Giáo án Lịch sử lớp 6 - Chủ đề: Khởi nghĩa hai Bà Trưng (năm 40)

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TRÊN LỚP

1. Ổn định lớp (2 phút)

- Kiểm tra sỉ số (1 phút)

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp, tổ chức tiết dạy (1 phút)

2. Kiểm tra (3 phút)

Kiểm tra bài cũ

? Em hãy trình bày tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc?

 Đáp án:

• Sự chuyển biến về kinh tế: từ đầu TNK I đến TK I TCN, ở nền văn hóa Đông Sơn, công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt, nhờ đó đất đai được khai phá ngày càng nhiều, nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dùng sức kéo trâu bò khá phát triển, sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.

• Sự chuyển biến về xã hội: từ thời Đông Sơn, mức độ phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng rõ nét. Các công xã thị tộc tan rã và các công xã nông thôn (làng – xóm) , các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

 

doc12 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 6 - Chủ đề: Khởi nghĩa hai Bà Trưng (năm 40), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40) TIẾT PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH: 19 NGÀY SOẠN: 14/10/2017 NGÀY DẠY: MỤC TIÊU Kiến thức Biết được Một số nét khái quát về tình hình Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến hết thế kỉ I: chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta (xóa tên nước ta, đồng hóa và bốc lột tàn bạo dân ta). Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: công cuộc chuẩn bị, sự ủng hộ của nhân dân, diễn biến, kết quả. Nguyên nhân thắng lợi và ý ghĩa lịch sử của cuộ khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hiểu được Những thay đổi của nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I TCN. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ. Lòng tự hào dân tộc và yêu thương Tổ quốc. Vận dụng Tinh thần đấu tranh dân tộc đã có từ rất sớm, không những chỉ có phái mạnh vùng lên đấu tranh mà phụ nữ vì dân tộc, vì đất nước cũng vẫn ra chiến trường chiến đấu. Lòng yêu thương dân tộc, tự hào về Tổ quốc. Sự biết ơn đối với Cha ông, các thế hệ đi trước đã hi sinh vì dân vì nước. Kĩ năng Rèn luyện năng lực quan sát. Rèn luyện kĩ năng phân tích, thuyết minh, nhận xét, đánh giá, hợp tác. Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ (bộ máy cai trị của nhà Hán). Thái độ Đầu tiên là dạy cho học sinh có lòng tự hào dân tộc, yêu mến quê hương, tinh thần yêu nước. Bồi dưỡng học sinh về những truyền thống dân dộc, biết ơn các thế hệ đi trước. Giáo dục cho học sinh ra sức phấn đấu học tập, để từ đó bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại mới CNH – HĐH đất nước. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Với chủ đề là: “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) đây là cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc đầu tiên dưới sự lãnh đạo của phụ nữ đó là hai chị em Trưng Trắc và Trung Nhị, đã đánh dấu một bước ngoặc trong lịch sử Việt Nam, nên học sinh cần nắm những nội dung quan trọng sau: Những thay đổi của nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I TCN. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ: công cuộc chuẩn bị, sự ủng hộ của nhân dân, diễn biến, kết quả. CHUẨN BỊ Hình thức và phương pháp dạy học Hình thức dạy học Dạy học trên lớp. Dạy học kiến thức mới. Kiểm tra kiến thức đã học Đặt câu hỏi về bài học cũ để kiểm tra kiến thức ? Em hãy trình bày tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc? Đáp án: Sự chuyển biến về kinh tế: từ đầu TNK I đến TK I TCN, ở nền văn hóa Đông Sơn, công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt, nhờ đó đất đai được khai phá ngày càng nhiều, nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dùng sức kéo trâu bò khá phát triển, sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện. Sự chuyển biến về xã hội: từ thời Đông Sơn, mức độ phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng rõ nét. Các công xã thị tộc tan rã và các công xã nông thôn (làng – xóm) , các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội dẫn đến đòi hỏi phải có các hoạt động trị thủy phục vụ sản xuất nông nghiệp và do yêu cầu phải có sự chỉ huy thống nhất để chống ngoại xâm. Đã đặt ra vấn đề phải có nhà nước để đáp ứng những đòi hỏi đó. Đây là những yến tố dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). Đặt nhiệm vụ cho học sinh: “Các em chú ý, theo dõi bài để tìm hiểu sự thay đổi của nhà nước Âu Lạc và sự bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để hiểu được những cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước ở nước ta.” (Đặt nhiệm vụ nhận thức cho học sinh, để HS chăm chú mghe giảng bài để tì hiểu rõ vấn đề). Dạy học kiến thức mới Nước Âu Lạc từ TK II TCN đến TK I có gì thay đổi? Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ. Ngoài ra GV còn cần chuẩn bị các phương tiện để sử dụng cho việc dạy bài học mới (sơ đồ, bảng đen, hình ảnh cùng việc đặt những câu hỏi liên quan đến bài học để hỏi và dạy cho học sinh, ngoài việc cung cấp các kiến thức cần thiết trên lớp thì còn nhằm phát triển năng lực cho học sinh, các kĩ năng, kĩ xão cần thiết để HS hoàn thiện về mặt kiến thức và nhân cách). Kiểm tra kiến thức đã học ? Câu hỏi ở thang đo hiểu: Em hãy trình bày cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Đáp án: Nguyên nhân: Sự áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán. Diễn biến: + Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (hà Tây). + Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong thời gian ngắn nghĩa quân đã làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa rồi Luy Châu. Kết quả: Thái thú Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, khởi nghĩa giành thắng lợi. Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí bất khuất của dân tộc thời đầu công nguyên. Báo hiệu các thế lực phong kiến miền Bắc không thể cái trị vĩnh viễn nước ta. Phương pháp dạy học Phương pháp thông tin – tái hiện lịch sử Miêu tả, tường thuật, kể chuyện Miêu tả, tường thuật: sơ đồ tổ chức bộ máy cai trị Châu Giao, nguyên nhân, diễn biến khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Kể chuyện: Trưng Trắc, Trưng Nhị. Sử dụng sơ đồ trực quan Lược đồ Nam Việt và Âu Lạc TK III TCN. Lược đồ Châu Giao. Sơ đồ tổ chức bộ máy cai trị Châu Giao. Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hình ảnh về tranh dân gian Hai Bà Trưng. Hình ảnh đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Nội, Hà Tây. Video clip về khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Phương pháp nhận thức lịch sử Sử dụng SGK và các tài liệu khác + SGK lớp 6, NXBGD, trang 47. + SGV lớp 6, NXBGD, trang 70. + Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử THCS, trang 24. Phương pháp đàm thoại, trao đổi Phương pháp sử dụng câu hỏi Đặt một số câu hỏi liên quan đến bài học để học sinh phát triển khả năng tìm hiểu bài, linh hoạt trong học tập, kích thích quá trình hoc tập. Ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp phát triển năng lực nhận thức (phương pháp bậc cao), đánh giá, so sánh và vận dụng lịch sử vào cuộc sống (liên hệ với câu giặc đến nhà đàn bà cũng đánh). Phương tiện dạy học Đối với giáo viên Phương án 1: Phương tiện truyền thống: phấn bảng, sơ đồ (Lược đồ Nam Việt và Âu Lạc TK III TCN, lược đồ Châu Giao, sơ đồ tổ chức bộ máy cai trị Châu Giao, lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hình ảnh về tranh dân gian Hai Bà Trưng, hình ảnh đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Nội, Hà Tây). Phương án 2: Phương tiện hiện đại: máy chiếu, giáo án điện tử, video clip về khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đối với học sinh + Đọc và tìm hiểu cuộc bùng nổ khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Tìm hiểu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TRÊN LỚP Ổn định lớp (2 phút) Kiểm tra sỉ số (1 phút) Kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp, tổ chức tiết dạy (1 phút) Kiểm tra (3 phút) Kiểm tra bài cũ ? Em hãy trình bày tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc? Đáp án: Sự chuyển biến về kinh tế: từ đầu TNK I đến TK I TCN, ở nền văn hóa Đông Sơn, công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt, nhờ đó đất đai được khai phá ngày càng nhiều, nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dùng sức kéo trâu bò khá phát triển, sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện. Sự chuyển biến về xã hội: từ thời Đông Sơn, mức độ phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng rõ nét. Các công xã thị tộc tan rã và các công xã nông thôn (làng – xóm) , các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội dẫn đến đòi hỏi phải có các hoạt động trị thủy phục vụ sản xuất nông nghiệp và do yêu cầu phải có sự chỉ huy thống nhất để chống ngoại xâm. Đã đặt ra vấn đề phải có nhà nước để đáp ứng những đòi hỏi đó. Đây là những yến tố dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Giới thiệu bài mới (3 phút) Ở bài trước, các em đã biết do chủ quan thiếu phòng bị nên An Dương Vương đã làm mất nước vào năm 179 TCN. Sau đó nhà Hán đã cai trị nước ta bằng những chính sách tàn bạo, đẩy nhân dân ta đến trước những thử thách nghiêm trọng, đất nước bị mất tên, dân tộc cũng có nguy cơ bị đồng hóa. Nhưng nhân dân ta quyết không chịu sống trong cảnh nô lệ, đã liên tục nổi dậy, mở đầu la cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn, tiêu biểu cho ý chí bất khuất của dân tộc ta thời kì đầu Công Nguyên, vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay. Dạy bài mới (32 phút) THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC KIẾN THỨC CƠ BẢN 12 phút * Hoạt động 1 (CL) ?Thất bại của An Dương Vương đã để lại hậu quả như thế nào? (thang đo hiểu, phương pháp sử dụng câu hỏi, kĩ thuật công não). ! Nước Âu Lạc mất đất, mất tên và trở thành 1 bộ phận đất đai của TQ. Từ đó các triều đại phong kiến TQ thay nhau thống trị đô hộ nước ta hơn 1000 năm, 1000 năm bắc thuộc. - Treo lược đồ Nam Việt và Âu Lạc TK III TCN, lược đồ Châu Giao. ! Năm 111 TCN nhà Hán đánh Nam Việt. Nhà Triệu chống cự không nổi và bị tiêu diệt, đất đai Âu Lạc chuyển sang tay nhà Hán. Nhà Hán chia nước ta thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam) gộp với 6 quận của TQ thành Châu Giao. (phương pháp đàm thoại trao đổi). ! Thủ phủ của Châu Giao đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành- Bắc Ninh) và nhà Hán xây dựng bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. - Chia lớp thành 4 nhóm cùng nhau thảo luận (4 nhóm)? Điền các chức quan vào sơ đồ bộ máy cai trị của nhà Hán. ? Em hiểu thứ sử, đô uý, thái thú là gì. ! Treo sơ đồ chức bộ máy cai trị Châu Giao. + Thứ sử là 1chức quan do bọn phong kiến TQ đặt ra để trông coi 1số quận, hoặc đứng đầu bộ máy cai trị ở nước phụ thuộc. + Thái thú, đô uý: là chức quan do bọn phong kiến TQ đặt ra để trông coi 1quận.- Thái thú coi chính trị . Đô uý coi quân sự. (CL) ? Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của TQ thành Châu Giao nhằm mục đích gì.(phương pháp sử dụng câu hỏi). ! Muốn chiếm đóng lâu dài, xoá tên nước ta, biến nước ta thành quận, huyện của TQ. (CL)? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại của nhà Hán. ! Nhà Hán mới bố trí được người cai trị từ cấp quận, còn cấp huyện, xã chúng chưa thể với tới nên buộc phải để người Âu Lạc trị dân như cũ. Sau khi xây dựng xong bộ máy cai trị nhà Hán ra sức bóc lột vơ vét của cải của nhân dân ta. (CL) ? Nhà Hán đưa người Hán sang Châu Giao nhằm mục đích gì. ! Đồng hoá dân ta, đồng hoá có nghĩa là làm thay đổi bản chất, làm cho giống như của mình. (CL)? Em có nhận xét gì về ách thống trị của nhà Hán. ! Đối sử tàn tệ, dã man, thâm độc dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Hán, ND ta đã nổi dậy khởi nghĩa. (CN) Nước Âu Lạc mất đất, mất tên và trở thành 1 bộ phận đất đai của TQ. (Đại diện nhóm) -Thứ sử -Thái thú -Đô úy -Lạc tướng Muốn chiếm đóng lâu dài, xoá tên nước ta, biến nước ta thành quận, huyện của TQ. (CN) Nhà Hán mới bố trí được người cai trị từ cấp quận, còn cấp huyện, xã chúng chưa thể với tới nên buộc phải để người Âu Lạc trị dân như cũ. (CN) Đồng hoá dân ta, đồng hoá có nghĩa là làm thay đổi bản chất, làm cho giống như của mình. (CN) Đối sử tàn tệ, dã man, thâm độc 1/Nước Âu Lạc từ thế kỷ II trước công nguyên đến thế kỷ I có gì thay đổi? - Năm 179 TCN Triệu Đà sát nhập nước Âu Lạc và Nam Việt, chia Âu lạc làm 2 quận. - Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc, chia Âu Lạc làm 3 quận, gộp với 6 quận của TQ thành Châu Giao. - Bộ máy cai trị của nhà Hán từ trung ương đến địa phương. Thứ sử Thái thú Đô Úy (chính trị) (quân sự) Lạc tướng Lạc tướng * Ách thống trị của nhà Hán. + Bắt dân ta nộp các loại thuế:muối,sắt. + Cống nạp nặng nề: ngọc trai, sừng tê giác, ngà voi + Đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta theo phong tục Hán. =>Âm mưu đồng hóa dân tộc ta. 20 phút * Hoạt động 2: (CL)? Vì sao 2 gia đình lạc Tướng ở Mê Linh và Chu Diên lại liên kết với nhau để chuẩn bị nổi dậy.(phương pháp sử dụng câu hỏi, kĩ thuật công não, câu hỏi dạng hiểu) ! Vì ách đô hộ tàn bạo của nhà Hán làm cho dân ta căm phẫn muốn nổi dậy chống lại. Đó chính là nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa. Ngoài ra thì còn nguyên nhân là Thi Sách chồng Trưng Trắc bị giết. - Đọc 4 câu thơ. “Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”. (CL)? Qua 4 câu thơ trên, em hãy cho biết mục đích của cuộc khởi nghĩa.(phương pháp sử dụng câu hỏi, câu hỏi dạng hiểu, kĩ thuật công não). !Trước là giành độc lập cho Tổ quốc, nối lại sự nghiệp vua Hùng, sau là trả thù cho chồng. - Treo lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đồng thời giảng về diễn biến của cuộc khởi nghĩa.(sử dụng đồ dùng trực quan). (CL)? Theo em khắp nơi kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì. !Ách thống trị của nhà Hán đối với nhân dân ta khiến mọi người đều căm giận và nổi dậy chống lại. Cuộc khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ. (CL)? Kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa. ! Thái thú Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, khởi nghĩa giành thắng lợi.Dưới ách thống trị Hán, nhân dân ta nổi dậy đấu tranh, điển hình là cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý trí bất khuất của DT thời kỳ đầu công nguyên. - Sau hơn hai thế kỉ PK phương Bắc cai trị, nhân dân ta đã giành được độc lập. - Mở rộng: Đọc lời bình của nhà sử học Lê Văn Hưu (Sgk-49). (CL)? Những nguyên nhân nhân nào dẫn đến thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)?(phương pháp sử dụng câu hỏi) ! Sự hưởng ứng của nhân dân cả nước. - Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý trí bất khuất của DT thời kỳ đầu công nguyên. - Báo hiệu các thế lực PKPB không thể cai trị vĩnh viễn nước ta. - Treo ảnh về Hình ảnh về tranh dân gian Hai Bà Trưng. Hình ảnh đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Nội, Hà Tây.(sử dụng đồ dùng trực quan). Cung cấp thêm thông tin về nơi hiện tại thờ Hai Bà Trưng. (CN)Vì ách đô hộ tàn bạo của nhà Hán làm cho dân ta căm phẫn muốn nổi dậy chống lại. Đó chính là nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa.) (CN)Trước là giành độc lập cho Tổ quốc, nối lại sự nghiệp vua Hùng, sau là trả thù cho chồng. (CN)Ách thống trị của nhà Hán đối với nhân dân ta khiến mọi người đều căm giận và nổi dậy chống lại. Cuộc khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ. (CN)Thái thú Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, khởi nghĩa giành thắng lợi. (CN)- Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý trí bất khuất của DT thời kỳ đầu công nguyên. - Báo hiệu các thế lực PKPB không thể cai trị vĩnh viễn nước ta. 2/Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ. * Nguyên nhân: - Sự áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán. * Diễn biến: - Mùa xuân năm 40 Hai BàTrưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). - Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong thời gian ngắn nghĩa quân đã làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa rồi Luy Lâu * Kết quả: Thái thú Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, khởi nghĩa giành thắng lợi. * Nguyên nhân thắng lợi: - Sự hưởng ứng của nhân dân cả nước. * Ý nghĩa: - Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý trí bất khuất của DT thời kỳ đầu công nguyên. - Báo hiệu các thế lực PKPB không thể cai trị vĩnh viễn nước ta. 5.Kết thúc bài học (5 phút) Củng cố: (3 phút) 1. - Kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa ? => Dưới ách thống trị Hán, nhân dân ta nổi dậy đấu tranh, điển hình là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý trí bất khuất của DT thời kỳ đầu công nguyên. 2. - Đọc câu nói của Lê Văn Hưu. ? Em có nhận xét gì về câu nói đó. => Dưới ách thống trị của nhà Hán nhân dân ta sẵn sàng nổi dậy, đánh đổ bọn giặc xâm lược, tinh thần yêu nước cao độ và cuộc khởi nghĩa này cảnh báo thế lực PK phương Bắc không thể cai trị nước ta vĩnh viễn được. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: (2 phút) - Học thuộc bài. - Đọc trước bài 18. Vẽ lược đồ H 44.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 17 Cuoc khoi nghia Hai Ba Trung nam 40_12305175.doc
Tài liệu liên quan