GV diễn giải: Với hiện tượng rào đất cướp ruộng diễn ra phổ biến như vậy thì tình xã hội nước Anh trước cách mạng sẽ ra sao.
- GV phát vấn: Dựa vào SGK các em hãy cho biết tình hình xã hội nước Anh trước cách mạng như thế nào?
+ Với hiện tượng “rào đất cướp ruộng” làm nảy sinh một tầng lớp quý tộc mới. Tư sản và quý tộc mới đã dựa vào hiện tượng “rào đất cướp ruộng” này đã làm giàu lên nhanh chóng
+ Nông dân mất ruộng đất trở thành vô sản, phân hóa thành những tầng lớp khác nhau: nông dân tự do, tá điền, cố nông.
8 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 6 - Bài 29: Cách mạng hà lan và cách mạng tư sản Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
------------------
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
(Dành cho giáo sinh)
Trường : THPT Nguyễn Việt Dũng Họ & tên GSh : Trần Thị Cẩm Tú
Lớp : 10A2 Mã số SV: B1407281
Môn: Lịch sử Ngành học: Sư phạm Lịch sử
Tiết thứ: Họ & tên GVHD: Lê Thị Kim Duyên
Ngày : ...........tháng ........... năm.........
CHƯƠNG I: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
(Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)
BÀI 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức cơ bản:
Sau khi học xong bài giúp học sinh nắm và hiểu được:
- Cuộc cách mạng của nhân dân Hà Lan lật đổ vương triều Tây Ban Nha từ giữa TK XVI là một cuộc cách mạng Tư Sản đầu tiên của thời kỳ lịch sử cận đại thế giới.
- CM TS Anh là sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới, đập tan nền quân chủ phong kiến thiết lập nên chế độ TBCN, mở đường cho sức sản xuất mới phát triển.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng cho HS biết phân tích để hiểu sâu nội dung những khái niệm mới.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS nhận thức đúng đắn về những mặt tích cực và hạn chế của cách mạng tư sản.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học.
1. Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, trực quan,...
2. Phương tiện: SGK lớp 10, lược đồ nội chiến ở Anh và hình ảnh xử tử vua Charles, Oliver Cromwell.
III. Nội dung và tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy trình bày nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến? Nêu vài biểu hiện của lòng yêu nước trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta?
3. Giới thiệu bài mới:
Các tiết trước các em đã tìm hiểu xong phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, bây giờ các em qua phần mới, phần tiếp theo của lịch sử thế giới cổ, trung là phần lịch sử thế giới cận đại, mở đầu là cách mạng Hà Lan. Đầu tiên là bài Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh.
4. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV
Thời gian
Nội dung lưu bảng
- GV giới thiệu sơ lược về cuộc cách mạng Hà Lan.
- GV phát vấn: Trình bày tình hình kinh tế nước Anh trước cách mạng như thế nào?
- Gợi ý:
+ Đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế Anh đã phát triển mạnh như:
+ Công nghiệp: xuất hiện nhiều CTTC (SX len dạ).
+ Thương nghiệp phát triển đặc biệt là ngoại thương. Thương nhân thu được lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán nô lệ.
- Nông nghiệp: Hình thái SX TBCN xâm nhập rất sớm vào nông thôn Anh, Sự phát triển nghề công nghiệp len dạ, nhu cầu về lông cừu ngày một tăng, nghề nuôi cừu có lợi cho một số địa chủ nên họ tến hành “rào đất cướp ruộng” để biến ruộng đất thành đồng cỏ.
⇨ Vì vậy mà trong thời gian này người ta có lưu truyền một câu nói “cừu ăn thịt người” câu này ở đây không phải chỉ việc con cừu ăn thịt người, mà hành động biến ruộng đất thành động cỏ để chăn nuôi cừu đã làm cho nhân dân mất hết ruộng đất, trở thành những người không nhà cửa, phiêu bạt khắp nơi.
- GV nhận xét và cho HS ghi bài
- GV diễn giải: Với hiện tượng rào đất cướp ruộng diễn ra phổ biến như vậy thì tình xã hội nước Anh trước cách mạng sẽ ra sao.
- GV phát vấn: Dựa vào SGK các em hãy cho biết tình hình xã hội nước Anh trước cách mạng như thế nào?
+ Với hiện tượng “rào đất cướp ruộng” làm nảy sinh một tầng lớp quý tộc mới. Tư sản và quý tộc mới đã dựa vào hiện tượng “rào đất cướp ruộng” này đã làm giàu lên nhanh chóng
+ Nông dân mất ruộng đất trở thành vô sản, phân hóa thành những tầng lớp khác nhau: nông dân tự do, tá điền, cố nông.
- GV nhận xét và tiếp tục cho HS.
- GV diễn giải: Với tình hình kinh tế và xã hội nước Anh trước cách mạng như vậy. Thì tình hình chính trị nước Anh ra sao?
- GV phát vấn: Em trình bày tình hình chính trị nước Anh như thế nào?
+ Dưới thời Charles I nhiều thứ thuế mới được đặt ra, nhà nước độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến và ngăn cản không cho giai cấp tư sản và quý tộc mới đi theo sự phát triển của con đường tư bản.
+ Vì vậy, giai cấp tư sản và quý tộc mới đã liên minh với nhau nhằm lật độ chế độ phong kiến chuyên chế để xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- GV chốt ý và cho HS ghi bài.
- GV sẽ hướng dẫn cho HS trình bày về diễn biến cách mạng chia thành 2 giai đoạn và sau đó GV sẽ phân cho từng tổ tìm hiểu từng giai đoạn:
+ Tổ 1 và Tổ 2 sẽ tìm hiểu giai đoạn 1
(1640 – 1648).
+ Tổ 3 và Tổ 4 sẽ tìm hiểu giai đoạn 2
(1649 – 1688).
- Gợi ý:
+ Giai đoạn 1: T4/1640 Vua triệu tập Quốc hội Anh mục đích là đặt thuế mới và thực hiện chính sách độc tài. Tháng 8/ 1642 vua Charles I tuyên chiến với Quốc hội. Từ năm 1642 đến 1648 nội chiến bùng nổ giữa Quốc hội và vua Charles I.
+ Giai đoạn 2: 1653 nền độc tài quân sự được thiết lập. 30/01/1649, Vua Charles I bị xử tử. Từ năm 1599 – 1658 Anh trở thành nước Cộng Hòa do Cromwell đứng đầu. (GV có thể giới thiệu Cromwell cho HS biết). Tháng 12/1688 Quốc hội đã tiến hành chính biến và dẫn đến quân chủ lập hiến được thiết lập. Cách mạng Tư sản Anh kết thúc.
- GV nhận xét và chốt ý cho HS ghi bài.
- GV diễn giảng: Dù còn có những hạn chế nhất định song cách mạng tư sản Anh vẫn có ý nghĩa trong đại đối với lịch sử thế giới.
- GV phát vấn tiếp: Cách mạng tư sản anh có ý nghĩa như thế nào?
+ Cuộc cách mạng tư sản Anh do giai cấp tư sản và quý tộc mới lành đạo với sự tham gia của đông đảo quần chúng đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế ở Anh, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mở đường cho sức sản xuất mới phát triển,
+ Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để (tàn dư phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
+ Có ý nghĩa cực kì quan trọng trong lịch sử Châu Âu và nhân loại, tạo ra những chuyển biến căn bản về kinh tế chính trị. Mở ra thời đại mới, thời đại bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
- GV chốt ý và cho HS ghi bài.
- GV phát vấn: Các em vừa tìm hiểu xong Cách mạng Tư sản Anh. Vậy qua cuộc cách mạng này các em có đúc kết gì về CMTS hay là các em có hiểu CMTS là gì?
- Nhiệm vụ của cách mạng: Lật đổ chế độ phong kiến đưa đất nước tiến lên TBCN.
- Giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng : TS và quý tộc mới
- Động lực của cuộc cách mạng: quần chúng nhân dân nhất là bình dân thành thị là động lực của cách mạng.
5 phút
30 phút
1. Cách mạng Hà Lan. (Đọc thêm).
2. Cách mạng tư sản Anh.
a. Tình hình nước Anh trước cách mạng.
- Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII nền kinh tế Anh phát triển mạnh:
+ Công nghiệp: xuất hiện nhiều CTTC (SX len dạ)
+ Thương nghiệp phát triển (buôn nô lệ và len dạ).
+ Nông nghiệp: Nghề nuôi cừu lấy lông phát triển.
- Xã hội:
+ Tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.
+ Nông dân mất ruộng đất trở thành vô sản.
- Chính trị: CĐPK cản trở sự kinh doanh làm giàu của TS và quý tộc mới.
=> Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ phong kiến ngày càng gay gắt.
b. Diễn biến cách mạng.
- Năm 1642 – 1648: Nội chiến ác liệt giữa vua và Quốc hội.
- Năm 1649: Xử tử Vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đỉnh cao.
- Năm 1653: Nền độc tài quân sự được thiết lập.
- Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.
c. Ý nghĩa.
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.
- Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
Củng cố kiến thức:
- Làm bài tập trắc nghiệm.
- GV cần cho HS nắm được cuộc cách mạng Tư sản Anh lại nổ ra dưới hình thức là nội chiến.
- GV cần nhấn mạnh cho HS hiểu về diễn biến cuộc cách mạng và tính chất ý nghĩa của cuộc mạng Tư sản Anh.
Bài tập về nhà:
- HS về nhà học bài.
- So sánh cuộc cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- Xem trước bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Giáo viên hướng dẫn Ngày soạn: 11/03/2018
Ngày duyệt: Người soạn
Chữ ký........................... (Ký tên)
Trần Thị Cẩm Tú
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 28 On tap_12328606.docx