Giáo án Lịch sử lớp 6 - Trường Trung học cơ sở Mỹ Thủy

1 – Kiến thức :

- HS hiểu : Nước ta có quá trình lịch sử lâu đời, là một trong những quê hương của loài người

- Trải qua hàng chục vạn năm là quá trình người tối cổ đã chuyển thành người tinh khôn trên đất nước ta, sự phát triển này phù hợp với quy luật phát triển chung của thế giới

- Thông qua sự quan sát các công cụ, giúp HS phân biệt và hiểu được giai đoạn phát triển của người nguyên thủy trên đất nước ta

2 – Tư tưởng :

- Bồi dưỡng cho HS ý thức tự hào dân tộc, lịch sử lâu đời của đất nước ta

- HS biết trân trọng quá trình lao động của ông cha cải tạo con người , cải tạo thiên nhiên, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng phong phú và tốt đẹp hơn

3 – Kỹ năng :

- Rèn luyện cho HS biết quan sát tranh ảnh lịch sử và rút ra nhận xét so sánh

4 - Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, quan sát, nhận biết

- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, năng lực sử dụng tranh ảnh và những hiện vật cụ thể từ đó rút ra nhận xét.

 

doc70 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 6 - Trường Trung học cơ sở Mỹ Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y Lạp và Rôma đã có những đóng góp gì về văn hóa? Những thành tựu đó có ý nghĩa gì? ( 7 điểm) Câu 2: Tại sao gọi nhà nước phương Đông là nhà nước chuyên chế? ( 3 điểm) ĐÁP ÁN ĐỀ A: Câu 1: HS trả lời các ý: - Biết làm lịch và sáng tạo ra dương lịch, chính xác hơn: 1 năm có 365 ngày và 6 giờ, chia thành 12 tháng ( 1 điểm) - Họ sáng tạo ra hệ chữ : a, b, c có 26 chữ cái, gọi là hệ chữ cái Latinh, đang được dùng phổ biến ngày nay ( 1 điểm) - Họ đạt được nhiều thành tựu về khoa học + Phát triển cao, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này ( 1 điểm) + Một số nhà khoa học nổi tiếng: Talet, Pitago(Toán học); Acsimet (Vật lí); Platon, Arixtoot( Triết học).......... ( 1 điểm) - Văn học cổ Hy Lạp phát triển rực rỡ với những bộ sử thi nổi tiếng: Iliat, Ôđixê ( Hoome)..... ( 1 điểm) - Hy Lạp và Rôma có những công trình kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng ( 1 điểm) + Đền Pactênông ( Aten) + Tượng lực sĩ ném đĩa + Tượng thần vệ nữ + Đấu trường Cô-li-dê ở Rôma * Ý nghĩa : - Những thành tựu văn hóa cổ đại là di sản đồ sộ cho toàn thế giới ( 0,5 điểm) - Chứng tỏ khả năng chinh phục thiên nhiên của con người là bất tận ( 0,5 điểm) Câu 2: HS trả lời - Xã hội phương Tây có hai giai cấp chủ nô và nô lệ, chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ [ xã hội chiếm hữu nô lệ ( 3 điểm) ĐỀ B Câu 1: HS trả lời các ý: - Biết làm lịch và sáng tạo ra dương lịch, chính xác hơn: 1 năm có 365 ngày và 6 giờ, chia thành 12 tháng ( 1 điểm) - Họ sáng tạo ra hệ chữ : a, b, c có 26 chữ cái, gọi là hệ chữ cái Latinh, đang được dùng phổ biến ngày nay ( 1 điểm) - Họ đạt được nhiều thành tựu về khoa học + Phát triển cao, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này ( 1 điểm) + Một số nhà khoa học nổi tiếng: Talet, Pitago(Toán học); Acsimet (Vật lí); Platon, Arixtoot( Triết học).......... ( 1 điểm) - Văn học cổ Hy Lạp phát triển rực rỡ với những bộ sử thi nổi tiếng: Iliat, Ôđixê ( Hoome)..... ( 1 điểm) - Hy Lạp và Rôma có những công trình kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng ( 1 điểm) + Đền Pactênông ( Aten) + Tượng lực sĩ ném đĩa + Tượng thần vệ nữ + Đấu trường Cô-li-dê ở Rôma * Ý nghĩa : - Những thành tựu văn hóa cổ đại là di sản đồ sộ cho toàn thế giới ( 0,5 điểm) - Chứng tỏ khả năng chinh phục thiên nhiên của con người là bất tận ( 0,5 điểm) Câu 2: HS trả lời Nhà nước chuyên chế là nhà nước do Vua đứng đầu có quyền hành cao nhất, có quyền đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội, được coi là người đại diện của thần thành ở trần gian. Những quan lại bên dưới chỉ là những người giúp việc cho vua. ( 3 điểm) 3/ Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Nội dung 1(5') - Gọi HS đọc phần 1 ? Những dấu vết của người tối cổ được phát hiện ở đâu ? Nội dung 2(10') ? Người tối cổ và người tinh khôn có những điểm gì khác nhau ? ? Em có nhận xét gì về công cụ của người tinh khôn ? ? Em có nhận xét gì về tổ chức xã hội của người tinh khôn ? Nội dung 3(10') HS các tổ đưa bảng so sánh đã chuẩn bị ở nhà về sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây - Đọc - HS cả lớp tái hiện lại kiến thức HS TB, yếu kém ( Đa dạng phong phú) ( Có ý thức dòng họ, tổ chức xã hội cao hơn ) - HS thảo luận nhóm hình thành bảng nội dung so sánh 1- Những dấu vết của người tối cổ - Cách đây 3-4 triệu năm người ta tìm thấy người tối cổ - Ở Đông Phi, Đảo Giava, Bắc Kinh 2- Những điểm khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn - Về con người: hình dáng, đôi tay, khối óc - Về công cụ lao động : + Người tối cổ: những mảnh tước đá ghè đẽo thô sơ + Người tinh khôn: đá, sừng, tre, gỗ - Về tổ chức xã hội: + Người tối cổ: bầy đàn + Người tinh khôn: thị tộc 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây Bảng so sánh các quốc gia cổ đại Phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây : Nội dung Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc cổ đại phương Tây Quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc Hy Lạp, Rô Ma Địa bàn xuất hiện Lưu vực các dòng sông lớn Trên các bán đảo, đồi núi đá vôi, thung lũng Nền tảng kinh tế Sản xuất nông nghiệp Thủ công nghiệp và thương nghiệp Các tầng lớp xã hội Quý tộc (vua, quan), nông dân, nông nô Chủ nô, nô lệ Nhà nước Nhà nước chuyên chế ( vua nắm mọi quyền hành) Nhà nước dân chủ chủ nô Thành tựu văn hóa -Tìm ra lịch và thiên văn, chữ tượng hình, giỏi hình học, tìm ra chữ số 0 và số π = 3,14 - Xây Kim tự tháp (Ai Cập) và Ba-bi- lon ( Lưỡng Hà) - Sáng tạo ra dương lịch, bảng chữ cái a-b-c, thành tựu về khoa học( Toán học, Vật lí, Sử học, Địa lí), đền Pác-nê-ông, đấu trường Cô-li-dê............ Ý nghĩa của các thành tựu - Những di sản văn hóa cổ đại phong phú, đa dạng, sáng tạo và có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc với trình độ cao của con người hồi đó, nó không chỉ có giá trị đến ngày nay - Văn hóa cổ đại đã để lại những kiệt tác khiến người đời sau thán phục. Thành tựu của nền văn hóa cổ đại còn đặt nền móng cho sự phát triển của văn minh nhân loại sau này. Trong khi hoàn thiện bảng kiến thức GV có hệ thống câu hỏi để khắc sâu kiến thức cơ bản. Ví dụ : - Nêu tên những con sông lớn ở các quốc gia cổ đại Phương Đông? - Giai cấp chủ nô, nô lệ có đời sống như thế nào ? - Em hiểu như thế nào là nhà nước chuyên chế ? 3. Củng cố (4') HS làm bài tập : Nối nội dung cột B với cột A sao cho đúng : Hình thành thiên niên kỷ I công nguyên Hình thành ở lưu vực các dòng sông Xã hội có 2 giai cấp : Chủ nô và nô lệ XH có giai cấp : Quí tộc, nông dân, nô lệ Hình thành ở vùng núi, xen kẽ là các thung lũng được biển bao bọc, nhiều vịnh Nhà nước chuyên chế Chế độ chiếm hữu nô lệ, nhà nước Dân chủ chủ nô Hình thành vào khoảng cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ III trước CN Các quốc gia cổ đại Phương Đông Các quốc gia cổ đại phương Tây 4. Dặn dò(1') : Về nhà hoàn thành lại tất cả các bài tập vào vở. Chuẩn bị tiết sau bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta + Thời nguyên thủy trên đất nước ta chia làm mấy giai đoạn ? + Những dấu tích của người nguyên thủy trên đất nước ta được tìm thấy ở đâu? D. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X Chương I: BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA Ngày soạn: 18/10/2017 Ngày dạy: 21/10/2017 Tiết 8 : THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA A – MỤC TIÊU 1 – Kiến thức : - HS hiểu : Nước ta có quá trình lịch sử lâu đời, là một trong những quê hương của loài người - Trải qua hàng chục vạn năm là quá trình người tối cổ đã chuyển thành người tinh khôn trên đất nước ta, sự phát triển này phù hợp với quy luật phát triển chung của thế giới - Thông qua sự quan sát các công cụ, giúp HS phân biệt và hiểu được giai đoạn phát triển của người nguyên thủy trên đất nước ta 2 – Tư tưởng : - Bồi dưỡng cho HS ý thức tự hào dân tộc, lịch sử lâu đời của đất nước ta - HS biết trân trọng quá trình lao động của ông cha cải tạo con người , cải tạo thiên nhiên, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng phong phú và tốt đẹp hơn 3 – Kỹ năng : - Rèn luyện cho HS biết quan sát tranh ảnh lịch sử và rút ra nhận xét so sánh 4 - Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, quan sát, nhận biết - Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, năng lực sử dụng tranh ảnh và những hiện vật cụ thể từ đó rút ra nhận xét. B – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Hộp phục chế - Tài liệu phục vụ nội dung bài học 2. Học sinh: sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi C – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1 – Kiểm tra bài cũ (7') Em hãy kể tên các quốc gia lớn thời cổ đại Những thành tựu văn hóa lớn thời cổ đại 2 – Giới thiệu bài : 3- Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Nội dung 1(13') GV giải thích khái niệm “dấu tích”: cái còn lại của thời xa xưa, của quá khứ tương đối xa. GV treo hình minh họa và giới thiệu vài nét cảnh quan nước ta thời xưa. ? Tại sao cảnh quan đó phù hợp với người nguyên thủy? Gv gọi HS đọc SGK ? Người tối cổ là người như thế nào ? ? Di tích người tối cổ tìm thấy ở đâu trên đất nước ta? HS cả lớp - Dùng lược đồ để chỉ các địa điểm tìm thấy dấu tích ? Vì sao răng của người tối cổ vừa mang đặc điểm răng người vừa mang đặc điểm răng vượn ? GV yêu cầu HS quan sát Hình 19 SGK và nêu nhận xét về công cụ đá của người tối cổ ? Em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ? Nội dung 2(10') GV giới thiệu cho học sinh biết về quá trình chuyển từ người tối cổ sang người tinh khôn ( kiến thức đã học) ? Hãy nhắc lại những đặc điểm của người tinh khôn? ? Di tích người tinh khôn tìm thấy ở đâu? ? Công cụ chủ yếu là gì ? ? Những công cụ này có đặc điểm gì ? HS cả lớp ? Em có nhận xét gì về công cụ ở hai hình ? ? Do đâu có sự thay đổi đó ? ? Sự thay đổi đó có ý nghĩa như thế nào? Nội dung 3(10') ? Giai đoạn phát triển của người tinh khôn vào thời gian nào? Họ sống ở đâu ? HS chỉ trên bản đồ những nơi có người tinh khôn sinh sống ? Công cụ của người tinh khôn giai đoạn này gồm những gì ? ? So sánh hình 20 với hình 21. 22, 23 em có nhận xét gì ? ? Những công cụ ấy có tác dụng gì ? ? So với giai đoạn đầu, giai đoạn phát triển của người tinh không có gì mới ? ? Tại sao có sự tiến bộ về công cụ và sự tiến bộ đó đó đưa đến điều gì? Lắng nghe Xem hình (vì họ sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên) Đọc sgk HS TB trả lời (HS nhắc lại kiến thức đã học ở bài trước: Người tối cổ vẫn còn những dấu tích của loài vượn( trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm nhô ra phía trước, trên người có 1 lớp lông bao phủ...). đi bằng 2 chân, 2 chi trước biết cầm nắm, hộp sọ và thể tích não đã phát triển, biết sử dụng và chế tạo công cụ lao động) ( vì họ còn ăn sống nuốt tươi) Trả lời HS khá giỏi Lắng nghe HS TB yếu kém Trả lời Trả lời Quan sát hình 19 và hình 20 ( Có sự thay đổi cho thấy sự tiến bộc của công cụ lao động) HS TB yếu kém HS quan sát hình 21, 22, 23 HS khá giỏi HS quan sát mẫu vật Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời 1 – Những dấu tích của người tối cổ tìm thấy ở đâu ? - Tìm thấy dấu tích người tối cổ ở : Hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên ( Lạng Sơn) thấy răng của người tối cổ - Ở Núi Đọ , Quan Yên ( Thanh Hóa), Xuân Lộc ( Đồng Nai) tìm thấy công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập - Người tối cổ còn sống ở Nghệ An, Yên Bái * Việt Nam là một trong những quê hương của loài người 2 - Ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống như thế nào ? - Cách đây 3 đến 2 vạn năm người tối cổ trở thành người tinh khôn - Di tích : Mái đá Ngườm ( Thái Nguyên ) Sơn Vi ( Phú Thọ) và nhiều nơi khác như Lai Châu. Sơn La, Thanh Hóa, Bắc Giang...... - Công cụ : những hòn cuội ghè đẽo thô sơ có hình thù rõ ràng -> Cuộc sống tiến bộ hơn người tối cổ 3 –Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới - Giai đoạn phát triển của người tinh khôn cách đây 12.000 đến 4000 năm, người tinh khôn sống ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình ), Quỳnh Văn ( Nghệ An) - Công cụ : + Đá cuội , xương, sừng lưỡi cuốc đá, đồ gốm + Công cụ đá được mài lưỡi cho sắc, có vai - Trong quá trình lao động con người không ngừng cải tiến-> năng suất cao- diện tích mở rộng cuộc sống được cải thiện- chỗ ở định cư lâu dài nhờ đó đời sống con người mới tốt hơn. 4. Củng cố bài(4') - Thời nguyên thủy trên đất nước ta chia làm mấy giai đoạn ? 2 giai đoạn: + Người nguyên thủy ( sống cách đây hàng triệu năm) + Người tinh khôn ( sống cách đây hàng vạn năm) - Em hiểu được những gì qua câu nói của Bác Hồ đóng khung ở cuối bài: Người Việt phải biết lịch sử nước Việt, biết rõ quá trình phát triển qua các giai đoạn đê hiểu và rút kinh nghiệm của quá khứ, sống trong hiện tại tốt đẹp và hướng tới tương lai rực rỡ hơn. - Giải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo 5/ Dặn dò(1') - Về nhà lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta theo mẫu: thời gian, địa điểm chính, công cụ - Làm bài tập vào vở - Đọc và chuẩn bị trước bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta (Tìm hiểu đời sống vật chất và đời sống tinh thần) D. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 25/10/2017 Ngày dạy: 28/10/2017 Tiết 9 : ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA A- MỤC TIÊU 1- Kiến thức : - HS hiểu được ý nghĩa quan trọng của những đổi mới trong đời sống vật chất của người Việt cổ thời kỳ văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn - HS hiểu tổ chức XH đầu tiên của người nguyên thủy và ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ 2- Tư tưởng : - Bồi dưỡng cho HS ý thức về lao động và tinh thần cộng đồng 3- Kỹ năng : - Bồi dưỡng kỹ năng quan sát tranh ảnh, hiện vật, rút ra những nhận xét, so sánh 4 - Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, quan sát, nhận biết - Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, năng lực sử dụng tranh ảnh và những hiện vật cụ thể từ đó rút ra nhận xét. B- CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Hộp phục chế - Tài liệu phục vụ nội dung bài giảng 2. Học sinh: Đọc kĩ bài mới. C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- Ổn định lớp 2- Kiểm tra bài cũ(5') - Nêu những giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy trên đất nước ta ( Thời gian, địa điểm, công cụ) ? 3- Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Nội dung 1(15') Gọi HS đọc mục 1 SGK, xem hình 25 SGK Cho HS quan sát một số công cụ đá chế bản ? Trong quá trình sinh sống, người nguyên thủy Việt Nam đã làm gì để nâng cao năng suất lao động? ? Công cụ chủ yếu làm bằng gì? (đá) ? Công cụ ban đầu của người nguyên thủy thời Sơn Vi được chế tác như thế nào ? ? Đến thời Hòa Bình – Bắc Sơn người nguyên thủy chế tác như thế nào ? ? Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ đá ? ? Ý nghĩa quan trọng của kĩ thuật mài đá và làm đồ gốm? ? Nghề chủ yếu của họ là gì ? ? Việc trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa gì? ? Em hãy nêu những điểm mới về công cụ sản xuất và phát triển kinh tế của người Hòa Bình – Bắc Sơn ? ? Do đâu có những đặc điểm mới đó ? ? Điều này có ý nghĩa như thế nào ? ? Họ sống ở đâu ? *Tiểu kết mục 1: Trong quá trình sinh sống, người nguyên thủy luôn biết cải tiến công cụ lao động làm cho năng suất lao động tăng lên, cuộc sống ngày càng ổn định hơn. Nội dung 2(10') HS đọc mục 2 SGK ? Người nguyên thủy Hòa Bình – Bắc Sơn sống như thế nào ? ? Vì sao em biết họ định cư lâu dài? ? Quan hệ của họ ? ? Em hiểu như thế nào là thị tộc mẫu hệ? ? Việc sống thành thị tộc và bước đầu có tổ chức xã hội có ý nghĩa như thế nào ? ? Vì sao họ tôn người mẹ lên làm chủ? *Tiểu kết mục 2: Thời VH Hòa Bình- Bắc Sơn người nguyên thủy sống thành từng nhóm ở một nơi ổn định, tôn vinh người mự lớn tuổi nhất làm chủ. Đó là thời kì thị tộc mẫu hệ Nội dung 3(10') ? Ngoài việc làm công cụ sản xuất họ còn biết làm gì ? ? Sự xuất hiện của đồ trang sức có ý nghĩa như thế nào ? ?Vì sao người xưa chôn công cụ theo người chết? ? Những chi tiết đó chứng tỏ điều gì ? GV kết luận: * Cuộc sống của người thời Hoà Bình- Bắc Sơn- Hạ Long đã khác trước nhiều: nhờ trồng trọt, chăn nuôi nên cuộc sống dần ổn định, ngày càng tiến bộ. Cuộc sống phong phú hơn ( thị tộc mẫu hệ), tốt đẹp hơn. Con người bắt đầu quan tâm đến đời sống tinh thần thể hiện ở việc làm đẹp bản thân và bày tỏ tình cảm đối với người chết. Đó là một bước tiến đáng kể trong sự phát triển của loài người. HS đọc mục 1 SGK, xem hình 25 SGK HS quan sát một số công cụ đá chế bản ( cải tiến công cụ lao động) Trả lời Trả lời HS TB yếu kém HS khá giỏi (phải có kĩ thuật cao hơn, tạo hình-> nung) HS khá giỏi (tăng thêm nguyên liệu và loại hình đồ dùng cần thiết) HS thảo luận nhóm ( con người tự tạo ra thức ăn cần thiết, cuộc sống ổn định hơn, ít phụ thuộc vào thiên nhiên) 1 nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét Trả lời Trả lời Lắng nghe Đọc HS TB yếu kém trả lời ( những lớp vỏ sò ốc, xương thú dày 3-4m) HS Yếu kém Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời ( vì công việc người phụ nữ nhiều hơn đàn ông) Lắng nghe HS quan sát một số đồ trang sức bằng đá chế bản . quan sát hình 26,27 HS TB yếu kém ( họ có nhu cầu làm đẹp) ( vì họ quan niệm chết là sang thế giới bên kia và con người vẫn phải lao động để sống) HS thảo luận nhóm theo bàn Cho 1 HS đại diện trả lời .Một số HS khác nhận xét bổ sung 1-Đời sống vật chất - Người tinh khôn thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về chế tác công cụ - Từ thời Sơn Vi đến Hòa Bình, Bắc Sơn người nguyên thủy luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất lao động - Họ biết mài đá, rìu mài vát một bên, bôn chày có chuôi để tra cán - Họ dùng tre gỗ, sừng xương làm công cụ - Họ biết làm gốm - Nghề nông : Trồng trọt chăn nuôi-> tạo ra nhiều thức ăn và lương thực cần thiết - Công cụ được chế tác tinh xảo hơn Năng xuất lao động tăng lên - Họ sống trong hang động và các túp lều bằng cỏ hoặc lá cây 2- Tổ chức xã hội - Thời kỳ văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn người nguyên thủy sống hành từng nhóm trong hang động, những vùng thuận tiện, ở một nơi ổn định - Những người cùng chung huyết thống sống chung với nhau gọi là thị tộc . - Đưa người mẹ lớn tuổi nhất làm chủ . Đó là thời kỳ thị tộc mẫu hệ-> đây là tổ chức đầu tiên của loài người - Họ đã có tổ chức xã hội 3- Đời sống tinh thần - Người tối cổ đã biết chế tác và sử dụng đồ trang sức, biết vẽ những hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình - Họ chôn công cụ sản xuất theo người chết - Có sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội -> Đời sống của người nguyên thủy phong phú hơn 4. Củng cố(4') * Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài - Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình- Bắc Sơn? - Những điểm mới trong tổ chức xã hội và đời sống tinh thần? 5. Dặn dò(1') - Làm hết bài tập trong SGK, học bài cũ - Chuẩn bị đầy đủ kiến thức tiết sau kiểm tra 1 tiết D. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Ngày soạn: 01/11/2017 Ngày dạy: 04/11/2017 Tiết 10: KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử của thế giới cổ đại và bước đầu lịch sử nước ta. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đã điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau. - Theo yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên từ đó có thể điều chỉnh phương pháp hình thức dạy học nếu thấy cần thiết 1/ Về kiến thức : Yêu cầu HS cần đạt : - Yêu cầu HS kể tên được các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây - Sự ra đời và quá trình phát triển của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây - HS hiểu được thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ (các quốc gia cổ đại phương Đông) và nhà nước chuyên chế ( các quốc gia cổ đại phương Tây) - HS nắm được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta trong buổi đầu lịch sử.. Ý nghĩa của những việc mà họ đã làm được. 2/ Về kĩ năng : Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giḠsự kiện. 3/Về tư tưởng, thái độ, tình cảm: - Kiểm tra, đánh giḠthái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử - Bồi dưỡng cho HS về tinh thần lao động và ý thức cộng đồng 4 - Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: viết bài, trình bày vấn đề - Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giḠsự kiện. II. HÌNH THỨC ĐỂ KIỂM TRA Hình thức tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao Lich sử thế giới cổ đại Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Các quốc gia này hình thành ở đâu và từ bao giờ. Hiểu thế nào là nhà nước chuyên chế, xã hội chiếm hữu nô lệ Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: 1 3.0 30 % 1 2 20% 2 5 50 % Buổi đầu lịch sử nước ta Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta - Giải thích được sự tiến bộ cua công cụ lao động của người tinh khôn trong giai đoạn phát triển - Ý nghĩa của việc người nguyên thủy biết trồng trọt và chăn nuôi Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: 1 4 40% 1 1 10% 2 5 50% T/số câu: T/số điểm Tỉ lệ % 1 3.0 30% 2 6.0 60% 1 1.0 10% 4 10.0 100% IV. ĐỀ KIỂM TRA Đề A: Câu 1: Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ? ( 3 điểm) Câu 2: Em hiểu thế nào là nhà nước chuyên chế? ( 2 điểm) Câu 3: Nêu những nét chính về đời sống vật chất của người nguyên thủy trên đất nước ta? ( 4 điểm) Câu 4: Tại sao công cụ lao động của Người tinh khôn trong giai đoạn phát triển lại có sự tiến bộ mới? ( 1 điểm) Đề B: Câu 1: Kể tên các quốc gia cổ đại phương Tây? Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu và từ bao giờ? (3 điểm) Câu 2: Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ? (2 điểm) Câu 3: Nêu những nét chính về đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta (4 điểm) Câu 4: Việc người nguyên thủy biết trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa gì? ( 1 điểm) V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỂ A Câu 1: ( 3 điểm) HS Trả lời đầy đủ các ý - Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc (1điểm) - Hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Sông Nin, sông Trường Giang, sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng (1điểm) - Các quốc gia này hình thành từ cuối TNK IV đến đầu TNK III TCN (1điểm) Câu 2: ( 2 điểm) HS trả lời được: - Nhà nước chuyên chế là nhà nước do nhà vua đứng đầu có quyền hành cao nhất. Vua có quyền đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội, giải quyết mọi việc........ (1điểm) - Những quan lại bên dưới chỉ là những người giúp việc cho vua (1điểm) Câu 3: ( 4 điểm) HS nêu đầy đủ các ý: - Từ thời Sơn Vi đến Hòa Bình, Bắc Sơn người nguyên thủy luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất lao động (0,5điểm) - Họ biết mài đá, rìu mài vát một bên bôn chày có chuôi để tra cán (0,5điểm) - Họ dùng tre gỗ, sừng xương làm công cụ (0,5điểm) - Họ biết làm gốm (0,5điểm) - Nghề nông : Trồng trọt chăn nuôi-> tạo ra nhiều thức ăn và lương thực cần thiết (0,5điểm) - Ngoài thú rừng săn được, họ còn nuôi thêm chó lợn (0,5điểm) - Công cụ được chế tác tinh xảo hơn Năng xuất lao động tăng lên (0,5điểm) - Họ sống trong hang động và các túp lều bằng cỏ hoặc lá cây (0,5điểm) Câu 4: ( 1 điểm) HS trả lời được - Đầu óc họ phát triển hơn, họ thấy cần cải tiến công cụ lao động mài cho sắc để dễ làm hơn, lao động có hiệu quả hơn, tìm ra nhiều thức ăn hơn mới đảm bảo cho sự tồn tại của cuộc sống của mình, ít phụ thuộc vào thiên nhiên. Đề B Câu 1: (3 điểm) HS trả lời đầy đủ các ý - Các quốc gia cổ đại phương Tây: Hy Lạp và Rôma (1điểm) - Hình thành vào khoảng thiên niên kỷ I trước công nguyên (1điểm) - Các quốc gia này hình thành trên các bản đản Ban căng và Italia, mà ở đó rất ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi, khô và cứng nhưng có nhiều hải cảng (1điểm) Câu 2: ( 2 điểm) HS trả lời được - Xã hội có hai giai cấp chủ nô và nô lệ, chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ [ xã hội đó gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ (1điểm) - Người dân tự do có quyền cùng quí tộc bầu ra những người cai quản đất nước theo thời hạn (1điểm) Câu 3 (4 điểm) HS nêu những nét chính sau - Người tối cổ đã biết chế tác và sử dụng đồ trang sức: những vỏ ốc được xuyên lỗ, những vòng tay đá, những hạt chuỗi bằng đất nung (1điểm) - Biết vẽ những hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình (1điểm) - Họ chôn công cụ sản xuất theo người chết. Có sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội (1điểm) -> Đời sống của người nguyên thủy phong phú hơn (1 điểm) Câu 4 (1 điểm) Ý nghĩa Đây là phát minh quan trọng của người nguyên thủy, nó có ý nghĩa to lớn: con người tạo ra được lương thực, thức ăn cần thiết để đảm bảo cuộc sống của mình, không còn phụ thuộc vào thiên nhiên, chỗ ở định cư lâu dài hơn. D. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12327744.doc