1/.MỤC TIÊU:
a. kiến thức : Giúp HS thấy được :
- Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá và tiến quân ra Bắc (1424- 1426)
- Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm l425)
- Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năng 1426) :
- Trình bày được những nét chính diễn biến các cuộc khởi nghĩa:
b. Kĩ năng
- Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn.
c. Về tư tưởng
- Giáo dục hs lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Và những tấm gương quả cảm khác.
2/. CHUẨN BỊ:
a.Giáo viên : Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân.
b.Học sinh : SGK, bài sọan.
16 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7935 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Công Xuấn (Tiết 38-40), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 05/01 Ngày dạy : Lớp :
Tiết : 38 - Bài: 19
CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠ’N
(1418 – 1427)
1/. MỤC TIÊU:
a. kiến thức :
Trình bày được cuộc xâm lược của nhà Minh và cuộc kháng chiến cùa nhà Hồ:
Trình bày được âm mưu xâm lược và chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta:
Trình bày được những nét chính diễn biến các cuộc khởi nghĩa:
b. Kĩ năng
- Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn.
c. Về tư tưởng
- Giáo dục hs lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
2/. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên : - Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
2.Học sinh : SGK, VBT, bài sọan.
3/.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
a.Kiểm tra bài cũ: Không kt
*.Giảng bài mới: Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ và đặt ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân khắp nơi đã đứng lên chống giặc Minh. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng lên mạnh mẽ. Trước hết ở vùng núi miền Tây Thanh Hóa.
b. Dạy nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ
HĐ 1 :
Gv: cho hs đọc SGK
Hỏi: EM hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi?
Hs:là một hào trưởng là con một địa chủ bình dân là người yêu nước cương trực khảng khái…
Gv: Ông đã từng nói ta dấy quân đánh giặc không vì ham phú quý mà muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thuần phục quân giặc tàn ngược.
Hỏi: Câu nói của ông thể hiện điều gì?
Hs: ý chí tự chủ, của người dân Đại Việt.
Hỏi: Lê Lợi đã chọn nơi nào làm căn cứ, hãy cho biết một vài nét về căn cứ Lam Sơn?
Hs:Lam Sơn, là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, là quê hương của Lê Lợi … …
Hỏi: Nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vì sao hào kiệt khắp nơi kéo về hội quân, hưởng ứng?
Nguyễn Trãi…
Gv- Nguyễn trãi là con của Nguyễn Phi Khanh, đỗ tiến sĩ thời Trần, làm quan dưới triều Hồ, khi triều Hồ sụp đỏ ông bị giam lỏng ở Đông quan và bỏ trốn theo nghĩa quân lam sơn. là người học rộng tài cao, giàu lòng yêu nước ………
Hs: Trình bày bổ xung Nguyễn Trãi.
Hỏi: cho hs đọc chữ in nghiêng và trình bày những hiểu biết của em ở hội thề Lũng Nhai?
- Đầu năm 14l8, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiến hành Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá). Ngày 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (7- 2- l418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
HS đọc phần 2
Hỏi:: Trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp những khó khăn gì?
Hs: Lực lượng của nghĩa quân còn yếu, lương thực thiếu thốn.
Gv: Quân Minh nhiều lần tìm tiêu diệt nghĩa quân và nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh. Đường tiếp tế bị cắt đứt nghĩa quân gặp nhiều khó khăn. Lúc đó quân minh lại huy động một lực lượng mạnh nhằm bắt và giết Lê Lợi
Hỏi: Trước tình hình đó nghĩa quân đã nghĩ ra cách gì để giải vây?
Gv: Trong một lần quân Minh huy động một lực lượng mạnh nhằm bắt và giết Lê Lợi, thì Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi liều chết để cứu chủ tướng, quân Minh tưởng giết đc Lê Lợi đã rút quân không vây hãm nữa
Hỏi: Em có suy nghĩ gì trước tấm gương huy sinh của Lê Lai?
Hs: Tấm gương hy sinh anh dũng, nhận lấy cái chết cho minh để cứu chủ.
Gv: Cuối năm 1421 quân Minh huy đọng hơn 10 vạn quân mở cuộc càn quét buộc quân ta phải rút lên núi Chí Linh
Hỏi:: Trong lần rút này nghĩa quân gặp khó khăn gì?
Hs: Thiếu lương thực trầm trọng, đói rét, phải giết cả ngựa chiến và voi chiến để nuôi quân.
Hỏi: Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh?
Tránh các cuộc bao vây của quân Minh, có nhiều thời gian hơn để củng cố lực lượng.
Hỏi:: Vì sao quân Minh trở mặt tấn công nghĩa quân?
Hs: Vì dụ dỗ Lê Lợi không được nên đã trở mặt tấn công.
I . THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA(1418 – 1423)
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
- Lê Lợi (l385 - l433), là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn. Căm giận quân cướp nước, ông đã dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp nơi để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa
Các hào kiệt khắp nơi kéo về hội quân và hưởng ứng, trong đó điển hình nhất là Nguyễn Trãi
- Năm 1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức Hội thề ở Lung Nhai.
- Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
- Năm 1418 nghĩa quân đã phải rút lên núi Chí Linh
.
- Năm 1421, quân Minh mở cuộc càn quét buộc quân ta phải rút lên núi Chí Linh.
.-1423 Lê Lợi quyết định hòa hoãn với quân Minh.
- Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới
c . Củng cố luyện tập :.(3’)
- Nhắc lại những kiến thức cơ bản.
- Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 – 1423?
- Tại sao Lê Lợi dề nghị tạm hòa với quân Minh?
d. Hưỡựng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài mới cho tiết học sau.
Câu1 Trình bày tóm tắt diễn biến giải phóng Nghệ An?
Câu2 Trình bày tóm tắt giải phóng Tân Bình – Thuận Hóa?
Câu3 Trình bày nhiệm vụ của từng đạo khi tiến quân ra Đông Quan?
* RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:
Bài 19- Tiết 39 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)
1/.MỤC TIÊU:
kiến thức : Giúp HS thấy được :
- Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá và tiến quân ra Bắc (1424- 1426)
- Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm l425)
- Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năng 1426) :
- Trình bày được những nét chính diễn biến các cuộc khởi nghĩa:
b. Kĩ năng
- Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn.
c. Về tư tưởng
- Giáo dục hs lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Và những tấm gương quả cảm khác.
2/. CHUẨN BỊ:
a.Giáo viên : Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân.
b.Học sinh : SGK, bài sọan.
3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a..Kiểm tra bài cũ: (4’)
Hỏi: Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh?
-1423 Lê Lợi quyết định hòa hoãn với quân Minh.(4đ)
- Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mớ(4đ).
GTB(1’) Qua tiết học 35 thầy và trò chúng ta đã tìm hiểu và nắm được thời kì ở miền Tây-Thanh Hóa, sau đó nghĩa quân đã dời về miền Tây Nghệ An. và trong bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thời kì ở miền Tây- Nghệ An như thế nào ? Chúng ta cùng vào tìm hiểu nội dung bài.
b .Dạy nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv : Theo đề nghị của Nguyễn Chích thì Lê Lợi đã chuyể căn cứ từ Lam Sơn vào miền Tây- Nghệ An .
Hỏi : Vì sao lại phải chuyển căn cứ từ Lam Sơn vào Nghệ An ?
Hs : Vì căn cứ đóng ở Lam Sơn sẽ không phát triển được lực lượng, nguồn hặu cần không đủ…..
Hỏi : Em hãy nêu một vài chi tiết về Nguyễn Chích mà em biết ?
Hs : Là người nông dân nghèo có tinh thần yêu nước cao đã từng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Minh ở nghệ An Thanh Hoá.
Hỏi : Khi thực hiện xong kế họach chuyển căn cứ đã đem lại kết quả gì ?
Hs : Thóat khỏi thế bao vây, nguồn hậu cần được củng cố, mở rộng địa bàn họat động.
Gv Dùng lược đồ trình bày diễn biến và sau đó gọi học sinh trình bày lại, giáo viên chuẩn kiến thức và cho học sinh ghi.
Hỏi : Sau thất bại ở thành Trà Lân quân Minh đã làm gì ?
Hs Quân Minh tập trung về Khả Lưu
Hỏi : Với kế họach đánh nghi binh và sự ủng hộ của nhân dân nghĩa quân thu được kết quả như thế nào ?
Hs : Nghệ An, Thanh Hóa được giải phóng
Hỏi : Qua việc chuyển căn cứ tình hình nghĩa quân như thế nào ?
Hs : tự trình bày dự a theo SGK
Gv Tháng 8/1425Lê Lợi cử Trần Nguyên Hãn cùng Lê Ngân chỉ huy một lực lượng mạnh có nhiệm vụ giải phóng từ Nghệ An vào Thuận Hóa và kết quả như thế nào
Hs : tháng 8/1425 …
Hỏi : Trên đường tiến quân nghĩa quân đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân như thế nào ?
Hỏi : Kết quả như thế nào ?
Hs : tự trả lời theo hiểu biết
Gv Treo bản đồ trình bày diến biến trận tiến quân ra Bắc. HS trình bày lại, giáo viên chuẩn kiến thức và cho học sinh ghi.
Hỏi : cho học sinh thảo luận lớp : Em hãy cho biết nhiệm vụ của từng đạo quân ?
Hs Nhiệm vụ của đạo 3 tiến sâu vào vùng chiếm đóng của quân Minh và cổ vũ nhân dân đứng dậy giành chính quyền.
Hỏi : Cuộc tiến quân ra bắc được chia làm mấy đạo?
+ Đạo 1: Giải phóng miền tây Bắc.
+ Đạo 2: Giải phóng vùng Hạ Lưu sông Nhị Hà.
+ Đạo 3: Tiến thẳng ra Đông quan. Nhiệm vụ của 3 đạo: Đánh vào vùng địch chiếm đóng, cùng Nhân Dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới.
II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN TÂN BÌNH THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424-1426)
1.Giải phóng Nghệ An (1424)(15’)
-Theo đề nghị của Nguyễn Chích, Lê Lợi đã chuyển căn cứ từ Lam Sơn vào miền Tây nghệ An
-
Ngày 12/10/1424 trên đường chuyển căn cứ nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân –Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam buộc địch phải đầu hàng.
-Được sự ủng hộ của nhân dân chỉ trong một thời gian ngắn phần lớn Nghệ An được giải phóng và sau đó tiến ra giải phóng Thanh Hóa trong vòng một tháng.
2/.Giải phóng Tân Bình Thuận Hóa(1425)
-Tháng 8/1425 Trần Nguyên Hãn cùng Lê Ngân chỉ huy một lực mạnh từ Nghệ An tiến vào giải phóng được vùng đất rộng lớn từ Quảng Bình đến Quảng trị
Hs : Đông đảo nhân dân ủng hộ về vật chất và tinh thần.
-Trong vòng 10 tháng nghĩa quân đã giải phóng vùng đất đai rộng lớn từ Thanh Hóa tới chân đèo Hải Vân.
3/.Tiến quân ra bắc mở rộng phạm vi họat động (1426).
- Tháng 9/1426 Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định chia quân làm ba đạo tiến thẳng ra bắc
_ Kết quả : Quân ta nhiều trận thắng lớn ,địch cố thủ trong thành
- Giải phóng vùng đất đai rộng lớn, cuộc kháng chiến chuyển sang giai đọan mới
c. Củng cố luyện tập :
-Vì sao lại phải chuyển căn cứ từ Lam Sơn vào Nghệ An ?
Hs : Vì căn cứ đóng ở Lam Sơn sẽ không phát triển được lực lượng, nguồn hặu cần không đủ…..
-Ngày 12/10/1424 trên đường chuyển căn cứ nghĩa quân đã bát ngờ làm gì ?
Hs : Đa Căng (Thọ Xuân –Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam buộc địch phải đầu hàng.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài mới cho tiết học sau.
Câu1 Trình bày hòan cảnh, diễn biến và kết quả của trận Tốt Động, Chúc Động?
Câu2 Trình bày tóm tắt diễn biến, kết quả của trận Chi Lăng, Xương Giang?
Câu 3 Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
*/. RÚT KINH NGHIỆM:
.
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:
TIẾT 40- BÀI 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)( TT)
1/.MỤC TIÊU:
Đã nghiên cứu mục tiêu chung của bài
2/. CHUẨN BỊ:
a.Giáo viên : Lược đồ cuộc khởi nghĩa Tốt Động -Chúc Động, Chi Lăng –Xương Giang
b.Học sinh : SGK, bài sọan.
Đặt vấn đề trực quan, gợi mở, vấn đáp
4/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
4.1.ổn định tổ chức:
Kiểm tra hiện trạng lớp:
4.2.Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đọan cuối năm 1424 ?
+ Theo đề nghị của Nguyễn Chích thì Lê Lợi đã chuyển căn cứ từ Lam Sơn vào miền Tây Nghệ An
+ Ngày 12/10/1424 trên đường chuyển căn cứ nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa căng (Thọ Xuân –Thanh Hóa),sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam buộc địch phải đầu hàng.
-Trình bày tóm tắt diễn biến giải phóng Tân Bình Thuận Hóa và kết quả ?
+ Tháng 8/1425 Trần Nguyên Hãn xùng Lê Ngân chỉ huy một lực mạnh từ Nghệ An tiến vào giải phóng được vùng đất rộng lớn từ Quảng Bình đến Quảng Trị
+ Trong vòng 10 tháng nghĩa quân đã giải phóng vùng đất đai rộng lớn từ Thanh hóa tới chân đèo Hải Vân
4.3.Giảng bài mới: Cuộc khởi nghĩa Lam sơn sau nhiều năm k/c gian lao trải qua nhiều thử thách đã bước vào giai đọan tòan thắng từ cuối năm 1426 đến cuối 1427. Giai đọan này đã diễn ra như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv : Cho học sinh đọc sách giáo khoa
GV : Giới thiệu lược đồ và chỉ vị trí Tốt Động Chúc Động
GV : Sau khi đã dành thế chủ động nhà Minh đã làm những gì ?
HS : chia quân tiến vào Đông Quan …
Gv :Trình bày tóm tắt trên lược đồ .
Hs :lên bảng trình bày lại trên lược đồ
Gv chuẩn lại kiến thức và cho học sinh ghi
Gv Trận thắng Tốt Động và Chúc Động có ý nghĩa như thế nào ?
Hs : cổ vũ nghĩa quân thừa thắng xông lên.
Gv Vì sao trận Tốt Động-Chúc Động được coi là trận thắng chiến lược ?
HS : Làm thay đổi tương quan lực lượng
Gv Kết quả trận Tốt Động, Chúc Động như thế nào ?
HS : 5 vạn địch tử thương, bắt sống 1 vạn, Vương Thông chạy vào Đông Quan
Gv : Khi quân Minh tiến vào xâm lược nước ta nghĩa quân đã làm gì ?
Hs : tự trả lời dựa theo SGK
GV: Về phía quân Minh sau khi Liễu Thăng bị tử trận chúng đã làm gì ?
HS : điều 15 vạn binh kéo vào nước ta
Gv : Vì sao ta phải tiêu diệt cánh quân của Liễu Thăng ?
HS: tự trả lời theo suy nghĩ
Gv Giới thiệu lược đồ và trình bày tóm tắt diễn biến trên lược đồ, gọi HS lên trình bày và GV chuẩn lại kiến thức
Hs : trình bày trên lược đồ
Gv Kết quả như thế nào ?
Hs : Liễu Thăng, Lương Minh tử trận
Gv : Vì sao Lê Lợi chấp nhận hòa với quân Minh ?
Hs : học sinh tự trả lời
GV: Trình bày tóm tắt nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
Hs : dựa SGK tóm tắe6
GV : Sau thắng lợi cuộc k/n Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã viết bài thơ nổi tiếng được coi là bản tuyên ngôn đầu tiên ở nước ta đó là bài “Bình Ngô đại cáo”
Gv yêu cầu 1 Hs đọc bài thơ và cho biết ý nghĩa của bài thơ.
Cuộc k/n Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa ntn ?
III/.KHởI NGHĩA LAM SơN TOàN THắNG (CUốI NăM 1426 – CUốI NăM 1427)
1. Trận Tốt Động -Chúc Động (cuối năm 1426)
a- Hoàn cảnh :
- Tháng 10 năm 1426 Vương Thông chỉ huy 5 vạn quân chia làm hai đạo tiến vào thành Đông Quan
- Nghĩa quân đã đặt phục binh ở Tốt Động và Chúc Động
b- Diễn biến :
-Sáng 7/11/1426 quân Minh tiến vào Cao Bộ
- Với địa bàn đã phục kích nghĩa quân nhất tề xông vào trận với nhiều lợi thế
c- Kết quả :
- Trên 5 vạn quân địch tử thương, bắt sống trên 1 vạn, Vương Thông chạy vào thành Đông Quan
2- Trận Chi Lăng ,Xương Giang (10/1427)
a- Chuẩn bị :
- 10/1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo sang
- Bộ chỉ huy tập trung lực lượng tiêu diệt nghĩa quân của Liễu Thăng
b- Diễn biến :
- 8/10/1427 quân ta phục kích và giết được Liễu Thăng. Lương Minh chỉ huy quân tiến đến Xương Giang
- Quân ta liên tiếp phục kích quân giặc
- Cánh quân Mộc Thạnh biết Liễu Thăng bại trận cho rút quân về nước
c- Kết quả :
- Liễu Thăng, Lương Minh tử trận, Vương Thông xin hòa, mở hội thề ở Đông Quan và rút quân về nước
3- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
a. Nguyên nhân thắng lợi :
- Sự ủng hộ mọi mặt của nhân dân
- Xây dựng được khối đại đòan kết nhất trí trong tất cả các tầng lớp
- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, có bộ chỉ huy tham mưu giỏi đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
b. ý nghĩa lịch sử :
- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, mở ra 1 thời kì mới cho đất nước .
4.4.Củng cố luyện tập :
Gv tổ chức cho HS chơi trò ai nhanh hơn. Chia lớp thành 2 đội. Lên điền sự kiện ?
Ngày 18 :
Ngày 20 :
Ngày 25 :
Ngày 28 :
Đô đốc Thôi Tụ :
Thượng thư Hoàng Phúc :
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài mới cho tiết học sau.
Câu1 Sau khi dành thắng lợi Lê Lợi đã tổ chức chính quyền như thế nào?
Câu2 Xây dựng pháp luật và quân đội như thế nào ?
* RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày dạy : 16/01
Bài 20 : NướC ĐạI VIệT THờI Lê Sơ (1428-1527)
1/.MụC TIêU:
a/.Kiến thức:
-Giúp học sinh thấy được những nét cơ bản về tình hình chính trị quân sự pháp luật kinh tế -xã hội-văn hóa-giáo dục thời Lê Sơ .
-Thời Lê Sơ nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được xây dựng và củng cố vững mạnh, có tổ chức chặt chẽ, được huấn luyện thường xuyên, pháp luật có những điều khỏan tiến bộ đã quan tâm bảo vệ phần nào cho dân chúng và khuyến khích sản xuất phát triển trên các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục đều có những bước phát triển mạnh, đạt được được nhiều thành tựu. Đây là thời thời kì phát triển thịnh vượng của Quốc gia Đại Việt .
b/.Kỹ năng
-Rèn luyện kỹ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét kết luận
c/.Thái độ
-Nâng cao lòng yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh .
-Giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh trong học tập tu dưỡng .
2/. CHUẩN Bị:
a.Giáo viên :- Bản đồ Đại Việt thế kỉ XV.Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước .
b.Học sinh : SGK, bài sọan.
3/. PHươNG PHáP:
-Đặt vấn đề, trực quan, gợi mở, vấn đáp, so sánh.
4/.TIếN TRìNH DạY HọC:
4.1.ổn định tổ chức:
Kiểm tra hiện trạng lớp:
4.2.Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày tóm tắt diễn biến chiến thắng Chi Lăng –Xương Giang ?
+8/10/1427 quân ta phục kích và giết được Liễu Thăng . Lương Minh chỉ huy quân tiến đến Xương Giang
+ Quân ta liên tiếp phục kích quân giặc
+ Cánh quân Mộc Thạnh biết Liễu Thăng bại trận cho rút quân về nước
-Do đâu mà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dành thắng lợi và nêu ý nghĩa lịch sử ?
+ Sự ủng hộ mọi mặt của nhân dân
+ Xây dựng được khối đại đòan kết nhất trí trong tất cả các tầng lớp
+ Đường lối chiến lược , chiến thuật đúng đắn , có bộ chỉ huy tham mưu giỏi đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
+ Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh , mở ra 1 thời kì mới cho đất nước
4.3.Giảng bài mới : Sau khi đánh đuổi giặc ngọai xâm ra khỏi biên giới.Lê Lợi lên ngôi vua ,nha ứLê bắt tay vào việc tổ chức chính quyền ,xây dựng quân đội ,pháp luật nhằm ổn định tình hình xã hội ,phát triển kinh tế . Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về tình hình chính trị,quân sự và pháp luật.
HOạT ĐộNG CủA THầY TRò
NộI DUNG GHI BảNG
Gv Sau khi đất nước hoàn tòan giải phóng, Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế (Lê Thái Tổ ) và khôi phục lại Quốc hiệu là Đại Việt.
GV : Tổ chức bộ máy hòan chỉnh thời Lê Sơ như thế nào ?
Gv :So sánh tổ chức nhà nước thời Lê Sơ với thới Trần ?
HS: Thời Lê Sơ Vua tập quyền hơn…
Gv Về quân đội tổ chức như thế nào ?
Hs :
Gv Vì sao nói tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông” vào thời gian này là tối ưu ?
HS: Vì bấy giờ đất nước mới trải qua chiến tranh, với lại Đại Việt là quốc gia thuần về nông nghiệp…
Gv : Về quốc phòng sự quan tâm thể hiện như thế nào ?
Hs : tập võ nghệ, phòng thủ chặt
GV: Qua đọan trích chữ in nghiêng em có nhận xét gì về quan điểm cai trị đất nước của nhà Lê Sơ ?
HS :Quan điểm nhất quán vừa cương, vừa nhu đối với kẻ thù, đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
Gv : Kỉ cương phép nước thời Lê Sơ như thế nào?
HS: tự trả lời
Gv Và đây được xem là bộ luật có giá trị đầu tiên ở nước ta
GV: Nội dung mới của bộ luật thời Lê Sơ là gì ?
HS trình bày
I/. TìNH HìNH CHíNH TRị QUâN Sự
1./Tổ chức bộ máy chính quyền
- Đất nước được giải phóng Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế, khôi phục lại quốc hiệu : Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước .
VUA
LAI
Hộ
Lễ
BINH
HìNH
CôNG
Vua trực tiếp chỉ đạo 6 bộ
HàM LâM VIệN
QUốC Sử VIệN
NGự Sử ĐàI
Các cơ quan giúp việc các bộ
13 ĐạO
Đô TI
THừA TI
HIếN TI
PHủ
HUYệN(CHâU)
Xã
2/.Tổ chức quân đội
-Quân đội tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”
-Quân đội gồm hai bộ phận :
+ Quân triều đình
+ Quân ở các địa phương
-Hằng năm quân lính được luyện tập võ nghệ, bố trí canh phòng chặt chẽ .
3/. Pháp luật
- Vào thời Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông pháp luật đã được chú ý và xây dựng. Thời Lê Thánh Tông cho biên soạn bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật).
-Nội dung bộ luật Hồng Đức :Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị …,bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ một số quyền của người phụ nữ, khuyến khích phát triển kinh tế…
4.4. Củng cố luyện tập :
-Nhắc lại những kiến thức cơ bản
-Vẽ lại sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ?
4.5. Hưỡựng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài mới cho tiết học sau.
Câu1 Để khôi phục sản xuất phát triển nông nghiệp nhà Lê đã làm gì,kết quả như thế nào?
Câu2 Những tiến bộ về thủ công nghiệp, thương nghiệp được thể hiện như thế nào vào thời Le õ?
Câu 3 Xã hội thời Lê có những giai cấp tầng lớp nào?
5/. RúT KINH NGHIệM:
Nội dung Phương pháp Hình thức tổ chức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lịch Sử 7 CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠ’N.doc