Giáo án Lịch sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX ( tiết 1 )

2. Các giai đoạn phát triển của phong trao Cần Vương:

٭ Giai đoạn 1: từ năm 1885 đến 1888:

- Lãnh đạo: vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.

- Lực lượng: nhân dân, các tộc người thiểu số,

- Địa bàn: Nổ ra trên một phạm vi rộng lớn, nhất là Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

- Khởi nghĩa tiêu biểu: Hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu như khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Lê Trung Đình, Nguyễn Xuân Ôn, Phạm Bành, Đinh Công Tráng,

- Kết quả: vua Hàm Nghi bị bắt, Phong trào chuyển sang giai đoạn mới.

٭ Giai đoạn 2: từ năm 1889 đến năm 1896.

- Lãnh đạo: Do các văn thân sỹ phu lãnh đạo.

- Lực lượng tham gia: nhân dân, tộc người thiểu số,.

- Khởi nghĩa tiêu biểu: Hương Khê, Ba Đình, Hùng Lĩnh, Bãi Sậy.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX ( tiết 1 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX. ( Tiết 1 ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: HS cần nắm được: Hoàn cảnh nổ ra phong trào đấu tranh vũ trang kháng Pháp cuối thế kỷ XIX ( trong đó có hai loại hình phong trào là phong trào Cần Vương và phong trào Khởi nghĩa tự vệ của nông dân). Các khái niệm: “Cần Vương”. Nội dung diễn biến chính của khởi nghĩa Bãi Sậy. 2.Về kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá, rút ra các bài học lịch sử từ các sự kiện tiêu biểu. Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ lịch sử. 3. Về thái độ: Giáo dục cho HS tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc. Bước đầu HS nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có của lịch sử để đưa cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm đến thắng lợi hoàn toàn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương. Tranh chân dung của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: Sau hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884, nước ta chính thức bị đặt dưới sự “ bảo hộ” của thực dân Pháp. Triều đình Huế chính thức đầu hàng thực dân Pháp nhưng nhân dân ta đã kiên quyết đấu tranh tới cùng để giành độc lập cho dân tộc. Trong những năm cuối thế kỷ XIX, phong trào yêu nước chống Pháp đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Đó là các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương và phong trào tự vệ của nông dân. Vậy phong trào Cần Vương, tự vệ là gì? Diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học hôm nay. 4. Tổ chức dạy học Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân - GV nêu câu hỏi: Tình hình Việt Nam sau hai hiệp ước Hacmang và Patonot như thế nào? HS: - Pháp đã thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì. - Phong trào đấu tranh của văn thân, sĩ phu và nhân dân diễn ra vô cùng sôi nổi. Pháp ăn không ngon ngủ không yên. - GV: Giới thiệu về triều đình Nguyễn. - GV hỏi: Phe Chủ chiến đã có những hành động gì? Vậy hành động đó nhằm mục đích gì? HS: -Phế bỏ ông vua có biểu hiện thân Pháp, đưa Ưng Lịch còn nhỏ tuổi lên ngôi, trừ khử những người không cùng chính kiến, bổ sung thêm lực lượng quân sự, bí mật liên kết với sĩ phu, văn thân các nơi, xây dựng hệ thống sơn phòng và tuyến đường thượng đạo, ra sức tích trữ lương thảo và vũ khí chuẩn bị chiến đấu. - Mục đích: Nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống pháp giành chủ quyền. - GV: Giới thiệu về nhân vật Tôn Thất Thuyết và Vua Hàm Nghi. - GV hỏi: Trước hành động của phe chủ chiến thì thực dân Pháp có âm mưu gì? - HS trả lờ. GV nhận xét Pháp tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách để loại bỏ phái chủ chiến ra khỏi triều đình. - GV: Yêu cầu HS nêu diễn biến của cuộc phản công của phái chủ chiến? HS trình bày. GV nhận xét và chốt bài. - GV: Tại sao cuộc phản công nhanh chóng thất bại? HS trả lời. GV nhận xét. Do vội vã, chuẩn bị chưa chu đáo Lực lượng Pháp mạnh - GV: Em hiểu thế nào là “Cần Vương”? và việc xuống Chiếu Cần Vương nhằm mục đích gì? GV: Cần là giúp Vương là vua Cần Vương là giúp Vua cứu nước giành độc lập cho dân tộc. Mục đích : Kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước giành độc lập cho dân tộc. - GV hỏi: Việc ban Chiếu Cần Vương có tác dụng gì? HS: Chiếu Cần vương có tác dụng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành phong trào Cần Vương sôi nổi, kéo dài đến thế kỉ XIX. Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành phong trào sôi nổi kéo dài đến tận cuối thế kỷ XIX. Vậy phong trào sẽ diễn ra như thế nào chúng ta sang mục 2. Hoạt động 2: Nhóm, cá nhân Hỏi: phong trào Cần Vương được chia làm mấy giai đoạn? HS: Chia 2 giai đoạn - Chia cả lớp thành 2 nhóm hoạt động theo mẫu. Giai đoạn 1885-1888 Giai đoạn 1888-1896 Lãnh đạo Lực lượng Địa bàn Khởi nghĩa tiêu biểu Kết quả Nhóm 1: Tìm hiểu giai đoạn 1 (1885-1888) Nhóm 2: Tìm hiểu giai đoàn 2(1888-1896) - GV nêu câu hỏi: Tại sao phong trào không diễn ra ở Nam Kỳ? HS: Vì Nam Kì đã thuộc Pháp từ lâu Pháp kiểm soát gắt gao không thuộc phạm vi ảnh hưởng của triều đình. Không có lực lượng chủ chốt đứng ra kêu gọi văn thân, sĩ phu đã ra Bắc Kì và Trung Kì. - Sử dụng lược đồ “những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa của phong trào. - GV nêu câu hỏi: Tại sao sau khi Hàm Nghi bị bắt, phong trào vẫn tiếp tục phát triển và kéo dài? HS: Vì phong trào là một phong trào yêu nước. Cần Vương chỉ mang ý nghĩa là chủ yếu. Hỏi: Qua nội dung hai giai đoạn e hãy rút ra đặc điểm của phong trào Cần Vương thời kì này? HS trả lời. GV nhận xét chốt bài. Phong trào Cần Vương mang tính chất là một phong trào yêu nước chống Pháp. Hoạt động 3: cả lớp, cá nhân. - Gv: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là ai? - HS trả lời, GV nhận xét chốt ý. Lãnh đạo là Nguyễn Thiện Thuật. GV giới thiệu về Nguyễn Thiện Thuật. - GV: Địa bàn hoạt động của nghĩa quân ở đâu? - HS trả lời. GV nhận xét. Địa bàn: các tỉnh Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ thuộc Hưng Yên. - GV: Vì sao lại chọn Bãi Sậy làm địa bàn hoạt động? - HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét. Do địa hình hiểm trở, là vùng lau sậy, sình lày, đầm, hồ, dễ dàng cho nghĩa quân đặt các cạm bẫy, hầm chông. Ngoài ra còn có vị trí trọng yếu, án ngữ những tuyến đường giao thông thủy bộ quan trọng. - GV yêu cầu HS trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy? - HS trình bày. GV nhận xét bổ sung. - GV: Mặc dù thất bại nhưng khởi nghĩa này có ý nghĩa như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét. Chốt ý. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy tuy chỉ tồn tại 9 năm(1883-1892) nhưng đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại, khởi nghĩa góp phần cổ vũ nhân dân ta tiếp tục đúng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu, kinh nghiệm tác chiến sau này. I. Phong trào Cần Vương bùng nổ: 1. Cuộc phản công quân Pháp của phải chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương: Nguyên nhân: - Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì. - Phong trào đấu tranh của văn thân, sĩ phu và nhân dân diễn ra vô cùng sôi nổi. Pháp ăn không ngon, ngủ không yên. + Nhân dân: Kháng chiến mạnh mẽ cổ vũ cho phái Chủ chiến ( đứng đầu là Tôn Thất Thuyết) ở triều đình hành động. + Pháp: Tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách loại bỏ phái chủ chiến ra khỏi triều đình. Diễn biến: Đêm ngày 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885, phái Chủ chiến tấn công đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ nhưng thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi về sơn Phòng Tân Sở. - 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương. Thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành phong trào Cần Vương sôi nổi đến cuối thế kỷ XIX. 2. Các giai đoạn phát triển của phong trao Cần Vương: ‏٭ Giai đoạn 1: từ năm 1885 đến 1888: - Lãnh đạo: vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết. - Lực lượng: nhân dân, các tộc người thiểu số, - Địa bàn: Nổ ra trên một phạm vi rộng lớn, nhất là Bắc Kỳ và Trung Kỳ. - Khởi nghĩa tiêu biểu: Hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu như khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Lê Trung Đình, Nguyễn Xuân Ôn, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, - Kết quả: vua Hàm Nghi bị bắt, Phong trào chuyển sang giai đoạn mới. ‏٭ Giai đoạn 2: từ năm 1889 đến năm 1896. - Lãnh đạo: Do các văn thân sỹ phu lãnh đạo. - Lực lượng tham gia: nhân dân, tộc người thiểu số,... - Khởi nghĩa tiêu biểu: Hương Khê, Ba Đình, Hùng Lĩnh, Bãi Sậy. - Địa bàn hoạt động: Phong trào dần quy tụ thành các trung tâm lớn ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh - Kết quả: thất bại. Þ Tính chất của phong trào Cần Vương: phong trào yêu nước chống Pháp. II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892). - Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật - Địa bàn hoạt động: các tỉnh Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ thuộc Hưng Yên. - Diễn biến: + Từ 1885-1888, nghĩa quân đẩy lui được nhiều cuộc càn quét của địch. + Từ năm 1888, bước vào giai đoạn chiến đấu ác liệt. Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm nhưng do lực lượng giảm nên bị bao vây, cô lập. + Cuối 7/1889. Căn cứ Hai Sông cũng bị cô lập - Kết quả: thất bại. 4. Củng cố và dặn dò: - Thực chất của phong trào Cần Vương là gì? Lập bảng so sánh đặc điểm hai giai đoạn của phong trào này. - Học bài cũ và đọc trước bài mới. - Tìm hiểu về các nhân vật Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 21 Phong trao yeu nuoc chong Phap cua nhan dan Viet Nam trong nhung nam cuoi the ki XIX_12305283.doc
Tài liệu liên quan