phẩm. 5. Tích hợp, liên môn: Sử dụng di sản văn hóa II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC: Một số tranh ảnh nghệ thuật. Một số câu ca dao, tục ngữ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Đất nước ta thống nhất trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn? 2. Giới thiệu bài mới: Ở thế kỷ XVI – XVIII, nhà nước phong kiến có những biến đổi lớn. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và giao lưu với thế giới bên ngoài đã tác động lớn đến đời sống văn hóa của nhân dân ta ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Để thể hiện được tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI- XVIII và những điểm mới của văn hóa Việt Nam thời kỳ này chúng ta cùng tìm hiểu bài 24. 3. Tổ chức các hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Tìm hiểu về tư tưởng, tôn giáo ở thế kỷ XVI – XVIII. - GV phát vấn: Tình hình tôn giáo thế kỷ X - XV phát triển như thế nào? - GV đặt vấn đề: Ở thế kỷ XVI – XVIII tôn giáo phát triển như thế nào? - GV phát vấn: Tại sao ở những thế kỷ XVI – XVIII Nho giáo suy thoái không còn được tôn sùng như trước? - Gợi ý cho HS trả lời: + Trật tự phong kiến, trật tự trong quan hệ xã hội bị đảo lộn: Vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi. Quan hệ mới tiến bộ dần thay thế trật tự quan hệ phong kiến đã bị lỗi thời. + Nhà nước phong kiến khủng hoảng; chính quyền trung ương tập quyền suy sụp - GV tiếp tục trình bày: Trong khi Nho giáo suy thoái thì Phật giáo có điều kiện khôi phục lại. - GV chứng minh bằng một số công trình kiến trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ (Huế), Phật bà quan âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La Hán chùa Tây Phương (Hà Nội)Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng. - GV tiếp tục giảng: Tôn giáo mới được du nhập vào nước ta đó là Thiên Chúa giáo. - GV hỏi: Thiên Chúa giáo xuất hiện ở đâu và được tuyên truyền vào nước ta theo con đường nào? - HS trả lời. - GV nhận xét, kết luận: Ki –tô giáo xuất hiện ở khu vực Trung Đông rất phổ biến ở Châu Âu. Các giáo sĩ Thiên Chúa giáo theo các thuyền buôn nước ngoài vào Việt Nam truyền đạo. Nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi, giáo dân ngày càng đông ở cả hai Đàng. Bên cạnh việc tiếp tục ảnh hưởng của tông giáo bên ngoài, người dân Việt Nam tiếp tục phát huy những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp. Đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi bên cạnh chùa chiền, nhà thờ đạo tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân ta. Chốt ý, học sinh ghi chép vào vở: - Thế kỷ XVI – XVIII, Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn. - Phật giáo có điều kiện khôi phục lại nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý, Trần. - Trong các thế kỷ XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi. - Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt → Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển giáo dục.   - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự phát triển của giáo dục: + Ở Đàng Ngoài. + Ở Đàng Trong. + Giáo dục thời Quang Trung. + So sánh với giáo dục thế kỷ X – XV. - HS theo dõi SGK theo những yêu cầu của GV - GV hỏi: Em có nhận xét chung gì về tình hình giáo dục nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII? - HS trả lời. + Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút. + Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý. Vì vậy, giáo dục không góp phần tích cự để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kìm hãm sự phát triển kinh tế. GV mở rộng và chốt ý, HS ghi vở a. Giáo dục: - Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển. + Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng. + Đàng Trong: Năm 1646, chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. + Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống. +Giáo dục tiếp tục phá triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển kinh tế.   * Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phát triển của văn học. - GV phát vấn: Em hãy nhắc lại những đặc điểm của văn học ở các thế kỷ X – XV? - HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, nhắc lại đặc điểm của văn học thời kỳ trước: + Văn học chữ Hán rất phát triển. + Đã có văn học chữ Nôm xong chưa phổ biến. + Nội dung văn học thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc. - HS nghe, củng cố lại kiến thức. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được những điểm mới trong văn học trong các thế kỷ XVI – XVIII. - HS theo dỏi SGK phát biểu. - GV bổ sung, phân tích: + Sở dĩ văn học chữ Hán mất dần ưu điểm, không còn có tác dụng lớn, không phát triển mạnh như giai đoạn trước là do sự suy thoái của Nho giáo. Trước đây, trật tự xã hội chuẩn mực đạo đức của Nho giáo được mọi người tự nguyện làm theo. Song đến thời kỳ này thực tiễn xã hội đã khác trước. Vì vậy, giáo lý Nho học tở nên sáo rỗng, lạc hậu, không phù hợp. + Sự xuất hiện chữ Nôm và sự phát triển của thơ Nôm thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ * Hoạt động 4: Tìm hiểu sự phát triển của nghệ thuật, khoa học-kỹ thuật. - GV phát vấn: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc ở các thế kỷ X – XV phát triển như thế nào? - HS trả lời: Ở các thế kỷ X – XV, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển rất mạnh, chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài (Phạt giáo, Nho giáo) song vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc giai đoạn XVI – XVIII? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV bổ sung, kết luận về kiến trúc, điêu khắc. - GV minh họa bằng tranh ảnh: Các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, Tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Cho HS thấy được số lượng công trình điêu khắc rất ít so với giai đoạn trước. - GV trao đổi với HS về các loại hình nghệ thuật và các vùng miền, giúp HS thấy được sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật Việt Nam trong các thế kỷ XVI- XVIII. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK lập bảng thống kê những thành tựu khoa học - kỹ thuật trong các thế kỷ XVI – XVIII. - HS theo dõi SGK tự lập bảng thống kê vào vở. - GV phát vấn: Khoa học - kỹ thuật trong các thế kỷ XVI – XVIII có ưu điểm và hạn chế gì? - GV chốt ý.   * Nghệ thuật: - Kiến trúc, điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước. - Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển, phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương. * Khoa học kỹ thuật. - Về khoa học: + Sử học: Tác phẩm Ô châu cân lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục. + Địa lý: Tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư. + Quân sự: Hổ trướng khu cỏ. + Y học: sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ngoài ra có sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Về kỹ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kỹ thuật hiện đại của phương Tây.   C. Củng cố: Những nét mới trong văn hóa Việt Nam thế kỷ XVI –XVIII. D. Vận dụng và mở rộng: HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc trước bài mới. Tìm hiểu tư liệu về Nguyễn Ánh. Tuần 29 + Tiết 31 (từ ngày ............. đến ngày .............) Ngày soạn: .............................................. Ngày kí duyệt: ....................................... BÀI 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (Nửa đầu thế kỉ XIX) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức - Trình bày được quá trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước thời Nguyễn. - So sánh được tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Minh Mạng vàbộ máy nhà nước hiện nay. - Phân tích được những mặt tích cực và hạn chế của chính sách ngoại giao triều Nguyễn. - Nêu được 5 thành tựu văn hóa tiêu biểu thời Nguyễn. - Đánh giá được các thành tựu văn hóa đối với lịch sử vương triều Nguyễn và hiện nay. 2. Về kĩ năng - Đánh giá được các sự kiện lịch sử: sự thành lập triều Nguyễn, cải cách của Minh Mạng - Quan sát lược đồ hành chính thời Minh Mạng và Việt Nam hiện nay để thấy những nét giống và khác nhau. - Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn. - Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình. 3. Về thái độ - Tự hào về những giá trị văn hóa dân tộc thời Nguyễn và có ý thức giữ gìn. 4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh - Năng lực thực hành bộ môn: quan sát tranh ảnh, lược đồ. - Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực báo cáo thuyết trình, phản biện, đánh giá sản phẩm. 5. Tích hợp, liên môn: Sử dụng di sản văn hóa II. TÀI LIỆU THAM KHẢO - SGK Lịch sử 10, NXB Giáo dục (tr.125-129). - Nguyễn Thị Côi, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 10, NXB Giáo dục (tr150 – 155). - Trịnh Đình Tùng, Tư liệu lịch sử 10, NXB Giáo dục (tr.170 – 173). III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Lên kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị các câu hỏi. - Chuẩn bị phiếu học tập, tranh ảnh, lược đồ. 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc bài trước khi đến lớp. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài mới (3p) Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đất nước ta đã được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Ngu,... Vậy các em có biết nước ta có tên là Việt Nam từ bao giờ không? Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra nhà Nguyễn. Năm 1804 cho đổi tên nước ta thành Việt Nam. Đây là lần đầu tiên hai chữ Việt Nam được sử dụng với tư cách là 1 quốc hiệu và được công nhận hoàn toàn về mặt ngoại giao. Thành lâp và cai quản đất nước trong nửa đầu thế kỉ 19, nhà Nguyễn được thừa hưởng những thành quả vô cùng to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn. Có thể nói, đây là triều đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử cai quản 1 lãnh thổ rộng lớn, thống nhất từ ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau như lãnh thổ của nước ta ngày nay. Vậy dưới triều Nguyễn, tình hình văn hóa, chính trị, kinh tế của nước ta như thế nào thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX). 2. Tổ chức hoạt động dạy hoc trên lớp Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao dưới triều Nguyễn GV giới thiệu kiến thức: Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, tồn tại được 143 năm chia làm 2 giai đoạn: - 1802 – 1858, đất nước hòa bình, độc lập. Trong nửa đầu thế kỉ XIX, triều Nguyễn đã trải qua 4 đời vua là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, và Tự Đức. - 1858 bị thực dân Pháp xâm lược GV đặt vấn đề, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời Nhà Nguyễn được thành lập trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Em hãy trình bày quá trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX Quan sát lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng và rút ra nhận xét? Việc tuyển chọn quan lại, luật pháp,và quân đội của nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào? Nhà Nguyễn đã thực hiện những chính sách ngoại giao gì? Em có nhận xét gì về chính sách ngoại giao thời Nguyễn?(mặt tích cực và hạn chế). HS khai thác kiến thức SGK, trao đổi và thảo luận thực hiện nhiệm vụ - Gợi ý sản phẩm Năm 1792, vua Quang Trung mất, triều đình Tây Sơn rơi vào tình trạng lục đục, suy yếu. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Ánh đã tổ chức tấn công vương triều Tây Sơn. Năm 1802, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn không những thành lập vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang bước vào giai đoạn suy tàn, được dựng lên sau cuộc chiến phản cách mạng nhờ thế lực xâm lược bên ngoài, đây là một triều đại không được lòng dân. Đồng thời, trên thế giới còn có nhiều chuyển biến, CNTB đang phát triển kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa thực dân và sự giao lưu buôn bán quốc tế. Lúc này hàng loạt các nước châu Á rơi vào ách đô hộ của thực dân, Việt Nam cũng không tránh khỏi bị nhòm ngó. Trong bối cảnh lịch sử mới, yêu cầu lịch sử là phải có những chính sách phù hợp đưa đất nước sang một giai đọa mới bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại. Trên thực tế nhà Nguyễn đã củng cố ngay quyền thống của mình bằng cách tăng cường chế độ chuyên chế. Chính sách này đã đi ngược lại xu thế phát triển chung của thế giới Sau khi lên ngôi Gia Long đã bắt tay vào việc tổ chức bộ máy nhà nước. Các vua Nguyễn từng bước xóa bỏ mọi rào cản trên con đường vươn tới quyền lực tuyệt đối với một quyết tâm cao kể cả phải giết cả các Khai quốc công thần như: Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt, Lê Chấtvua Gia Long đặt ra lệ “Tứ bất”. Chính quyền trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê sơ Vua Gia Long chia đất nước thành 3 vùng: Để lôi kéo các cựu thần nhà Lê-Trịnh, Gia Long đã cắt 11 trấn phía bắc (từ Ninh Bình trở ra) thành lập Bắc Thành với tính tự trị khá cao. Quyền lực của quan tổng trấn rất lớn: quyền quân sự, dân sự, hành chính, Tư pháp...Các trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Và Gia Định Thành từ Bình Thuận trở vào Nam la khu tự trị, Tổng trấn có toàn quyền. Năm 1831 – 1832, Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính: theo đó bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh .chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.Hệ thống chính quyền được phân biệt rõ ràng giữa trung ương và địa phương và trong hệ thống này nhà vua, người đứng đầu đất nước nắm nhiều quyền lực hơn so với thời kì trước. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã. Sự phân chia tỉnh thời Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lí, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lí của một tỉnh. Đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam. Là cơ sở đề phân chia các tỉnh như ngày nay. Hệ thống cơ quan hành chính từ tỉnh - phủ - huyện - tổng - xã được tổ chức chặt chẽ chưa từng có. Vì vậy cải cách Minh Mạng được các nhà NCLS so sánh với cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông năm 1471. Đây là 1 trong 2 cuộc cải cách có quy mô lớn nhất và đạt hiệu quả cao nhất trong lịch sử phong kiến VN. Dưới thời Minh Mạng, nước ta phát triển mạnh mẽ và trở thành 1 đế quốc. Bên cạnh đó, triều Nguyễn còn có một công lao rất lớn trong lĩnh vực hành chính mà SÁCH GIÁO KHOA CHƯA ĐỀ CẬP ĐẾN, đó là năm 1803, Gia Long cho tái lập đội Hoàng Sa với nhiệm vụ phối hợp cùng thủy quân đo đạc, khảo sát, vẽ bản đồ quần đảo Hoàng Sa. Đây là cơ sở lịch sử và pháp lí quan trọng để khẳng định chủ quyền của VN trên các quần đảo này. Bộ luật Gia Long là sự sao chép gần như nguyên vẹn bộ luật của nhà Thanh (Trung Quốc), nó đã thủ tiêu những chế định tương đối tiến bộ của bộ luật Hồng Đức. Bộ luật này ra đời nhằm bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua, khôi phục và củng cố trật tự phong kiến. Như vậy, bên cạnh các chính sách nhằm bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua, khôi phục và củng cố trật tự phong kiến. Thì đặc biệt, dưới thời Gia Long còn đặt ra lệ Tứ bất: không tể tướng, không lấy trạng nguyên, không lập hoàng hậu và không tước vương cho người ngoài hoàng tộc. - Tích cực: giữ được quan hệ thân thiện với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc. - Hạn chế: + Đối với nhà Thanh thuần phục một cách mù quáng, làm mất hết tinh thần dân tộc, người ta không còn tìm thấy ở vương triều này cái khí phách hiên ngang của dân tộc, cái tư thế của người làm chủ đất nước. + Đóng cửa không đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây. Vì vậy không tiếp cận được với nền công nghiệp cơ khí, dẫn đến tình trạng lạc hậu và bị cô lập. Với những chính sách như vậy, có tác động như thế nào đến tình hình kinh tế nước ta lúc bấy giờ thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần 2 Chốt ý, HS ghi vở: - Năm 1802, Nguyễn Ánh lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân. * Tổ chức bộ máy nhà nước: - Chính quyền Trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê Sơ. - Thời Gia Long chia đất nước thành 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh. - Thời Minh Mạng: chia đất nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên (1831 – 1832). Dưới tỉnh có phủ - huyện - châu - tổng - xã. - Tuyển chọn quan lại chủ yếu theo giáo dục và thi cử. - Luật pháp: năm 1815 bộ luật Hoàng triều luật lệ được ban hành gồm gần 400 điều hà khắc. - Quân đội: được tổ chức quy củ, thô sơ và lạc hậu. * Ngoại giao: - Thần phục nhà Thanh. - Bắt Lào và Chân Lạp thần phục. - Với phương Tây đóng cửa, không đặt quan hệ ngoại giao. Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn * GV: yêu cầu HS đọc sách giáo khoa để thấy được những chính sách của nhà Nguyễn với nông nghiệp và tình hình nông nghiệp thời Nguyễn. HS: Theo dõi SGK phát biểu - Gợi ý sản phẩm * Nông nghiệp: + Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn. - Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang. - Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều. -Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ. ®Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao. + Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu. -Thủ công nghiệp: Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ). + Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước. -Trong nhân dân: Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước * Thương nghiệp nước ta thời Nguyễn. + Chính sách hạn chế, ngoại thương của nhà Nguyễn (nhất là hạn chế giao thương với phương Tây) không tạo điều kiện cho sự phát triển giao lưu và mở rộng sản xuất. Không xuất từ nhu cầu tự cường dân tộc mà xuất phát từ mua bán của Triều đình. Chốt ý, HS ghi vở: - Nông nghiệp: lạc hậu, không có gì đổi mới, ruộng đất hoang hóa nhiều - Thủ công nghiệp: phát triển nhưng lạc hậu. - Thương nghiệp: nội thương phát triển, ngoại thương bị hạn chế. Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình văn hóa- giáo dục dưới triều Nguyễn * GV: đặt câu hỏi: “Huế nổi tiếng với loại hình âm nhạc gì? em có hiểu biết gì về loại hình âm nhạc này không? * GV giới thiệu: Khác với âm nhạc dân gian, nhã nhạc là loại hình âm nhạc dành riêng cho triều đình, nó biểu tượng cho vương quyền và sự bình yên của quốc gia. Nhã nhạc có từ thời Lý nhưng đến triều đại nhà Nguyễn mới phát triển mạnh, được gọi là nhã nhạc cung đình Huế.Năm 2003, UNESCO công nhận nhã nhạc cung đình Huế là Kiệt tác Di sản Văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Nhã nhạc là loại hình diễn xướng đạt tới trình độ bác học, có giá trị cao, có chiều sâu về cả nội dung và hình thức. * GV: giới thiệu phiếu học tập và yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu học tập về các thành tựuvăn hóa tiêu biểu dưới thời Nguyễn. (Phụ lục 1) *GV:Nx, bổ sung, kết luận: - Tôn giáo: nhà Nguyễn thực hiện chính sách độc tôn Nho giáo, hạn chế chính sách hoạt động của Thiên chúa giáo, tiếp tục phát triển các tín ngưỡng dân gian - Giáo dục: Nho học được củng cố, tổ chức. Năm 1807, tổ chức khoa thi Hương đầu tiên, năm 1822: tổ chức khoa thi Hội. - Văn học: văn học chữ Hán kém phát triển, còn văn học chữ Nôm phát triển phong phú và hoàn thiện. Xuất hiện những tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,... 3. Sơ kết bài học Câu 1. Nguyễn Ánh lên ngôi vào thời gian nào? Lấy niên hiệu là gì? A. Năm 1801, niên hiệu Càn Long B. Năm 1802, niên hiệu Minh Mạng C. Năm 1801, niên hiệu là Minh Mạng D. Năm 1802, niên hiệu Gia Long Câu 2. Cuộc cải cách hành chính Minh Mạng được thực hiện vào thời gian nào? A. 1830 – 1831 B. 1831 – 1832 C. 1832 – 1833 D. 1833 – 1834 Câu 3. Cải cách Minh Mạng chia nước ta thành: A. Bắc thành, Gia Định thành và các Trực doanh B. 10 đạo C. 13 đạo thừa tuyên D. 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên Câu 4. Nhà Nguyễn đã ba

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12473845.doc
Tài liệu liên quan