Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 7 đến 10 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

ÔN TẬP (CHƯƠNG I, II,III).

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Giúp học sinh nắm lại khái quát những điều cơ bản nhất của phần Lịch sử thời kì nguyên thủy, thời kì các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây, TQ thời phong kiến.

- Giúp học sinh nắm vững phương pháp khái quát hóa, Vì thế, nó có ý nghĩa rất quan trọng, không nên biến thành một bài nhắc lại một cách tẻ nhạt, nặng nề.

2. Thái độ:

 Biết tôn trọng những phấn đấu không mệt mỏi, kiên trì của con người, đó là động lực thúc đẩy loài người không ngừng phát triển.

3. Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá SKLS; sử dụng tốt biểu đồ, sơ đồ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Phát triển cho học sinh năng lực tái hiện sự kiện lịch sử thời kì nguyên thủy, cổ đại và trung đại. Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau. Nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học lịch sử.

 

doc35 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 7 đến 10 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vững được các khái niệm cơ bản. 3. Thái độ - Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc chiến tranh xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc. - Biết quý trọng các di sản văn hóa, hiểu được những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam. 4. Định hướng phát triển năng lực - Hình thành năng lực tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh... II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC - Sưu tầm tranh ảnh như: Vạn Lí Trường Thành, Cố cung. Các bài thơ Đường hay, các tiểu thuyết thời Minh - Thanh. - Các tài liệu tham khảo có liên quan. - Máy tính kết nối máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP * Mục tiêu: Với việc HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến lịch sử đất nước Trung Quốc thời Minh, Thanh. Thông qua các hình ảnh, HS sẽ biết được đó là những bộ phim, những tác phẩm lớn, nổi tiếng tái hiện lịch sử Trung Quốc thời Minh, Thanh. Tuy nhiên, các em chưa có thể biết đầy đủ và chi tiết về sự thành lập nhà Minh, nhà Thanh, nền kinh tế - chính trị của thời kì này có khác gì so với các triều đại trước. Ngoài những tác phẩm nổi tiếng các em đã biết thông qua các bộ phim, thời phong kiến Trung Quốc còn đạt được nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ trên các lĩnh vực khác. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây: Hình 1: Hai bộ phim của Trung Quốc: Chu Nguyên Chương và Hoàn châu cách cách Hình 2: Hình ảnh trong bộ phim Tây Du kí và Thủy hử 1, Các bộ phim nổi tiếng trên phản ánh lịch sử đất nước Trung Quốc trong thời kì lịch sử nào? (Hình 1); Những tiểu thuyết nổi tiếng nào đã được chuyển thể thành các bộ phim trên? (Hình 2) 2, Hãy trình bày một số hiểu biết của mình về các tác phẩm trên? * Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 3. Trung Quốc thời Minh, Thanh Hoạt động 1: Tìm hiểu Trung Quốc thời Minh, Thanh * Mục tiêu: - Hs nắm được thời gian thành lập, tồn tại nhà Minh, nhà Thanh. Đặc trưng lớn nhất của thời Minh là xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa, thời Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc và hậu quả của nó. * Phương thức: (hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm) - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc thông tin SGK trang 31,32,33 cho biết: + Thời gian thành lập, tồn tại của nhà Minh, nhà Thanh? + Những mầm mống quan hệ sản xuất TBCN thời Minh xuất hiện như thế nào? + Ảnh hưởng của chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc như thế nào? + Nhận xét về quy luật hưng thịnh, suy vong của các triều đại phong kiến Trung Quốc qua những phần đã học? - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: + Nhà Minh: 1368 – 1644 người sáng lập là Chu Nguyên Chương (Liên hệ với hình ảnh 1); nhà Thanh:1644 – 1911. + Xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ - người làm thuê, thương nhân bao mua trong thủ công nghiệp, nông nghiệp + Chính sách áp bức dân tộc: bắt theo phong tục Mãn à Hậu quả: gia tăng mâu thuẫn dân tộcà khởi nghĩa nông dân à chính quyền suy yếu à sụp đổ năm 1911. + Quy luật: đầu triều đại hưng thịnh, vua và chính quyền quan tâm đến triều chính. Tuy nhiên sau đó vua, quan ăn chơi, sa đọa, bóc lột nhân dân à Khởi nghĩa nông dân và chính quyền sụp đổ. 4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến * Mục tiêu - Trình bày được những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến. * Phương thức (hoạt động cá nhân, nhóm) - Đọc thông tin trong sách giáo khoa kết hợp quan sát một số hình ảnh - GV tổ chức hoạt động nhóm : Nhóm 1: Thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng? Những quan điểm cơ bản của Nho giáo? Tại sao Nho giáo là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến? Nhóm 2: Thành tựu trên lĩnh vực sử học? Những hiểu biết của mình về bộ Sử kí - một tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc? Nhóm 3: Thành tựu trên lĩnh vực văn học? Hãy giới thiệu về một số tác phẩm văn học tiêu biểu? Nhóm 4: Thành tựu trên lĩnh vực KHKT và kiến trúc? Trình bày về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến - Các nhóm báo cáo sản phẩm - Giáo viên nhận xét, đánh giá * Gợi ý sản phẩm Nhóm 1: - Thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng + Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền. + Phật giáo: thịnh hành nhất là thời Đường - Những quan điểm cơ bản của Nho giáo: Quan hệ “Tam cương”: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, trong đó chú ý đến việc giáo dục con người phải thực hiện bổn phận với quốc gia là tôn quân. - Nho giáo là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến vì: đưa ra những tiêu chuẩn đạo đức nhằm cải tạo con người, chế độ phong kiến dựa vào Nho giáo để duy trì và củng cố quyền lực để cai trị xã hội ổn định. Xã hội phong kiến tồn tại được là do lấy nho giáo làm cơ sở lý luận... Nhóm 2: - Thành tựu trên lĩnh vực sử học + Sử kí của Tư Mã Thiên + Thời Đường: Sử quán được thành lập - Sử kí của Tư Mã Thiên: là một tác phẩm đồ sộ, công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới, là một công trình khoa học lớn lao nhưng đồng thời là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Đây là một kho tài liệu vô giá, chính xác với một giá trị tổng hợp rất cao cho người nghiên cứu sử. Nhóm 3: - Thành tựu trên lĩnh vực văn học + Thơ Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị... + Tiểu thuyết thời Minh, Thanh: Thủy Hử của Thi Nại Am, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Tây du kí của Ngô Thừa Ân... - HS có thể dựa vào kiến thức văn học để giới thiệu một số bài thơ Đường, hoặc về một số tiểu thuyết nổi tiếng (dựa vào phần chữ nhỏ SGK, qua phim ảnh, Internet..) Nhóm 4: - Thành tựu trên lĩnh vực KHKT + Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, thiên văn, y học... + 4 phát minh quan trọng có cống hiến với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng - Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện cổ kính, những bức tượng phật sinh động.. - Trình bày về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến + Giấy: năm 105 một viên quan thời Đông Hán là Thái Luân đã phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách...để làm giấy. Từ đó nghề sản xuất giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của văn hóa Trung Quốc + In: phát minh từ thời Đường. Đến giữa thế kỉ XI, Tất Thăng – một người dân thường đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất nung. Đến đầu thế kỉ XIV, thay chữ đất nung bằng chữ gỗ + La bàn: vào thế kỉ XI, người ta biết dùng sắt mài lên đá nam châm để thu hút từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn, la bàn lúc đầu chỉ là miếng sắt có từ tính xâu qua cọng rơm thả nổi trong bát nước hoặc treo bằng sợi tơ ở chỗ kín gió. Việc phát minh ra la bàn tạo điều kiện cho sự phát triển nghề hàng hải ở Trung Quốc + Thuốc súng: là thành tích ngẫu nhiên của các nhà luyện đan. Từ xưa, người Trung Quốc tin rằng có thể luyện được vàng và thuyết trường sinh bất lão. Nguyên liệu dùng là lưu huỳnh, diêm tiêu và than gỗ. Đến đời Đường, mục đích của họ thì không đạt được trái lại gây nên những vụ nổ hoặc cháy. Và thế là người ta tìm ra được cách làm thuốc súng. Hoạt động 3: Trình bày và nhận xét về các thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến thông qua kênh hình SGK * Phương thức: (hoạt động cá nhân) - GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: 1. Hãy cho biết thời gian xây dựng, cấu trúc và những nét lớn về nghệ thuật kiến trúc thông qua hình 13 SGK? 2. Em biết gì về Vạn lí trường thành của Trung Quốc? Nó được xây dựng từ khi nào? nhằm mục đích gì? (Hình 14) 3. Nhận xét của em về nghệ thuật tạc tượng của người Trung Quốc? (Hình 15) 4. Thông qua 3 hình ảnh trong SGK, em có nhận xét gì về những thành tựu của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến? * Gợi ý sản phẩm 1. Cố cung là hoàng cung của hai triều đại phong kiến Minh, Thanh, nằm tại trung tâm thành phố Bắc Kinh. Cố cung được bắt đầu xây dựng từ 1406 và hoàn thành năm 1420. Cố cung là một quần thể kiến trúc lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao. Các kiến trúc quan trọng của Cố cung đều nằm trên một đường trục nam - bắc ở chính giữa, hai bên là các kiến trúc phụ đối xứng nhau. Cố cung là một quần thể kiến trúc gồm điện Thái Hòa, Trung Hòa, Bảo Hòa, cung Càn Thanh, điện Giao Thái, Ngự hoa viên.... Cố cung có khoảng 100cung với 8600 gian phòng lớn nhỏ. Bố trí kiến trúc theo nguyên tắc nhấn mạnh trục giữa, hai bên đối xứng nhau, đồng thời xây dựng to nhỏ khác nhau...Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn mĩ của Trung Quốc, thể hiện óc thẩm mĩ cũng như tài năng sáng tạo của người Trung Quốc xưa, đồng thời cũng nói lên sự xa hoa của các triều đại phong kiến nhà Minh, Thanh. 2. Vạn lí trường thành của Trung Quốc: là một bức tường thành bằng đá và đất, có chiều dài đến vạn dặm tức là hơn 5000km đi qua tổng cộng 9 tỉnh thành và khu tự trị của Trung Quốc. Trường thành đầu tiên xuất hiện tự thời Xuân Thu, đến thời Hán rồi các nước thời Nam – Bắc triều một số đoạn trường thành được tiếp tục xây dựng thêm.Đến nay Vạn lí trường thành có tới 2700 năm lịch sử, là công trình phòng ngự nổi tiếng nhằm chống lại sự xâm lăng của các dân tộc du mục ở phía bắc. Trường thành xây trên địa hình phức tạp, khi thì leo lên đỉnh núi, khi thì bò xuống khe sâu, khi thì khuất trong bãi cát. Ngày nay nó đã mất đi ý nghĩa phòng thủ quân sự nhưng vẫn sừng sững trên đất nước Trung Hoa, xứng đáng là một kì quan kiến trúc của con người 3. Tượng phật có sự cân đối hài hòa, trang nhã cho thấy nghệ thuật tạc tượng của người Trung Hoa đã đạt tới mức tinh xảo. 4. Thông qua hình ảnh trong SGK, có thể thấy rằng Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ về văn hóa. Những công trình ấy thể hiện óc thẩm mĩ và sức sáng tạo kì diệu và tinh thần lao động bền bỉ của dân tộc Trung Hoa. Nghệ thuật với những nét đặc sắc đạt tới trình độ tinh xảo, những tác phầm văn học nổi tiếng...đó là thành tựu của Trung Quốc và của cả nhân loại. Toàn cảnh Cố cung Bắc Kinh Một đoạn Vạn lí trường thành C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: kinh tế, chính trị, văn hóa Trung Quốc thời phong kiến * Phương thức: (hoạt động cá nhân) - GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: 1. Hãy điểm lại các triều đại phong kiến Trung Quốc theo trình tự thời gian và đặc trưng lớn nhất của những triều đại này? 2. Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc theo mô hình nào? 3. Trình bày 1 thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến? *Dự kiến sản phẩm 1. Các triều đại phong kiến Trung Quốc theo trình tự thời gian và đặc trưng lớn nhất của những triều đại này + Thời Tần: xác lập chế độ phong kiến 221 TCN + Thời Đường: chế độ phong kiến thịnh đạt nhất + Thời Minh: mầm mống kinh tế TBCN phát triển + Thời Thanh: triều đại phong kiến ngoại tộc và cũng là triều đại phong kiến cuối cùng, kết thúc năm 1911 2. Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. 3. Học sinh trình bày. D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn *Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): 1. Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng đến thế giới và Việt Nam như thế nào? 2. Suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa. 3. Sưu tầm các bức ảnh nổi tiếng về thành tựu kiến trúc Trung Quốc. - HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh) - HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử - GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi *Gợi ý sản phẩm: 1. Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng đến thế giới và Việt Nam: phong tục tập quán, chữ viết, tôn giáo 2. Trong thời đại toàn cầu hóa, Việt Nam hòa nhập nhưng không “hòa tan”, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuần 9 + Tiết 9 Ngày soạn: .............................................. Ngày kí duyệt: ....................................... ÔN TẬP (CHƯƠNG I, II,III). I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Giúp học sinh nắm lại khái quát những điều cơ bản nhất của phần Lịch sử thời kì nguyên thủy, thời kì các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây, TQ thời phong kiến. - Giúp học sinh nắm vững phương pháp khái quát hóa, Vì thế, nó có ý nghĩa rất quan trọng, không nên biến thành một bài nhắc lại một cách tẻ nhạt, nặng nề. 2. Thái độ: Biết tôn trọng những phấn đấu không mệt mỏi, kiên trì của con người, đó là động lực thúc đẩy loài người không ngừng phát triển. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá SKLS; sử dụng tốt biểu đồ, sơ đồ. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Phát triển cho học sinh năng lực tái hiện sự kiện lịch sử thời kì nguyên thủy, cổ đại và trung đại. Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau. Nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học lịch sử. 5. Tích hợp, liên môn: không. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC - Thiết bị dạy học: Tranh ảnh. Biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh liên quan đến bài dạy, bảng so sánh xã hội nguyên thuỷ cùng với xã hội phong kiến. Một số tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài giảng, Máy vi tính kết nối máy chiếu. - Học liệu (tư liệu tham khảo): Tư liệu lịch sử 10, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THPT (phần LSTG),... III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP * Mục tiêu Với việc đưa ra một số câu hỏi về sự phát triển của lịch sử thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại. Qua đây HS có thể huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi về sự phát triển của lịch sử loài người, nhưng không thể trả lời đầy đủ về sự phát triển đó. Vì thế HS sẽ mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết qua bài ôn tập chương I, II, III. * Phương thức - GV giao nhiệm vụ cho HS: Từ buổi đầu bình minh cho đến nay, lịch sử loài người đã trải qua 5 thời kì lớn (theo quan điểm mácxít). Các thời kì có thời gian tồn tại khác nhau, vậy nên ở những giai đoạn lịch sử khác nhau thì mỗi thời kì lại mang trong mình những bản chất hay đặc điểm riêng biệt mà ở thời kì khác không có được. + Thời kì xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm, là thời kì dài nhất trong lịch sử xã hội loài người, là thời kì mà tất cả các quốc gia đều phải trải qua. + Thời kì cổ đại là thời đại xã hội chiếm hữu nô lệ khoảng 3000 năm trước công nguyên. + Thời kì trung đại là thời đại của xã hội phong kiến, bắt đầu từ thế kỉ V SCN đến năm 1640 cách mạng tư sản Anh. + Thời kì cận đại từ năm 1640 đến năm 1917, là thời đại của CNTB, từ cách mạng tư sản Anh đến cách mạng tháng 10 Nga. + Thời kì hiện đại là thời kì quá độ lên CNXH, bắt đầu từ cuộc CMTM Nga (1917) cho đến nay Þ Như vậy, trong mỗi thời kì (trừ xã hội nguyên thủy), thì 4 thời kì về sau, mỗi thời đại đều có hình thái kinh tế, xã hội tương ứng. Các hình thái kinh tế xã hội sau ra đời sẽ phủ nhận các hình thái kinh tế xã hội cũ và ngày càng hoàn thiện hơn về tất cả các mặt của đời sống xã hội. - Trong thời gian vừa qua chúng ta đã học về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử xã hội loài người thời kì nguyên thủy, cổ đại và trung đại ; các em hãy cho biết: từ khi có xã hội loài người đến hết Tây Âu trung đại, chúng ta đã học qua những thời kỳ lịch sử lớn nào? (Dự kiến học sinh trả lời: Xã hội nguyên thủy, xã hội cổ đại, xã hội phong kiến). * Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. - GV nêu vấn đề vào bài: Như vậy, đến nay chúng ta đã học và biết được các giai đoạn của lịch sử thế giới: giai đoạn xã hội nguyên thuỷ, cổ đại và phong kiến tương ứng 3 giai đoạn lịch sử thế giơi: nguyên thuỷ, cổ và trung đại. hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại các kiến thức đã học ở các chương I, II, III. Vậy Thời kỳ lịch sử đầu tiên nào mà các dân tộc đều phải trải qua là gì ? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1. Xã hội nguyên thủy. *Mục tiêu: HS nắm được quá trình tiến triển của xã hội nguyên thủy. * Phương thức: - Phương pháp: Sử dụng nhóm phương pháp thông tin tái hiện lịch sử + Phương pháp dùng lời để tái hiện lịch sử (Nêu vấn đề, thuyết trình) + Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan (Tranh ảnh, phim tư liêu) - Hình thức tổ chức hoạt động - GV vẽ (hoặc treo sơ đồ câm) sơ đồ tiến triển của xã hội nguyên thủy. Sử dụng tranh ảnh, phát vấn cho học sinh nắm lại khái quát quá trình tiến triển của xã hội nguyên thủy, học sinh tự ghi bài. Nội dung bài Thời kỳ công xã nguyên thuỷ được chia làm mấy giai đoạn? Thời gian Dựa vào đâu để phân chia như vậy? Công cụ Phương thức sinh sống? Đời sống vật chất, tinh thần? Sinh hoạt văn hóa? Đời sống vật chất-tinh thần Tổ chức xã hội Phân tích quá trình hình thành xã hội có giai cấp? Quan hệ xã hội * Gợi ý sản phẩm: Nội dung bài Thời kỳ công xã nguyên thuỷ được chia làm mấy giai đoạn? Thời gian 4 triệu năm Đá cũ sơ kỳ Người tối cổ 40.000 năm Đá cũ hậu kỳ Người tinh khôn 10.000® 6000 n Đá mới Kim khí Người hiện đại Dựa vào đâu để phân chia như vậy? Công cụ Rìu tay thô sơ Dao, nạo, lao, cung tên Rìu, dao, liềm, hái (nhiều loại) Phương thức sinh sống? Đời sống vật chất, tinh thần? Sinh hoạt văn hóa? Đời sống vật chất-tinh thần Hái lượm, săn bắt Ở trong hang Đời sống bấp bênh . Hái lượm, săn bắn Ở nhà lều Tạm đủ ăn. Có quần áo, trang sức Chăn nuôi, trồng trọt, làm gốm & dệt. Cư trú ổn định Có dư thường xuyên hơn Có nhiều loại nhạc cụ đơn giản Tổ chức xã hội Thị tộc, bộ lạc Gia đình phụ hệ Phân tích quá trình hình thành xã hội có giai cấp? Quan hệ xã hội Bầy người nguyên thủy Cộng đồng, bình đẳng, cùng làm – cùng hưởng, Tư hữu - Giáo viên chuyển ý: Thời kỳ nguyên thủy là bước đi chập chững đầu tiên của loài người mà bất cứ một dân tộc nào cũng phải trải qua. Trong thời kỳ khó khăn này, nguyên tắc vàng cho loài người có thể tồn tại và phát triển là: “cộng đồng & bình đẳng”. Từ khi công cụ kim loại ra đời, sản phẩm dư thừa thường xuyên hơn, tư hữu xuất hiện, nguyên tắc vàng của xã hội nguyên thủy bị phá vì, loài người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên : Thời Cổ đại. Tiếp theo thời kì cổ đại là thời kì Trung đại. HOẠT ĐỘNG 2. Xã hội cổ đại. *Mục tiêu: HS nắm được quá trình ra đời và thành tựu của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. * Phương thức: Hoạt động cá nhân, cặp đôi. - Trước hết, GV dùng bản đồ treo tường giới thiệu về các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. - Sau đó GV giao nhiệm vụ cho học sinh: + Những điểm giống và khác nhau của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây về điều kiện tự nhiên, thời gian ra đời, kinh tế, thể chế chính trị + Thành tựu của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây ? - Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và trao đổi cặp đôi để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. - Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm, các học sinh khác theo dõi và góp ý dưới sự hướng dẫn của giáo viên. * Gợi ý sản phẩm Tiêu chí so sánh Phương Đông Phương Tây Điều kiện tự nhiên Nằm trên lưu vực các con sông lớn (S. Nin- Ai Cập; S. Hằng- Ấn Độ.), nhiều đất đai canh tác, nước tưới, khí hậu nóng ẩm Nằm ở phía Bắc Địa Trung Hải, đất đai canh tác ít, khô cằn Nền tảng kinh tế Nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn có các nghề thủ công. Thủ công nghiệp và thương nghiệp. Thời gian hình thành nhà nước Khoảng thiên niên kỉ thứ V-> III TCN (Ai Cập, Lưỡng Hà) Khoảng thiên niên kỉ thứ I TCN Cơ cấu xã hội Vua chuyên chế, quý tộc, quan lạichủ ruộng đất, tăng lữ, nông dân công xã, nô lệ. Chủ nô, bình dân và nô lệ Thể chế chính trị Quân chủ chuyên chế Dân chủ chủ nô Thành tựu văn hóa Lịch, thiên văn, chữ viết, nghệ thuật, kiến trúc. Lịch, chữ viết, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc. HOẠT ĐỘNG 3. Trung Quốc thời phong kiến. * Mục tiêu: HS nắm được sự phát triển kinh tế thời Đường – Tống và biểu hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh * Phương thức - Phương pháp: Sử dụng nhóm phương pháp thông tin tái hiện lịch sử + Phương pháp dùng lời để tái hiện lịch sử (Nêu vấn đề, thuyết trình) + Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan (sơ đồ) - Hình thức tổ chức hoạt động + GV sử dụng sơ đồ câm, yêu cầu học sinh với kiến thức lịch sử đã học, tóm tắt sự phát triển kinh tế thời Đường – Tống. + Sau khi học sinh trình bày, GV gọi nhóm khác bổ sung. Cuối cùng, GV nhận xét và chốt ý. * Gợi ý sản phẩm. a/ Sự phát triển kinh tế thời Đường – Tống Sự phát triển kinh tế thời Đường – Tống Nông nghiệp Thủ công nghiệp Thương nghiệp Chế độ “Quân điền” Tô thuế Dệt vải, lụa In Gốm sứ Con đường tơ lụa b/ Biểu hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh * Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục, phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XIV quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện ở Trung Quốc, biểu hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp: - Thủ công nghiệp: Xuất hiện của các công trường thủ công, sản xuất trên quy mô lớn, có lao động làm thuế; quan hệ giữa chủ xưởng với người làm thuê là “chủ xuất vốn”, “thợ xuất sức”. - Thương nghiệp: Phát triển, đặc biệt là ngoại thương. Thành thị xuất hiện nhiều và mở rộng, tập trung đông dân cư, sầm uất như Nam kinh, Bắc Kinh - Nông nghiệp: Có bước tiến về kĩ thuật canh tác, sản lượng lương thực tăng. Tuy nhiên, tình trạng chiếm ruộng đất của địa chủ quí tộc vẫn gia tăng.Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau (hình thức bao mua). * Giải thích: Tuy nhiên, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được do bị kìm hãm bởi: Quan hệ sản xuất phong kiến duy trì và nền kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế. Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến, những chính sách thống trị lỗi thời, lạc hậu của quan hệ sản xuất phong kiến như : chính sách “áp bức dân tộc”, chính sách “bế quan toả cảng” C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Lịch sử thời kì nguyên thủy, thời kì các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây, TQ thời phong kiến. * Phương thức - GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. * Dự kiến sản phẩm Câu 1. Nông dân lĩnh canh ở Trung Quốc thời phong kiến xuất thân từ A. tá điền. B. nông dân giàu bị phá sản C. nông dân tự canh. C. nông dân công xã nghèo, không có ruộng. Câu 2. Quan hệ sản xuất phong kiến phản ánh sự bóc lột của A. địa chủ với nông dân. B. quí tộc với nông dân. C. địa chủ với nông dân lĩnh canh. D. quý tộc với nông dân lĩnh canh. Câu. 3. Công trình phòng ngự nổi tiếng được xây dựng dưới thời Tần là A. Ngọ môn. B. Tử cấm thành. C. Vạn lí trường thành D. tường thành quanh cung điện. Câu 4. Chính sách thống trị của nhà Thanh gây hậu quả nghiêm trọng nhất đốt với Trung Quốc là A. mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt B. làm cho chế độ phong kiến khủng hoảng, trì trệ. C. nhiều cuộc xung đột của thương nhân châu Âu với nhà Thanh. D. chế độ phong kiến suy sụp, tạo điều kiện cho phương Tây dòm ngó, xâm lược. Câu 5. Nhà Tần có chính sách gì để khuyến khích sản xuất? A. Thống nhất tiền tệ, đo lường, mở rộng giao thông. B. Chú trọng công tác thủy lợi. C. Chú trọng phát triển nông nghiệp. D. Chú trọng phát triển thủ công và buôn bán. Câu 6. Bộ máy nhà nước của thời Đường khác với thời Tần – Hán ở điểm nào? A. Bỏ chức Thừa tướng và Thái úy. B. Thêm chức Tể tướng. C. Có thêm chức Tiết độ sứ. D. Có thêm chức Tể tướng và Tiết độ sứ. Câu 7. Tác dụng lớn nhất của chế độ quân điền đối với chế độ phong kiến Trung Quốc là A. Nông dân yên tâm sản xuất. B. Nông dân được cải thiện đời sống. C. Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. D. Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân. Câu 8. Biểu hiện của mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc dưới th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12473835.doc