Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 31, Bài 2: Lịch sử Hà Nội. Thăng Long thời Trần (Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV) - Trường THCS Lương Yên

B. Phương tiện dạy học

1. Giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử Hà Nội

- Giáo án word, power point

- Video, tranh ảnh, tư liệu

 2. Học sinh

- Sách giáo khoa Lịch sử Hà Nội, vở ghi, vở bài tập

- Chuẩn bị phần báo cáo bài tập nhóm cô giáo giao từ tiết trước

- Soạn bài tập bằng Power point

C. Tiến trình Dạy và Học

1. Ổn định tổ chức lớp : 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút

- Hà Nội có tên gọi là Thăng Long từ bao giờ ? Vì sao nơi đây được chọn là đất định đô? (Học sinh theo dõi, suy nghĩ, trả lời từ đó nắm được yêu cầu của bài học hôm nay)

3. Hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP TÌNH HUỐNG HỌC TẬP

Giáo viên giới thiệu về Hà Nội, Thăng Long – Hà Nội thời Trần phát triển trở thành trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Một thời kì Thăng Long - Hà Nội rất đỗi oai hùng.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 31, Bài 2: Lịch sử Hà Nội. Thăng Long thời Trần (Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV) - Trường THCS Lương Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2 - TIẾT 31: LỊCH SỬ HÀ NỘI THĂNG LONG THỜI TRẦN (Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV) Mục tiêu bài học: Kiến thức: - Nhận biết được những nét chính về kinh thành Thăng Long thời Trần: Quy hoạch Thăng Long có sự kế thừa và phát triển so với thời Lý. Đặc biệt là khu thị được mở rộng và Thăng Long trở thành đô thị sầm uất hơn. - Cùng với cả nước nhân dân Thăng Long đã góp sức ba lần đánh thắng quân Mông Nguyên với nhiều chiến thắng vang dội : Đông Bộ Đầu, Hàng Buồm, Nam Thăng Long. - Sự phát triển của giáo dục, văn hóa Thăng Long. Những danh nhân văn hóa tiêu biểu của Thăng Long thời Trần. Tư tưởng - Bồi dưỡng ý thức tự hào về vùng đất Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến, lòng biết ơn những anh hùng có công với dân tộc. - Ý thức giữ gìn, phát huy những thành tựu cha ông đã để lại. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, đánh giá - Kỹ năng làm việc nhóm - Kỹ năng học tập trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử qua các hoạt động tham quan di tích Phương tiện dạy học 1. Giáo viên - Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử Hà Nội - Giáo án word, power point - Video, tranh ảnh, tư liệu 2. Học sinh - Sách giáo khoa Lịch sử Hà Nội, vở ghi, vở bài tập - Chuẩn bị phần báo cáo bài tập nhóm cô giáo giao từ tiết trước - Soạn bài tập bằng Power point C. Tiến trình Dạy và Học 1. Ổn định tổ chức lớp : 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút - Hà Nội có tên gọi là Thăng Long từ bao giờ ? Vì sao nơi đây được chọn là đất định đô? (Học sinh theo dõi, suy nghĩ, trả lời từ đó nắm được yêu cầu của bài học hôm nay) 3. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP TÌNH HUỐNG HỌC TẬP Giáo viên giới thiệu về Hà Nội, Thăng Long – Hà Nội thời Trần phát triển trở thành trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Một thời kì Thăng Long - Hà Nội rất đỗi oai hùng. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của giáo viên Hoat động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: - Mục đích: HS nhận thức được quy hoạch Thăng Long thời Trần trên cơ sở kế thừa thời Lý, được sửa chữa mở mang thêm. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển hơn trước. - Phương pháp: Trải nghiệm thực tế Hoàng thành Thăng Long, làm việc nhóm. - Hình thức tổ chức: nhóm, toàn lớp. - Thời gian: 10 phút GV dẫn dắt nội dung và yêu cầu học sinh trình bày phần học tập của mình GV lắng nghe, theo dõi, hỏi về những khó khăn của HS khi học trải nghiệm tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long (câu hỏi dự kiến) - Quy hoạch Thăng Long thời Trần so với thời Lý - Sự tồn tại và phát triển của các phường thủ công thời Trần  GV nhận xét, ghi bảng HS đọc SGK và nghiên cứu tư liệu (Tư liệu được HS tìm hiểu trước ở nhà), Trải nghiệm thực tế tại khu di tích Hoàng Thành Thăng Long - Báo cáo bài tập bằng clip ngắn Hs các nhóm hỏi - đáp  Hs bổ sung HS ghi bài 1. Kinh thành Thăng Long thời Trần - Quy hoạch Thăng Long chặt chẽ, được sửa chữa và xây dựng thêm. - Kinh tế: thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển khá sầm uất. => Thăng Long vẫn là trung tâm chính trị, trung tâm kinh tế của cả nước. Hoạt động 2: - Mục đích: Học sinh hiểu được những nét chính trong cuộc chiến chống quân Mông Nguyên của nhân dân Thăng Long với một số trận thắng lớn, những tấm gương tiêu biểu của đất Thăng Long. Từ đó bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập chủ quyền sâu sắc. - Phương pháp: Làm việc nhóm, trò chơi, kết hợp xem phim lịch sử - Hình thức tổ chức: nhóm, toàn lớp. - Thời gian: 15 phút GV dẫn dắt chuyển hoạt động, nêu phần bài tập đã giao cho nhóm 2 từ tiết trước : tìm hiểu ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên của Thăng Long. Yêu cầu nhóm 2 lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình *Yêu cầu trình bày được: -Thời gian - Những chiến thắng tiêu biểu. - Kế sách của nhà Trần - Tấm gương tiêu biểu của đất Thăng Long trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên - GV theo dõi, giúp đỡ và nhận xét phần tìm hiểu của nhóm và cả lớp - GV cho HS xem video ngắn, yêu cầu HS thảo luận ý kiến : «Thăng Long thời Trần đánh giặc giỏi » - GV chốt nội dung : Trong vòng 30 năm (từ 1258- 1288), Thăng Long cùng với nhân dân Đại Việt đã làm nên những kỳ tích là ba lần đánh bại đế quốc Mông Nguyên. Đó không chỉ là chiến thắng của võ công, của kế hiểm mà đó còn là chiến thắng của đạo đức Đại Việt HS nhóm 2 trình bày diễn biến chính của ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên của Thăng Long thời Trần HS các nhóm khác theo dõi và bổ sung HS ghi bài HS xem và trình bày ý kiến của mình Lắng nghe, thảo luận Báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét va bổ sung 2. Thăng Long ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên Các trận đánh lớn : - Đông Bộ Đầu (Hàng Than) - Phường Giang Khẩu (Hàng Buồm) - Nam Thăng Long Hoạt động 3: - Mục đích: Học sinh thấy được Thăng Long không chỉ là một trung tâm kinh tế, chính trị mà còn là trung tâm văn hóa của cả nước. - Phương pháp: Làm việc nhóm, kể chuyện qua tranh. - Hình thức tổ chức: nhóm, toàn lớp. - Thời gian: 10 phút - GV nêu câu hỏi định hướng : « Thăng Long thời Trần có đời sống văn hóa như thế nào ? » - GV gọi các nhóm lên trình bày những chuẩn bị của mình về văn hóa, lễ hội, danh nhân ở Thăng Long - GV tổ chức cho HS trình bày về danh nhân văn hóa thông qua chuyện kể - GV nhận xét và đánh giá các nhóm HS trình bày sự phát triển văn hóa, giáo dục Làm việc nhóm Nhóm 3 trình bày về giáo dục, văn hóa Nhóm 4 trình bày về danh nhân văn hóa tiêu biểu: thầy giáo Chu Văn An HS các nhóm còn lại theo dõi, bổ sung 3. Đời sống văn hóa xã hội - Giáo dục : phát triển quy củ, tổ chức đều các kì thi tuyển chọn người tài. - Sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. - Danh nhân văn hóa tiêu biểu : Thầy giáo Chu Văn An. Củng cố: 5 phút GV củng cố kiến thức bằng trò chơi. HS lắng nghe, tham gia đố vui để cùng ghi nhớ nội dung bài học GV tổng kết nội dung cơ bản của bài học : Thăng Long thời Trần không chỉ là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa mà còn là trái tim của cả nước. Hoạt động tiếp nối : 1 phút HS về nhà làm bài tập trong SGK và sách bài tâp Chuẩn bị bài « Ôn tập chương II và III » PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ NHÓM 1 Tìm hiểu về kinh thành Thăng Long thời Trần gồm quy hoạch, kinh tế Có thể thêm các hình thức trình bày minh họa tùy theo sở thích của nhóm. NHÓM 2 Tìm hiểu về quân dân Thăng Long trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên. Yêu cầu : Thời gian, kế sách tiêu biểu, các chiến thắng lớn và những tấm gương tiêu biểu của đất Thăng Long trong ba lần chống Mông- Nguyên Có thể thêm các hình thức trình bày minh họa tùy theo sở thích của nhóm. NHÓM 3 Tìm hiểu về văn hóa giáo dục thời Trần Có thể thêm các hình thức trình bày minh họa tùy theo sở thích của nhóm. NHÓM 4 Tìm hiểu về danh nhân văn hóa tiêu biểu của Thăng Long thời Trần. Có thể thêm các hình thức trình bày minh họa tùy theo sở thích của nhóm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_31_bai_2_lich_su_ha_noi_thang_lon.docx
Tài liệu liên quan