Giáo án Lịch sử lớp 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân.

- GV diễn giảng: Sự suy yếu của chế độ phong kiến tập quyền ở đầu thế kỉ XVI đã dẫn đến sự hình thành các thế lực phong kiến khác nhau. Chiến tranh phong kiến bùng nổ làm đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài với 2 chính quyền song song tồn tại.

- GV đặt câu hỏi: Giai đoạn này nước ta có các cuộc nội chiến nào? Diễn ra vào thời gian nào?

- GV nhận xét và giảng thêm: Mặc dù với 2 chính quyền khác nhau nhưng nền kinh tế của 2 miền đều có bước phát triển mới.

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM ------------------ GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường :THPT Nguyễn Việt Dũng Họ & tên GSh : Nguyễn Văn Đông Lớp :10A3 Mã số SV: B1407225 – Khóa 40 Môn: Lịch Sử Ngành học: Sư Phạm Lịch Sử Tiết thứ: 2 Họ & tên GVHD: Đỗ Thị Ngọc Hà Ngày 19 tháng 03 năm 2018 TÊN BÀI DẠY SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX BÀI 27 QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Thông qua bài học giúp học sinh nắm và hiểu được: - Nước Việt Nam có lịch sử quá trình giữ nước và dựng nước lâu đời, trải qua rất nhiều biến động và thăng trầm. - Trong quá trình tồn tại, nhân dân đã từng bước hợp nhất, đoàn kết lại từng bước xây dựng cho mình một quốc gia thống nhất có tổ chức nhà nước hoàn chỉnh có nền kinh tế đa dạng và phát triển, có nền văn hóa tươi đẹp với bản sắc riêng, đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của thế hệ nối tiếp. - Trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục cầm vũ khí, chung sức đồng lòng tiến hành hàng loạt cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập của tổ quốc. 2. Kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích vấn qua các thời kì xây dựng và phát triển đất nước. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tổng hợp kiến thức và so sánh vấn đề. 3. Thái độ - Bồi dưỡng lòng yêu nước và tự hào dân tộc. - Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ đất nước. II. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Phương pháp: - Phương pháp tổng hợp kiến thức: Tổng hợp kiến thức lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc cho đến giữa thế kỉ XIX qua đó cho học sinh nắm được lịch sử quá trình dựng nước và giữa nước cùng với công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nước ta qua từng thời kì. - Phương pháp phân tích, so sánh: Khái quát nội dung bài học cùng với phân tích kiến thức ở các nội dung và so sánh qua từng thời kì cho học sinh thấy được nét nổi bật của lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua quá trình lao động và chiến đấu đầy hi sinh, gian khổ nhưng hết sức kiên cường, anh dũng, sáng tạo để xây dựng đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập và thống nhất đất nước. - Phương pháp thống kê: Thống kê các trận đánh tiêu biểu, các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Qua đó cho học sinh nắm vững kiến thức về nội dung bài học. 2. Phương tiện: - SGK, sách tham khảo. - Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh minh họa về quá trình xác lập của các quốc gia cổ. - Bảng phụ. III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định và tổ chức lớp: (2 phút) Kiểm tra sĩ số lớp và thái độ học tập của học sinh. 2. Giới thiệu bài mới: ( 1 phút) Từ buổi đầu xây dựng đất nước cho đến giữa thế kỉ XIX, dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lao động gian khổ, song cũng hết sức anh dũng, kiên cường, để khái quát lại thời kì xây dựng phát triển đất nước và công cuộc bảo vệ tổ quốc, chúng ta cùng học bài 27. QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC. 3. Dạy bài mới Nội dung lưu bảng Thời gian Hoạt động của thầycô Hoạt động của trò I. CÁC THỜI KÌ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC - Bắc bộ: thế kỉ VII – II TCN, nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời => đánh dấu thời kì dựng nước của dân tộc. - Thế kỉ II TCN, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của các triều đình phương Bắc. - Nam Trung bộ: quốc gia Lâm Ấp – Champa ra đời và phát triển. - Vùng Tây Nam bộ: quốc gia Phù Nam hình thành. 2. Giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập. 3. Thời kì đất nước bị chia cắt. - Chiến tranh phong kiến bùng nổ. Đất nước chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. - Kinh tế: + Nông nghiệp: cả 2 miền đều có bước phát triển mới. + Thủ công nghiệp được mở rộng. + Kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng. - Nhiều đô thị được hình thành và hưng khởi. - Cuối thế kỉ XVIII, phong trào Tây Sơn bùng nổ, đánh bại thù trong giặc ngoài thống nhất và bảo vệ Tổ quốc. 4. Đất nước nửa đầu thế kỉ XIX. - Năm 1082, nhà Nguyễn được thành lập, xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. - Nhà Nguyễn ban hành một số chính sách về kinh tế nhưng không giải quyết được tình trạng khủng hoảng xã hội. - Phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra khắp nơi. - Nền văn hóa dân tộc phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. II. Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. 2 phút 20 Phút 15 Phút. - GV đặt câu hỏi: Lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến giữa thế kỉ XIX chia ra làm mấy thời kì? Đó là những thời kì nào? - GV nhận xét, phân tích và chốt ý. Đồng thời dẫn dắt vào nội dung bài học. Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân. Giáo viên đặt một số câu hỏi nhanh cho học sinh trả lời. - Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc được thành lập và kết thúc vào thời gian nào? - Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc hình thành trên nền văn minh nào? - Sau khi bị các triều đình phong kiến phương Bắc đô hộ thì nhân dân ta phải trải qua thời kì gì các em? - Bên cạnh nền văn minh Sông Hồng thì ở Nam Trung Bộ, trên cơ sở của nền văn hóa Sa Huỳnh, đất nước nào được ra đời? - Ở vùng Tây Nam Bộ quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa Óc Eo nhưng đến thế kỉ VI quốc gia Phù Nam suy sụp. Giáo viên nhận xét và tổng kết câu trả lời. Sau đó cho học sinh ghi bài. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. Giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng thống kê dưới đây vào tập (*). Thời kỳ Chính trị Kinh tế Văn hóa-Giáo dục Xã hội Giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến Đại Việt. Sau đó GV chia nhóm như sau: - Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình chính trị - Nhóm 2: Tìm hiểu về tình hình kinh tế. - Nhóm 3: Tìm hiểu tình hình văn hóa – giáo dục? - Nhóm 4: Tình hình xã hội. - Giáo viên nhận xét và bổ sung câu trả lời. Sau đó treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn để chốt câu trả lời. Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân. - GV diễn giảng: Sự suy yếu của chế độ phong kiến tập quyền ở đầu thế kỉ XVI đã dẫn đến sự hình thành các thế lực phong kiến khác nhau. Chiến tranh phong kiến bùng nổ làm đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài với 2 chính quyền song song tồn tại. - GV đặt câu hỏi: Giai đoạn này nước ta có các cuộc nội chiến nào? Diễn ra vào thời gian nào? - GV nhận xét và giảng thêm: Mặc dù với 2 chính quyền khác nhau nhưng nền kinh tế của 2 miền đều có bước phát triển mới. - GV dẫn dắt tiếp: Sự phát triển của kinh tế hàng hóa trong các thế kỉ XVI – XVII tạo cơ sở cho sự hình thành và hưng khởi của nhiều đô thị. - GV đặt câu hỏi: Em hãy kể một vài đô thị hưng khởi trong giai đoạn này? - GV nhận xét và giảng thêm: Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân mà tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn thực hiện nhiệm vụ thống nhất và bảo vệ Tổ Quốc. Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân. Giáo viên đặt câu hỏi: Tình hình chính trị dưới thời nhà Nguyễn như thế nào? - Giáo viên nhận xét và bổ sung: Năm 1802, sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, triều Nguyễn được thành lập, xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước theo thể chế quân chủ trung ương tập quyền. Giáo viên đặt tiếp câu hỏi: Tình hình kinh tế dưới thời nhà Nguyễn như thế nào? - Giáo viên nhận xét và bổ sung: Sau khi được thành lập, nhà Nguyễn đã ban hành một số chính sách về kinh tế nhưng không giải quyết được tình trạng khủng hoảng của xã hội. Phong trào đấu tranh của nông dân đã nổ ra rộng khắp và liên tục trong suốt nửa đầu thế kỉ XIX. Giáo viên đặt câu hỏi: Tình hình văn hóa – giáo dục dưới thời nhà Nguyễn như thế nào? - Giáo viên nhận xét và bổ sung câu trả lời: Nhà Nguyễn lên ngôi không đưa nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than cơ cực nhưng nền văn hóa dân tộc vẫn phát triển. Các thành tựu về văn học, giáo dục và đặc biệt là nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật là di sản văn hóa quan trọng còn lại đến ngày hôm nay. Giáo viên dẫn dắt sang nội dung tiếp theo: Bên cạnh quá trình xây dựng đất nước thì dân tộc ta phải luôn chống lại các thế lực bên ngoài để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Từ khi dựng nước đến thế kỉ XIX dân tộc ta đã trải qua bao nhiêu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Để hiểu rõ vấn đề này thì thầy và các em sẽ tìm hiểu phần II. Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân. - GV chuẩn bị bảng thống kê và gọi HS lên điền thông tin vào bảng thống kê đó (**). - GV nhận xét, và phân tích nội dung, khái quát kiến thức cho học sinh cần nắm. - HS trả lời: Lịch sử dân tộc chia làm 4 thời kì: + Thời kì dựng nước ( TK VII – TK II TCN). + Giai đoạn đầu của TK phong kiến độc lập X – XV. + Thời kì đất nước bị chia cắt ( TK XVI – XVIII). + Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. - Học sinh theo dõi SGK và trả lời các câu hỏi của giáo viên. - HS lập bảng thống kê vào tập. - HS tiến hành làm việc nhóm. - HS dựa vào SGK để hoàn thành bảng thống kê. - Học sinh chú ý lắng nghe. - HS dựa vào SGK để trả lời. - HS dựa vào SGK để trả lời. - HS quan sát và lắng nghe GV giảng. - Học sinh theo dõi SGK và trả lời. - Học sinh theo dõi SGK và trả lời. - Học sinh theo dõi SGK và trả lời. - HS chú ý lắng nghe. - HS lập bảng thống kê vào tập đồng thời quan sát SGK và hoàn thành bảng thống kê. (*) BẢNG THỐNG KÊ GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA THỜI KỲ PHONG KIẾN ĐỘC LẬP X – XV. Thời kỳ Chính trị Kinh tế Văn hóa – giáo dục Xã hội Giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến độc lập X – XV. - Tổ chức  nhà nước quân chủ phong kiến ra đời: + 968 quốc hiệu Đại Cồ Việt. + 1054 Đại Việt - Thế kỷ XV hoàn chỉnh bộ máy Nhà nước từ trung ương đến địa phương. - Nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. - Thủ công nghiệp và thương  nghiệp  phát triển - Đời sống kinh tế của nhân dân được ổn định - 1070 giáo dục Đại Việt ra đời - Nho giáo, Phật giáo thịnh hành. Nho giáo ngày càng được đề cao. - Văn hóa chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc. Quan hệ xã hội chưa phát triển thành mâu thuẫn đối kháng (**) BẢNG THỐNG CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA DÂN TỘC TA TỪ KHI DỰNG NƯỚC ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII Tên cuộc đấu tranh Vương triều Lãnh đạo Kết quả Kháng chiến chống xâm lược Tần (cuối thế kỷ III TCN) Âu Lạc An Dương Vương Thắng lợi. 1000 năm Bắc thuộc An Dương Vương. Thất bại Hai Bà Trưng Lý Bí. Quân Nam Hán bị đánh tan, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Ngô Quyền. Kết thúc hòan toàn thời Bắc thuộc Cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981) Tiền Lê Lê Hoàn Thắng lợi nhanh chóng Kháng chiến chống Tống thời Lý Thời Lý Lý Thường Kiệt Năm 1077 kết thúc thắng lợi Kháng chiến chống Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII) Thời Trần Vua Trần (lần I) -Trần Quốc Tuấn (Lần II - Lần III) Cả 3 lần kháng chiến đều giành thắng lợi. Chống quân xâm lược Minh Thời Hồ Hồ Quý Ly Thất bại Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn 1407 - 1427 Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo Thắng lợi. Kháng chiến chống quân Xiêm 1785 Thời Tây Sơn Nguyễn Huệ Đánh tan 5 vạn quân Xiêm Kháng chiến chống quân Thanh 1789 Thời Tây Sơn Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) Đánh tan 29 vạn quân Thanh 4 Củng cố kiến thức: ( 4 phút) - Các giai đoạn phát triển, hình thành của lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỉ XIX. - Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX. Trắc nghiệm nhanh 1. Quốc gia cổ đại đầu tiên trên đất nước ta là? A. Văn Lang      B. Âu Lạc C. Champa      D. Phù Nam 2. Sự kiện đánh dấu chấm dứt hoàn toàn thời Bắc thuộc, mở đầu thời đại độc lập tự chủ của nước ta là? A. Khúc Thừa Dụ lật đổ chế độ đô hộ nhà Đường. B. Khúc Hạo nối nghiệp cha là Khúc Thừa Dụ, xưng là Tiết Độ Sứ. C. Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. D. Định Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế. 3. Các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao Nho giáo nhằm mục đích gì? A. Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân, mà nhất là nông dân. B. Duy trì trật tự trong xã hội giữ vững kỉ cương phép nước. C. Nhằm tập hợp cộng đồng dân cư trong làng xã trong việc chống ngoại xâm. D. Để giữ quan hệ hòa hiếu, do chịu ảnh hưởng từ phong kiến phương Bắc 4. Trong thời kì đất nước bị chia cắt (từ nửa đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII), tồn tại các chính quyền nào? A. Vua Lê, chúa Trịnh, Nam - Bắc triều. B. Vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn C. Nam – Bắc triều; vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn D. Vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn. 5. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX? A. Chủ yếu là chống lại sự xâm lược của các triều địa phong kiến phương Bắc B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đạp tan ý đồ xâm lược của kẻ thù C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật 5 Bài tập về nhà: ( 1 phút) - Trả lời tất cả câu hỏi 1, 2, 3 trang 136 sách giáo khoa. - Đọc bài 28. Truyền Thống Yêu Nước Của Dân Tộc Việt Nam Thời Phong Kiến. - Tiếp túc ôn tập kiến thức lịch sử Việt Nam cổ - trung đại. Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị Ngọc Hà Ngày soạn: 15/03/2018 Ngày duyệt: Người soạn Chữ ký: (Ký tên) Nguyễn Văn Đông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 27 Qua trinh dung nuoc va giu nuoc_12324606.doc
Tài liệu liên quan