Giáo án Lịch sử lớp 6 - Tiết 20 đến tiết 28

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

Qua bài giảng giúp HS hiểu rằng: quá trình thành lập và phát triển nước Cham pa, từ nước Lâm ấp ở huyện Tượng Lâm đến một quốc gia lớn mạnh sau này, có lúc Cham pa tấn công cả Đại Việt (Cham pa là một bộ phận của đất nước Việt Nam ngày nay).

Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hoá của Cham pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X

2. Về tư tưởng, tình cảm:

HS nhận thức sâu sắc rằng: Người Cham pa là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

 3. Kĩ năng:

Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ lịch sử.

Kỹ năng đánh giá phân tích sự kiện lịch sử

 

B. NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP.

I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 

II. ỔN ĐỊNH LỚP.

1. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi:

 1. Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi ?

 2. Trình bày cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722) (dùng lược đồ trình bày).

3. Trình bày cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng ?

 

doc25 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 6 - Tiết 20 đến tiết 28, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc lập dân tộc, thể hiện truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc, ta ngay từ buổi bình minh lịch sử, đặc biệt là truyền thống đánh giặc của phụ nữ Việt Nam" Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh". 4. Dặn dò học sinh: Yêu cầu học sinh học theo những câu hỏi cuối bài. _______________________________ Tuần 22 Ngày soạn 23/ 01/ 2009 Tiết 22. Bài 19. Từ sau trưng Vương đến trước lý nam đế (Giữa thế kỷ I - giữa thế kỷ VI) A. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương, phong kiến Trung Quốc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta thành một bộ phận của Trung Quốc (sắp xếp bộ máy cai trị, tổ chức) bắt dân ta sống theo lối Hán, luật Hán, chính sách đồng hoá của chúng được thực hiện triệt để trên mọi phương diện. - Chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại phong kiến Trung Quốc nhằm biến nước ta thành thuộc địa của Trung Quốc và xoá bỏ sự tồn tại của dân tộc ta. 2. Kĩ năng: - HS biết phân tích, đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc. - Biết tìm nguyên nhân vì sao dân ta không ngừng đấu tranh chống ách áp bức của phong kiến phương Bắc. B. Nội dung - phương pháp. I. đồ dùng dạy học. - Lược đồ “ Âu Lạc thế kỷ I - III” Ii. ổn định lớp. 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: 1. Trình bày bằng lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của nhân dân ta (42- 43)? 2. Vì sao nhân dân ta đã lập hàng trăn đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi trên đất nước ? 2 . Bài mới: Giới thiệu bài: Do lực lượng quá chênh lệch, mặc dù nhân dân ta chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, cuối cùng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thất bại, đất nước ta lại bị phong kiến phương Bắc cai trị. GV nhấn mạnh những nét chính của chế độ cai trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc, qua đó thấu hiểu thêm cảnh khổ nhục của nhân dân ta thời Bắc thuộc. Hoạt động 1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV dùng lược đồ Âu Lạc để trình bày cho HS rõ những vùng đất của châu Giao. GV gọi 1 học sinh đọc mục 1 trang 52, 53 SGK, sau đó đặt câu hỏi để HS trả lời:? Thế kỷ I châu Giao gồm những vùng đất nào ? ? Đầu thế kỷ III, chính sách cai trị của phong kiến Trung Quốc đối với nước ta có gì thay đổi ? (Bởi vì thế kỷ III nhà Đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị phân chia thành 3 quốc gia nhỏ là Nguỵ, Thục, Ngô). ? Em hãy cho biết miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận nào của châu Giao ? ? Theo em, từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán có sự thay đổi gì trong chính sách cai trị ? ( Trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Lạc tướng (người đứng đầu huyện là người Việt, đến thế kỷ III Huyện lệnh là người Hán)). ? Em có nhận xét gì về sự đổi thay này? ? Ngoài nạn thuế mà nặng nề, nhân dân ta còn phải chịu ách bóc lột nào khác của phong kiến phương Bắc ? (GV cho HS đọc đoạn in nghiêng trang 53 để HS thấy rõ nhà Hán đã nhận xét chính sách đô hộ của quan lại nhà Hán đối với dân ta và thái độ của dân ta với sự bóc lột nặng nề đó). ? Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ ? ? Ngoài việc đàn áp bóc lột thuế má, bắt dân ta cống nạp, phong kiến Trung Quốc còn thực hiện những chính sách gì ? ? Vì sao phong kiến Trung Quốc muốn “đồng hoá” dân ta ? - HS trả lời: Gồm 6 quận của Trung Quốc (Quảng Châu- Trung Quốc ngày nay) và 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. - HS: Đến thế kỷ III, Nhà Ngô tách châu Giao thành : Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ). - HS: Âu lạc cũ gồm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. - HS: Nhà Hán trực tiếp nắm tới cấp huyện, Huyện lệnh là người Hán. - Chúng đánh nhiều loại thuế để bóc lột dân ta, đặc biệt là thuế muối và sắt. - HS: Nhà Hán thắt chặt hơn bộ máy cai trị đối với dân ta. - HS: Dân ta hàng năm phải cống nạp các sản vật quý như: sừng tê, ngà voi, vàng, bạc, châu báu, Chúng còn bắt cả thợ khéo về nước. Thứ sử Tôn Tư bắt hàng nghìn thơh thủ công sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh). - HS: Chính sách bóc lột rất tàn bạo, đẩy người dân vào cảnh khốn cùng, đó là nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa sau này. - HS: Chúng đưa người Hán sang châu Giao sinh sống. “Đồng hoá” dân ta bằng cách: Bắt dân ta học chữ Hán, sống theo phong tục Hán. - HS: Vì chúng muốn biến nước ta thành quận, huyện thuộc Trung Quốc. Hoạt động 2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV gọi HS đọc mục 2 trang 53, 54 SGK. ? Vì sao nhà Hán nắm độc quyền về sắt? ? Mặc dù nghề sắt bị hạn chế nhưng nghề này ở châu Giao vẫn phát triển, tại sao ? ? Căn cứ vào đâu, em khảng định rằng nghề sắt ở châu Giao vẫn phát triển ? ? Những chi tiết nào chứng tỏ nông nghiệp châu Giao vẫn phát triển ? ? Ngoài nghề nông người châu Giao còn biết làm những nghề gì khác? ? Thương nghiệp trong thời kỳ này như thế nào? - HS: Công cụ bằng sắt mang lại hiệu quả lao động cao, kinh tế phát triển. Vũ khí sắt có hiệu quả chiến đấu cao hơn. Chúng độc quyền sắt nhằm kìm hãm làm cho nền kinh tế của ta không phát triển được, chúng sẽ dễ bề thống trị hơn; và ta cũng không rèn đúc được nhiều vũ khí sắt, chúng dễ đàn áp hơn. - HS: Nghề sắt phát triển để rèn ra những công cụ sắc bén để phục vụ lao động sản xuất, rèn đúc vũ khí các loại để bảo vệ an ninh quốc gia. - HS: các chi tiết phát hiện trong các di chỉ mộ cổ và truyền thuyết Thánh Gióng - HS: Họ dùng trâu, bò cày; cấy lúa 2 vụ; có đê phòng lụt; biết trồng cây ăn quả; công cụ bằng sắt phát triển. - HS: Người châu Giao biết làm những nghề thủ công như: rèn sắt, làm gốm, tráng men và vẽ trang trí trên đò gốm rồi mới đem nung. Sản phẩm gốm ngày càng nhiều chủng loại: nồi, vò, bát, đĩa, gạch, ngói, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Nghề dệt phát triển; - HS: Thương nghiệp khá phát triển, đã xuất hiện các chợ làng, chợ lớn một số thương nhân nước ngoài đã đến buôn bán, 3. Củng cố bài: GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi cuối bài: ? Tại sao nói chính sách đàn áp của phong kiến phương Bắc đối với Giao Châu là rất hà khắc và tàn bạo? 4. Dặn dò học sinh: Yêu cầu học sinh học theo những câu hỏi cuối bài. _______________________________ Tuần 23 Ngày soạn 05/ 02/ 2009 Tiết 23. Bài 20. Từ sau trưng Vương đến trước lý nam đế (Giữa thế kỷ I - giữa thế kỷ VI) (tiếp theo) A. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: Qua bài giảng cho học sinh hiểu được: - Cùng với sự phát triển kinh tế tuy chậm chạp ở các thế kỷ I- VI, xã hội ta có nhiều chuyển biến sâu sắc: do chính sách cướp ruộng đất và bóc lột nặng nề của bọn đô hộ, tuyệt đại đa số nông dân công xã nghèo thêm, một số ít rơi vào địa vị người nông dân lệ thuộc và nô tỳ. Bọn thống trị người Hán cướp đoạt ruộng đất, bắt dân ta phải cày cấy; một số quý tộc cũ người Âu Lạc trở thành hào trưởng, tuy có cuộc sống khá giả, nhưng vẫn bị xem là kẻ bị trị. - Trong cuộc đấu tranh chống chính sách “đồng hoá” của người Hán, tổ tiên ta đã kiêm trì bảo vệ tiếng Việt, phong tục tập quán, nghệ thuật của người Việt. - Những nét chính về nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. 2. Về tư tưởng, tình cảm: - Giáo dục lòng tự hào dân tộc ở khía cạnh văn hoá, nghệ thuật. - Giáo dục lòng biết ơn Bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành độc lập dân tộc. 3. Kĩ năng: - HS làm quen với phương pháp phân tích. - Làm quen với việc nhận thức lịch sử thông qua biểu đồ. B. Nội dung - phương pháp. I. đồ dùng dạy học. - “Sơ đồ phân hoá xã hội” phóng to. - Sưu tập ảnh đền thờ Bà Triệu và lược đồ nước ta ở thế kỷ III. Ii. ổn định lớp. 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: 1. Chế độ cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi ? 2. Trình bày những biểu hiện mới của nông nghiệp nước ta (thế kỷ I đến thế kỷ VI) ? 2 . Bài mới: (tiếp theo) Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã học những chuyển biến về kinh tế của đất nước trong các thế kỷ I – VI. Chúng ta nhận biết : tuy bị thế lực phong kiến đô hộ tìm mọi cách kìm hãm, nhưng nền kinh tế của nước ta vẫn phát triển, dù là chậm chạp. Từ sự chuyển biến của kinh tế, đã kéo theo những chuyển biến trong xã hội, vậy, các tầng lớp xã hội thời Văn Lang - Âu Lạc đã chuyển biến thành các tầng lớp mới thời kỳ đô hộ như thế nào ? Vĩ sao lại xảy ra cuộc khởi nghĩa năm 248 ? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa đó. Hoạt động 3. Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỷ I - VI. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV dùng sơ đồ phân hoá xã hội trang 55 SGK đã phóng to để HS dễ theo dõi ? Quan sát vào sơ đồ, em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta ? GV: Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI người Hán thâu tóm quyền lực vào tay mình, trực tiếp nắm các huyện, từ huyện trở xuống là người Việt cai quản. GV yêu cầu HS đọc nửa cuối trang 55 SGK và đặt câu hỏi: ? Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách văn hoá thâm độc như thế nào để cai trị dân ta ? ? Theo em chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích gì ? ? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và nói tiếng nói của tổ tiên ? HS quan sát sơ đồ. - HS: * Thời Văn Lang- Âu Lạc xã hội Âu Lạc đã phân hoá thành 3 tầng lớp: quý tộc; nông dân công xã; nô tì. - Xã hội đã phân biệt giàu nghèo, sang hèn. * Thời kỳ đô hộ: Quan lại đô hộ (phong kiến Trung Quốc nắm quyền thống trị); địa chủ Hán cước đất của dân ngày càng giàu lên nhanh chóng và có quyền lực lớn; Địa chủ Việt và quý tộc Âu Lạc bị mất quyền thống trị trở thành các hào trưởng địa phương, họ có thế lực ở địa phương nhưng vẫn bị quan lại và địa chủ Hán chèn ép. Họ là lực lượng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống bọn phong kiến phương Bắc; Nông dân công xã bị chia thành nông dân công xã và nông dân lệ thuộc; Nô tì là tầng lớp thấp hèn nhất của xã hội. -HS: Chúng mở một số trường dạy chữ Hán ở các quận. Đồng thời chúng đã đưa Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta. - HS: Phong kiến phương Bắc muốn đồng hoá dân ta, bắt dân ta học chữ Hán, nói tiếng Hán, sống theo phong tục Hán. Nhưng dân ta vẫn nói tiếng Việt, sống theo phong tục Việt, nhuộm răng, ăn trầu, bánh trưng, bánh dày, - HS: Chính quyền đô hộ mở trường học dạy chữ Hán, song tầng lớp trên mới có quyền cho con theo học còn tuyệt đại đa số nhân dân lao động không có quyền cho con ăn học, do vậy họ vẫn giữ được tiếng nói và phong tục tập quán của tổ tiên. Mặt khác tiếng nói và phong tục tập quán Việt đã được hình thành lâu đời, vững chắc, nó trở thành bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Việt, có sức sống bất diệt. Hoạt động 4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248): Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV gọi HS đọc mục 4 trang 56, 57 SGK và đặt câu hỏi: * ? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ? ? Em hãy giới thiệu vài nét hiểu biết của mình về Bà Triệu ? ? Em hiểu như thế nào về câu nói của Bà Triệu (được in nghiêng) trong SGK ? * Diễn biến khởi nghĩa. ? Khi ra trận trông Bà Triệu như thế nào ? ? Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? * Kết quả: ? ý nghĩa: -HS: Dưới sách thống trị tàn bạo của quân Ngô, nhân dân ta rất khốn khổ đã nổi dậy đấu tranh. -HS: Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, em gái Triệu Quốc Đạt- một hào trưởng ở miền núi huyện Quan Yên thuộc quận Cửu Chân (nay là huyện Thiệu Yên tỉnh Thanh Hoá.. - HS: Bà Triệu có ý chí đấu tranh rất kiên cường để giành độc lập dân tộc, không chịu làm nô lệ cho quân Ngô, bà nguyện hy sinh hạnh phúc cá nhân cho độc lập dân tộc. - HS trả lời: + Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc- Thanh Hoá). + Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quân Ngô ở quận Cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu làm cho quân Ngô rất lo sợ. - HS: Trông oai phong lẫm liệt: mắc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi để chỉ huy quân sỹ. - HS: Sau khi nghe tin cuộc khởi nghĩa bùng nổ, nhà Ngô đã sai Lục Dận đem 6000 quân sang Giao Châu. Chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân nên cuộc khởi bị thất bại. - HS: Cuộc khởi nghĩa thất bại chủ yến là do: Lược qua chênh lệch. Quân Ngô mạnh, nhiều mưu kế hiểm độc. - Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa lịch sử to lớn: khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành lại độc lập dân tộc. 3. Củng cố bài: GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi cuối bài: ? Những nét mới về văn hoá nước ta trong thế kỷ I đến thế kỷ VI là gì ? ? Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. 4. Dặn dò học sinh: Yêu cầu học sinh học theo những câu hỏi cuối bài và hiểu được ý nghĩa của bài ca dao (đã đóng khung). ______________________________ Tuần 24 Ngày soạn 16/ 02/ 2009 Tiết 24. Bài tập Lịch sử A. Mục đích yêu cầu. Giúp học sinh ôn luyện lại những kiến thức đã học. Bước đầu khai thác kênh hình (tranh, ảnh và lược đồ, biểu đồ lịch sử ). - Biết liên hệ với kiến thức bộ môn khác (môn Mỹ thuật) vào học tập lịch sử. - Rèn kỹ năng khai thác tranh, ảnh, lược đồ và bản đồ lịch sử, đóng vai nhân vật lịch sử. - Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động học tập theo sự hướng dẫn của GV. B. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh. - Tranh cuộc sống của bầy người nguyên thuỷ. - Lược đồ các quốc gia cổ đại. - Giấy trong, máy chiếu. - Bút dạ, phiếu học tập. C. Tiến trình bài dạy. 1. Dạy học bài mới: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1. Vẽ “Cây lịch sử” - Giao nhiệm vụ cho nhóm - Hướng dẫn thảo luận nhóm. - Yêu cầu các nhóm trình bày qua máy chiếu. - Yêu cầu các nhóm cùng chia sẻ kết quả làm việc của nhóm.trình bày - Nhận xét, kết luận. - Nhận nhiệm vụ, ngồi theo vị trí nhóm. - Tham gia thảo luận. - Thống nhất ý kiến, ghi kết quả vào giấy trong. - Trình bày qua máy chiếu. - Giữa các nhóm cùng trao đổi. - Nêu ý kiến phản hồi với GV (nếu có). Hoạt động 2: Khai thác tranh, ảnh lịch sử. - Giới thiệu tranh “Bầy người nguyên thủy ”. - Hướng dẫn HS những điểm cần chú ý khi khai thác nội dung tranh, ảnh lịch sử. - Nhận xét, chốt lại. - Quan sát. - Suy nghĩ và trả lời. Hoạt động 3: Khai thác lược đồ. - Giới thiệu lược đồ các quốc gia cổ đại. - Yêu cầu học sinh xác định vị trí các quốc gia cổ đại trên lược đồ. - Hướng dẫn HS cùng chia sẻ tự rút ra những điểm cần chú ý khi khai thác bản đồ, lược đồ. - Nhận xét, chốt lại. - Quan sát. - Nhận nhiệm vụ, thực hiện theo yêu cầu. - Nghe, suy nghĩ và trả lời. Hoạt động 4: Làm bài tập trắc nghiệm khách quan - Đưa nội dung bài tập lên trên máy chiếu. - Giao nhiệm vụ. - Đưa ra đáp án. - Yêu cầu HS cùng trao đổi kết quả của GV. - Nhận xét, chốt lại. - Nhận nhiệm vụ, hoàn thành theo yêu cầu của bài tập. - Quan sát, ghi chép. - Phản hồi với GV (nếu có). Hoạt động 5: Đóng vai nhân vật lịch sử. - Yêu cầu HS nhắc lại những hiểu biết về giai cấp chủ nô và nô lệ. - Phân vai. - Tổ chức trò chơi. - Suy nghĩ và trả lời - Thực hiện đóng vai. 2. Củng cố, dặn dò: - Tổ chức trò chơi: giải ô chữ để tìm từ chìa khoá. - Phổ biến luật chơi. - Đánh giá kết quả. __________________________________ Tuần 25 Ngày soạn / 02/ 2009 Tiết 25. Bài 21. khởi ngHiã Lý Bí Nước Vạn Xuân ( 542- 602 ) A. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: Đầu thế kỷ VI, nước ta chịu sự thống trị của nhà Lương, chúng thực hiện chế độ áp bức, bóc lột tàn bạo, đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Tuy diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện Giao Châu, quân Lương 2 lần đưa quân sang chiếm đều bị thất bại. Lý Bí xưng Đế và lập nước Vạn Xuân có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử dân tộc. 2. Về tư tưởng, tình cảm: - Sau hơn 600 năm chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc, khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi, nước Vạn Xuân ra đời chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta. 3. Kĩ năng: - HS biết nhận thức rõ nguyên nhân của sự kiện. - Biết đánh giá sự kiện lịch sử. - Tiếp tục rèn luyện cho các em kỹ năng cơ bản về đọc bản đồ lịch sử. B. Nội dung - phương pháp. I. đồ dùng dạy học. - Lược đồ “Khởi nghĩa Lý Bí ” phóng to. Ii. ổn định lớp. 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: 1. Xã hội Việt Nam từ thế kỷ I đến thế Kỷ VI biến đổi như thế nào ? (trình bày bằng sơ đồ) 2. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248)? 2 . Bài mới: Giới thiệu bài: Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đất nước ta tiếp tục bị phong kiến phương Bắc thống trị. Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Lương, nhân dân ta quyết không cam chịu cuộc sống nô lệ, đã vùng lên theo Lý Bí tiến hành cuộc khởi nghĩa và đã giành được thắng lợi, nước Vạn Xuân ra đời. Trong bìa này, chúng ta sẽ tìm hiểu nhũng nguyên nhân nào đã dẫn đến khởi nghĩa, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa. Hoạt động 1. Nhà Lương siét chặt ách đô hộ như thế nào ? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV yêu cầu HS đọc mục I trang 58 SGK và đặt câu hỏi. ? Khi đô hộ nước ta, nhà Lương đã chia lại các đơn vị hành chính như thế nào ? ? Chúng phân chia như vậy nhằm mục đích gì? ? Cùng với việc chianhỏ nước ta, nhà Lương đã thi hành chính sách quan lại như thế nào ? * GV cho HS quan sát một số bức tranh và hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi sau: ? Nhà Lương đã thi hành chính sách thế khoá như thế nào ? ? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương ? ? Qua tìm hiểu phần I, em hãy cho biết nguyên nhân nổ ra cuộc khởi nghĩa của Lý Bí? * GV dẫn dắt: Lý Bí là ai? Cuộc khởi nghĩa đã diễn ra như thế nào? Đóng góp của cuộc khởi nghĩa và công lao của ông đối với sự phát triển lịch sử dân tộc ra sao ? Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu mục 2. - HS: Chúng chia nhỏ đơn vị hành chính ở nước ta thành: + Giao Châu (Bắc Bộ). + ái Châu (Thanh Hóa). + Đức Châu, Lợi Châu, Ninh Châu (Nghệ Tĩnh). + Hoàng Châu (Quảng Ninh). - HS: Chia nhỏ nước ta để dễ bề cai trị. - HS: Thực hiện chế độ “sĩ tộc”. Chỉ sử dụng những tôn thất và những người thuộc dòng họ lớn giữ chức vụ quan trọng trọng bộ máy nhà nước. Thể hiện sự phân biệt, đối xử gay gắt > mục đích cuối cùng của kẻ đi xâm lược là vơ vét thật nhiều của cải. - HS: Thứ sử Tiêu Tư rất tàn bạo. Hắn đã đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý nặng nề, tàn bạo. - HS: Hà khắc và tàn bạo hơn các triều đại trước. - ách cai trị tàn bạo của nhà Lương. - Lòng yêu nước, khát vọng độc lập tự chủ của nhân dân ta. > Đó chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Lý Bí. Hoạt động 2. Khởi nghĩa Lý Bí . Nước Vạn Xuân thàng lập. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ? Em biết gì về Lý Bí? ? Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng khởi nghĩa Lý Bí ? ? Dưới sự lãnh đạo của Lý Bí, cuộc khởi nghĩa đã diễn ra như thế nào ? ? Dựa vào lược đồ, em hãy tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo ? ? Em có nhận xét gì về phần trình bày của bạn ? ? Sau khi đánh bại quân Lương, Lý Bí đã tiến hành công việc gì ? ? Em hiểu thế nào về ý nghĩa của việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân và tên hiệu của mình là Nam Đế ? ? Sau khi Lý Bí lên ngôi Hoàng đế tổ chức nhà nước Vạn Xuân như thế nào ? Dựa vào SGK và lược đồ, trả lời các câu hỏi của GV . - HS: Sau thắng lợi, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, hiệu là Thiên Đức, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). - HS: Thể hiện khát vọng độc lập, cuộc sống thanh bình, no ấm muôn đời của nhân dân ta. - HS: Lý Nam Đế thành lập triều đình với 2 ban: văn, võ; Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc; Đứng đầu ban văn là Tinh Thiều. Đứng đầu ban võ là Phạm Tu. Đây là bộ máy nhà nước phong kiến độc lập trung ương tập quyền sơ khai. 3. Củng cố bài: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: ? Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí ? ? Sau khi đánh bại quân Lương, Lý Bí đã tiến hành công việc gì ? ? Tại sao Lý Bí xưng Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân ? 4. Dặn dò học sinh: Yêu cầu học sinh học theo những câu hỏi cuối bài. ______________________________ Kiểm tra 15 phút A. Đề bài. Phần I. Trắc nghiệm (4, 0 điểm): Chọn và ghi lại đáp án đúng trong các câu trả lời dưới đây: Câu 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm ? Mùa xuân năm 40 . Mùa xuân năm 42 . Mùa xuân năm 43 . Câu 2 . Đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ ? Bình gốm tráng men . Vải tơ chuối . Lưỡi cày đồng . Câu 3 . Nhà Hán đưa người Hán sang ở nước ta nhằm : Lấn chiếm đất đai . Đe doạ tinh thần . Thực hiện chính sách “ Hán hoá ” . Câu 4 .Sau khi lên ngôi, Lý Bí đã đặt tên nước là: Nam Việt; B- Đại Việt C- Vạn Xuân. D- Đại Cồ Việt. Phần II. Tự luận (6,0 điểm). Câu hỏi Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi ? B. Đáp án: Phần 1. Trắc nghiệm: Câu 1. Đáp án A; Câu 2. Đáp án B; Câu 3. Đáp án C; Câu 4. Đáp án C. Phần 2. Tự luận: Trả lời: - Nghề sắt phát triển (rèn dụng cụ lao động và vũ khí). - Biết dùng trâu bò để cày bừa; có đê phòng lụt; Biết cấu 2 vụ; Trồng nhiều cây ăn quả. - Biết làm những nghề thủ công: - Nghề dệt phát triển - Xuất hiện các chợ làng, chợ lớn - Ngoại thương phát triển: Một số thương nhân nước ngoài đã vào buôn bán _______________________________ Tuần 26 Ngày soạn / 03/ 2009 Tiết 26. Bài 22. khởi ngHiã Lý Bí Nước Vạn Xuân ( 542- 602 ) A. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: Qua bài giảng HS cần hiểu được: Khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, các thế lực phong kiến Trung Quốc (nhà Lương, nhà Tuỳ) đã huy động lực lượng lớn sang xâm lược nước ta, hòng lập lại chế độ đô hộ. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống quân Lương trải qua 2 thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất do Lý Bí lãnh đạo, thời kỳ thứ hai do Triệu Quang Phục lãnh đạo, đây là cuộc chiến đấu không cân sức, Lý Bí phải rút lui dần trao quyền chỉ huy chiến đấu cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục đã xây dựng căn cứ Dạ Trạch, sử dụng lối đánh du kích, đánh đuổi quân xâm lược giành chủ quyền cho đất nước. Đến thời Hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tổ), nhà Tuỳ huy động một lực lượng lớn sang xâm lược, cuộc kháng chiến của nhà tiền Lý bị thất bại, nước Vạn Xuân lại rơi vào ách thống trị của bọn phong kiến phương Bắc. 2. Về tư tưởng, tình cảm: - Giáo dục cho học sinh ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. 3. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện cho HS kỹ năng đọc bản đồ lịch sử. B. Nội dung - phương pháp. I. đồ dùng dạy học. - Lược đồ “Khởi nghĩa Lý Bí ” phóng to. Ii. ổn định lớp. 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: 1. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý ? 2. Tại sao Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân ? 2 . Bài mới: Giới thiệu bài: Mùa xuân năm 544, cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã thành công. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân với hy vọng đất nước, dân tộc sẽ được trường tồn. Nhưng tháng 5 năm 545, phong kiến phương Bắc , lúc này là triều đại nhà Lương và sau đó là nhà Tuỳ, dã đem quân sang xâm lược trở lại nước ta. Đây là cuộc chiến đấu không cân sức. Nhân dân ta đã chiến đấu dũng cảm, nhưng cuối cùng không tránh khỏi thất bại. Hoạt động 3. Chống quân Lương xâm lược. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV yêu cầu HS đọc mục 3 trang 60 SGK và đặt câu hỏi. ? Em hãy tường thuật những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Lương ? * GV mô tả hồ Điển Triệt và diễn biến cuộc chiến đấu theo SGK ? Theo em, thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không ? Tại sao ? - HS: Sau hai lần thất bại, tháng 5/ 545 nhà Lương cử Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu và Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ bộ vào nước ta. Quân ta do Lý Nam Đế chỉ huy, kéo quân đến vùng Lục Đầu giang (Hải Dương) để đánh địch. Ta yếu hơn địch nên phải rút lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Tại đây, nhiều cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra Quân địch kéo đến ngày càng đông, thành bị vỡ. Lý Bí thua to, phải rút quân về Gia Ninh, rồi rút tiếp về Tân Xương. Năm 546, Lý Bí đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt. - HS:Năm 548 Lý Nam Đế mất - HS: Không phải, vì cuộc chiến đấu của nhân dân ta còn tiếp diễn dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục. Hoạt động 4. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS đọc mục 4 SGK trang 61 ? Em biết gì về Triệu Quang Phục ? - GV yêu cầu HS đọc phần mô tả về vùng Dạ Trạch trong SGK và đặt câu hỏi. ? Theo em vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng ? - GV dùng lược đồ mô tả những nét chính của cuộc kháng chiến. - GV nói thêm : Thấy đánh mãi không tiêu diệt được quân ta, Trần Bá Tiên thất vọng, Nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên nhân đó bỏ về nước. Nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công, đánh tan quân xâm lược. ? Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo ? - HS: Triệu Quang Phục là con trai của Triệu Túc là một tướng trẻ có tài, - HS: Triệu Quang Phục phát hiện ra những ưu điểm của Dạ Trạch là vùng đầm lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm,.. rất lợi hại cho cuộc chiến tranh du kích và phát triển lực lượng, - HS: Cuộc kháng chiến của Triệu Quang Phục kết thúc thắng lợi năm 550. - HS: Được nhân ủng hộ; biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng; Nhà Lương chán nản, luôn luôn bị độn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSu 6. Chuong III.doc