ĐỊA LÍ
TIẾT 5: TRUNG DU BẮC BỘ
I . MỤC TIÊU :
1 . Kiến thức: Sau bài học , HS có khả năng :
- Biết được thế nào là vùng trung du .
- Biết và chỉ được vị trí của những tỉnh có vùng trung du trên bản đồ hành chính Việt Nam .
- Biết một số đặc điểm và mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng trung du Bắc bộ .
2 . Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng xem bản đồ . Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng trung du Bắc Bộ.
- Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
3 .Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ rừng và tham gia tích cực trồng cây .
II .CHUẨN BỊ:
· GV : SGK - Bản đồ hành chính Việt Nam - Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
· HS : SGK , VBT .
5 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử + Địa lí 4 tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
TIẾT 5: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ
CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I . MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1 . Kiến thức:
- Giúp HS biết từ năm 179 TCN đến năm 938 , nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ .
2 . Kĩ năng:
- Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
3 .Thái độ:
- Căm thù giặc và bồi dưỡng lòng tự hào với truyền thống bất khuất, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
II .CHUẨN BỊ:
GV : SGK , phiếu học tập .
HS : SGK , VBT .
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1 phút
3 phút
1 phút
12 phút
15 phút
3 phút
1 phút
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Nước Âu Lạc
Thành tựu lớn nhất của người dân Âu Lạc là gì?
Người Lạc Việt và người Âu Việt có những điểm gì giống nhau?
GV nhận xét, tuyên dương.
3.Bài mới: Nước ta ..phương Bắc.
- GV giới thiệu, ghi tựa bài .
4.Phát triển các hoạt động:
Hoạt động1: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương bắc đối với nhân dân ta .
Mục tiêu : Giúp HS biết được nhân dân ta đã bị bọn phong kiến phương Bắc áp bức , bóc lột tàn khốc .
- GV đưa mỗi nhóm một bảng thống kê (để trống, chưa điền nội dung), yêu cầu các nhóm so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Sau khi thôn tính được nước ta , các triều địa phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức , bóc lột nào đối với nhân dân ta ?
GV giải thích thêm các khái niệm chủ quyền, văn hoá.
Giáo dục BVMT.
Hoạt động 2: Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc .
Mục tiêu : HS kể được các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc .
- GV phát phiếu HT(ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa, cột các cuộc khởi nghĩa để trống) cho từng cá nhân .
- Yêu cầu đọc SGK và điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa .
- Từ năm 179 TCN - 938 có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn ?
- Mở đầu các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào ?
- Cuộc khởi nghĩa nào kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta?
- Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì?
Hoạt động 3: Củng cố
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- Giáo dục tư tưởng.
5.Tổng kết – dặn dò :
- Học thuộc ghi nhớ .
Chuẩn bị: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
- Hát .
Thành tựu lớn nhất của người Âu Lạc là kĩ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa .
Người Âu Việt và người Lạc Việt có những điểm giống nhau : Họ cũng biết trồng lúa , chế tạo đồ đồng , biết trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá như người Lạc Việt . Phong tục của họ cũng giống nhau .
HS nhận xét .
HS nêu lại tựa bài .
Hoạt động lớp - nhóm
HS có nhiệm vụ điền nội dung vào các ô trống, sau đó các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả làm việc .
+ Chúng chia nước ta thành nhiều quận , huyện do chính quyền người Hán cai quản .
+ Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi , tê giác , bắt chim quý , đẵn gỗ trầm ; xuống biển mò ngọc trai , bắt đồi mồi , khai thác san hô để cống nạp .
+ Chúng đưa người Hán sang ở lẫn nhân dân ta , bắt ta phải theo phong tục của người Hán , học chữ Hán , sống theo pháp luật người Hán .
Hoạt động cá nhân
- HS nhận phiếu .
- HS điền tên các cuộc khởi nghĩa sao cho phù hợp với thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa .
- HS nêu – lớp nhận xét .
- 9 cuộc khởi nghĩa .
- Là khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
- Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 .
- Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn , quyết tâm , bền chí đánh giặc giữ nước .
Hoạt động lớp
- 2 HS lần lượt đọc ghi nhớ .
- HS nêu và lắng nghe.
Kiểm tra
Thảo luận
Trình bày
Đàm thoại
HCM
Thực hành
Đàm thoại
Củng cố
HCM
Rút kinh nghiệm :
ĐỊA LÍ
TIẾT 5: TRUNG DU BẮC BỘ
I . MỤC TIÊU :
1 . Kiến thức: Sau bài học , HS có khả năng :
- Biết được thế nào là vùng trung du .
- Biết và chỉ được vị trí của những tỉnh có vùng trung du trên bản đồ hành chính Việt Nam .
- Biết một số đặc điểm và mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng trung du Bắc bộ .
2 . Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng xem bản đồ . Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng trung du Bắc Bộ.
- Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
3 .Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ rừng và tham gia tích cực trồng cây .
II .CHUẨN BỊ:
GV : SGK - Bản đồ hành chính Việt Nam - Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
HS : SGK , VBT .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1 phút
4 phút
1 phút
9 phút
9 phút
9 phút
3 phút
1 phút
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
- Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
- Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? Tác dụng của ruộng bậc thang?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.Bài mới:
- GV giới thiệu, ghi tựa bài
4.Phát triển các hoạt động:
Hoạt động1: Vùng đồi với đỉnh tròn – sườn thoải .
Mục tiêu :Giúp HS biết được đặc điểm của vùng đồi núi ở trung du có đỉnh tròn , sườn thoải .
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK và quan sát tranh ảnh vùng trung du Bắc bộ
- Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?
- Yêu cầu HS chỉ bản đồ các tỉnh là vùng trung du .
- Các đồi ở đây như thế nào (nhận xét về đỉnh, sườn, cách sắp xếp các đồi)?
- Mô tả bằng lời hoặc vẽ sơ lược vùng trung du.
- Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
Hoạt động 2: Chè và cây ăn quả ở vùng trung du
Mục tiêu : Giúp HS nhận biết vì sao vùng trung du thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp .
- Yêu cầu HS đọc SGK và kênh hình thảo luận .
- Kể tên những cây trồng ở trung du Bắc Bộ.
- Tại sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại thích hợp cho việc trồng chè và cây ăn quả?
- Quan sát hình 1 và chỉ vị trí của Thái Nguyên trên bản đồ hành chính Việt Nam
- Em có nhận xét gì về chè của Thái Nguyên?
- Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về sản lượng chè của Thái Nguyên trong những năm qua .
- Quan sát hình 2 và cho biết từ chè hái ở đồi đến sản phẩm chè phải trải qua những khâu nào?
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 3: Hoạt động trồng rừng và cây chè .
Mục tiêu : HS ý thức trồng và bảo vệ cây
- GV cho HS quan sát ảnh đồi trọc
- Vì sao vùng trung du Bắc Bộ nhiều nơi đồi bị trọc hoàn toàn?
- Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã làm gì?
- Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích trồng rừng ở Bắc Giang trong những năm gần đây.
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ.
- GV liên hệ thực tế để giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng rừng.
Hoạt động 4: Củng cố
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học
- Yêu cầu HS trình bày tổng hợp về những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ.
- Giáo dục tư tưởng .
5.Tổng kết - Dặn dò:
- Về học bài .
- Chuẩn bị: Tây Nguyên .
- Hát .
- Người dân ờ vùng núi HLS làm những nghề : trồng trọt , thủ công , khai thác khoáng sản .
- Ruộng bậc thang thường làm ở sườn núi để tránh xói mòn ..
- HS nêu lại tựa bài .
Hoạt động lớp
- HS đọc mục 1, quan sát tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ và trả lời các câu hỏi .
- Vùng trung du là vùng đồi .
- HS chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc
- Vùng trung du có có đỉnh tròn , sườn thoải và các đồi xếp nối liền nhau .
- Vùng đồi , đỉnh tròn , sườn thoải , xếp cạnh nhau như bát úp .
- HS nêu .
Hoạt động nhóm - lớp
- HS thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý.
- Một số cây trồng ở vùng trung du Bắc bộ : Cam , chanh , dứa , vải , chè cọ
- HS nêu.
- HS chỉ bản đồ vị trí của Thái Nguyên
- Chè Thái Nguyên nổi tiếng thơm , ngon
- HS nêu .
- Chè hái ở đồi đến sản phẩm qua các khâu : Hái chè – phân loại chè – vò , sấy khô chè – thành các sản phẩm chè .
Hoạt động lớp
- HS quan sát .
- Vì cây cối đã bị hủy hoại do quá trình đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi.
- Để khắc phục tình trạng này , nhân dân ở đây đã tích cực trồng rừng , cây công nghiệp .
- HS nêu số liệu .
- HS nêu .
- che phủ đđồi, ngăn cản tình trạng đđất đđang bị xấu đi.
Hoạt động lớp
- 2 HS trình bày.
Kiểm tra
Trực quan
Đàm thoại
Thảo luận
Trình bày
Trực quan
Đàm thoại
Trực quan
Động não
Đàm thoại
MT
Rút kinh nghiệm :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SU DIA.doc