Giáo án Lịch sử 8 - Năm học: 2018 - 2019 - Tiết 1 đến tiết 48

I Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức:

- Giúp HS trình bày được :

+ Phong trào của công nhân Nga đối với cuộc cách mạng 1905-1907.

+ Lí giải được vai trò của Lê nin với việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga . Vai trò của Lê nin đối với phong trào công nhân thế giới.

2. Tư tưởng:

- Bồi dưỡng tinh thần cách mạng ,tinh thần quốc tế vô sản, lòng biết ơn đối với các vị lãnh tụ cách mạng thế giới

3. Kĩ năng:

- Khả năng phân tích các sự kiện lịch sử cơ bản.

4- Định hướng năng lực hình thành:

- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình trong SGK. Đưa ra nhận xét về những hình ảnh sự kiện lịch sử đó.

- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.

 

doc204 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Năm học: 2018 - 2019 - Tiết 1 đến tiết 48, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) I -Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS nêu được: - Những nét chính về tình hình kinh tế- xã hội Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển đó. Phong trào công nhân và sự thành lập Đảng cộng sản Mĩ. - Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Mĩ và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng. 2. Tư tưởng: - Học sinh nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội Mĩ. - Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công xã hội tư bản. 3.Kĩ năng: - Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế xã hội. - Bước đầu biết tư duy so sánh rút bài học lịch sử, những sự kiện lịch sử. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 65, 66, 67, 69 trong SGK. Đưa ra nhận xét về sự khác nhau của các hình ảnh đó. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh ảnh trong SGK. - Các tư liệu nước Mỹ trong những năm 1929-1939. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan nước Mỹ trong những năm 1929-1939. - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, động não, kĩ thuật, mảnh ghép... 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép IV.Phương tiện dạy học: - SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Tranh ảnh có liên quan đến nước Mỹ trong những năm 1929-1939. V.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động khởi động: MT: HS nắm những kiến thức đã học để tả lời các câu hỏi. h. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? h. Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? Nguyên nhân: + Sản xuất ào ạt, chạy theo lợi nhuận, hàng hoá ế thừa, cung vượt cầu. + Người dân không có tiền mua sắm. Hậu quả: - Sản xuất đình đốn, nạn thất nghiệp lan tràn, nhân dân lao động đói khổ. - Chủ nghiã phát xít lên nắm quyển ở nhiều nước. GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK. h. Hình 65,66,67 trong SGK đã nói lên điều gì? h. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã ảnh hưởng như thế nào đối với các nước trên thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau. HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm. GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đối với nước Mĩ và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động Kiến thức chuẩn cần đạt Phần I. Nước Mỹ trong những thập niên 20 của thế kỷ XX. * Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân. MT: Tìm hiểu kinh tế , văn hóa nước Mỹ trong những thập niên 20 của thế kỷ XX. GV: Dùng bản đồ thế giới chỉ rõ vị trí của nước Mỹ. GV giao nhiệm vụ cho HS qua các câu hỏi. Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo cho nước Mỹ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế như thế nào? Câu 2. Nhận xét về sự phát triển kinh tế Mỹ qua hình trên? Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ trong giai đoạn này? - Giai cấp tư sản Mỹ đã cải tiến kĩ thuật thực hiện sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. GV:Cho học sinh quan sát hình số 67 và so sánh với hình 65,66 SGK. Câu 4. Đời sống công nhân lúc này như thế nào? Câu 5. Phong trào công nhân ra sao? - GV yêu cầu cá nhân HS tìm hiểu, suy nghĩ, trao đổi để tìm ra câu trả lời. - GV quan sát và giúp đỡ HS trong quá trình hoạt động. - HS giơ tay phát biểu để trả lời, các HS khác bổ sung, góp ý. - GV nhận xét và dựa trên sản phẩm của HS, hướng dẫn HS hoàn thiện, chính xác hóa kiến thức, có thể phân tích đào sâu mở rộng nếu thấy cần thiết. Câu 1. - Mỹ tham gia chiến muộn (4-1917) chiến tranh không lan rộng đến nước Mỹ,thu nhiều lợi nhuận nhờ bán vũ khí. GV: Sau chiến tranh nền kinh tế Mỹ tăng cực kì nhanh chóng (Bảng số liệu). HS: Quan sát hình 65,66-SGK. Câu 2. - Dòng xe ô tô dài vô tận chứng tỏ sự phát triển của ngành chế tạo ô tô một trong những ngành tạo sự phồn vinh của nước Mỹ. GV: Hình 66 là nhà cao chọi trời phồn vinh của nước Mỹ. - Dùng bảng phụ thông tin số liệu cho thấy kinh tế Mỹ. chiếm vị trí số một trong TG tư bản, là thời kì hoàn kim. Câu 3. GV kết luận: Như vậy, sự giàu có của nước Mỹ chỉ nằm trong tay một số người, xã hội Mỹ không công bằng. Câu 4. Công nhân bị bóc lột, thất nghiệp, nạn phân biệt chủng tộc. Câu 5. - Phong trào công nhân bây giờ phát triển mạnh =>Đảng cộng sản Mỹ được thành lập(Tháng 5-1921) Phần II. Nước Mỹ trong những năm (1929-1939.) * Hoạt động 1: Hoạt động thảo luận nhóm. MT: Tìm hiểu cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. GV: Ngay trong thời kì phồn vinh,kinh tế Mỹ đã tiềm ẩn những mâu thuẫn. Hậu quả là xãy ra hậu quả khủng hoảng kinh tế (1929-1933) làm chấn động đến nền kinh tế tài chính Mỹ và từ đó lan ra toàn thế giới. - GV giao cho HS các câu hỏi thảo luận nhóm: - GV lập nhóm và phát phiếu học tập, hướng dẫn nhóm làm việc, hoàn thiện phiếu học tập Câu 1. Nền kinh tế Mĩ ra sao? Câu 2. Nguyên nhân bùng nổ và hậu quả của khủng hoảng KT. - GV lập nhóm phát phiểu học tập và hướng dẫn các nhóm làm việc, hoàn thiện phiếu học tập. - HS các nhóm đọc SGK thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập, GV quan sát giúp đỡ các nhóm trung quá trình thảo luận. - GV yêu cầu bất kì thành viên nào trong các nhóm báo cáo sản phẩm, các nhóm bổ sung góp ý. - GV nhận xét đánh giá và dưa trên sản phẩm của HS, hướng dẫn HS hoàn thiện, chính xác hóa kiến thức. Câu 1. Suy thoái nghiêm trọng. HS đọc tư liệu SGK trang 94 quan sát hình 68. Câu 2. Nguyên nhân: Sự phát triển không đồng đều giữa các ngành sản xuất, sản xuất tăng quá nhanh, hàng hoá ế thừa (cung vượt cầu). +Hậu quả: Nền kinh tế Mỹ bị suy thoái nghiêm trọng. Gánh nặng khủng hoảng đè lên vai tầng lớp lao động. THGDBVMT: Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến các nước thuộc địa và phụ thuộc. * Hoạt động 2: Hoạt động cặp đôi. MT: Tìm hiểu chính sách mới của Ru-dơ-ven. GV: Để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng,Tổng thống Ru-dơ-ven mới đắc cử đã thực hiện chính sách mới. HS đọc phần tư liệu và xem hình 69 SGK. - GV giao nhiệm vụ thảo luận cho HS qua các câu hỏi. Câu 1. Nội dung chính của chính sách mới là gì? Câu 2. Nêu nhận xét của em về chính sách mới qua hình 69? Câu 3. Đánh giá của em về chính sách mới? - GV lập 2 em/ 1 bàn đọc SGK suy nghĩ, trao đổi. - Các cặp đôi làm việc, hoàn thiện sản phẩm. GV quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ các cặp đôi trong quá trình thảo luận, trao đổi. - GV yêu cầu bất cứ thành viên nào trong các cặp đôi báo cáo sản phẩm, các cặp đôi khác bổ sung, góp ý. - GV nhận xét đánh giá và dựa trên sản phẩm của HS giúp HS hoàn thiện sản phẩm. Câu 1. - Đưa ra các biện pháp để nhà nước kiểm soát, điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hoá. - Đưa ra các luật về công nghiệp và ngân hàng vì những quy định chặt chẽ, cứu trợ người thất nghiệp, ổn định xã hội Câu 2. - Người khổng lồ tượng trưng cho vai trò nhà nước trong việc kiểm soát nền kinh tế Mỹ can thiệp tất cả các lĩnh vực của sản xuất lưu thông phân phối để đưa nước Mỹ ra khỏi khủng hoảng. Câu 3. - Đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, giải quyết phần nào khó khăn cho người lao động, góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản Mỹ. I/Nước Mỹ trong những thập niên 20 của thế kỷ XX. 1.Kinh tế. Là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế. Nguyên nhân: - Giai cấp tư sản Mỹ đã cải tiến kĩ thuật, thực hiện sản xuất dây chuyền. - Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. 2.Xã hội: - Công nhân bị bóc lột, thất nghiệp, nạn phân biệt chủng tộc -> phong trào công nhân phát triển mạnh. - Tháng 5-1921 Đảng cộng sản Mỹ được thành lập. II/Nước Mỹ trong những năm (1929-1939.) 1.Khủng hoảng kinh tế 1929-1933: Nước Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện và sâu sắc. Hậu quả: Nền kinh tế Mỹ bị suy thoái nghiêm trọng. Gánh nặng khủng hoảng đè lên vai tầng lớp lao động. 2.Chính sách mới của Ru-dơ-ven: Nội dung: Đưa ra các biện pháp để nhà nước kiểm soát, điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hoá, cứu trợ người thất nghiệp, ổn định xã hội. Tác dụng: Đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, giải quyết phần nào khó khăn cho người lao động, góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản Mỹ. 3. Hoạt động luyện tập: MT: Củng cố kiến thức về nước Mĩ trong những năm thập niên 20 của thế kỷ XX. * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học (dạng câu hỏi) + Tình hình nước Mỹ trong những thập niên 20 của thế kỷ XX. + Nêu nội dung của chính sách mới và tác dụng của nó đối với cuộc khủng hoảng kinh tế - GV giao nhiệm vụ cho HS. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: MT: Vận dụng kiến thức đã học để lí giải việc Mĩ đã thoát khỏi khủng hoảng. * Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách mới đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng,. Vậy chính sách đó đã giải quyết những vấn đề gì cho nước Mỹ? - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Chính sách mới kịp thời giải quyết được hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ, đưa nền kinh tế nhanh chóng phục hồi và pháp triển. Giải quyết được việc làm cho người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mỹ duy trì được chế độ dân chủ tư sản 5/ Hoạt động nối tiếp. MT: Tiếp tục hoàn thành các yêu cầu ở nhà - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Học bài theo câu hỏi SGK. + Làm bài tập trong sách thực hành. Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau "Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới" - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. + Kinh tế, xã hội. - Nhật Bản trong những năm 1929-1939. + Đối nội, đối ngoại. * Rút kinh nghiệm : ........................................................................................... Ngày dạy: 29/11/2017T4.8/6 Ngày dạy: 25/12/2017T2.8/4 Ngày dạy: 01/12/2017T1.8/5,T4.8/7,T5.8/8 CHƯƠNG III CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918-1939) TIẾT 28 BÀI 19 NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI( 1918-1939) I-Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS nêu được kiến thức cơ bản sau: - Khái quát tình hình KT-XH Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Phân tích nguyên nhân chính dẫn đến quá trình phát xít hoá ở Nhật và hậu quả của quá trình nầy đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới. 2. Tư tưởng: - Giúp HS nhận thức rõ bản chất phản động ,hiếu chiến ,tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Nhật. - Giáo dục tư tưởng chống phát xít, căm thù tội ác mà chủ nghĩa phát xít gây ra cho nhân loại. 3. Kĩ năng: - Bồi dưởng khả năng sử dụng khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề lịch sử. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 70,71 trong SGK. Đưa ra nhận xét về những hình ảnh đó. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh ảnh trong SGK. - Các tư liệu nước Nhật trong những năm 1918-1939. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan nước Nhật trong những năm 1918-1939. - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề động não, kĩ thuật mãnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép IV.Phương tiện dạy học: - SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Tranh ảnh có liên quan đến nước Nhật trong những năm 1918-1939. V.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động khởi động: MT: HS nắm những kiến thức đã học trả lời các câu hỏi. - Tình hình nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX như thế nào? - Nội dung của chính sách mới và tác dụng của nó? ĐA: Là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế. Nội dung: Đưa ra các biện pháp để nhà nước kiểm soát,điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hoá, cứu trợ người thất nghiệp, ổn định xã hội Tác dụng: Đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, giải quyết phần nào khó khăn cho người lao động, góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản Mỹ. GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK. h. Hình 70,71 trong SGK đã nói lên điều gì? h. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã ảnh hưởng như thế nào đối với các nước trên thế giới nói chung và nước Nhật nói riêng? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau. HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm. GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới. Để hiểu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp với một nước tư bản ở châu Á, đó là nước Nhật Bản và trong những năm 1918-1939 Nhật Bản như thế nào? ra sao? Để hiểu rõ hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài 19. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động Kiến thức chuẩn cần đạt Phần I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất * Hoạt động thảo luận nhóm. MT: Tìm hiểu Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. GV:Dùng bản đồ thế giới (hoặc bản đồ châu Á) để xác định vị trí Nhật Bản ở châu Á và trên thế giới. GV giao các câu hỏi cho HS thảo luận nhóm: Câu 1. Hãy nêu những nét chính của tình hình kinh tế nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Câu 2. Nhận xét tình hình kinh tế Nhật? Câu 3. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới như thế nào? - GV lập nhóm phát phiểu học tập và hướng dẫn các nhóm làm việc, hoàn thiện phiếu học tập. - HS các nhóm đọc SGK thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập, GV quan sát giúp đỡ các nhóm trung quá trình thảo luận. - GV yêu cầu bất kì thành viên nào trong các nhóm báo cáo sản phẩm, các nhóm bổ sung góp ý. - GV nhận xét đánh giá và dưa trên sản phẩm của HS, hướng dẫn HS hoàn thiện, chính xác hóa kiến thức. Câu 1. Sau nước Mỹ, Nhật là nước thứ hai, thu được nhiều lợi nhuận và không mất mát gì trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật trưởng thành cường quốc duy nhất ở châu Á, được các đế quốc thừa nhận. Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp. HS đọc tư liệu trong SGK trang 96 xem hình 70. Câu 2. Chỉ phát triển trong vài năm đầu sau chiến tranh công nghiệp tăng nhưng bếp bênh, nông nghiệp lạc hậu,. Câu 3. Những khó khăn sau chiến tranh làm bùng nổ các cuộc đấu tranh "bạo động lúa gạo"cướp kho gạo, thóc chia cho dân nghèo.Trong bối cảnh đó, tháng7/1922 Đảng cộng sản thành lập lãnh đạo phong trào công nhân. THGDBVMT:Ảnh hưởng kinh tế thế giới đối với Nhật. Phần II. Nhật Bản trong những năm 1929-1939 * Hoạt động cặp đôi. Mt: Tìm hiểu Nhật Bản trong những năm 1929-1939. GV giao nhiệm vụ thảo luận cho HS qua các câu hỏi. Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động đến nền kinh tế Nhật Bản như thế nào? Câu 2. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Kinh tế Mỹ và Nhật Bản có điểm gì giống nhau,khác nhau? Câu 3. Vì sao Nhật Bản ở châu Á mà vẫn bị khủng hoảng kinh tế? Hậu quả? Câu 4. Để khắc phục tình trạng đó giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì? Câu 5. Quá trình thiết lập chế độ phát xít diễn ra như thế nào? Câu 6. Hiệu quả của phát xít hoá chính quyền như thế nào? - GV lập 2 em/ 1 bàn đọc SGK suy nghĩ, trao đổi. - Các cặp đôi làm việc, hoàn thiện sản phẩm. GV quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ các cặp đôi trong quá trình thảo luận, trao đổi. - GV yêu cầu bất cứ thành viên nào trong các cặp đôi báo cáo sản phẩm, các cặp đôi khác bổ sung, góp ý. - GV nhận xét đánh giá và dựa trên sản phẩm của HS giúp HS hoàn thiện sản phẩm. Câu 1. Khủng hoảng kinh tế tài chính (khoa học số liệu) làm cho nền kinh tế Nhật giảm sút nghiêm trọng. Câu 2. + Giống: Cùng là nước thắng trận thu nhiều lợi nhuận. + Khác: Mỹ phát triển rất nhanh do cải tiến kỉ thuật, sản xuất dây chuyền, tăng cường bóc lột công nhân. Nhật chỉ phát triển nãm đầu rồi làm vào khủng hoảng, kinh tế phát triển chậm chạp, bập bênh. Câu 3. - Cũng như các nước tư bản khác sự phát triển kinh tế Nhật không vững chắc, hậu quả là kinh tế-xã hội suy sụp ngiêm trọng. Câu 4. - Phát xít hoá bộ máy nhà nước, tăng cường chính sách quân sự đưa đất nước gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài. Câu 5. - Vẫn tồn tại chế độ chuyên chế Thiên Hoàng, kéo dài nhiều năm (khác với ở Đức) gắn liền với xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. GV: Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản lan rộng khắp nước. Câu 6. - Ngọn lửa chiến tranh đã được nhen nhóm nhân loại đứng trước thảm hoạ chiến tranh thế giới mới. I-Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất +Kinh tế: Nhật phát triển trong những năm đầu. + Xã hội: - Đời sống khó khăn phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao. - Tháng 7/1922 Đảng cộng sản thành lập. - Năm 1927 khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế. II Nhật Bản trong những năm 1929-1939: - Khủng hoảng kinh tế, xã hội. - Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền: + Đối nội: Tăng cường bóc lột, đàn áp nhân dân. + Đối ngoại: Mở rộng chiến tranh xâm lược. Phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng góp phần làm chậm hoá quả trình phát xít hoá ở Nhật. 3. Hoạt động luyện tập: MT: Hs nắm được nội dung cơ bản so sánh nước Nhật trước và sau chiến tranh * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng câu hỏi) + Tình hình chung cả Nhật Bản giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới? + Chính sách đối nội, đối ngoại của chủ nghĩa phát xít Nhật? - GV giao nhiệm vụ cho HS. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: MT: Vận dụng kến thức đã học để giải quyết vấn đề đưa ra. * Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Vì sao giới cầm quyền Nhật bản tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài? - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Giới cầm quyền Nhật bản chủ trương tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài để giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật. 5/ Hoạt động nối tiếp. MT: Tiếp tục hoàn thành các yêu cầu ở nhà - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Học bài theo câu hỏi SGK + Làm bài tập trong sách thực hành. - Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau" Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á" + Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc dân tộc ở Châu Á. + Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939. * Rút kinh nghiệm : Ngày dạy: 5/12/2017 T1.8/7,T2.8/6 Ngày dạy: 6/12/2017T1.8/5,T3.8/4,T4.8/8 TIẾT 29 BÀI 20 PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918-1939) I-Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS cần nêu được: - Những nét lớn của phong trào giải phóng dân tộc của châu Á trong những năm 1918-1939. - Trình bày cách mạng Trung Quốc và phong trào giải phóng dân tộc của châu Á trong thời kì này, diễn biến của phong trào, sự tham gia của giai cấp công nhân vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, sự thành lập các Đảng cộng sản ( Trung Quốc, Ấn Độ ) 2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng nhận thức về tính chất tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ,chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành độc lập dân tộc . 3. Kĩ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 72 trong SGK. Đưa ra nhận xét về những nhân vật đó. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh ảnh trong SGK. - Các tư liệu về phong trào độc lập dân tộc ở các nước Châu Á trong những năm 1918-1939. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan phong trào độc lập dân tộc ở các nước Châu Á trong những năm 1918-1939. - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề động não, kĩ thuật mãnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép IV.Phương tiện dạy học: - SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Tranh ảnh có liên quan phong trào độc lập dân tộc ở các nước Châu Á trong những năm 1918-1939. V.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động khởi động: MT: HS nắm những kiến thức đã học trả lời các câu hỏi - Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất? - Tình hình Nhật Bản trong những năm 1919-1939 ? ĐA: Kinh tế Nhật phát triển trong những năm đầu. + Xã hội: Đời sống khó khăn phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao. ĐA: + Đối nội: Tăng cường bóc lột, đàn áp ND + Đối ngoại: Mở rộng chiến tranh xâm lược. Phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng góp phần làm chậm hoá quả trình phát GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK. h. Những nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở các nước Châu Á. h. Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc đã nói lên điều gì? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau. HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm. GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới. - Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến và đã mở ra thời kì phát triển mới của phong trào cách mạng châu Á. Để hiểu chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học 20 hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động Kiến thức chuẩn cầnđạt Phần 1. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc dân tộc ở Châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939. * Hoạt động 1. Hoạt động cặp đôi. MT: Tìm hiểu những nét chung. GV giao nhiệm vụ thảo luận cho HS qua các câu hỏi. Câu 1. Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tác dụng như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á? Câu 2. Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu ở châu Á( trên lược đồ)? Câu 3. Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh có quy mô như thế nào? Câu 4. Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc châu Á nầy? - Các cặp đôi làm việc, hoàn thiện sản phẩm. GV quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ các cặp đôi trong quá trình thảo luận, trao đổi. - GV yêu cầu bất cứ thành viên nào trong các cặp đôi báo cáo sản phẩm, các cặp đôi khác bổ sung, góp ý. - GV nhận xét đánh giá và dựa trên sản phẩm của HS giúp HS hoàn thiện sản phẩm. Câu 1. - Phong trào cách mạng mới lên cao và lan rộng khắp châulục GV: Dùng lược đồ châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất xác định những nơi có phong trào cách mạng :Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xia. HS đọc phần tư liệu trong SGK trang 99 Câu 2. - Quy mô rộng khắp toàn châu Á. THGDBVMT: Nhân dân các nước châu Á bị áp bức bóc lột nặng nề củ đế quốc , đời sống càng đói khổ và vùng lên đấu tranh ở nhiều nước . Câu 3. Giai cấp công nhân tích cực tham gia cách mạng rộng khắp. Câu 4. Ở một số nước, họ đã đóng vai trò lãnh đạo thông qua việc thành lập và lãnh đạo cách mạng của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12432540.doc
Tài liệu liên quan