2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
*Diễn biến:
- Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta.
- Ngô Quyền cho quân dùng thuyền nhẹ nhử địch vào cửa sông lúc thủy triều lên.
- Khi thủy triều rút, quân ta dốc toàn lực tấn công, quân Nam Hán rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn, Hoằng Tháo bị giết tại trận.
12 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 6 - Tiết 31 – Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/03/2018
Tiết 31 – Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này. HS sẽ đạt được:
Kiến thức
- HS biết được tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết và những việc làm của Ngô Quyền.
- HS biết được diễn biến chính trận đánh trên sông Bạch Đằng.
- HS hiểu được hiểu rằng: Đây là trận thủy chiến đầu tiên chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta và thắng lợi cuối cùng đã thuộc về nhân dân ta.
- HS hiểu được rằng chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát SGK.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và chỉ lược đồ lịch sử.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá, phân tích, tổng hợp.
- Rèn luyện kỹ năng xác định nguyên nhân sự kiện, biết đánh giá sự kiện.
- Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm.
Thái độ
- Giáo dục HS lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc.
- Ngô Quyền là anh hùng dân tộc là người có công lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc.
Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống,
- Năng lực đặc thù bộ môn: năng lực đánh giá nhận xét sự kiện lịch sử, năng lực chỉ lược đồ lịch sử,
Phương pháp dạy học trên lớp
- Các phương pháp dạy học được áp dụng như thuyết trình, giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp kiến thức, động não, trình bày,.
Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
Giáo viên
- Bản đồ, tranh trận Bạch Đằng năm 938.
- Tranh Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng, tranh lăng Ngô Quyền ở Hà Tây.
- Video, clip về Ngô Quyền chiến thắng trên sông Bạch Đằng.
- Phiếu thảo luận nhóm, bút dạ.
Chuẩn bị của học sinh
- Vở ghi, SGK lịch sử 6.
- Đọc trước bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp ( 1 phút)
- Chào hỏi.
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
Lớp
Ngày dạy
Tiết
Sĩ số
Ghi chú
6A0
6A1
6A2
6A3
Kiểm tra bài cũ (có thể không cần kiểm tra)
Hoạt động dạy học
*Hoạt động khởi động (4 phút)
- GV cho HS xem video, clip về Ngô Quyền và chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938.
- Dẫn dắt vào bài mới: Kế tục sự nghiệp giành độc lập tự chủ của những người đi trước, Ngô Quyền đã đứng lên tiếp tục giành độc lập chủ quyền cho dân tộc, bằng sự chuẩn bị kĩ lưỡng và kế hoạch quân sự độc đáo, Ngô Quyền đã làm nên trận Bạch Đằng lịch sử năm 938. Hôm nay cô và các con sẽ cùng đi tìm hiểu bài 27.
*Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào? (20 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản cần đạt
? Đọc đoạn in nghiêng thứ nhất mục 1 SGK/73 và cho biết những hiểu biết của em về Ngô Quyền ?
Kiến thức mở rộng về Ngô Quyền: Ngô Quyền là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi. Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, “có trí dũng”. Khi Ngô Quyền vừa mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, tướng mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Ngô Quyền lớn lên, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ. Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền là 1 vị tướng giỏi, có nhiều công lao, nên được Dương Đình Nghệ tin yêu và gả con gái cho.
GV: Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết, đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.
? Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì ?
èGV chốt ý:
+) Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để diệt Kiều Công Tiễn, trừ hậu họa.
+) Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng ( bởi vì việc xây dựng nền tự chủ đang được tiến hành thì năm 937, Kiều Công Tiễn làm phản, giết chết Dương Đình Nghệ).
GV: Hành động của Kiều Công Tiễn đã khiến cho nhân dân cả nước căm giận. Biết Dương Đình Nghệ có người con rể tài ba lỗi lạc, sợ bị trả thù. Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ 2.
? Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán. Hành động đó cho thấy điều gì ?
èGV chốt ý:
Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực của nhà Nam Hán để chống lại Ngô Quyền đoạt bằng được chức Tiết độ sứ. Hành động đó là hành động “cõng rắn cắn gà nhà”.
GV cho HS hoạt động nhóm theo tổ (4 phút) : 4 tổ thi với nhau, tổ nào xong trước sẽ được nhận phần thưởng
Kế hoạch của quân Nam Hán
Chuẩn bị của Ngô quyền
GV sửa bài nhóm
GV: trình bày quá trình xâm lược nước ta của quân Nam Hán và sự chuẩn bị của Ngô Quyền trên lược đồ và chiếu cho HS xem những hình ảnh liên quan về sự chuẩn bị của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng.
? Vì sao Ngô Quyền quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi quyết chiến với quân Nam Hán ?
èGV chốt ý: Vì sông Bạch Đằng là nơi có địa hình hiểm trở, hai bên toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, thủy triều lên xuống mạnh, lòng sông rộng và sâu. Nếu biết tận dụng “thiên thời, địa lợi” này thì có thể thắng địch.
? Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào ?
èGV chốt ý:
+) Kế hoạch của Ngô Quyền:
Chủ động: đón đánh quân xâm lược.
Độc đáo: biết lợi dụng thủy triều lên, xuống.Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng. Tập hợp 3 yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
- HS đọc bài
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
- HS lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
- HS hoạt động nhóm
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS suy nghĩ trả lời
- HS suy nghĩ trả lời
Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào ?
a, Bối cảnh lịch sử
- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ è Ngô Quyền kéo quân ra Bắc.
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán
b, Kế hoạch của quân Nam Hán
- Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta.
- Vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn, sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
c, Chuẩn bị của Ngô Quyền
- Ngô Quyền tiến quân vào thành Đại La giết chết Kiều Công tiễn.
- Chủ động đón đánh quân Nam Hán.
- Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.
*Hoạt động 2: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (15 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản cần đạt
GV: yêu cầu HS quan sát lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
GV: trình bày tóm tắt diễn biến trên lược đồ.
GV: Mời HS lên trình bày diễn biến
? Quan sát hình 56 SGK em có nhận xét gì về thuyền của ta và của quân Nam Hán ?
èGV chốt ý:
Thuyền giặc to càng không thể thoát khỏi trận địa, thuyền ta nhỏ dễ luồn lách chủ động xông vào tiêu diệt giặc.
? Kết quả cuộc chiến như thế nào ?
èGV chốt ý:
Quân Nam Hán thua, vua Nam Hán hạ lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.
GV: Cho đến nay trận Bạch Đằng diễn ra vào ngày nào cụ thể chưa xác định rõ, chỉ biết trận Bạch Đằng diễn ra vào cuối năm 938.
GV cho HS thảo luận nhóm 2 bàn 1 nhóm( 3 phút)
+) Vì sao nói trận Bạch Đằng 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ?
+) Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần 2 ?
GV mời 1, 2 nhóm lên trình bày
èGV chốt ý:
+) Trận Bạch Đằng 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc vì : chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của đất nước.
+) Ngô Quyền đã huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
GV cho HS xem tranh ảnh về lăng Ngô Quyền
GV mời HS đọc lời đánh giá của nhà sử học Lê Văn Hưu về công lao của Ngô Quyền.
GVKL:
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc và tự xưng Vương, đưa Dương Thị (cọn gái Dương Đình Nghệ) làm hoàng hậu. Thành Cổ Loa là kinh đô cũ của nước Âu Lạc thời An Dương Vương được Ngô Quyền chọn làm kinh đô của vương quốc độc lập thế kỷ X. Đó là một việc làm có ý nghĩa nêu cao truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc. Nhân dân ta đời đời biết ơn công lao của vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền.
Không chỉ quê hương của Ngô Quyền mà tại thành phố Hải Phòng (bên cạnh dòng sông Bạch Đằng lịch sử) cũng có những ngôi đền và đình tưởng nhớ Ngô Quyền.
Kiến thức mở rộng: Hằng năm cứ đến ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ vua Ngô Quyền, nhân dân trong vùng lại tưởng nhớ công ơn của ông – vị vua “đã mở nước xưng vương”, kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở đầu một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho lịch sử dân tộc.
HS quan sát
HS lắng nghe
HS trình bày
- HS suy nghĩ trả lời
- HS suy nghĩ trả lời
- HS thảo luận nhóm
- HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến
- HS quan sát
- HS đọc lời đánh giá
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
*Diễn biến:
- Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta.
- Ngô Quyền cho quân dùng thuyền nhẹ nhử địch vào cửa sông lúc thủy triều lên.
- Khi thủy triều rút, quân ta dốc toàn lực tấn công, quân Nam Hán rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn, Hoằng Tháo bị giết tại trận.
*Kết quả:
- Quân Nam Hán thua.
- Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi.
*Ý nghĩa:
Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài.
4, Củng cố bài học (5 phút)
- GV dặn dò HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 27 Ngo Quyen va chien thang Bach Dang nam 938_12329764.docx