Câu 2: Ý nghĩa lịch sử, tính chất, hạn chế của cách mạng tư sản Pháp.
- Ý nghĩa:
-Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản
-Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đua cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia cô banh
- Tính chất, hạn chế của cách mạng tư sản Pháp:
-Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất
-Tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi
Câu 3: Hoàn cảnh ra đời, sự thành lập, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của công xã Pa -ri?
* Hoàn cảnh ra đời và sự thành lập:
-Năm 1870 chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ, trong điều kiện không có lợi cho Pháp
-Ngày 2/9/1870, Na-pô-lê-ông III, cùng toàn bộ quân chủ lực bị bắt.
-Ngày 4/9/1870, nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa. Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập (chính phủ vệ quốc).
-Trước sự tiến công của Phổ, chính phủ tư sản vội vã đầu hàng quân Đức. Nhân dân Pa-ri kiên quyết đứng lên bảo vệ tổ quốc. => Mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản với nhân dân ngày càng tăng.
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Đề cương ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Câu 1: Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?
- Thời Ngô- Đinh - Tiền Lê (thế kỉ X):
Văn hoá dân gian là chủ yếu, giáo dục chưa phát triển, Đạo Phật được truyền bá rộng, Nho Giáo đã xâm nhập song chưa có ảnh hưởng.
- Thời Lí - Trần
- Nền văn học ( gồm chữ Hán và Nôm) phong phú, nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch đằng của Trương Hán Siêu, Phò giá về kinh của Trần Quang Khải). Nho giáo phát triển.
+ Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1070).
- Thời Lê Sơ: ( Thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVI)
+ Nho Giáo chiếm địa vị độc tôn, Đạo Giáo, Phật Giáo bị hạn chế.
+ Mở nhiều trường học, khuyến khích thi cử, văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.
- Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:
+ Chữ Quốc ngữ ra đời.
+ Ban hành “ Chiếu lập học”.
+ Nhiều tác phẩm chữ Nôm ra đời.
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng phong phú.
- Nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Văn học phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú.
( tục ngữ, ca dao. truyện thơ tiêu biểu là truyện Kiều của Nguyễn Du).
+ Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật sân khấu tuồng chèocác làn điệu dân ca phổ biến khắp nơi.
+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng đồ sộ: Chùa Tây Phương, Ngọ Môn (Huế).
Câu 2: Ý nghĩa lịch sử, tính chất, hạn chế của cách mạng tư sản Pháp.
- Ý nghĩa:
-Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản
-Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đua cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia cô banh
- Tính chất, hạn chế của cách mạng tư sản Pháp:
-Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất
-Tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi
Câu 3: Hoàn cảnh ra đời, sự thành lập, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của công xã Pa -ri?
* Hoàn cảnh ra đời và sự thành lập:
-Năm 1870 chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ, trong điều kiện không có lợi cho Pháp
-Ngày 2/9/1870, Na-pô-lê-ông III, cùng toàn bộ quân chủ lực bị bắt.
-Ngày 4/9/1870, nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa. Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập (chính phủ vệ quốc).
-Trước sự tiến công của Phổ, chính phủ tư sản vội vã đầu hàng quân Đức. Nhân dân Pa-ri kiên quyết đứng lên bảo vệ tổ quốc. => Mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản với nhân dân ngày càng tăng.
-Sáng ngày 18/3/1871. Chi-e cho quân tấn công đồi Mông-mác, nhưng thất bại. Quần chúng nhân dân làm chu Pa-ri.
-Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri bầu Hội đồng công xã.
-Ngày 28/3/1871, công xã Pa ri tuyên bố thành lập.
* Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm:
-Ý nghĩa: Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn.
-Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ mới, xã hội mới.
-Cổ vũ nhân dân toang thế giới đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.
-Bài học: CM thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu, xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.
Câu 4. Nêu những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thê kỉ XVIII-XIX ? Ý nghĩa của những phát minh khoa học trên?
* Thành tựu về khoa học tự nhiên:
- Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn ( người Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn
- Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp ( người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng
- Năm 1837, Puốc-kin-giơ ( người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật
- Năm 1859, Đác-uyn ( người Anh) nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền
* Ý nghĩa:
- Thể hiện sự tiến bộ của nhân loại trong việc tìm hiểu, khám phá và chinh phục thiên nhiên, chống lại những học thuyết phản động, chứng minh sự đúng đắn của triết học duy vật Mác xít
- Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh
- Đặt cơ sở cho những nghiên cứu, ứng dụng sau này để thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật
phát triển.
Câu 5.Vì sao cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc "đại cách mạng"?
- Có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân mà trước tiên là nông dân. Đây chính là lực lượng quyết định thúc đẩy cách mạng phát triển đi lên ...
-Cách mạng đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa Lu-i XVI lên máy chém, thiết lập nền cộng hòa với bản Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền nổi tiếng.
-Cách mạng đã thực hiện những biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng và giải quyết những yêu cầu của nhân dân. Ví dụ: Đất công xã mà quý tộc phong kiến chiếm đoạt, được lấy chia cho nông dân ...
-Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển ...
-Có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thé giới, làm lung lay tận gốc rễ chế độ phong kiến ở Châu Âu. Nó được ví như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến Châu Âu
Câu 6: Em hãy nêu những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII - XIX? Ý nghĩa của những phát minh khoa học trên?
* Thành tựu về khoa học tự nhiên:
-Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn
-Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng ...
-Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật
-Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền...
* Ý nghĩa:
-Thể hiện sự tiến bộ của nhân loại trong việc tìm hiểu, khám phá và chinh phục thiên nhiên, chống lại những học thuyết phản động, chứng minh sự đúng đắn của triết học duy vật Mác xít
-Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh
-Đặt cơ sở cho những nghiên cứu, ứng dụng sau này để thúc đẩy s/xuất và kĩ thuật phát triển.
Câu 7: Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
-Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và ở một số nước, công nhân đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng
-Sau chiến tranh, nhiều đảng Cộng sản ở các nước Châu Á cũng được thành lập như Đảng cộng sản Trung Quốc, ĐCS Inđônêxia, ĐCS của các nước Đông Nam Á ...
Câu 8: Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
* Sự phát triển của kinh tế Mĩ:
- Nền kinh tế công nghiệp đứng hàng đầu thế giới
+ Năm 1923 - 1929 sản lượng công nghiệp tăng 69%.
+ Năm 1928 vượt quá sản lượng của toàn châu Âu chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thê giới. Đứng đầu về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép. Nắm 60% trữ lượng vàng thế giới.
- Mĩ bước vào thời kì phồn thịnh và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
* Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Khách quan
- Thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên phong phú.
- Mĩ có những cơ hội trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất: Mĩ giàu lên nhờ buôn bàn vũ khí, trở thành chủ nợ.
- Mĩ tham gia chiến tranh muộn, đất nước hầu như không bị chiến tranh tàn phá.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu kiệt quệ là điều kiện thuận lợi để Mĩ xuất khẩu hàng sang châu Âu.
+ Chủ quan
- Quan tâm việc phát triển khoa học, kĩ thuật.
- Chú trọng đào tạo lao động có trình độ văn hoá, kĩ thuật cao.
- Cải tiến kĩ thuật, áp dụng những thành tựu kĩ thuật mới nhất trong sản xuất.
- Sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động, bóc lột nhân công và bảo vệ thị trường trong nước bằng thuế quan.
Câu 9.Trình bày khái quát nội dung bao trùm lịch sử thế giới Cận đại. Em hãy chọn năm sự kiện tiêu biểu nhất của giai đoạn lịch sử này và giải thích vì sao em chọn ?
* Néi dung bao trïm lÞch sö thÕ giíi cËn ®¹i:
- Sự thắng lợi của các cuộc CMTS, sự phát triển của CNTB với những khủng hoảng và mâu thuẫn ngày càng gay gắt; Sự phát triển của phong trào công nhân và sự ra đời của CNXH khoa học, đa cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống t sản thành phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế; Phong trào kháng chiến chống xâm lợc và giải phóng dân tộc của nhân dân các nớc á, Phi, Mĩ La tinh.
* Chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử thế giới cận đại và giải thích:
Thứ nhất: CMTS Anh
Thứ hai: Sự phát triển của các nước tư bản, sự xâm lược của thực dân phơng tây đối với các nước phơng đông
Thứ ba: Phong trào công nhân,
Thứ tư:: Văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật
Thứ năm: Chiến tranh TG thứ nhất.
- Giải thích:
Câu 10. Vì sao nước Nga năm 1917 lại có 2 cuộc cách mạng?
- Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ vào tháng 2.1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- Cuộc cách mạng thứ 2 do Lê nin và đảng Bôn sê vích vạch ra kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi lật đổ chính phủ lâm thời tư sản thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của xô viết đó là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
Câu 11: Vì sao cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa ở các nước Đông Nam Á? Trình bày kết quả của quá trình xâm lược đó.
Khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lý quan trọng, nằm trênnđường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
Giàu tài nguyên: lúa gạo, cây hương liệu, động vật , khoáng sản
Có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Có nền văn hóa từ lâu đời.
Chế độ phong kiến đang suy yếu.
Chủ nghĩa tư bản phát triển, cần thị trường và thuộc địa.
* Kết quả của quá trình xâm lược:
Anh xâm chiếm Mã Lai, Miến Điện.
Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào
Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Phi-lip-pin.
Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a.
Anh, Pháp chia nhau ảnh hưởng ở Xiêm.
Câu 12.Tại sao chính phủ Nga đề ra và thực hiện chính sách kinh tế mới? Nêu nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới và tác dụng của nó đối với nước Nga?
* Hoàn cảnh:
-Sau khi chiến thắng ngoại xâm và nội phản, nước Nga đi lên xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn:
-Kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề: sản lượng nông nghiệp bằng 1/2 so với trước chiến tranh (1920). Công nghiệp giảm 7 lần, nhiều vùng lâm vào dịch bệnh, nạn đói trầm trọng.
-Bọn phản cách mạng điên cuồng chống phá, bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế, chính trị.
-Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp
-Trong bối cảnh đó, 3/1921 nước Nga Xô viết thực hiện chính sách Kinh tế mới do Lê-nin đề xướng.
* Nội dung:
-Nội dung chủ yếu của chính sách Kinh tế mới là bãi bỏ trưng thu lương thực thừa, thay bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật
-Sau khi nộp đủ thuế lương thực được quy định, nông dân được toàn quyền sử dụng số nông phẩm còn lại.
-Tập chung khôi phục công nghiệp nặng,cho phép tư nhân được mở các xí ngiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Chấn chỉnh sản xuất, hạch toán kinh tế.
-Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ, cải cách tiền tệ.
* Tác dụng:
-Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được khôi phục và phát triển nhanh chóng: 1925 sản xuất công - nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
-Đời sống nhân dân được cải thiện, khối liên minh công - nông được củng cố vững chắc
-12/1922 Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) ra đời trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện giữa các dân tộc, nhầm củng cố và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước cộng hòa trong công cuộc bảo vệ và phát triển Liên bang Xô viết
Câu13: Tại sao gọi là phong trào Cần Vương.
Sau khi tấn công quân Pháp thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần vương", kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cần Vương.
Câu13.Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó?
Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
Hiệp ước Hác-măng (1883)
Hiệp ước Pa-tơ-nôt (1884)
Xem nội dung SGK
Câu14.Trình bày những hiểu biết của em về trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
* Hoàn cảnh:
Nửa cuối thế kỉ XIX, kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
Nhà Nguyễn thi hành chính sách nội trị- ngoại giao lỗi thời lạc hậu.
Bộ máy chính quyền từ Trung ương tới địa phương mục ruỗng.
Khởi nghĩa nông dân nổ ra nhiều nơi.
Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công dồn dập của kẻ thù, một số quan lại sĩ phu yêu nước thức thời mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách.
* Nội dung:
Yêu cầu đổi mới đất nước về mọi mặt như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (đẩy mạnh khai thác ruộng hoang, khai mỏ, buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng, mở rộng ngoại giao, cải cách giáo dục...)
Những sĩ phu tiêu biểu: Trần Đình Túc; Nguyễn Huy Tế; Nguyễn Trường Tộ; Nguyễn Lộ Trạch.
* Kết cục:
Những đề nghị cải cách không được thực hiện.
Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh nên đã cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách.
* Hạn chế:
Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc.
Chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt nam lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và giai cấp.
* Ý nghĩa:
Đã tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ, cản trở bước tiến hóa của dân tộc.
Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam tiến bộ hiểu biết thức thời.
Câu 15.Nêu tóm tắt nội dung cơ bản chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương? Mục đích của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
* Tóm tắt nội dung cơ bản chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp:
-Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền
-Công nghiệp: Pháp tập chung khai thác than và kim loại. Ngoài ra Pháp đầu tư vào một số ngành khác: xi măng, điện, chế biến gỗ
-Giao thông vận tải: thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự
-Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế, đánh thuế cao hàng hóa nước khác
-Tài chính: đề ra các thuế mới bên cạnh thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, gạo, thuốc phiện......
-Chính trị: thực hiện chính sách chia để trị, triệt để sử dụng bộ máy tay sai người Việt
-Văn hóa: tuyên truyền cho chính sách thực dân, mở 1 số cơ sở văn hóa, y tế
-Giáo dục: duy trì chế độ giáo dục phong kiến, về sau mở một số trường đào tạo người bản sứ phục vụ cho việc cai trị
* Mục đích:
-Nhằm vơ vét tối đa sức người và sức của của nhân dân Đông Dương để làm giàu cho tư bản Pháp, khiến nền kinh tế Việt Nam và Đông Dương phát triển què quặt, phụ thuộc vào Pháp
-Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hóa để phục vụ cho chính sách bóc lột về kinh tế và đảm bảo sự thống trị lâu dài của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Câu 16 So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phong trào Cần vương với cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
* Giống nhau:
- Đều là các cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp.
- Nêu cao tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường của người chỉ huy và nghĩa quân.
- Được nhân dân ủng hộ.
- Biết lợi dụng địa bàn để xây dựng căn cứ, có lối đánh phù hợp, kết quả đều thất bại.
* Khác nhau:
- Mục đích:
+ Phong trào Cần Vương là phò vua cứu nước.
+Khởi nghĩa Yên Thế là đấu tranh bảo vệ mảnh đất ở địa phương Yên Thế.
- Thành phần lãnh đạo:
+ Phong trào Cần Vương là những sĩ phu, văn thân.
+ Khởi nghĩa Yên Thế là nông dân.
Thời gian tồn tại: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài hơn.
Câu 17. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam có những giai cấp và tầng lớp nào? Đời sống (nghề nghiệp) và thái độ của các tầng lớp, giai cấp đối với độc lập dân tộc.
- Địa chủ:
+ Nghề nghiệp: kinh doanh ruộng đất, bóc lột( địa tô)
+ Thái độ: cơ bản đã mất hết ý thức dân tộc, trở thành tay sai của đế quốc
- Nông dân:
+ Nghề nghiệp: Làm ruộng
+ Thái độ: Căm thù đế quốc phong kiến, sẵn sàng đấu tranh.
- Công nhân:
+ Nghề nghiệp: Bán sức lao động, làm thuê
+ Thái độ: Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ chế độ ngời bóc lột ngời.
- Tư sản:
+ Nghề nghiệp: Kinh doanh công thơng nghiệp ( buôn bán, mở xởng lao động)
+ Thái độ: một bộ phận có ý thức dân tộc nhng cơ bản là thỏa hiệp với đế quốc.
- Tiểu tư sản:
+ Nghề nghiệp: làm công ăn lơng, buôn bán nhỏ
+ Thái độ: bấp bênh, một bộ phận có tinh thần yêu nớc chống đế quốc.
Câu 18 Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào? Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước?
-Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước. Quê ở xã Kim Liên-Huyện Nam Đàn-Tỉnh Nghệ An.
-Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục xong vẫn không đi đến thắng lợi.
-Người tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc
-Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước:
-Các bậc tiền bối mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã lựa chọn con đường cứu nước đó là đi sang phương Đông, chủ yếu là Nhật Bản vì ở đó từng diễn ra cuộc cải cách Minh Trị làm cho Nhật thoát khỏi thân phận thuộc địa; vì Nhật đã đánh bại đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1905-1907) và Nhật Bản còn là nước "đồng văn, đồng chủng" với Việt Nam.
-Đối tượng mà cụ Phan Bội Châu gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp. Phương pháp của cụ là vận động tổ chức giai cấp, cùng các tầng lớp trên để huy động lực lượng đấu tranh bạo động.
-Còn Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây, nơi được mệnh danh có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật, có nền văn minh phát triển.
-Nguyễn Ái Quốc đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào quần chúng, giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thực sự bằng sức mạnh của mình là chính.
-Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất của thời đại và Người đã bắt gặp chân lý cách mạng Tháng Mười Nga, đây là con đường cứu nước đúng đắn nhất với dân tộc ta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DE CUONG ON TAP LICH SU_12314768.doc