Giáo án Lịch sử 4 tiết 4: Nước Âu Lạc

Hoạt động1: Cuộc sống của người Lạc Việt và người Au Việt .

Mục tiêu : HS biết được cuộc sống của người Lạc Việt và người Au Việt

- GV phát phiếu và yêu cầu HS đọc SGK .

- Các em hãy tìm hiểu ở SGK và điền vào phiêu học tập .

- Đời sống của người Lạc Việt và người Au Việt có những điểm gì giống nhau ?

 GV kết luận.

Hoạt động 2: Sự ra đời của nước Au Lạc

Mục tiêu : HS biết được nguyên nhân sự hình thành của nước Au Lạc

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi :

 

doc3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 4 tiết 4: Nước Âu Lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ TIẾT 4 : NƯỚC ÂU LẠC I . MỤC TIÊU 1 . Kiến thức: HS biết được nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang. HS nắm được thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng. 2 . Kĩ năng: HS nắm được thành tựu mọi mặt của nhà nước Âu Lạc, đặc biệt là sự phát triển của kĩ thuật quân sự & những nguyên nhân thất bại của nhà nước Âu Lạc. Nguyên nhân thắng lợi & nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà . 3 .Thái độ: HS có thái độ, tinh thần cảnh giác, yêu & bảo vệ Tổ quốc. II . CHUẨN BỊ: GV : Hình ảnh minh hoạ, lược đồ Bắc Bộ & Bắc Trung Bộ. HS : SGK – VBT . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 3 phút 1 phút 7 phút 7 phút 8 phút 6 phút 3 phút 1 phút 1.Khởi động: 2.Bài cũ: Nước Văn Lang Nước Văn Lang ra đời ở đâu & vào thời gian nào? Đứng đầu nhà nước là ai? Giúp vua có những ai ?Dân thường gọi là gì? Người Lạc Việt đã sinh sống như thế nào? GV nhận xét. 3.Bài mới: Nước Âu Lạc - GV giới thiệu, ghi tựa bài . 4.Phát triển các hoạt động: Hoạt động1: Cuộc sống của người Lạc Việt và người Aâu Việt . Mục tiêu : HS biết được cuộc sống của người Lạc Việt và người Aâu Việt - GV phát phiếu và yêu cầu HS đọc SGK . - Các em hãy tìm hiểu ở SGK và điền vào phiêu học tập . - Đời sống của người Lạc Việt và người Aâu Việt có những điểm gì giống nhau ? à GV kết luận. Hoạt động 2: Sự ra đời của nước Aâu Lạc Mục tiêu : HS biết được nguyên nhân sự hình thành của nước Aâu Lạc - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi : - Vì sao người Lạc Việt và người Aâu Lạc lại hợp nhát với nhau thành một đất nước ? Ai là người có công hợp nhất đất nước Nhà nước của người Lạc Việt và người Aâu Việt có tên là gì ? Đóng đô ở đâu ? Nhà nước tiếp sau nhà nước Văn Lang là nhà nước nào ? Nhà nước này ra đời vào thời gian nào ? à GV kết luận.. Hoạt động 3 : Những thành tựu của người Âu Lạc . Mục tiêu : Giúp HS nhận biết được những thành tựu trong cuộc sống của người Âu Lạc - GV yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận nhóm . Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống : + Về xây dựng ? + Về sản xuất ? + Về làm vũ khí ? - Em hãy so sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc ? Em hãy nêu tác dụng của thành Cổ Loa và nỏ thần ? à GV kết luận . Hoạt động 4 : Nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của Triệu Đà Mục tiêu : Giúp HS thấy được nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà . GV yêu cầu HS đọc SGK Các nhóm cùng thảo luận các câu hỏi + Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại? + Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc? GV nhấn mạnh: Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà bởi vì âm mưu nham hiểm của Triệu Đà & cũng bởi vì chủ quan, sự mất cảnh giác của An Dương Vương. Hoạt động 5 : Củng cố Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học - Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ? - Em hãy cho biết vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phướng Bắc ? - Giáo dục BVMT. 5.Tổng kết - Dặn dò: - GV nhận xét tinh thần , thái độ học tập của HS . Chuẩn bị bài: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. - Hát - Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực sông Hồng , sông Cả và sông Mã . Vào khoảng 700 năm TCN . - Đứng đầu nhà nước là vua , giúp vua có Lạc tướng và Lạc hầu . Dân thường được gọi là Lạc dân . HS nhận xét . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động cá nhân - HS đọc SGK phần 1 . - HS có nhiệm vụ điền dấu x vào ô o để chỉ những điểm giống nhau trong cuộc sống của người Lạc Việt & người Âu Việt . - Người ÂuViệt cũng biết trồng lúa chế tạo đồ đồng , biết trồng trọt, chăn nuôi , đánh cá như người Lạc Việt . Bên cạnh đó phong tục của người Âu Việt cũng giống người Lạc Việt . Hoạt động nhóm - HS thảo luận nhóm . - Cử 3 đại diện trình bày kết quả làm viẽc - Lớp nhận xét . - Người Aâu Lạc và người Lạc Việt hợp nhất với nhau thành một đất nước vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm - Người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt và người Aâu Lạc là Thục Phán An Dương . - Nhà nước của người Lạc Việt và người Aâu Việt là nước Aâu Lạc . Kinh đô ở vùng Cổ Loa , thuộc huyện Đông Anh , Hà Nội ngày nay . - Nhà nước tiếp sau nhà nước Văn Lang là nhà nước Âu Lạc , ra đời vào cuối thế kỉ thứ III TCN . - HS lắng nghe . Hoạt động nhóm - HS thảo luận theo nhóm . - Cử đại diện trình bày kết quả . - Lớp nhận xét – bổ sung . + Người Âu Lạc đã xây dựng được thành Cổ Loa với kiến trúc ba vòng hình ốc đặc biệt . + Người Âu Lạc sử dụng rộng rãi các lưỡi cày bằng đồng , biết kĩ thuật rèn sắt + Người Âu Lạc chế tạo được nỏ một lần bắn được nhiều mũi tên . - Nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu là vùng rừng núi còn nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng . - Thành Cổ Loa là nơi có thể tấn công và phòng thủ , là căn cứ của bộ binh và thuỷ binh , thành phù hợp với việc sử dụng cung nỏ nhát là loại nỏ bắn một lần nhiều mũi tên mà người Âu Lạc chế tạo Hoạt động lớp HS đọc to đoạn còn lại. - Do sự đồng lòng của nhân dân ta, có chỉ huy giỏi, có nỏ, có thành luỹ kiên cố. HS trả lời và nêu ý kiến của riêng mình . Hoạt động lớp - Năm 218 TCN ,quân Tần tràn xuóng xâm lược các nước phương Nam , Thục Phán là người lãnh đạo người Âu Việt và người Lạc Việt đanh lui ngoại xâm sau đó dựng thành nước Âu Lạc . - Năm 179 TCN , Triệu Đà đem quân sang đánh Âu Lạc , An Dương Vương đã mất cảnh giác nên nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phướng Bắc . - HS nêu và lắng nghe. Kiểm tra Thực hành Đàm thoại Thảo luận Đàm thoại Giảng giải Thảo luận Đàm thoại Thực hành K.phủ bàn Đàm thoại Củng cố HCM Rút kinh nghiệm :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLICH SU.doc
Tài liệu liên quan