1. Giáo viên:
+ Kế hoạch dạy học, máy chiếu, phiếu học tập, tranh ảnh, lược đồ có liên quan, tư liệu tham khảo.
+ Bản đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỉ XIX
+ Bản đồ thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần I
2. Học sinh:
Đọc SGK, sưu tầm tư liệu có liên quan đến bài học: thơ, văn, tranh ảnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động: ( 2’)
GV: Cho học sinh xem 1 đoạn phim tài liệu và nêu câu hỏi:
? Nêu nội dung đoạn phim tài liệu trên?
- Dự kiến HS trả lời: Sự kiện Pháp xâm lược Việt Nam và đời sống khổ cực của người dân Việt Nam.
GV hỏi: Vậy Pháp đã xâm lược Việt Nam đầu tiên ở đâu?
- Dự kiến HS trả lời: ở Đà Nẵng và các tỉnh Nam Kì.
26 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Chủ đề 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương
Chớp cơ hội nhà Nguyễn nhờ giải quyết vụ Đuypuy, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái đại úy Gac-ni-ê đưa quân ra Bắc
Sáng 5/11/1873 đội tàu chiến của Gac-ni-ê đến Hà Nội, sau khi hội quân với Đuy-puy hắn liền giở trò khiêu khích, đánh đập, bắt bớ người dân, hắn tự do tuyên bố mở của sông Hồng cho chở hàng hóa và thiết lập hệ thống thuế mới.
Sáng 19/11/1873 hắn đưa tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới. Không đợi tổng đốc Hà Nội trả lời, mờ sáng 20/11/1873 với lực lượng chừng hơn 200 quân, Gac-ni-ê hạ lệnh nổ súng tấn công thành Hà Nội.
Trong thành có số lượng binh lính là 7000 người nhưng trang bị vũ khí chủ yếu là gươm và giáo. Cuộc chiến đấu bảo vệ thành diễn ra rất ác liệt nhưng đến trưa ngày 20/11 thành mất. Nguyễn Tri Phương bị thương, bị giặc bắt.
Trong vòng chưa đầy một tháng sau, thực dân Pháp đã tỏa đi đánh chiếm được Hải Dương, Phủ Lí, Nam Định, Ninh Bình. Dã tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã được bộc lộ rõ
GV hỏi: Qua việc cô vừa phân tích ở trên, em có nhận xét gì về âm mưu, thủ đoạn của Pháp khi đánh chiếm Bắc Kì?
Dự kiến HS trả lời: Âm mưu, thủ đoạn của Pháp thật nham hiểm, quyết tâm cướp bằng được Bắc Kì để mở rộng cuộc xâm lược.
GV: Chống trả lại quân Pháp, quân triều đình đại diện là Tổng đốc Nguyễn Tri Phương. Đây là hình ảnh của Tổng đốc thành Hà Nội Nguyễn Tri Phương
GV đưa lên máy chiếu hình ảnh của Nguyễn Tri Phương và giới thiệu:
GV mở rộng: Các em ạ! Khi giặc đánh thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương quyết tâm cùng các chiến binh chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ thành Hà Nội. Khi bị thực dân Pháp bắt, ông không chịu đầu hàng và tuyệt thực đến chết để thể hiện khí tiết. Sự hi sinh của Nguyễn Tri Phương đã để lại niềm tiếc thương cho nhân dân cả nước, là niềm khích lệ quân dân ta tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp.
GV hỏi: Qua việc tìm hiểu thêm về Nguyễn Tri Phương, em học tập được điều gì ở ông? (tích hợp môn GDCD)
Dự kiến HS trả lời:
+ Học tập ở Nguyễn Tri Phương lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên trung, dũng cảm
GV chốt: Nguyễn Tri Phương là tấm gương sáng về lòng yêu nước, về tinh thần kiên trung, bất khuất mà chúng ta cần học tập và noi theo.
GV hỏi: Theo em, tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?
Dự kiến HS trả lời:
- Do vũ khí, trang thiết bị lạc hậu, thô sơ, không chủ động tấn công giặc.
- Do thiếu sự chuẩn bị, phòng thủ thô sơ, kém linh hoạt.
- Do đường lối chính trị bạc nhược và chính sách quân sự bảo thủ của nhà Nguyễn.
GV khái quát lại kiến thức trên máy chiếu và chốt lại: Đây là những kiến thức cơ bản các em cần ghi nhớ.
GV chuyển ý: Mặc dù thành Hà Nội và một số tỉnh Bắc Kì đã mất. Nhưng tinh thần kháng chiến của nhân dân ta vẫn không bị dập tắt. Vậy tinh thần đấu tranh của nhân dân ta như thế nào, cô trò chúng ta chuyển sang phần 3.
Hoạt động 3 (13’)
- Phương pháp: Dạy học nhóm, thuyết trình, sử dụng đồ dùng trực quan.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, kỹ thuật Khăn trải bàn.
- Phương tiện: Máy chiếu, tư liệu, lược đồ, đồ dùng trực quan.
GV: Các em hãy quan sát phần 3 SGK, thảo luận nhóm trong thời gian 3 phút và trả lời cho cô các câu hỏi sau.
GV gọi học sinh đọc câu hỏi thảo luận.
Câu hỏi thảo luận:
Nhóm 1,2: Em hãy trình bày phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội năm 1873? Trận đánh tiêu biểu ?
Nhóm 3,4: Phong trào kháng chiến tại các tỉnh Bắc Kì thời gian 1873-1874 diễn ra như thế nào?
Nhóm 5,6: Nội dung hiệp ước Giáp Tuất? Hậu quả?
GV: Trước hết cô yêu cầu các em làm việc cá nhân trong thời gian 1 phút. Sau thời gian 1 phút các em thảo luận nhóm thống nhất ý kiến chung và ghi ra phiếu học tập.
HS làm việc cá nhân sau đó thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả.
Dự kiến: Nhóm 1 trình bày.
- Tại Hà Nội nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến
+ Ban đêm tập kích địch.
+ Đốt cháy kho đạn.
+ Chặn đánh địch ở ô Thanh Hà
+ Tổ chức Nghĩa Hội thành lập.
- Trận tiêu biểu: Trận Cầu Giấy
GV gọi nhóm 2 nhận xét, bổ sung.
GV kết luận chốt kiến thức trên máy chiếu: Như vậy khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hà Nội diễn ra khắp nơi. Đáng chú ý là trận chặn giặc tại ô Thanh Hà và trận đánh giặc tại Cầu Giấy
GV đưa hình ảnh về ô Thanh Hà lên máy chiếu.
GV hỏi: Tại sao ô Thanh Hà lại có tên là ô Quan Chưởng?
Dự kiến HS trả lời: Để tưởng nhớ công ơn của viên Chưởng cơ, nhân dân ta đã đổi tên cửa ô Thanh Hà thành Ô Quan Chưởng.
GV dùng lược đồ phân tích và mở rộng trận Cầu Giấy:
Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Sáng ngày 21/12/1873, Gac-ni-ê chỉ huy đoàn quân từ nội thành lên hướng Sơn Tây. Khi đi đến Cầu Giấy thì bị quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy phối hợp với quân Lưu Vĩnh Phúc chặn đánh. Cuộc giao chiến diễn ra rất ác liệt. Gac-ni-ê và nhiều binh sĩ khác bị giết tại trận, số còn lại tháo chạy về thành.
GV hỏi: Qua nghe cô giáo thuật về trận Cầu Giấy, theo em trận Cầu Giấy có ý nghĩa như thế nào?
Dự kiến HS trả lời:
+ Quân Pháp: hoang mang, lo sợ.
+ Quân ta: phấn khởi, hăng hái đánh giặc.
GV hỏi: Vậy sau trận Cầu Giấy, nếu nhà Nguyễn tận dụng cơ hội đó để phát động cuộc kháng chiến thì kết quả như thế nào?
Dự kiến HS trả lời:
+ Ta sẽ đẩy được quân Pháp ra khỏi Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì.
+ Đập tan được âm mưu đánh chiếm Việt Nam của thực dân Pháp.
GV chốt lại kiến thức: Như vậy tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hà Nội diễn ra rất sôi nổi và giành được nhiều thắng lợi, tiêu biểu là trân Cầu Giấy. Vậy phong trào kháng Pháp ở các tình đồng bằng Bắc Kì như thế nào ? Cô mời nhóm 3 trình bày kết quả
Dự kiến nhóm 3 trả lời:
Tại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì:
+ Quân Pháp đi tới đâu cũng bị đột kích, nhân dân kháng cự khắp nơi.
+ Có nhiều căn cứ kháng chiến: Căn cứ của cha con ông Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), căn cứ kháng chiến của ông Phạm Văn Nghị ở Phong Doanh - Ý Yên (Nam Định).
GVgọi nhóm 4 nhận xét, bổ sung
GV chốt lại kiến thức: Như vậy, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, tỉnh Nam Định chúng ta có căn cứ kháng chiến của ông Phạm Văn Nghị tại Phong Doanh (Ý Yên - Nam Định). Vậy ông Phạm Văn Nghị là ai và phong trào kháng chiến của Nam Định như thế nào? Cô trò ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở tiết lịch sử địa phương.
GV hỏi: Qua việc tìm hiểu những cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng, em có nhận xét gì về tinh thần kháng chiến của nhân dân ta?
Dự kiến HS trả lời:
+ Nhân dân có tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo.
+ Tinh thần đó đối lập với thái độ của triều đình nhà Nguyễn.
GV chuyển ý: Đối lập với tinh thần kháng chiến anh dũng của nhân dân ta thì triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào? Cô mời nhóm 5 trình bày bài làm của mình.
Dự kiến nhóm 5 trả lời
Triều đình Kí hiệp ước Giáp Tuất: (15/3/1874)
+ Pháp rút khỏi Bắc Kì
+ Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hậu quả: mất một phần chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao thương mại Việt Nam.
GV gọi nhóm 6 nhận xét, bổ sung
GV chốt kiến thức trên máy chiếu
GV hỏi: Em nhận xét gì về việc kí hiệp ước Giáp Tuất của triều đình nhà Nguyễn?
Dự kiến HS trả lời:
+ Thể hiện sự nhu nhược, yếu hèn
+ Là tính toán thiển cận xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp của dòng họ
+ Khiến triều đình ngày càng lún sâu vào quá trình bán nước cầu vinh
GV chốt: Đó là lí do mà triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Giáp Tuất.
GV đưa hình ảnh về nội dung của điều ước Giáp Tuất.
GV khẳng định: Với những điều ước này, thực tế nước ta đã trở thành xứ bảo hộ của Pháp, mặc dù chữ “bảo hộ” chưa ghi vào văn bản. Hiệp ước Giáp Tuất là bước trượt dài tiếp theo trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc xâm lăng của tư bản Phương Tây. Sau này khi nói về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc làm mất nước chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Nay ta nước mất nhà tan
Cũng vì một lũ vua quan yếu hèn
Năm Tự Đức thập thất niên
Nam Kì đã lọt dưới quyền giặc Tây.
GV chốt kiến thức phần 3 trên máy chiếu: Đây là kiến thức các em cần ghi nhớ.
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
- Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp bắt tay vào thiết lập bộ máy thống trị, tiến hành bóc lột về kinh tế.
* Chính sách của Nhà Nguyễn:
+ Tiếp tục chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.
+ Vơ vét tiền của của nhân dân để ăn chơi, bồi thường chiến phí.
* Hậu quả:
+ Các ngành kinh tế công, nông, thương nghiệp bị sa sút.
+ Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu
+ Đời sống nhân dân cơ cực.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873.
- Âm mưu: Đánh chiếm Bắc Kì
- Thủ đoạn: Lợi dụng giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp kéo quân ra Bắc Kì
- Diễn biến:
+ Sáng 20/11/1873, Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
+ Quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng chống giặc.
+ Trưa 20/11/1873 thành Hà Nội thất thủ.
+ Quân Pháp nhanh chóng chiếm được các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định.
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 – 1874).
* Tại Hà Nội nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến
+ Ban đêm tập kích địch.
+ Đốt cháy kho đạn.
+ Chặn đánh địch ở ô Thanh Hà
+ Tổ chức Nghĩa Hội thành lập.
- Trận tiêu biểu: Trận Cầu Giấy
*Tại các tỉnh Bắc Kì:
+ Quân Pháp đi tới đâu cũng bị đột kích, nhân dân kháng cự khắp nơi.
+ Có nhiều căn cứ kháng chiến: Căn cứ của cha con ông Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), căn cứ kháng chiến của ông Phạm Văn Nghị ở Phong Doanh - Ý Yên (Nam Định)
* Hiệp ước Giáp Tuất: (5/3/1874)
+ Pháp rút khỏi Bắc Kì
+Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hậu quả: mất một phần chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao thương mại Việt Nam.
C. Hoạt động luyện tập: 3’
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
GV: Để củng cố bài học hôm nay cô có một số câu hỏi trắc nghiệm. Các em hãy trả lời câu hỏi bằng hình thức xì điện. Tức là cô gọi một bạn trả lời. Nếu bạn trả lời đúng thì bạn được quyền chỉ bất cứ bạn nào trả lời câu hỏi tiếp theo. Nếu trả lời sai thì bạn mất quyền chơi.
Câu hỏi trắc nghiệm
1. Âm mưu của thực dân Pháp khi tiến đánh Bắc Kì là gì?
A. Gây sức ép, buộc triều đình nhà Nguyễn phải thừa nhận chủ quyền của Pháp ở toàn bộ Nam Kì.
B. Chiếm toàn bộ Việt Nam, tạo cơ sở để bành trướng thế lực sang Vân Nam của Trung Quốc
C. Giúp triều đình nhà Nguyễn đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
D. Để giải quyết vụ Đuy-puy
2. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất diễn ra vào?
A. 21/ 12/ 1873.
B. 20/ 11/ 1873.
C. 25/ 4/ 1882.
D. 19/ 5/ 1883.
3. Tên chỉ huy quân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất bị quân ta giết chết năm 1873 là:
A. Hăng-ri Ri-vi-e
B. Phrăng-xi Gác-ni-ê
C. Giăng Đuy-puy
D. Ri-gôn đơ Giơ-nui-y
4. Chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873) của nhân dân Hà Nội có ý nghĩa là:
A. Buộc quân Pháp phải rút khỏi miền Bắc và phải kí hiệp ước Giáp Tuất.
B. Giúp triều đình Huế thay đổi thái độ và đối phó với thực dân Pháp tích cực hơn.
C. Làm cho tinh thần quân Pháp hoang mang run sợ, nhân dân miền Bắc phấn khởi.
D. Đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược miền Bắc của thực dân Pháp.
5. Theo Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874) triều đình Huế đã:
A. Chính thức thừa nhận cho Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
B. Chính thức thừa nhận cho Pháp chiếm đóng 6 tỉnh Nam kì
C. Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ nước Việt Nam
D. Thừa nhận nền bảo hộ của Pháp đối với Bắc kì
GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động học của HS
D. Hoạt động vận dụng: 2’
GV chuyển ý: Ở tiết trước, cô đã yêu cầu các em về nhà tìm hiểu, sưu tầm tư liệu, hình ảnh về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Vậy em nào đã tìm được tư liệu? Cô mời các em lên nộp sản phẩm.
- HS lên bảng trình bày sản phẩm
Gv: Như vậy các em đã tìm được những tư liệu, hình ảnh đúng theo yêu cầu của cô. Cô tuyên dương tinh thần tự học của các em.
GV hỏi: Qua bài học này kết hợp với sự sưu tầm của mình, em học tập được điều gì?
Dự kiến HS trả lời: Học tập được tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, lòng kiên định.
GV chốt lại kiến thức: Như vậy các em đều rút ra bài học cho riêng mình. Đó là những bài học quý giá, là truyền thống của dân tộc ta cần được phát huy trong mọi thời đại.
GV chốt lại và chuyển ý: Như vậy, trong giờ học ngày hôm nay cô trò ta đã đi vào tìm hiểu sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873 và tinh thần kháng chiến anh dũng của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng Bằng Bắc Kì. Vậy thực dân Pháp có thực hiện đúng nội dung của hiệp ước Giáp Tuất không hay vẫn âm mưu xâm lược Bắc Kì lần nữa. Tiết sau, Cô trò ta sẽ tìm hiểu ở phần II.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 1’
1. Để tìm hiểu sâu sắc hơn về sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất và tinh thần kháng chiến chống giặc của nhân dân Bắc Kì, các em cần tìm đọc một số cuốn sách sau:
- Lịch sử Thăng Long của tác giả Nguyễn Vinh Phúc.
- Lịch sử Việt Nam thế kỉ XIX của tác giả Nguyễn Phan Quang.
2. Để hiểu rõ hơn về quá trình kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, trong quá trình tìm hiểu và đọc sách tham khảo, các em hãy trả lời các câu hỏi sau:
? Vì sao thực dân Pháp nhanh chóng đánh chiếm Bắc Kì (thái độ của triều đình, tinh thần của quân lính)?
? Qua các hiệp ước đã kí, triều đình Huế đã đầu hàng Pháp từng bước như thế nào?./.
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Văn Chí
Trực Ninh, tháng 01 năm 2017
GIÁO VIÊN
Trần Thị Thủy
ĐỀ KIỂM TRA: 45 phút MÔN: Lịch sử - lớp 8
Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Hoa
Trường THCS : Trực Cát
Nội dung đề:
Tiết 19: KIỂM TRA VIẾT
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Hãy ghi lại 1 câu trả lời đúng.
1. Giai cấp tư sản và vô sản là hai giai cấp chính của xã hội:
A: Chiếm hữu nô lệ
B: Nguyên thủy và xã hội phong kiến.
C: Phong kiến.
D: Tư bản
2. Nguyên nhân sâu sa dẫn tới các cuộc cách mạng TS là:
A: Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B: Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có thế lực về chính trị.
C: Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D: Cả ba ý trên
3. Xã hội phong kiến Pháp trước cách mạng
A: Có 4 đẳng cấp
B: Có 3 đẳng cấp
C: Có 2 đẳng cấp.
D: Không có đẳng cấp nào.
4. Đặc trưng cơ bản nhất của cuộc cách mạng tư sản là.
A: Thủ tiêu hình thức bóc lột phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B: Do giai cấp tư sản và quí tộc mới lãnh đạo.
C: Do giai cấp công nhân lãnh đạo
D: Do giai cấp phong kiến lãnh đạo
Câu 2 (2 điểm)
5. Hãy nối nước đế quốc ở cột trái với đặc điểm chủ yếu của nước đó ở cột phải.
a – Anh 1- Đế quốc cho vay lãi
b - Pháp 2 - Đế quốc thực dân
c - Đức 3 - Đế quốc công nghiệp
d – Mĩ 4 - Đế quốc quân phiệt hiếu chiến
e – Nhật
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm): Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học lịch sử của Công xã Pa-ri?
Câu 2 (4 điểm): Trình bày nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị 1868 ở Nhật Bản? Biểu hiện nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc? Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản được gọi là đế quốc quân phiệt?
Câu 3: (1 điểm): Em hiểu thế nào về chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở Trung Quốc?
Đáp án và biểu điểm
I. Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm).
Câu 1(1 điểm): Mỗi câu đúng: 0,25 điểm
1.D, 2. C.
3. B 4. A.
Câu 2 (1 điểm) – nối đúng mỗi câu 0,25 điểm
a - 2, b - 1, c - 4, d – 3
II. Phần tự luận (7 điểm).
Câu 1(2 điểm).
* Ý nghĩa Lịch sử của Công xã Pari: Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh cho một tương lại tốt đẹp.
* Công xã, để lại nhiều bài học quí báu: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; thực hiện liên minh công nông, phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Câu 2: (4 điểm)
- Tình hình: (0,5 điểm).
+Chủ nghĩa tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
+Chế độ phong kiến Nhật Bản suy thoái, bế tắc, khủng hoảng nghiêm trọng.
+Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện hàng loạt cải cách.
-Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị 1868: (2 điểm).
+Về kinh tế: thống nhất tiền tệ, xoá bỏ độc quyền, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn..
+Về chính trị-xã hội: thủ tiêu chế độ nông nô, đưa quí tộc tư sản hoá và đại tư sản lên cần quyền; thi hành chính sách giáo dục bắt buộc...
+Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh..
- Ý nghĩa: (0,5 điểm).
+ Đưa nước Nhật từ nước nông nghiệp chuyển thành nước tư bản công nghiệp.
+Giữ vững được độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.
*Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc (1 điểm).
- Quá trình tập trung công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng diễn ra mạnh, nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mít-xưi và Mít -su -bi-si.
- Các công ti độc quyền có vai trò lớn bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị-xã hội Nhật Bản.
-Đối ngoại:
+ Tìm cách xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng.
+Thực hiện chính sách ngoại giao xâm lược bành trướng như chiếm bán đảo Liêu Đông, Đài Loan và cảng Lữ Thuận của Trung Quốc
Câu 3: (1 điểm): Em hiểu thế nào về chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở Trung Quốc?
- Chế độ “nửa thuộc địa, nửa phong kiến” Trung Quốc: Đó là xã hội còn tồn tại chế độ phong kiến, được độc lập về chính trị, nhưng thực tế chịu ảnh hưởng chi phối về kinh tế, chính trị của một hay nhiều nước đế quốc. (1 điểm)
*********************************
ĐỀ KIỂM TRA: Học kì I (45 phút) MÔN: Lịch sử - lớp 8
Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Hoa
Trường THCS : Trực Cát
Nội dung đề:
Tiết 35: Kiểm tra học kì I
I. TRẮC NGHIỆM (2.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng
Câu 1: Cuộc cách mạng nào được coi là mốc mở đầu lịch sử thế giới cận đại:
A. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI B. Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII
C. Cách mạng Bắc Mĩ thế kỉ XVIII D. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII
Câu 2: Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII
A. Hội nghị ba đẳng cấp tại cung điện Véc-xai.
B. Phái Lập hiến bị lật đổ.
C. Cuộc tấn công pháo đài – nhà tù Ba-xti.
D. Thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
Câu 3: Nghành đi đầu trong cách mạng công nghiệp ở Anh là :
A. Ngành luyện kim. B. Ngành gốm. C. Công nghiệp nặng. D. Ngành dệt.
Câu 4 : Công xã Pari tồn tại trong bao nhiêu ngày
A.70 ngày B.71 ngày C. 72 ngày D. 73 ngày
Câu 5 : Đặc trưng của các nước tư bản khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc là gì?
A. Sản xuất công nghiệp hiện đại, tạo năng suất cao và cạnh tranh quyết liệt.
B. Hình thành các công ti độc quyền lũng đoạn trong nước và quốc tế.
C. Phát triển kinh tế, chính trị của đất nước.
D. Câu a và b đúng.
Câu 6: Nối cột A và B cho phù hợp
A- Tên các nước đế quốc
B (Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc)
1. Anh
1->
2->
3->
4->
a. Xứ sở của các ông vua công nghiệp
2. Pháp
b. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
3. Đức
c. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến
4 Mĩ
d. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
Câu 6: Nước nào không phải là thuộc địa của các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A.Lào B. Mã Lai
C. Xiêm D. Cam -pu-chia
II/ PHẦN TỰ LUẬN (7 .5điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy trình bày nguyên nhân và kết cục cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?
Câu 2 (3 điểm): Vì sao năm 1917 nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng? Trình bày cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Câu 3(2,5điểm): Lập bảng niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án và biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
A
C
D
C
D
1-b 2-d
3-c 4-a
C
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,25
Phần II: Tự luận
Câu 1 (2 đ )
- Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918): (1 điểm )
+ Sự phát triển không đều của CNTB cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa đã hình thành hai khối quân sự đối địch nhau.
- Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thư nhất: (1 điểm )
Cuộc chiến mang lại nhiều tai họa cho nhân loại, là cuộc chiến tranh đế quốc mang tính chất phi nghĩa phản động..
Câu 2: (3 điểm)
* Năm 1917 nước Nga diễn ra hai cuộc Cách mạng: (1 điểm)
- Cách mạng tháng Hai đã lật đổ chế độ Nga Hoàng, song cục diện chính trị lại diễn ra ở Nga: hai chính quyền song song tồn tại, chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu là công, nông, binh.
- Cách mạng tháng Mười Nga: (1 điểm)
+ Đầu tháng 10 không khí cách mạng bao trùm lên cả nước Nga.
+ Đêm 24 -10 Lê-nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa.
+ Quân khởi nghĩa chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông.
+ Đêm 25 -10 Cung điện Mùa Đông bị chiếm, chính phủ lâm thời tư sản bị sụp đổ hoàn toàn.
- Ý nghĩa: (1 điểm)
+ Đối với nước Nga: Làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận con người, lần đầu tiên trong lịch sử người dân lao động lên nắm chính quyền, nhà nước XHCN đầu tiên ra đời.
+ Đối với thế giới: làm thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý giá.
Câu 3(2,5 điểm): Lập bảng niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai?
- Mỗi sự kiện : 0,25 đ
Thời gian
Sự kiện lịch sử chính
1-9-1939
Phát xít Đức tấn công Ba Lan, ngay sau đó Anh , Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
9-1940
I-ta-li-a tấn công Ai Cập
22-6-1941
Đức tấn công Liên Xô
7-12-1941
Nhật Bản tấn công Mĩ ở Trân Châu Cảng (đảo Ha- oai)
1-1942
Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập
2-2-1943
Chiến thắng Xta-lin - grát
6-6-1944
Liên quân Mĩ- Anh đổ bộ vào miền bắc nước Pháp.
9-5-1945
Phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện
6 và 9-8-1945
Mĩ ném bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản)
15-8-1945
Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
ĐỀ KIỂM TRA: 45 phút MÔN: Lịch sử - lớp 8
Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Hoa
Trường THCS : Trực Cát
Nội dung đề:
Tiết 46 : KIỂM TRA VIẾT (1 TIẾT)
I.Trắc nghiệm (2,5 đ)
Câu 1:Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta ?
a. Nhu cầu tìm kiếm thị trường ,nguồn nguyên liệu ,hương liệu mới
b. Bảo vệ đạo Gia tô
c. Khai hóa văn minh cho người Việt Nam
d. Sự suy yếu của chế độ phong kiến nhà Nguyễn
e. Cả a,b,d
Câu 2: Nối sự kiện ở cột A nối với năm tháng ở cột B sao cho đúng?
A
B
1.Thực dân Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất
2.Chiến thắng Cầu Giấy lần một
3.Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần hai
4.Hiệp ước Pa-tơ-nốt
a) Năm 1882
b) Ngày 21-12-1873
c)Năm 1884
d)Năm 1873
Câu 3 :Chiến thắng Cầu Giấy lần một và lần hai về phía quân ta, phía quân Pháp như thế nào ?
-Về phía quân ta : ................................................................................................
-Về phía quân Pháp : ............................................................................................
Câu 4: Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra vào thời gian nào?
a.1886-1887
b.1883-1892
c.1885-1895
II.Tự luận (7,5đ)
Câu 1 (3,5 điểm)
a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của Hiệp ước 1883, Hiệp ước 1884 ?
b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí những hiệp ước trên?
Câu 2 (3 điểm):
Trình bày những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX? Kết cục của những đề nghị cải cách đó ?
Câu 3 (1 điểm):
Điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885-1896) là gì?
Đáp án và biểu điểm
Phần I : Trắc nghiệm (2,5 đ)
Câu 1: e (0,25đ)
Câu 2: Nối các sự kiện ở cột A nối với năm tháng ở cột B
1+ d;
2+b ;
3+a ;
4+c
Mỗi ý đúng: 0,25đ
Câu 3 :
-Về phía quân ta :Phấn khởi, vui mừng, càng hăng hái đánh giặc.
-Về phía quân Pháp : hoang mang, lo sợ.
Mỗi ý đúng: 0,5đ
Câu 4: c (0,25đ)
Phần II: Tự luận (7,5đ)
Câu 1: (3,5 điểm)
a)
* Các Hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp: (0,5 điểm)
+ Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
+ Hiệp ước Giáp Tuất (15-03-1874)
+ Hiệp ước Hác -măng (25-08-1883)
+ Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884)
* Hiệp ước Hác -măng (25-08-1883) (1 điểm)
Nội dung
+ Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì,Trung Kì
+ Thu hẹp địa giới quản lí của triều đình (chỉ còn Trung Kì)
+ Quyền ngoại giao với nước ngoài do Pháp nắm.
+ Triều đình phải rút quân từ Bắc Kì về Trung Kì.
* Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884) (1 điểm)
+ Nội dung:
- Căn bản giống điều ước Hác- măng.
- Sửa đổi địa giới Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan bù nhìn phong kiến.
- Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp.
-> Với hiệp ước này, nhà nước phong kiến Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ.
b) Thái độ của nhân dân: Triều đình đã cắt đi một phần
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12484059.doc