Giáo án Lịch sử lớp 7 năm 2017 - Tiết 1 đến tiết 15

I.Mục tiêu.

1.Kiến thức.

- Học sinh hiểu rõ âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời để giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.

- Hiểu được cuộc tiến công, tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động tự vệ chính đáng của ta.

2. Kĩ năng.

- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật cuộc kháng chiến.

- Phân tích nhận xét nhân vật, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.

- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái, tình đoàn kết dân tộc.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: tự học, NL hợp tác, NL tái hiện, so sánh, phân tích, rút ra bài học lịch sử

- Phẩm chất: Sống có trách nhiệm, có tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình.

 

docx53 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 7 năm 2017 - Tiết 1 đến tiết 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất đồ gốm? - Đạt trình độ cao, trang trí tinh xảo, nét vẽ điêu luyện -> tác phẩm nghệ thuật”. ? Em hãy kể tên một số công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc phong kiến. - Cố cung, vạn lí trường thành, lăng tẩm... ? Quan sát cố cung em có nhận xét gì? - Đồ sộ, rộng lớn, kiên cố, kiến trúc hài hoà, đẹp. ? Em có nhận xét gì về các ngành nghệ thuật TQ thời kì này? ? Em hãy trình bày hiểu biết của em về khoa học- kĩ thuật của Trung Quốc phong kiến. H: Đọc tư liệu về 4 phát minh lớn. ? Nhận xét gì về những thành tựu mà TQ đạt được? 4.Trung Quốc thời Tống- Nguyên. a.Thời Tống. - Miễn giảm thuế, sưu dịch. - Mở mang thuỷ lợi. - Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp khai mỏ, dệt, luyện kim, rèn vũ khí. - Có nhiều phát minh mới: In, la bàn, làm giấy, thuốc súng, làm tiền giấy, đồ gốm đẹp nhất. => Ổn định đời sống, phát triển kinh tế đất nước. b.Thời Nguyên. - Phân biệt đối xử giữa người Mông Cổ với người Hán. -> Nhân dân khởi nghĩa chống Mông Cổ. 5.Trung Quốc thời Minh- Thanh. - Quá trình thành lập: +1368 Nhà Nguyên bị lật đổ - Minh thay. +1644 Nhà Thanh lật đổ nhà Minh. - Xã hội: + Vua quan sa đọa + Nhân dân đói khổ, tô thuế nặng nề, lao dịch vất vả. -> Đất nước suy thoái. - Kinh tế: Mầm mống tư bản chủ nghĩa xuất hiện, xưởng thủ công, buôn bán với nước khác. 6.Văn hoá, khoa học, kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến. - Văn hoá: Đạt trình độ phát triển rực rỡ. + Về tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng đạo đức phong kiến. + Về văn học: Nhiều nhà thơ nhà văn... + Sử học: Sử kí Tư Mã Thiên, Hán Thư, Đường Thư, Minh Sử - có giá trị. + Nghệ thuật: Hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc phát triển. - Khoa học: + Tứ đại phát minh: Giấy, in, la bàn, thuốc súng. + Kĩ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai mỏ... => Có nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực. 3. Hoạt động luyện tập: - Hoàn thành bảng sau vào vở về chế độ phong kiến Trung Quốc? Triều đại Tóm tắt biểu hiện của sự phát triển - Vẽ trục thời gian dưới đây vào vở, điền vào chỗ trống(...) dưới trục thời gian những triều đại tiêu biểu gắn liền với sự hình thành, thịnh vượng và suy thoái của chế độ phong kiến Trung Quốc. 221 Công nguyên 618 1644 năm ..................... ........................ ......................... 4. Hoạt động vận dụng: - Triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta? Hãy kể về một thất bại trong các cuộc xâm lược đó mà em biết? - Em có biết di sản văn hóa nào của Trung Quốc thời phong kiến còn đến ngày nay? Kể tên? 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Tìm hiểu thêm những tư liệu liên quan đến lịch sử TQ thời phong kiến. - Tìm đọc truyện: Thủy hử, Tây du kí, Hồng lâu mộng, bộ sử Tư mã Thiên. - Chuẩn bị bài : Ấn Độ thời phong kiến. + Đọc trước bài mới và trả lời các câu hỏi trong sgk *********************************************************** Ngày soạn: 3/ 09 /2017; Ngày dạy: / 09 /2017 TUẦN 3 : Tiết 6. Bài 5. ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN I. Mục tiêu. 1.Kiến thức: - HS nắm được các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa XIX. - Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của Ấn Độ thời phong kiến. - Một số thành tựu của văn hoá Ấn Độ thời cổ trung đại. 2.Kĩ năng: - Giúp học sinh biết tổng kết những kiến thức trong bài (và cả các bài quốc gia phong kiến Đông Nam Á) để đạt được mục tiêu bài học. 3. Thái độ: - Qua bài học thấy được Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn minh của nhiều dân tộc Đông Nam Á. 4. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: tự học, NL hợp tác, NL tái hiện, so sánh, phân tích, rút ra bài học lịch sử - Phẩm chất: Sống có trách nhiệm, có tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: + Bản đồ Ấn Độ, Đông Nam Á + Một số tranh ảnh về công trình kiến trúc, tranh điêu khắc Ấn Độ và Đông Nam Á. 2. Học sinh: - Ôn tập kiến thức đã học. Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk. - Sưu tầm tư liệu liên quan. III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: trực quan, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, hợp tác, thảo luận. - Kĩ thuật: lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật trả lời 1 phút... IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Hoạt động khởi động: - GV tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số. - Kiểm tra: Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hoá khoa học, kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến. - Giáo viên giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: G:Dùng bản đồ Đông Nam Á giới thiệu đất nước Ấn Độ. HS đọc sgk/ 16 ? Sự phát triển của vương triều Gupta thể hiện ở những mặt nào? - Cả kinh tế, xã hội, văn hóa đều phát triển ? Về kinh tế họ đã có những thành tựu gì? ? Sang đầu thế kỷ thứ VI, tình hình Ấn Độ có biến động gì? ? Vương triều hồi giáo ĐêLi có những chính sách cai trị như thế nào? ? Đầu thế kỉ XVI, Ấn độ lại có biến động ntn? ?Vương triều Mô Gôn đã thi hành chính sách gì? ? So sánh với các chính sách cai trị của vương triều ĐêLi? Gv: tuy nhiên vương triều tồn tại đến giữa thế kỷ XIX lại bị thực dân Anh xâm lược và trở thành thuộc địa của Anh ? Tóm lại, em có nhận xét gì về tình hình Ấn độ thời phong kiến? G:Sơ kết chuyển ý. Hoạt động 2: H:Đọc sgk. ? Nền văn hóa Ấn Độ có nét tiêu biểu nào? Gv: tác phẩm: Sơkuntơla: là tác phẩm bất hủ tiêu biểu cho nền văn học nghệ thuật của Ấn Độ. Sau này thơ hiện đại nổi tiếng có nhà thơ Tago ? Hãy kể tên các kiểu kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ. H:Xem H11 kiến trúc Ấn Độ và kiến trúc các nước khác. ? Em có nhận xét gì về kiểu dáng các công trình kiến trúc này. - HS TL( tinh sảo, độc đáo.) - Gv: Khu đền Ăng co ở Campuchia cũng có kiểu kiến trúc Hin đu. ? Qua tìm hiểu, em có nhận xét gì về nền văn hóa Ấn độ? 1.Những trang sử đầu tiên.( giảm tải) 2. Ấn Độ thời phong kiến. - Từ thế kỉ IV- giữa thế kỉ V là thời kì phát triển cực thịnh của vương triều Gupta. + Kinh tế: Luyện kim, dệt, đồ trang sức vàng, bạc, mĩ nghệ... - Thế kỉ VI bị nước ngoài thống trị. - Thế kỉ XII- XVI bị người Thổ Nhĩ Kì thống trị bắc Ấn, lập vương triều hồi giáo Đêli. + Chiếm đất, cấm đạo, >< dân tộc căng thẳng. - Đầu thế kỉ XVI người Mông Cổ tấn công lập vương triều Ấn Độ Môgôn do vua A-cơ-ba đứng đầu. + Xoá bỏ sự kì thị chủng tộc. + Thủ tiêu đặc quyền hồi giáo. + Khôi phục kinh tế, văn hoá Ấn Độ. -> Tiến bộ, tích cực hơn - Giữa thế kỉ XIX bị thực dân Anh thống trị, đến 1950 giành độc lập. => Thời kì phong kiến hình thành rất sớm(khoảng thế kỷ thứ II), có nhiều biến động trên mọi mặt. 3.Văn hoá Ấn Độ. + Có chữ viết riêng . + Có nhiều tác phẩm thơ, ca, kịch khổng lồ. + Kinh Vêđa = chữ Phạn nổi tiếng. + Hai bộ sử thi nổi tiếng: Mahabharata Ramayana. + Vở kịch: Sơkuntơla – của Kaliđasa- thời Gúp ta. + Nghệ thuật kiến: Kiến trúc Hinđu. Kiến trúc phật giáo. => Ấn Độ có nền văn hóa lâu đời, trung tâm văn hóa lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển lịch sử và văn hóa của nhiều nước ĐNA và thế giới 3. Hoạt động luyện tập: - Xã hội phong kiến ở Ấn độ trải qua mấy vương triều? - Em hãy kể tên các tác phẩm văn học tiêu biểu của Ấn Độ mà em biết? - Em hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của Ấn Độ. 4. Hoạt động vận dụng: - Em có biết di sản văn hóa nào của Việt Nam thể hiện sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ?( Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam; Hoàng thành Thăng Long...) 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Tìm hiểu thêm những tư liệu liên quan đến lịch sử Ấn Độ giai đoạn trên. - Chuẩn bị bài : Các quốc gia phong kiến ĐNÁ + Đọc trước bài mới và trả lời các câu hỏi trong sgk * Phụ lục: G: Tư liệu về Kaliđasa - nhà thơ vĩ đại trong nền văn học cổ điển Ấn độ. Ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được người chăn bò nuôi nấng lớn lên tuy đần độn nhưng khỏe mạnh được nàng công chúa yêu mến xin vua cha cho lấy Kaliđasa, được sống trong thời đại hoàng kim, được tiếp xúc với nguồn cảm hứng dồi dào trong tập kinh Vê – đa.ông đã tạo nhiều tác phẩm bất hủ cho nền văn học Ấn Độ, tiêu biểu 3 vở kịch, một số tác phẩm thơ trữ tình, kịch thơ. ************************************************************* Ngày soan: 5/ 9/2017 Ngày dạy: /9 / 2017 Tuần 4(Tiết 7) Bài 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á. I.Mục tiêu: 1.Kiến thức. - Học sinh nắm được tên gọi các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, những đặc điểm tương đồng về vị trí địa lí của các quốc gia đó. - Các giai đoạn phát triển quan trọng của lịch sử khu vực Đông Nam Á, Lào, CPC. 2.Kĩ năng. - Biết xác định vị trí các quốc gia cổ Đông Nam Á và quốc gia phong kiến Đông Nam Á. - Lập niên biểu các giai đoạn phá triển chủ yếu của lịch sử khu vực Đông Nam Á. 3. Thái độ. - Nhận thức được quá trình lịch sử, sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á, Lào, CPC. - Trong lịch sử Đông Nam Á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho văn hoá nhân loại, sự gắn bó của 3 nước Đông Dương. 4. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: tự học, NL hợp tác, NL tái hiện, so sánh, phân tích, rút ra bài học lịch sử - Phẩm chất: Sống có trách nhiệm, có tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Phương tiện: Bản đồ Đông Nam Á, tư liệu về Lào, CPC. +Tranh ảnh, tư liệu về các công trình kiến trúc Đông Nam Á 2. Học sinh: - Ôn tập kiến thức đã học. Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk. - Sưu tầm tư liệu liên quan. III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: trực quan, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, hợp tác, thảo luận. - Kĩ thuật: lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật trả lời 1 phút... IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Hoạt động khởi động: - GV tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số. - Kiểm tra 15 phút. Câu 1(7 điểm): Nêu những thành tựu văn hoá Ấn Độ thời kì trung đại? Em có nhận xét gì về những thành tựu đó? Câu 2(3 điểm):: Kể 3công trình kiến trúc của Việt nam ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc? - Đáp án: Câu 1: HS cần nêu được những ý cơ bản sau(5 điểm):: + Có chữ viết riêng . + Có nhiều tác phẩm thơ, ca, kịch khổng lồ. + Kinh Vêđa = chữ Phạn nổi tiếng. + Hai bộ sử thi nổi tiếng: Mahabharata Ramayana. + Vở kịch: Sơkuntơla – của Kaliđasa- thời Gúp ta. + Nghệ thuật kiến: Kiến trúc Hinđu. Kiến trúc phật giáo. => Ấn Độ có nền văn hóa lâu đời, trung tâm văn hóa lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển lịch sử và văn hóa của nhiều nước ĐNA và thế giới(2 điểm): Câu 2(3 điểm): - Thánh địa Mỹ Sơn, Văn Miếu -  Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Ấn Độ và Trung Hoa. - Giáo viên giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: G:Dùng lược đồ Đông Nam Á xác định vị trí các nước đó trên lược đồ. H:Đọc sgk. ?Em hãy kể tên các quốc gia Đông Nam á và xác định vị trí trên bản đồ. HS kể, xác định ? Điều kiện tự nhiên các quốc gia Đông Nam Á có thuận lợi và khó khăn gì? H:Thảo luận. ?Các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á ra đời từ khi nào? ?Hãy kể tên một số quốc gia Đông Nam Á cổ và xác định vị trí bản đồ. . G:Tiểu kết- chuyển ý. Hoạt động 2: G:Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á cũng trải qua các giai đoạn: Hình thành, hưng thịnh và suy vong ở mỗi nước quá trình đó diễn ra trong thời gian khác nhau, nhưng nhìn chung từ nửa sau thế kỉ X-> XVIII là thời kì thịnh vượng nhất của các quốc gia Đông Nam Á. G:Dùng lược đồ giới thiệu. ?Hãy trình bày sự hình thành của các quốc gia phong kiến Inđônêxia. . ?Hãy kể tên các quốc gia phong kiến Đông Nam Á khác và thời điểm hình thành của các quốc gia đó. Pagam. Xukhôthay . Lạn Xạng Chân Lạp ... H:Xem H12+13 tư liệu cuối bài. ?Em có nhận xét gì về kiến trúc ở Đông Nam Á. . “Ở Miama chỉ riêng khu di tích Pagan hiện còn 5000 ngôi chùa lớn nhỏ nằm rải rác dọc hai bờ sông”. -Iraoađi ngôi chùa Suêđagôn. đồ sộ được xây dựng 1 năm rưỡi chứng tỏ sức lực tài năng của cả nước được huy động rất lớn, chùa có đỉnh cao 10 m gồm 7 vành đai bằng vàng 1 cái, trụ bạc, đỉnh chóp là một quả cầu= vàng trên có cắm cờ gió bằng vàng và cả 3 phần trụ, quả cầu và lá cờ gió đều được khảm bằng 5448 viên kim cương to nhỏ khác nhau, toàn bộ phần thân của tháp được phủ bởi 8300 lá vàng kích thước 30x 30cm, bên trong treo 1065 chuông vàng 421 chuông bạc, chùa vàng là biểu tượng của đất nước Mianma giàu đẹp với những con người vị tha, yêu đời, giàu ước mơ...” 1.Sự hình thành các vương quốc ở Đông Nam Á. -Tên các quốc gia Đông Nam Á: 11 nước. - Điều kiện tự nhiên. Chịu ảnh hưởng gió mùa, chia 2 mùa rõ rệt: Khô - mưa. + Thuật lợi cho cây nông nghiệp phát triển. + Chịu thiên tai. - Thời gian hình thành khoảng 10 thế kỉ đầu công nguyên. 2.Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. -Từ thế kỉ I-> X thời gian hình thành. -Từ thế kỉ X-> XVIII thời kì thịnh vượng. + Inđônêxia- vương triều Môgiôpahíp . + Campuchia- thời kì Ăng Co . + Mianma- vương quốc Sưkhôthay . + Lào- vương quốc Lạn Xạng . + Đại Việt . + Chăm Pa. - Kiến trúc điêu khắc độc đáo : + Đền Ăng Co. + Đền Bôrobuđua – In đônêxia. + Tháp Pagan, Mianma. + Tháp Chàm. TIẾT 2 Hoạt động của thầy- trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: HS: đọc sgk ? Từ khi thành lập đến 1863, lịch sử Campuchia chia làm mấy giai đoạn? ?Giai đoạn 1 bắt đầu từ thời gian nào? ? Nêu nét chính về giai đoạn này? HSTL - GV: thời tiền sử trên đất nước Cămpuchia có một bộ phận cư dân ĐNA sinh sống( gọi là người Môn cổ), cư dân này đã xây dựng nên nhà nước Phù Nam tồn tại từ thế kỉ I- VI. ? Giai đoạn 2, vương quốc Chân Lạp được hình thành ntn? -Tộc người Khơ me là bộ phận của cư dân cở ĐNA, ban đầu không sống ở Cămpuchia mà ở phía Bắc sau mới di cư về phía Nam. Họ giỏi săn bắt quen đào ao, đắp hồ trữ nước, tiếp xúc văn hoá Ấn Độ, khắc bia bằng chữ Phạn( chữ của Ấn Độ sau họ sáng tạo ra chữ viết của riêng mình). Khi nước Phù Nam suy yếu, người Khơ me xây dựng vương quốc riêng -> Chân Lạp. ? Gia đoạn 3 là thời kì gì? ? Vì sao gọi là thời kì Ăng – co? - HS nêu9 vì kinh đô của vương quốc là Ăng – co, một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay. Ở đây người khơ me đã xây dựng nhiều đền lớn như Ăng – co Vát, Ăng – co Thom. - Yêu cầu quan sát bức tranh / sgk/ 20 ? Nêu cảm nhận của em về kiến trúc khu đền? - HSTL theo ý hiểu. - Gv: Ăng – co vát : gồm có 5 ngôi tháp cao, chạm khắc công phu, đỉnh cao nhất 63 m, xung quanh là hào nước rộng 200m, chu vi 5,5 km, hai bên bờ lát cầu đá cao 18 bậc->trang nghiêm, hùng vĩ, là một cống hiến độc dáo của người Khơ me. ? Nêu nét tiêu biểu của giai đoạn thứ 4 của Cam pu chia ? Qua đó em có nhận xét gì về quá trình hình thành và phát triển của Campuchia? HS TL GV khái quát Hoạt động 2: H:Đọc sgk. G:Dùng lược đồ giới thiệu. ? Chủ nhân đầu tiên của người Lào là người gì? - Chủ nhân đầu tiên của người Lào là người Lào Thơng- họ là chủ nhân của những chum đá khổng lồ “cánh đồng chum”-Xiêng Khoảng. Ở đó có hàng trăm chiếc chum bằng đá to nhỏ khác nhau, để đựng tro xương của người chết sau khi hỏa thiêu. ? Đến thế kỉ thứ XIII, nước Lào có gì biến đổi? ? Nêu quá trình phát triển của nước Lan Xang ? ? Em hãy nêu các chính sách đối nội và đối ngoại của vua Lạn Xạng. - Chia nước cai trị, xây dựng quân đội. - Quan hệ hoà hiếu, kiên quyết chống xâm lược. ? Thành tựu đạt được ? - Kiến trúc độc đáo( Tháp Thạt Luổng – xây dựng năm 1566, gồm nhiều tháp hình nậm rượu, đế hình hoa sen, phô ra các cánh hoa sen(12cánh), dưới là bệ hình bán cầu, tạo thành 4 múi, có đáy vuông, mỗi cạnh dài 68m, có 4 cổng dạng miếu thờ, xung quanh tháp chính có 30 ngọn tháp nhỏ, mỗi tháp đều khắc lời dạy của phật, cao 45m. ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy yếu của nhà nước Lạn Xạng. -Tranh giành quyền lực trong hoàng tộc. ? Hệ quả cuối cùng? ? Nhận xét gì về lịch sử nước Lào? 3. Vương quốc Campuchia. - 4 giai đoạn + Giai đoạn 1.Từ thế kỉ I- VI nước Phù Nam + Giai đoạn 2: Từ thế kỉ VI- IX- vương quốc Chân Lạp. + Giai đoạn 3: Từ thế kỉ IX- XV- thời kì Ăng Co. + Giai đoạn 4: Từ thế kỉ XV-1863- suy yếu, bị Pháp biến thành thuộc địa. => Có lịch sử lâu đời và phát triển ở ĐNA. 4.Vương quốc Lào. - Trước thế kỉ XIII chủ nhân đần tiên là người Lào Thơng. - Từ thế kỉ XIII người Thái di cư đến Lao (người Lào Lùm) + 1353 Pha Ngừm thống nhất các bộ lạc -> nhà nước Lan Xang. + XV- XVII là thời kì thịnh vượng. + XVIII Lạn Xạng suy yếu bị người Xiêm chiếm. + Cuối XIX là thuộc địa của Pháp. => Là quốc gia có lịch sử lâu dài, biến động. 3. Hoạt động luyện tập: - Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX? 4. Hoạt động vận dụng: - Khu vực Đông Nam Á ngay nay gồm có những nước nào? 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Học bài cũ, làm bài tập lịch sử - Sưu tầm thêm những thành tựu các nước Đông Nam Á. - Đọc trước bài 7 sgk. - Phụ lục: Thạp Luổng “tháp lớn” được xây dựng 1566 dưới triều vua Xệt Tha Thi Lạt, là công trình đồ sộ gồm 1 tháp lớn hình nậm rượu đặt trên cái đế hình hoa sen phô ra 12 cánh, dưới là một bệ khổng lồ hình bán cầu tạo thành 4 múi có đáy vuông mỗi cạnh dài 68 m được ốp = 323 phiến đá có 4 cổng dưới dạng miếu thờ, xung quanh tháp chính có 30 tháp nhỏ ở mỗi tháp đều khắc một lời dạy của phật tháp chính có chiều cao 45 m. ***************************************************************** Ngày soạn: 9 /9 /2017 Ngày dạy: / 09 / 2017 TUẦN 5(TIẾT 9) Bài 7 NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN. I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến. - Nền tảng kĩ thuật và giai cấp cơ bản trong xã hội. - Thể chế chính trị nhà nước phong kiến. 2.Kĩ năng: - Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, các biến cố lịch sử, từ đó rút ra nhận xét, kết luận cần thiết. 3. Thái độ: - Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử thành tựu văn hoá, khoa học kĩ thuật mà các dân tộc đạt được trong thời phong kiến. 4. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: tự học, NL hợp tác, NL tái hiện, so sánh, phân tích, rút ra bài học lịch sử - Phẩm chất: Sống có trách nhiệm, có tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Tranh ảnh, mẩu chuyện lịch sử có liên quan về xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây. 2. Học sinh: - Ôn tập kiến thức đã học. Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk. - Sưu tầm tư liệu liên quan. III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: trực quan, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, hợp tác, thảo luận. - Kĩ thuật: lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật trả lời 1 phút... IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Hoạt động khởi động: - GV tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số. - Kiểm tra: Sự phát triển của vương quốc CPC thời Ăng Co biểu hiện như thế nào? + Em hãy trình bày những chính sách đối nội, đối ngoại của các vua Lạn Xạng? - Giáo viên giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung bài học GV: giới thiệu: XHPK ở Phương Đông xuất hiện tương đối sớm từ TCN như TQ, đầu CN như các nước ĐNA. Suy vong TK XVI-> Giữa TK XIX. Còn ở phương Tây xuất hiện muộn hơn – khoảng thế kỉ thứ V, hoàn thiện vào thế kỉ thứ X. Suy vong TK XV – XVI. Vậy cơ sở kinh tế XH của XHPK như thế nào . Hoạt động 1: Gv yêu cầu đọc sgk. HS đọc ? Trong XHPK, Cư dân của xh phương Đông và phương Tây sống nhờ vào đâu? ? Đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp thời kì này? - Phương Đông: Bó hẹp trong công xã nông thôn. - Phương Tây: Đóng kín trong lãnh địa phong kiến. - Ruộng đất nằm trong tay địa chủ và lãnh chúa. Nông dân và nông nô làm thuê, trả tô, thuế. ? Qua đó em có nhận xét gì nền kinh tế của XHPK? ? Các giai cấp trong xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây? ? Quan hệ giữa các giai cấp này ntn? ? Nhận xét gì về cơ cấu xã hội thời kì này GV: Nhấn mạnh ? Thế kỉ XI, nền kinh tế ở Phương Tây có gì đáng chú ý? - Xuất hiện thành thị trung đại -> thương nhân, thủ công nghiệp phát triển -> nền móng cho chủ nghĩa tư bản hình thành. G:Kết luận chuyển ý. Hoạt động 2: ?Trong xã hội phong kiến ai là người nắm quyền. - Giai cấp địa chủ và lãnh chúa ? Để thống trị họ đã tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào? GV: mở rộng: dưới vua là các quan cai quản các nơi. ? Thể chế nhà nước do vua đứng đầu được gọi là gì? ? Chế độ quân chủ ở phương Đông và phương Tây có gì khác biệt? GV: nhấn mạnh: PĐ: vua có nhiều quyền lực (Vua một nước lớn mạnh được các nước khác thần phục trở thành Hoàng đế hay Đại vương. Còn ở phương Tây quyền lực của vua lúc đầu hạn chế trong các lãnh địa -> tk XV quyền lực tập trung trong tay vua. ? Tóm lại, em có nhận xét gì về xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây ? - Thời gian hình thành? - Quá trình phát triển, tồn tại? - Thể chế nhà nước? 1.Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến - Giảm tải 2.Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến. - Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp, chăn nuôi, TCN. -> Kinh tế chưa phát triển, chủ yếu là tự cung tự cấp trong công xã nông thôn hoặc lãnh địa. - Cơ sở xã hội: + Phương Đông: Địa chủ - nông dân lĩnh canh. +Phương tây: Lãnh chúa - nông nô. -> Địa chủ, lãnh chúa bóc lột bằng địa tô. => Cơ cấu xã hội đơn giản. 3.Nhà nước phong kiến. - Thể chế nhà nước: Vua đứng đầu, nắm quyền. -> Chế độ quân chủ. - Chế độ quân chủ ở phương Đông và phương Tây khác biệt về mức độ và thời gian xuất hiện. => XHPK hình thành khá sớm, phát triển trong một thời gian dài, có sự biến đổi mạnh về cơ cấu xã hội, cách thức tổ chức nhà nước. 3. Hoạt động luyện tập: - Em hãy lập bảng so sánh chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây về thời gian hình thành? Cơ sở kinh tế xã hội? Nhà nước? - Làm bài tập trong sách bài tập. 4. Hoạt động vận dụng: - Nêu thể chế nhà nước ta hiện nay? Trình bày hiểu biết của chế độ nhà nước ta hiện nay? 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Tìm hiểu thêm những tư liệu liên quan đến giai đoạn lịch sử trên. - Làm bài tập trong sách bài tập. - Học thuộc bài cũ - Chuẩn bị bài “ Nước ta buổi đầu độc lập” ***************************************************** Ngày soạn: 9 /9 /2017 Ngày dạy: / 09 / 2017 PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX. Chương I BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ – ĐINH - TIỀN LÊ. TUẦN 5:Tiết 10 Bài 8: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP. I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Học sinh hiểu quá trình Ngô Quyền xây dựng nền độc lập tự chủ không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến Trung Quốc. - Nắm được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh. 2. Kĩ năng. - Bồi dưỡng kĩ năng lập biểu đồ, sơ đồ, sử dụng bản đồ cho học sinh. 3.Thái độ: - Giáo dục ý thức độc lập tự chủ và thống nhất đất nước. - Ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đã có công giành quyền tự chủ, thống nhất đất nước mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước ta. 4. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: tự học, NL hợp tác, NL tái hiện, so sánh, phân tích, rút ra bài học lịch sử - Phẩm chất: Sống có trách nhiệm, có tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: + Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền. + Lược đồ 12 sứ quân. + Tranh ảnh, tư liệu về di tích có liên quan đến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê. 2. Học sinh: - Ôn tập kiến thức đã học. Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk. - Sưu tầm tư liệu liên quan. III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: trực quan, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, hợp tác, thảo luận. - Kĩ thuật: lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật trả lời 1 phút... IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Hoạt động khởi động: - GV tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số. - Kiểm tra: Nêu những nét chính về cách mạng TQ trong những năm 1919- 1939? - Giáo viên giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV yêu cầu đọc mục 1 sgk. ? Ngô Quyền giành được chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm bao nhiêu? - Năm 938 ? Chiến thắng đó có ý nghĩa gì? - Đập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán, chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương bắc. ?Sau thắng lợi Ngô Quyền đã làm gì? ? Vì saoNgô Quyền lại bãi bỏ bộ máy nhà nước cũ để xây dựng bộ máy nhà nước mới? - Họ Khúc mới chỉ giành được quyền tự chủ trên danh nghĩa vẫn phụ thuộc vào nhà Hán-> Ngô Quyền quyết tâm xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ - Gv giáo dục ý thức tự tôn dân tộc ?Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền. ? Vua có vai trò gì trong bộ máy nhà nước? - HSTL(đứng đầu, quyết định mọi quyền hành..) ? Các quan văn, quan võ, thứ sử các châu làm gì? - HSTL( quan văn giúp vua trong việc đưa ra kế sách, quan võ giúp vua trong việc đánh trận) ?Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền? HSTL Gv nhấn mạnh ? Với cách tổ chức bộ máy nhà nước đó đem lại kết quả gì? ? Qua phần 1, em có cảm nhận gì về Ngô Quyền? HS trả lời theo cảm nhận Gv: nhấn mạnh Hoạt động 2: Yêu cầu hs đọc sgk. ? Năm 944, đất nước xảy ra sự kiện gì? ?Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào? ? Năm 950 Ngô Văn Xương đã làm gì? ? Tình hình đất nước có gì thay đổi không? G:Dương Tam Kha cướp ngôi 950 Ngô Xương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an mau moi rat hay_12504950.docx