- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
+ Diễn biến:
- Từ năm 1885 đến 1887, xây dựng căn cứ Bãi Sậy, tỏa ra hoạt động ở đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.
-Nghĩa quân tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động .
-Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung, tiêu diệt được chỉ huy của Pháp.
+Kết quả – Ý nghĩa:
- Sau nhiều ngày chiến đấu, lực lượng nghĩa quân giảm sút nhiều, Nguyễn Thiện Thuật đến căn cứ Hai Sông, sau sang Trung Quốc, rồi mất tại đó năm 1926.
- Giữa năm 1889, căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây, Đốc Tít phải ra hàng giặc và bị đày sang An-giê-ri.
- Năm 1892, những lực lượng cuối cùng về với nghĩa quân Yên Thế.
- Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những nam cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NAM CUỐI THẾ KỈ XIX
Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết được hoàn cảnh nổ ra các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, trong đó có các cuộc khởi nghiã Cần Vương và khởi nghĩa tự phát của nông dân (tiêu biểu là nhân dân Yên Thế).
Nắm được nội dung, diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế.
Chỉ ra nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX
Kĩ năng:
Quan sát kênh hình và tư liệu lịch sử
So sánh những điểm giống, khác nhau giữa các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX
Nhận xét, đánh giá vị trí, ý nghĩa và nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại
Thái độ:
Khâm phục tinh thần yêu nước, chống Pháp của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật,...
Tự hào về lòng yêu nước, tinh thfn đau tranh giải phóng dân tộc, sự chiến đấu dũng cảm chống quân xâm lược của ông cha ta; căm thù bọn cướp nước, tay sai bán nước.
Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực riêng: năng lực khai thác và sử dụng kênh hình, năng lực phân tích, so sánh, tư duy, nhận thức- đánh giá khách quan lịch sử
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh ảnh, bảng biểu có liên quan đến bài học
Tư liệu về Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Hoàng Hoa Thám
Máy chiếu, máy tính
Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu trước bài học ở nhà
Sách giáo khoa, sách bài tập Lịch sử lớp 11
Tổ chức hoạt động học tập
Hoạt động khởi động
Mục tiêu:
Với việc cho học sinh xem một số hình ảnh các nhân vật lịch sử liên quan đến phong trào chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX. Từ đó sẽ thúc đẩy lòng mong muốn tìm hiểu của các em về phonh=g trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta trong những năm cuối thế kỉ XIX.
Phương thức:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đê. Cụ thể:
Yêu cầu học sinh xem hình ảnh về vua Hàm Nghi, Hoàng Hoa Thám, Tôn Thất Thuyết
Những hình ảnh này là về những nhân vật lịch sử nào?
Em biết gì về những nhân vật lịch sử này?
Gợi ý sản phẩm:
Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm ở 1 mức độ khác nhau, giáo viên nhận xét học sinh trả lời và dẫn dắt vào tìm hiểu kiến thức mới
Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần I.1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương
Mục tiêu:
Học sinh nắm được tình hình nước ta sau Hiệp ước 1883, 1884; hiểu được nguyên nhân cuộc phản công quân Pháp và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
Phương thức: Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, trực quan, cụ thể:
Gv giao nhiệm vụ về nhà trước cho học sinh là đọc thông tin trong sách giáo khoa và nêu câu hỏi:
Sau Hiệp ước 1883, 1884, tình hình nước ta có gì nổi bật?
Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế? Nêu diễn biến chính của cuộc phản công?
Phong trào Cần Vương bùng nổ như thế nào?
Gv gọi HS bất kì lên báo cáo, các học sinh khác lắng nghe, có thể phản biện, bổ sung.
Gv nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa.
Gợi ý sản phẩm:
Hs nắm được các nội dung cơ bản như sau:
Nguyên nhân:
+ Sau khi triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước bán nước năm 1883,1884, phái chủ chiến trong triều đình vẫn tích cực chuẩn bị, chờ thời cơ giành lại độc lập.
+ Trước những hành động của phái chủ chiến, thực dân Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt họ. Để giành thế chủ động, Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở Huế.
Diễn biến:
+ Đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết cho quân lính nổ súng tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
+ Sáng 5/7, quân Pháp tổ chức phản công. Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi cùng nguời thân rút khỏi kinh thành, chạy đến Tân Sở- Quảng Trị
*Phong trào Cần Vương bùng nổ:
+ Sau khi cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đư avua chạy lên căn cứ Tân Sở. Tại đây, Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương (!3/7/1885).
+ Chiếu Cần Vương đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước của nhân dân, tạo thành phong trào Cần Vương sôi nổi, rộng lớn, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục I.2: Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
Phương thức: Gv cho học sinh hoàn thành bảng sau:
Giai đoạn
Lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Địa bàn hoạt động
Diễn biến, kết quả
Từ 1885 đến 1888
Từ 1888 đến 1896
Hs trình bày sản phẩm của mình đã hoàn thành theo bảng mẫu. Gv nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa.
Gợi ý sản phẩm:
Giai đoạn
Lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Địa bàn hoạt động
Diễn biến, kết quả
Từ 1885 đến 1888
Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các thân văn, sĩ phu yêu nước.
Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số
Trên khắp cả nước, kéo dài từ Hà Giang đến Phú Yên, nhưng sôi nổi nhất là từ Huế trở ra Bắc Kì
Chiếu Cần Vương được phát đi, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ, tiêu biểu là khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
Năm 1888, do có tay sai chỉ đường, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và bị lưu đày ở An-giê-ri.
Từ 1888 đến 1896
Các thân văn, sĩ phu yêu nước
Đông đảo quần chúng nhân dân, có các dân tộc thiểu số
Phạm vi thu hẹp dần, qui tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
Phong trào tuy diễn ra sôi nổi, gây cho Pháp nhiều khó khăn, nhưng do không có đường lối đúng đắn nên thất bại. Năm 1896, Pháp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương
Hoạt động 3: Tìm hiểu phần II: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương
Mục tiêu: Gv phát phiếu học tập cho hs và cho hs làm việc nhóm theo bàn
Phương thức:
Yêu cầu: Khai thác nội dung trong sách giáo khoa, hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa theo yêu cầu
Thời gian: 5 phút
PHIẾU HỌC TẬP
Cuộc khởi nghĩa:......................
Lãnh đạo:
Địa bàn hoạt động:
Diễn biến chính:
Kết quả:
Trong quá trình làm việc giáo viên chú ý đến các học sinh để có thể gợi ý hoặc trợ giúp khi các nhóm gặp khó khăn.
Gv gọi đại diện nhóm lên báo cáo, các nhóm khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa.
Sau đó yêu cầu các nhóm đưa ra đánh giá về các phong trào khởi nghĩa, bài học kinh nghiệm được rút ra.
Gợi ý sản phẩm:
Hs hoàn thành được phiếu học tập và đưa ra được đánh giá về các cuộc khởi nghĩa
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
+ Diễn biến:
- Từ năm 1885 đến 1887, xây dựng căn cứ Bãi Sậy, tỏa ra hoạt động ở đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.
-Nghĩa quân tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động .
-Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung, tiêu diệt được chỉ huy của Pháp.
+Kết quả – Ý nghĩa:
- Sau nhiều ngày chiến đấu, lực lượng nghĩa quân giảm sút nhiều, Nguyễn Thiện Thuật đến căn cứ Hai Sông, sau sang Trung Quốc, rồi mất tại đó năm 1926.
- Giữa năm 1889, căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây, Đốc Tít phải ra hàng giặc và bị đày sang An-giê-ri.
- Năm 1892, những lực lượng cuối cùng về với nghĩa quân Yên Thế.
- Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng.
Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896):
+Diễn biến:
a. Giai đoạn từ 1885 - 1888 : chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu.
-Cao Thắng nghiên cứu chế tạo súng trường theo mẫu của Pháp.
-Nghĩa quân phiên chế thành 15 quân thứ (đơn vị), đại bản doanh đặt tại núi Vụ Quang.
b. Giai đoạn từ 1888 - 1895 : giai đoạn chiến đấu .
-Từ năm 1889 liên tục tập kích, đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch
-Nổi tiếng là trận tấn công đồn Trường Lưu, tập kích thị xã Hà Tĩnh, tấn công tỉnh lị Nghệ An, phá thế bị bao vây... Trong trận đồn Nu (Thanh Chương) Cao Thắng hy sinh.
-Ngày17/10/1894, nghĩa quân thắng lớn trong trận phục kích địch ở núi Vụ Quang
+Kết quả - Ý nghĩa
- Tay sai của Pháp do Nguyễn Thân chỉ huy vây hãm núi Vụ Quang. Nghĩa quân bị triệt đường tiếp tế, P han Đình Phung bị thương nặng, hi sinh ngày 28/12/1895. Khởi nghĩa kết thúc.
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)
+Diễn biến:
a. Giai đoạn 1884 - 1892 :
Tại Yên Thế hoạt động riêng lẻ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm, đẩy lui nhiều trận càn quét của Pháp, mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương. Tháng 04/1892 Đề Nắm bị sát hại.
b. Giai đoạn 1893 - 1897 :
- Đề Thám lãnh đạo, hai lần giảng hòa với Pháp, được cai quản bốn tổng Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng.
-Bề ngoài Đề Thám tỏ ra phục tùng, bên trong ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
c. Giai đoạn 1898 - 1908 :
- Trong 10 năm hòa hoãn, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự. Căn cứ Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước.
d. Giai đoạn 1909 - 1913
- Năm 1909, Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục, lực lượng bị hao mòn.
-Năm 1913, Đề Thám bị ám sát, khởi nghĩa thất bại.
+Kết quả – Ý nghĩa
-Là phong trào đấu tranh tự vệ chống Pháp của nông dân Việt Nam, có quy mô lớn nhất trong nhuững năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
-Thể hiện ý chí, sức mạnh bền bỉ, dẻo dai của nông dân.
-Mặc dù thất bại, phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế vẫn có vị trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, vì nền độc lập, tự do của đất nước, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.
Hoạt động luyện tập:
Mục tiêu: Giúp cho học sinh ghi nhớ lại kiến thức đã học trong bài
Phương thức: Giáo viên đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học
Gợi ý sản phấm:
Câu 1: Tuy đã hoàn thành về cơ bản công cuộc bình định Việt Nam, thực dân Pháp vẫn gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
A . Một số quan lại yêu nước và nhân dân Nam Kì.
B. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân trong cả nước
C. Một số quan lại yêu nước và nhân dân Trung Kì
D. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước ở Bắc Kì
Câu 2. Người đứng đầu phái chủ chiến chủ trương chống Pháp trong triều đình Huế là
A. Phan Thanh Giản
B. Vua Hàm Nghi
C. Tôn Thất Thuyết
D. Nguyễn Văn Tường
Câu 3. Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thấ Thuyết đã làm gì?
A. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)
B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng
C. Bổ sung lực lượng quân sự
D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)
Câu 4. Nội dung chủ yếu của chiếu Cần Vương là
A. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến
B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến
C. Kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội
D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp
Câu 5.Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi ở địa phương nào?
A. Trung Kì và Nam Kì
B. Bắc Kì và Nam Kì
C. Bắc Kì và Trung Kì D. Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì
Câu 6.Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương đặt dưới sự chỉ huy của
A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường
B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn
D. Nguyễn Đức Nhuận và Đào Doãn Dịch
Câu 7.Bộ chỉ huy của phong trào Cần vương đóng tại địa bàn thuộc hai tỉnh nào?
A. Quảng Ngãi và Bình Định B. Quảng Nam và Quảng Trị
C. Quảng Bình và Quảng Trị D. Quảng Trị và Hà Tĩnh
Câu 8.Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đã đưa ông đi đày ở đâu?
A. Tuynidi
B. Angiêri
C. Mêhicô
D. Nam Phi
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
B
A
B
C
B
D
B
Hoạt động vận dụng, mở rộng:
Mục tiêu:
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã lĩnh hội được thông qua bài học.
Phương thức:
Gv giao nhiệm vụ cho hs:
Sử dụng lược đồ để tường thuật về phong trào nông dân Yên Thế
Vẽ sơ đồ tư duy về phong trào Cần Vương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài-21 (1).docx
- bài giảng 14.3.2018.pptx