Giáo án Lịch sử lớp 7 - Chủ đề: Đại việt thời lê sơ (thế kỉ XV - Đầu thế kỉ VXI)

 1.Phương pháp dạy học:

 - Phương pháp thảo luận nhóm, vấn đáp

 - Phương pháp động não

 - Phương pháp giải quyết vấn đề

 - Phương pháp thuyết trình

 - phương pháp trò chơi

 - Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.

 2. Kĩ thuật: - Chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

 

docx9 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 7 - Chủ đề: Đại việt thời lê sơ (thế kỉ XV - Đầu thế kỉ VXI), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( Thế kỉ XV- Đầu thế kỉ XVI) Ngày soạn: 15/12/2016 Ngày dạy: 20 /12/2016 Tiết 37 Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1427) (tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được: 1.Kiến thức: - Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424-1426. - Qua đó thấy sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời gian này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền Tây Thanh Hoá tiến đến làm chủ một vùng rộng lớn ở miền Trung và bao vây được Đông Quan. 2. Kĩ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử, hệ thống hóa, lập bảng thống kê. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên cường và lòng tự hào, tự cường dân tộc. - Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên 4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: * Năng lực: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tư duy sáng tạo,hợp tác,sử dụng ngôn ngữ... - Năng lực riêng: tái hiện sự kiện, thực hành bộ môn lịch sử: lập bảng so sánh; niên biểu, sử dụng lược đồ, tranh ảnh... xác định và giải quyết mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện lịch sử, phân tích, nhận xét, đánh giá, thể hiện thái độ xúc cảm hành vi.... * Phẩm chất: Tự lập, tự chủ II. Phương tiện và học liệu: Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, sưu tầm câu chuyện về Lương Thi Minh Nguyệt, Nguyễn Chích... Thiết bị, phương tiện: + Máy tính, máy chiếu. + LĐ Khởi nghĩa Lam Sơn ( 1424- 1426) + Lược đồ đường tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn HS: soạn bài, nghiên cứu trước bài mới. III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 1.Phương pháp dạy học: - Phương pháp thảo luận nhóm, vấn đáp - Phương pháp động não - Phương pháp giải quyết vấn đề - Phương pháp thuyết trình - phương pháp trò chơi - Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan... 2. Kĩ thuật: - Chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ IV. Bảng mô tả: Nội dung Nhận biết( Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu ( Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp ( Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cao ( Mô tả yêu cầu cần đạt) Giải phóng Nghệ An( Năm 1424) - Nêu được kế hoạch Nguyễn Chích, một số nét chính về nhân vật Nguyễn Chích. - Trình bày được diễn biến cuộc tiến công giải phóng Nghệ An ( 1424) - Nêu được kết quả của cuộc tiến công giải phóng Nghệ An Giải thích được vì sao Nguyễn Chích lại đưa ra đề nghị chuyển quân vào Nghệ An Phân tích được tác dụng kế hoạch của Nguyễn Chích Nhận xét về kế hoạch của Nguyễn Chích Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa ( Năm1425) - Trình bày được diễn biến cuộc tiến công giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn. - Nêu được kết quả của cuộc tiến công Tân Bình, Thuận Hóa. -Lập được bảng niên biểu những chiến thắng chính của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối 1424- cuối 1425 -So sánh được lực lượng giữa ta và quân Minh sau chiến thắng Tân Bình, Thuận Hóa(1425) Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động( Cuối năm 1426) - Trình bày được kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi - Nêu được nhiệm vụ chính của từng đạo quân và nhiệm vụ chung của cả 3 đạo - Nêu được kết quả của cuộc tiến quân ra Bắc. - Nêu được một số dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân dành cho nghĩa quân Lam Sơn Giải thích được nguyên nhân vì sao từ 1424-1426 nghĩa quân Lam Sơn có thể giành được nhiều chiến thắng, làm thay đổi cục diện từ phòng thủ sang phản công. - Nhận xét về kế hoạch của quân ta trong việc tiến quân ra Bắc - Liên hệ với thực tiễn: Di tích Đình Ruối- Yên Nghĩa- Ý Yên ghi nhớ công ơn Lương Thị MinhNguyệt? Rút ra bài học lịch sử. V. Tiến trình dạy học theo chủ đề: Hoạt động 1: Hoạt động khởi động: (5 phút) *Kiểm tra bài cũ: (4p) ? Trình bày tóm tắt diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418- 1423 ? Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn này? Những ngày đầu nghĩa quân còn yếu, phải rút lên núi Chí Linh 3 lần (2đ) - Giữa 1418, quân Minh huy động lực lượng bao vây để bắt và giết Lê Lợi , Lê Lai phải giả làm Lê Lợi liều chết để cứu chủ tướng (2đ) - Cuối năm 1421, quân Minh huy động 10 vạn lính mở cuộc càn quét, nghĩa quân rút lên núi Chí Linh gặp rất nhiều khó khăn (2đ) - Năm 1423, Lê Lợi quyết định tạm hòa với quân Minh (2đ) -> Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nghĩa quân đã chiến đấu ngoan cường, bất khuất, dũng cảm,nhiều tấm gương đã xả thân vì đất nước, tiêu biểu là Lê Lai (2đ) *Giới thiệu bài mới: (1p) Ở tiết trước, các em đã biết nhà Minh hòa hoãn với nghĩa quân Lam Sơn để thực hiện âm mưu mua chuộc, dụ dỗ Lê Lợi đầu hàng nhưng bị thất bại. Chúng đã trở mặt tấn công nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang một thời kì mới. Diễn biến cuộc khởi nghĩa trong thời kì này ra sao. Đó là nội dung bài học hôm nay. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới: (33 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Giảng qua về tình hình của nghĩa quân Lam Sơn: khó khăn, đứng trước nguy cơ bị bao vây. ? Trước tình hình quân minh tấn công, Nguyễn chích đã đưa ra kế hoạch gì? ? Tại sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An? ? Cho biết một vài nét về Nguyễn Chích? ? Trước đề nghị của Nguyễn Chích, Lê Lợi có thái độ như thế nào? -Sử dụng Lược đồ: Khởi nghĩa Lam Sơn( 1424- 1426) yêu cầu : Dựa vào lược đồ và SGK trình bày tóm tắt diễn biến cuộc tiến công giải phóng Nghệ An(1424)? ? Kế hoạch của Nguyễn Chích đã đem lại kết quả gì? ? Từ kết quả đó, em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích? ? Dựa vào lược đồ, SGK trình bày diễn biến cuộc tiến công giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn. ? Cuộc tiến công Tân Bình, Thuận Hóa thu được kết quả gì? -Chiếu lược đồ yêu cầu tóm tắt những chiến thắng của quân Lam Sơn từ cuối 1424- cuối 1425? *Tổ chức thảo luận nhóm: ? So sánh lực lượng giữa ta và địch sau chiến thắng Tân Bình, Thuận Hóa? ? Sau chiến thắng Tân Bình, Thuận Hóa, Lê Lợi có quyết định gì? -Chiếu “LĐ đường tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn” yêu cầu: ? Trình bày kế hoach tiến quân ra Bắc của Lê Lợi ( bằng LĐ) ? Nhiệm vụ chính của 3 đạo quân là gì? ? em có nhận xét gì về kế hoạch của quân ta? ? Nhờ kế hoạch đúng đắn, nghĩa quân thu được những kết quả như thế nào? - Giảng: Nghĩa quân đi đến đâu cũng được sự ủng hộ rất nhiệt tình của nhân dân về mọi mặt ? Em hãy nêu một vài dẫn chứng về về sự ủng hộ của nhân dân dành cho nghĩa quân Lam Sơn? ? Là học sinh trên quê hương Ý Yên, em có suy nghĩ gì về hành động của bà Lương Thị Minh Nguyệt? Em phải làm gì để tiếp nối truyền thống ấy ? Giải thích nguyên nhân vì sao từ 1424-1426 nghĩa quân Lam Sơn có thể giành được nhiều chiến thắng, làm thay đổi cục diện từ phòng thủ sang phản công. - Lắng nghe. -Dựa vào SGK trả lời - Nghệ An là một vùng đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, xa trung tâm địch. - Là nông dân nghèo, có tinh thần yêu nước, từng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống quân minh ở Nghệ An, Thanh Hoá. - Trả lời: -Trình bày diễn biến bằng lược đồ. - Không đầy một tháng phần lớn vùng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng -> Thoát khỏi thế bao vây, mở rổng địa bàn hoạt động - Kế hoạch sáng suốt, đúng đắn, phù hợp với tình hình lúc đó nên đã thu được nhiều thắng lợi. -Trình bày diễn biến bằng lược đồ -Tóm tắt bằng lược đồ. - Dựa vào SGK trả lời -Nêu kết quả: Thảo luận-> Rút ra: -Ta: Lực lượng ngày càng lớn mạnh, trưởng thành vượt bậc, khu giải phóng được mở rộng, dành được thế chủ động -Địch: Lực lượng bị tiêu hao dần, vùng chiếm đóng bị thu hẹp,rơi vào thế bị động, cô lập. - 9/1426 Lê Lợi quyết định tiến quân ra Bắc - Lê Lợi chia quân làm 3 đạo tiến ra Bắc. + Đạo 1: giải phóng miền Tây Bắc, chặn viện binh từ Vân Nam sang. + Đạo 2: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị ... + Đạo 3: tiến thẳng ra Đông Quan. - Nhiệm vụ của 3 đạo: + Đánh vào vùng địch chiếm đóng, bao vây đồn địch, giải phóng đất đai + Thành lập chính quyền mới. + Chặn đường tiếp viện của địch. ->Kế hoạch đúng đắn, phù hợp làm quân Minh phải chia quân ra chống đỡ nhiều nơi -Nêu kết quả: Dựa vào SGK kể: - Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu- Ý Yên- Nam Định... - Cô gái người làng Đào Đặng( Hưng Yên)... -Phát biểu suy nghĩ của bản thân->Rút ra bài học -Do đường lối,kế hoạch đúng đắn của nghĩa quân Lam Sơn, đứng đầu là bộ tham mưu như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích... -Nhờ sự ủng hộ nhiệt tình, sự phối kết hợp chặt chẽ của nhân dân với nghĩa quân. II / Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc ( 1424- 1426) 1/ Giải phóng Nghệ An (năm 1424). (10p) a / Kế hoạch: - Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An. ->Lê Lợi chấp thuận b / Diễn biến: -12/10/1424 Nghĩa quân tập kích đồn Đa Căng ( Thanh Hóa)-> hạ thành Trà Lân-> tiến đánh Khả Lưu( Nghệ An)-> đánh Diễn Châu-> tiến ra Thanh Hóa. c / Kết quả: Giải phóng phần lớn Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá. 2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá ( Năm 1425). (10p) a / Diễn biến: - 8-1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy lực lượng từ Nghệ An->Tân Bình, Thuận Hóa. b / Kết quả: - Trong 10 tháng vùng giải phóng từ Thanh Hoá -> đèo Hải Vân -> Quân Minh còn mấy thành lũy và bị cô lập. 3.Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối 1426). ( 13p) a / Kế hoạch: - 9/1426, Lê Lợi chia quân làm 3 đạo tiến ra Bắc. - Nhiệm vụ: đánh và bao vây đồn địch, giải phóng đất đai,thành lập chính quyền, ngăn chặn tiếp viện của địch. b/ Kết quả: Quân ta thắng nhiều trận lớn, địch cố thủ ở thành Đông Quan. Hoạt động 3: Hoạt động thực hành, ứng dụng : (6p) ? kết nối các dữ liệu sao cho đúng: Đạo quân thứ nhất Tiến thẳng ra Đông Quan Đạo quân thứ hai Giải phóng miền Tây Bắc, chặn viện binh từ Vân Nam sang. Đạo quân thứ ba Giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị , chặn đường rút quân của địch từ Nghệ An ra Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang ? Trò chơi ô chữ: gồm 6 câu hỏi, tìm ra 5 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc: 1.Ai là người đã nguyện hi sinh cứu Lê Lợi? 2.Cuối năm 1424 nghĩa quân Lam Sơn chuyển địa bàn hoạt động vào nơi này? 3.Tên một đồn giặc bị quân Lam Sơn đánh bại? 4.Tên của cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược đầu thế kỉ XV? 5.Người giúp Lê Lợi rất nhiều trong việc hoach định kế sách? -Từ hàng dọc: ? Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? ? Lập bảng thống kê những sự kiện chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn từ cuối 1424- cuối1426? Hoạt động 4: Hoạt động bổ sung (1p) + Trình bày diễn biến của khởi nghĩa Lam Sơn bằng LĐ + Sưu tầm tranh ảnh, mẩu chuyện về Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai. + Tìm hiểu phần III khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc như thế nào? V. Rót kinh nghiÖm. ....................................................................................................................................................................................................................... Nhận xét, ký duyệt của tổ trưởng Nhận xét, ký duyệt của hiệu trưởng Ngày tháng 12 năm 2016 Ninh Trọng Vĩnh Hoàng Mạnh Cường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 19 Cuoc khoi nghia Lam Son 1418 1427_12340753.docx