Giáo án Lịch sử 12 - Tiết 1 đến 8 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Tiết số: 05

Chương II - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991)

 LIÊN BANG NGA (1991 - 2000)

Bài 2 - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991)

 LIÊN BANG NGA (1991 - 2000)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Khái quát được công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 -1991 như công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, những thành công trong việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. Đồng thời cũng thấy được quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết.

- Hiểu được vì sao Liên bang Nga lại là quốc gia kế tục Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện các kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát, phương pháp tự học, sử dụng SGK, khai thác lược đồ lịch sử,

3. Thái độ, tư tưởng

- Học tập tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Liên Xô và nhân dân các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học.

- Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử so sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh.

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Lược đồ Liên Xô

- Một số hình ảnh về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô

- Máy vi tính kết nối máy chiếu.

 

doc58 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 12 - Tiết 1 đến 8 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tranh lạnh. * Phương thức(hoạt động cá nhân, cặp đôi) - Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin trang 58, 59 SGK, kết hợp quan sát lược đồ sau cho biết: Bản đồ hai cực, hai phe + Vì sao mâu thuẫn Đông - Tây lại hình thành sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? + Lập bảng thống kê những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN và XHCN. - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - HS: Tìm hiểu SGK để lập bảng so sánh những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh giữa hai phe - TBCN và XHCN trong thời gian 3 phút. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm a. Nguồn gốc của mâu thuẫn Đông - Tây - Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô - Mĩ sau chiến tranh: Liên Xô muốn duy trì hòa bình, an ninh thế giới, giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc, nhưng Mĩ lại chống phá và ngăn cản. - Sự thành công và lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, Việt Nam, đã hình thành hệ thống XHCN nối liền từ Đông Âu sang châu Á " khiến Mĩ lo ngại sự bành trướng của CNXH. - Sau chiến tranh, Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, lại nắm độc quyền về bom nguyên tử " Mĩ muốn thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới, nhưng lại bị Liên Xô cản đường. b. Những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh Hành động của Mĩ và các nước TBCN Đối sách của Liên Xô và các nước XHCN - Ngày 12/3/1947, Mĩ đưa ra Học thuyết Tơruman, mở đầu cho chính sách chống Liên Xô và các nước XHCN - Liên Xô đẩy mạnh việc giúp đỡ các nước Đông Âu, Trung Quốc,khôi phục kinh tế và xây dựng chế độ mới - XHCN - Tháng 6/1947, Mĩ đưa ra Kế hoạch Mácsan, viện trợ các nước Tây Âu 17 tỉ USD để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, nhằm lôi kéo họ về phía mình - Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước XHCN thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để thúc đẩy sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước - Năm 1949, Mĩ lôi kéo 11 nước thành lập khối quân sự NATO nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN - Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước XHCN thành lập khối chính trị - quân sự Vácsava để tăng cường sự phòng thủ và chống lại sự đe dọa của Mĩ, phương Tây " Sự ra đời của hai khối quân sự NATO và Vác sava đã xác lập rõ rệt cục diện hai phe, từ đó Chiến tranh lạnh bao trùm khắp thế giới. Hoạt động 2. Tìm hiểu về Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và Chiến tranh lạnh kết thúc (Thời gian 13 phút) * Mục tiêu: Học sinh nắm được những biểu hiện của xu thế hòa hoãn giữa hai phe - TBCN và XHCN. * Phương thức(hoạt động cá nhân, cặp đôi) - Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin trang 62, 63 SGK, kết hợp quan sát những hình ảnh sau, cho biết: Malta - Địa Trung Hải + Hình ảnh trên gợi cho em nhớ tới sự kiện nào? những sự kiện nào chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe - TBCN và XHCN? + Vì sao hai siêu cường Liên Xô - Mĩ lại chấm dứt Chiến tranh lạnh? - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu. - HS: Tìm hiểu nội dung trong SGK cùng với kiến thức thực tế để trả lời các câu hỏi GV vừa nêu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. - GV: Nhận xét, bổ sung, phân tích rồi chốt lại: GV cần nhấn mạnh xu thế hòa hoãn giữa hai bên được thể hiện rõ nhất từ khi Tổng thống Liên Xô M. Góocbachốp lên cầm quyền (1985). Ông đã kí kết với Mĩ nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế, khoa học kĩ thuật, trọng tâm là thỏa thuận thủ tiêu các tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược cũng như cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước. Trên cơ sở đó, tháng 12/1989, trong cuộc gặp không chính thức trên đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo Liên Xô là Tổng thống M. Góocbachốp và G. Bush (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh sau 43 năm kéo dài căng thẳng (1947 – 1989). * Gợi ý sản phẩm: - Biểu hiện của xu thế hòa hoãn giữa hai phe – TBCN và XHCN: + Tháng 11/1972, hai nước Đức kí Hiệp định lập mối quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức " làm giảm sự căng thẳng ở châu Âu. + Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược. + Tháng 8/1975, Mĩ, Canađa và 33 nước châu Âu kí Định ước Henxinki nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác và giải quyết những vấn đề có liên quan giữa các nước bằng phương pháp hòa bình. + Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mĩ diễn ra nhiều cuộc gặp cấp cao + Tháng 12/1989, Tổng thống G. Góocbachốp và G.Bush (cha) kí kết chấm dứt Chiến tranh lạnh - Nguyên nhân khiến Xô - Mỹ kết thúc “chiến tranh lạnh”: + Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt. + Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ. + Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. + Xô - Mỹ  thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình. - Ý nghĩa: chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực: Afganistan, Campuchia, Namibia Hoạt động 3. Tìm hiểu về thế giới sau Chiến tranh lạnh (Thời gian 12 phút). * Mục tiêu: Học sinh thấy được xu thế phát triển tất yếu của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. * Phương thức: - GV cho HS hoạt động thảo luận cặp đôi. - GV yêu cầu HS đọc tư liệu SGK trang 64 để trao đổi, thảo luận. - GV đặt câu hỏi: + Nêu những biến đổi chính của tình hình thế giơi sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt? + Hãy trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt? - HS suy nghĩ, trao đổi theo yêu cầu - Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: - XNCH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, kéo theo sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Tổ chức Hiệp ước Vacsava " trật tự thế giới hai cực sụp đổ, chỉ còn lại một cực duy nhất là Mĩ. - Từ năm 1991, thế giới phát triển theo bốn xu thế chính: + Thế giới hình thành “đa cực”, nhiều trung tâm: Mĩ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc. + Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước, tập trung vào phát triển kinh tế. + Lợi dụng sự tan rã của Liên Xô, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ cầm đầu, nhưng điều này không đơn giản với Mĩ. + Nền hòa bình thế giới đang được củng cố, nhưng nhiều nơi vẫn không ổn định do nội chiến, xung đột quân sự ở bán đảo Bancăng, châu Phi, Trung Á, - Bước sang thế kỉ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác để cùng nhau phát triển là chủ đạo, được nhân loại mong đợi. Nhưng cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ đã làm cả thế giới kinh hoàng " buộc các nước phải điều chỉnh chiến lược phát triển mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 3 phút) * Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về mâu thuẫn Đông – Tây và những khởi đầu của Chiến tranh lạnh, sự kết thúc Chiến tranh lạnh và xu thế phát tiển của thế giới sau Chiến tranh lạnh. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. + Nhiệm vụ 2: trả lời các câu hỏi: 1. Nêu những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN và XHCN? 2. Biểu hiện của xu thế hòa hoãn giữa hai pheTBCN và XHCN? * Gợi ý sản phẩm: + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp Câu 1. Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN vào thời gian nào ? A. Tháng 2/1945. B. Tháng 3/1947. C. Tháng 7/1947. D. Tháng 4/1949. Câu 2. Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào ? A. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972. B. Định ước Henxinki năm 1975. C. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989). D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991). Câu 3. Sự kiện nào sau đây chứng tỏ Chiến tranh lạnh đã bao trùm khắp thế giới? A. Mĩ thông qua kế hoạch Macsan. B. Kế hoạch Macsan và sự ra đời của của NATO. D. Sự ra đời và hoạt động của khối Vacxava. C. Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacxava. Câu 4. NATO là tên viết tắt của tổ chức nào? A. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. B. Tổ chức thương mại quốc tế. C. Ngân hàng thế giới. D. Tổ chức Y tế thế giới. Câu 5. Đâu là liên minh quân sự lớn nhất của các nước TBCN do Mỹ đứng đầu? A. NATO. B. SEATO. C. CENTO. D. ANZUSS. Câu 6. Ngày 11/9/2001, ở nước Mỹ đã xảy ra sự kiện kinh hoàng nào? A. Lầu Năm góc sụp đổ. B. Cuộc tấn công của thế lực khủng bố vào Trung tâm thương mại thế giới. C. Dịch bệnh tràn lan khắp nước Mỹ. D. Trụ sở Liên Hợp Quốc bị khủng bố. Câu 7. Kế hoạch Macsan do Mĩ đề ra nhằm mục đích A. viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. B. viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, thông qua đó ràng buộc các nước này. C. hợp tác kinh tế với Tây Âu. D. mở rộng thị trường của Mĩ sang khu vực Tây Âu. Câu 8. Sự kiện nào sau đây được xem là khởi đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh ? A. Diễn văn của Ngoại trưởng Mĩ Macsan. B. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Rudơven. C. Thông điệp của Tổng Thống Mĩ Truman. D. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ. Câu 9. Sau chiến tranh thế giới II, quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ chuyển sang thế đối đầu là vì A. cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới. B. hai nước đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược. C. Liên Xô làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của Mĩ. D. Mĩ nắm độc quyền bom nguyên tử. Câu 10. Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới A. đơn cực. B. đơn cực nhiều trung tâm. C. đa cực nhiều trung tâm. D. đa cực. + Nhiệm vụ 2: trả lời các câu hỏi như phần kiến thức đã trình bày ở trên. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - MỞ RỘNG (Thời gian 2 phút) * Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về những mâu thuẫn dẫn tới xung đột ở các khu vực trên thế giới, kể cả khu vực biển Đông. Các biện pháp đấu tranh ôn hòa nhằm bảo vệ hòa bình. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ: 1. Viết bài luận về những mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam cần làm gì để bảo vệ chủ quyền biển, đảo. 2. Sưu tầm video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy) - HS về nhà làm việc (có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô); nộp bài cho giáo viên; GV nhận xét, đánh giá. (Có thể lấy điểm để khuyến khích học sinh) * Gợi ý sản phẩm: 1. Viết bài luận về những mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam cần làm gì để bảo vệ chủ quyền biển, đảo. 2. Video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy) IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC .. Tam Điệp, ngày tháng năm 2018 NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI SOẠN (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thành Chung Phạm Thị Loan Ngày soạn: .. Ngày dạy: .. Tiết số: 05 Chương II - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991) LIÊN BANG NGA (1991 - 2000) Bài 2 - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991) LIÊN BANG NGA (1991 - 2000) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Khái quát được công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 -1991 như công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, những thành công trong việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. Đồng thời cũng thấy được quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết. - Hiểu được vì sao Liên bang Nga lại là quốc gia kế tục Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài. 2. Kĩ năng - Rèn luyện các kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát, phương pháp tự học, sử dụng SGK, khai thác lược đồ lịch sử, 3. Thái độ, tư tưởng - Học tập tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Liên Xô và nhân dân các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học. - Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử so sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh... II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC - Lược đồ Liên Xô - Một số hình ảnh về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô - Máy vi tính kết nối máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút) * Mục tiêu HS quan sát một số hình ảnh về Liên Xô trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các em có thể nhớ lại về tình hình Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai thông qua nội dung đã học trong chương trình lịch sử lớp 9. Tuy nhiên, các em chưa hiểu được tại sao Liên Xô lại có thể nhanh chóng vực lại nền kinh tế sau chiến tranh, hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn... Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. * Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát các hình ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây: Liên Xô hoang tàn sau Chiến tranh TGTII Liên Xô bị tàn phá nặng nề sau CTTGTII - Từ hai hình ảnh trên, em liên tưởng đến tình hình Liên Xô thời kì nào? - Trước tình hình đó, Liên Xô đã đưa ra giải pháp gì? - Giải pháp đó đã tác động như thế nào đến tình hình Liên Xô và thế giới? * Gợi ý sản phẩm: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô phải chịu nhiều tổn thất về người và của, vì vậy Liên Xô phải tiến hành các chính sách và kế hoạch 5 năm để khôi phục kinh tế, ổn định xã hội,... - Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. + Liên Xô là một quốc gia đạt được nhiều thành tựu kinh tế, khoa học kĩ thuật đồng thời đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2, đứng đầu “một phe”. Vậy sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Liên Xô và như thế nào? Vì sao Liên Xô lại rơi vào tình trạng khủng hoảng và tan rã? Bài học hôm nay sẽ giải đáp những vấn đề này B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian 35 phút) Hoạt động 1: Liên Xô từ 1945 – 1950 (Thời gian 7 phút) * Mục tiêu: Trình bày được những tổn thất nặng nề mà nhân dân Liên Xô phải gánh chịu sau CTTGTII. Những biện pháp phục hồi và thành tựu đạt được trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1945 - 1950). * Phương thức: - Bước 1: GV cho HS hoạt động thảo luận cặp đôi + GV yêu cầu HS đọc tư liệu SGK trang 10 và 11, kết hợp quan sát, phân tích hình ảnh để trao đổi, thảo luận. Liên Xô sau CTTGTII + GV đặt câu hỏi: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô gặp phải những khó khăn như thế nào? Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Liên Xô là gì? Những kết quả đạt được trong giai đoạn này như thế nào? + HS suy nghĩ, trao đổi theo yêu cầu + Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: - Liên Xô chịu nhiều thiệt hại nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai: 26 triệu người chết, hàng chục nghìn nhà cửa, làng mạc, cơ sở sản xuất bị tàn phá,... - Biện pháp phục hồi: Đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946 – 1950) và đã hoàn thành thắng lợi trước thời hạn: + Công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến trang + Nông nghiệp đạt mức bằng trước chiến tranh + Khoa học kĩ thuật: năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mĩ - Đến 1950, kinh tế Liên Xô được phục hồi và phát triển. - Bước 2: GV cho HS làm một số câu hỏi TNKQ để củng cố mục và rèn luyện cho HS kỹ năng làm bài TNKQ. Câu 1.Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX? a/ Đứng thứ nhất trên thế giới b/ Đứng thứ hai trên thế giới c/ Đứng thứ ba trên thế giới d/ Đứng thứ tư trên thế giới Câu 2. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai: a/ Hòa bình, trung lập b/ Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới c/ Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người d/ Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ Câu 3. Vị tổng thống đầu tiên của Liên Xô là: a/ Lênin. b/ Xtalin. c/ Goocbachốp d/ Enxin. - Bước 3: GV chuyển ý: Có thể nhấn mạnh thêm vai trò của nhân dân Xô viết đã làm nên thành công của kế hoạch 5 năm ngay sau chiến tranh, sau đó chuyển ý sang mục 2. Hoạt động 2: Liên Xô tiếp tục xây dựng CNXH (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70) (Thời gian 7 phút). * Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm, tình hình kinh tế của Liên Xô trong những năm từ 1950 đến nửa đầu những năm 70. Nhận xét được chính sách đối ngoại của Liên Xô có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới giai đoạn này. * Phương thức: - Bước 1: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: + Nhóm 1: Đặc điểm, tình hình kinh tế Liên Xô trong những năm 1950 – những năm 70. + Nhóm 2: Những thành tựu chính trong các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật của Liên Xô. + Nhóm 3: Đặc điểm, tình hình xã hội Liên Xô trong những năm 1950 – những năm 70. + Nhóm 4: Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Liên Xô những năm 1950 -những năm 70. - Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. - GV yêu cầu một đến hai HS báo cáo sản phẩm, các HS khác bổ sung và trình chiếu kết quả để HS tự kiểm tra, sửa chữa * Gợi ý sản phẩm: + Nhóm 1: Công nghiệp: Liên Xô trở thành nước công nghiệp đứng thứ hai thế giới, đi đầu trong các ngành công nghiệp mới (vũ trụ, điện hạt nhân). + Nhóm 2: Nông nghiệp: Tuy còn khó khăn nhưng sản lượng hàng năm tăng 16%. + Nhóm 3: KHKT: Năm1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo; năm 1961 phóng tàu vũ trụ có người lái bay quanh trái đất. + Xã hội: Công nhân chiếm 55%, trình độ học vấn của người dân không ngừng nâng cao. +Nhóm 4: Đối ngoại:Thực hiện chính sách bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ các nước xã hội chủ nghĩa. - Bước 2: GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Chính sách đối ngoại của Liên Xô có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới giai đoạn này? + Gợi ý sản phẩm: Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Giáo viên có thể liên hệ với sự giúp đỡ đối với Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. -Bước 3: GV dẫn dắt: Kinh tế phát triển vượt bậc. Vậy tại sao những năm sau đó Liên Xô lại rơi vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ? Hoạt động 3: Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu (Thời gian 5 phút) * Mục tiêu: - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Từ đó thấy rằng: Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH không khoa học chứ không phải là sụp đổ của CNXH trên toàn thế giới. Và làm cho học sinh thấy rõ những sai lầm ở Đông Âu và Liên Xô sẽ là những bài học quí báu cho công cuộc cải cách mở cửa, đi lên xây dựng CNXH ở nước ta. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin sách giáo khoa trang 15,16,17 trả lời các câu hỏi sau: Những nguyên nhân nào dẫn đến sự tan rã và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu? - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu về những nhiệm vụ học tập GV đặt ra. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. - Sau khi đàm thoại ở cặp đôi, GV gọi bất kỳ 1-2 học sinh phát biểu ý kiến, các HS khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. * Gợi ý sản phẩm: - Sự sai lầm về đường lối lãnh đạo, chủ quan duy ý trí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm sản xuất trì trệ, xã hội thiếu công bằng. - Không bắt kịp sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật làn cho sản xuất trì trệ, lạc hậu. - Tiến hành cải tổ mắc nhiều sai lầm. - Sự chống phá của các thế lực thù địch. Hoạt động 4. Tìm hiểu vềLiên bang Nga (1991 - 2000) (Thời gian 16 phút) * Mục tiêu: HS nắm được tình hình chung của Liên bang Nga từ 1991 đến 2000 về sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại... * Phương thức: - GV yêu cầu HS đọc các tư liệu dưới đây, trao đổi thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi: “Sau khí Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài. Về kinh tế, trong những năm 1990 - 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP luôn là con số âm: 1990: - 3,6%, 1995 : -4,1%. Từ năm 1996, kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi: năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 0,5%, năm 2000 lên đến 9%. Về chính trị, tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định thể chế Tổng thống Liên bang. Về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào lo khai ở vùng Trecxnia. Về đối ngoại, một mặt nước Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế, mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á ( Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN) Từ năm 2000 V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: kinh tế dân dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội tương đối ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu – Á”. + Tìm hiểu tình hình kinh tế Liên bang Nga (1991-2000). + Tình hình chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga (1991 -2000) - Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm lần lượt trình bày, nhóm khác bổ sung. * Gợi ý sản phẩm: - Liên bang Nga được kế tục địa vị pháp lí của Liên Xô ở Liên hợp Quốc và các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài. - Kinh tế: trước năm 1996, kinh tế tăng trưởng âm; từ năm 1996 nền kinh tế bắt đầu phục hồi (năm 1997 tăng trưởng kinh tế đạt 0.5% đến năm 2000 là 9%). - Về chính trị - xã hội: Năm 1993, Nga ban hành Hiến pháp được thông qua với thể chế tổng thống liên bang. Xã hội tương đối ổn định nhưng vấn phải đối mặt với phong trào đòi li khai, tiêu biểu ở Trécxnhia. - Đối ngoại: Thi hành chính sách đối ngoại đa phương: một mặt ngả về phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với Trung Quốc, Asian. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 3 phút) * Mục tiêu: - Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh, nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Tình hình Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã (1991 – 2000). Nắm rõ quan hệ đối ngoại của Liên bang Nga, đặc biệt đối với Việt Nam. * Phương thức: + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. + Nhiệm vụ 2: GV giao nhiệm vụ cho HS theo phương thức làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. Câu 1. Thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh? Câu 2: Lập niên biểu thống kê những sự kiện quan trọng ở Liên bang Nga từ 1991 đến 2000? * Dự kiến sản phẩm + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thuận lợi chủ yếu để Liên Xô xây dựng lại đất nước là:  A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh  B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới  C. Tính ưu việt của xhcn và tinh thần vượt khó của nhân dân sau ngày chiến thắng  D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.  Câu 2. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã  A. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của KH-KT, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ  B. Chứng tỏ Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự so với Mĩ và các nước đồng minh  C. Chứng tỏ khoa học- kĩ thuật quân sự và chinh phục vũ trụ của Liên Xô đã đạt tới đỉnh cao  D. Đánh dấu sự phát triển vượt bật của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân nguyên tử. Câu 3. Số liệu có ý nghĩa nhất đối với Liên Xô trong quá trình xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) là A. Đến năm 1970, sản xuất được 115,9 triệu tấn thép  B. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh  C. Từ năm 1951 đến năm 1975, mức tăng trưởng hàng năm đạt 9,6%.  D. Đến nửa đầu những năm 70, sản lượng công nghiệp chiếm khoảng 20% của toàn thế giới.  Câu 4. Từ năm 1951 đến năm 1975, Liên Xô đi đầu thế giới trong các ngành công nghiệp A. Hoá chất và dầu mỏ. B. Vũ trụ và điện nguyên tử C. Cơ khí và gang thép. D. Luyện kim và cơ khí.  Câu 5. Sau chiến tranh thế g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12474834.doc