GV: Quan sát hình 97-SGK trang 132, em hãy miêu tả chân dung Hoàng Hoa Thám
Hoàng Hoa Thám có tóc ngắn, mắt 1 mí, vóc người vạm vỡ,trang phục giản dị, đầu quấn khăn
GV: Các em biết gì về Hoàng Hoa Thám?
Hoàng Hoa Thám (1858-1913)(tức Đề Thám), người làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Khi phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Yên Thế bùng nổ, ông đã tham gia nghĩa quân của Lương Văn Nắm (Đề Nắm). Khi Đề Nắm chết, ông đứng ra lãnh đạo phong trào
GV: Em có nhận xét gì về cách đánh thông minh và sáng tạo của Đề Thám?
Thông minh, sáng tạo, bắt con tin ra điều kiện trao đổi, am hiểu và vận dụng triệt để địa hình Yên Thế trong cách đánh du kích
GV: Nêu tính chất, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế?
Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
- Mang tính dân tộc, yêu nước.
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 27: Khởi nghĩa Yên thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 13/03/2018
Ngày soạn: 05/03/2018
BÀI 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được:
- Một loại hình đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX là phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng mà điển hình là cuộc khởi nghĩa Yên Thế, đó là cuộc khởi nghĩa có thanh thế nhất (tồn tại gần 30 năm), khiến thực dân Pháp phải 2 lần hòa hoãn với nhân dân ta.
- Hoàn cảnh bùng nổ phong trào.
- Quy mô diễn biến của phong trào nông dân Yên Thế.
- Nguyên nhân thất bại, kết quả, ý nghĩa lịch sử.
2. Kĩ năng:
- Dùng tư liệu lịch sử và bản đồ để miêu tả và tường thuật sự kiện lịch sử.
- Đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử và đánh giá nhân vật lịch sử.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn những anh hùng dân tộc.
- Nhận thấy rõ khả năng cách mạng to lớn, có hiệu quả của nông dân Việt Nam.
- Sự hạn chế của phong trào nông dân trong khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc, phong trào nông dân muốn thành công phải có giai cấp tiên tiến trong cách mạng Việt Nam lãnh đạo.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực tái hiện kiến thức: Đấu tranh trong phong trào Cần Vưong.
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, và năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích, nhận xét, đánh giá, vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn hiện nay.
II. Thiết bị và đồ dùng dạy học:
- Tài liệu, SGK, SGV, Ảnh Hoàng Hoa Thám, Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp (1 phút ).
2. Kiểm tra bài cũ. Không kiểm tra bài cũ, tiết trước kiểm tra 1 tiết.
3. Giới thiệu bài mới.( 40 phút )
Cuối thế kỷ XIX, nhằm ổn định tình hình chính trị, chuẩn bị cho một cuộc khai thác trên quy mô lớn, Pháp đẩy mạnh chính sách bình định quân sự đối với trung du và miền núi. Chúng đã vấp phải sự khảng kháng quyết kiệt của nhân dân các địa phương. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. BÀI 28: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX.
4. Dạy học bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV: Dựa vào SGK và kết hợp lược đồ, các em hãy giới thiệu địa hình của vùng trung du Yên Thế?
àYên Thế nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang. Phía Bắc Yên Thế là những dãy núi hiểm trở như những bức tường thành kiên cố, phía Đông là sông Thương là ranh giới tự nhiên, phía Tây giáp với những cánh rừng rậm rạp, phía Nam là các huyện khác của Bắc Giangà thuận lợi cho cách đánh du kích của nghĩa quân.
GV minh họa thêm:
àTừ Yên Thế có thể di chuyển xuống Tam Đảo, Thái Nguyên, xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên.
GV: Dân cư Yên Thế có đặc điểm gì?
à Cư dân Yên Thế đa phần là dân ngụ cư- là những người buộc phải rời khỏi quê hương của mình, nhiều lần bị cướp đất nên căm ghét thực dân phong kiến. Họ gan góc, dũng cảm và yêu tự do,
GV: Tại sao Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của Pháp?
à Yên thế là một trung tâm kháng chiến đồng thời còn là con đường giao thông huyết mạch từ Hà Nội đến Lạng Sơn.
GV: Quan sát SGK đoạn 2,3 trang 131 cho biết nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế?
à Kinh tế nông nghiệp sa sút đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, một số bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế.
àKhi Pháp tiến hành chính sách Bình Định, Yên Thế trở thành mục tiêu của chúng -> nhân dân Yên Thế nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.)
GV: Dựa vào SGK, em hãy cho biết cuộc khởi nghĩa Yên Thế trải qua mấy giai đoạn?
à Có 3 giai đoạn.
GV: Cho lớp thảo luận nhóm.
- Nhóm 1: Giai đoạn 1884-1892?
- Nhóm 2: Giai đoạn 1893-1908?
- Nhóm 3: Giai đoạn 1909-1913?
- Nhóm 4: Trình bày kết quả và nhận xét cuộc khởi nghĩa Yên Thế (về thời gian tồn tại và lực lượng tham gia).
( GV chia nhóm, phát phiếu thảo luận )
GV: Quan sát hình 97-SGK trang 132, em hãy miêu tả chân dung Hoàng Hoa Thám
àHoàng Hoa Thám có tóc ngắn, mắt 1 mí, vóc người vạm vỡ,trang phục giản dị, đầu quấn khăn
GV: Các em biết gì về Hoàng Hoa Thám?
àHoàng Hoa Thám (1858-1913)(tức Đề Thám), người làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Khi phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Yên Thế bùng nổ, ông đã tham gia nghĩa quân của Lương Văn Nắm (Đề Nắm). Khi Đề Nắm chết, ông đứng ra lãnh đạo phong trào
GV: Em có nhận xét gì về cách đánh thông minh và sáng tạo của Đề Thám?
à Thông minh, sáng tạo, bắt con tin ra điều kiện trao đổi, am hiểu và vận dụng triệt để địa hình Yên Thế trong cách đánh du kích
GV: Nêu tính chất, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế?
à Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
- Mang tính dân tộc, yêu nước.
à Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế:
- Pháp lúc này còn mạnh, cấu kết với phong kiến.
- Lực lượng của nghĩa quân còn mỏng và yếu.
- Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn gặp nhiều hạn chế.
à Ý nghĩa lịch sử:
- Thể hiện tinh thần yêu nước chống pháp của giai cấp nông dân.
- Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp
GV: Từ cuộc khởi nghĩa Yên Thế, các em có cảm nghĩ gì đối với Hoàng Hoa Thám?
à Hoàng Hoa Thám là một vị tướng tài năng, một thủ lĩnh của phong trào Yên Thế. Ông là người đứng đầu lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, dài nhất trong lịch sử dân tộc ta chống thực dân Pháp.
- Hình ảnh của Hoàng Hoa Thám cùng với cuộc khởi nghĩa dã khắc sâu trong lịch sử và tâm hồn người dân Việt.
GV: Với những đóng góp của ông. Để tưởng nhớ công ơn, nhân dân ta đã làm gì?
àĐể tưởng nhớ công ơn của người anh hùng Hoàng Hoa Thám, nhân dân ta đã tổ chức nhiều lễ hội Yên Thế, xây đền tưởng nhớ, đặt tên đường, tên phố như phố Yên Thế, tên trường như trường Hoàng Hoa Thám.
GV: Từ đó giáo dục thái độ cho học sinh:
à Khâm phục lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu bảo vệ quê hương
I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
1. Căn cứ Yên Thế.
- Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang. Là vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, địa hình hiểm trở
2.Nguyên nhân:
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, họ nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách “Bình Định” cuộc sống bị vi phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.
3. Diễn biến
Giai đoạn
Sự kiện
Năm 1884- 1892
+ Nghĩa quân hoạt động riêng lẽ
+ Lãnh đạo: Đề Nắm, Đề Nắm mất, Đề Thám lên thay.
Năm 1893- 1908
+ Thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
Năm 1909- 1913
+ Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lên Yên Thế.
+ Lực lượng nghĩa quân hao mòn dần.
3. Kết quả.
- Ngày 10/2/1913 Đề Thám bị sát hại à Phong trào tan rã.
4. Nguyên nhân thất bại
-Do pháp lúc này còn mạnh,cấu kết với lực lượng phong kiến.
-Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu.
-Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn gặp nhiều hạn chế.
5. Ý nghĩa lịch sử.
- Thể hiện tinh thần yêu nước chống pháp của giai cấp nông dân.
- Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp
IV. Củng cố và dặn dò : ( 3 phút )
1.Củng cố.
Câu hỏi: Lập bảng so sánh cuộc khởi nghĩa Yên Thế với trong phong trào Cần Vương chống Pháp theo nội dung sau: THEO NHÓM - 4 NHÓM
Nội dung so sánh
Phong trào Cần Vương
Phong trào Yên Thế
Thời gian
Mục đích đấu tranh
Thành phần lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Địa bàn hoạt động
2.Dặn dò
- Học thuộc bài
- Lập bảng tóm tắt các giai đoạn hình thành và phát triển của cuộc khởi nghĩa YênThế.
- Đọc trước bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế Kỉ XIX.
DUYỆT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 27 Khoi nghia Yen The va phong trao chong Phap cua dong bao mien nui cuoi the ki XIX_12322447.docx