Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tuần 1

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức:

Giúp cho HS nắm được:

-Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì.

- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “cách mạng tư sản”.

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh, giải quyết các câu hỏi trong sách giáo khoa.

 3. Thái độ:

- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

- Nhận thấy Chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.

 4. Định hướng phát triển năng lực

 + Năng lực chung: Năng lực làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, đọc kiến thức SGK

 + Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực thực hành với đồ dùng trực quan: Thông qua việc học sử dụng lược đồ 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ để nêu một vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của thực dân Anh ở Bắc Mĩ

- Năng lực phân tích, khái quát hóa: Thông qua việc phân tích 1 số điều trong Hiến pháp 1787 để hiểu bản chất của chế độ tư bản.

 

docx13 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Ngày soạn: 18/08/2018 Tiết: 01 Phần I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI Lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) Chương I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX ) Bài 1. NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG ĐẦU TIÊN I. MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức: Giúp cho HS: - Biết được nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử và hạn chế của cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII (cách mạng Hà Lan và những biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII chỉ hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm). - Nắm được các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “Cách mạng tư sản”. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh, giải quyết các câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Thái độ: - Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng. - Nhận thấy Chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến. - Sử dụng bản đồ, tranh, ảnh và độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập trước hết là các câu hỏi, bài tập sgk. 4. Định hướng phát triển năng lực + Năng lực chung: Năng lực làm việc nhóm, giải quyết vấn đề. + Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các sự kiện trong phần diễn biến của cuộc cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh ví dụ như sự kiện xử tử Sác-lơ I và sự kiện nhân dân cảng Box-tơn tấn ông 3 tàu chở chè... Năng lực thực hành với đồ dùng trực quan: Thông qua việc học sinh trình bày giai đoạn 1 của cách mạng tư sản Anh bằng lược đồ cuộc nội chiến Năng lực so sánh, phân tích, khái quát hóa: So sánh giữa các cuộc cách mạng tư sản với nhau; khái quát hóa các tiêu chí để có được khái niệm cách mạng tư sản II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. Chuẩn bị của giáo viên: -Bản đồ thế giới, lược đồ nội chiến ở Anh, ảnh Ô-li-vơ Crôm-oen, tranh xử tử vua Sác-lơ I. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP. Thảo luận, tường thuật, trực quan, giảng giải,phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. Không. 3. Tổ chức các hoạt động dạy học. 3.1. Hoạt động khởi động - Quan sát hình 1 và 2 hãy cho biết đó là biểu tượng của nước nào? - Em có biết dấu hiệu nhận biết 1 cuộc cách mạng tư sản? Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên diễn ra ở đâu? - Quan sát hình 3 em hãy giải thích vì sao nói việc xử tử Sáclơ 1 là đỉnh cao của cách mạng Anh? hình 1 hình 2 hình 3 Hình 1:Hoa Tuylip và cối xay gió- Biểu tượng của Hà Lan Hình 2: Đồng hồ Big Ben (Tháp Elizabeth)- biểu tượng của nước Anh Dấu hiệu nhận biết 1 cuộc cách mạng tư sản: là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản(hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm thay thế chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là cách mạng Hà Lan (1566) Việc xử tử Sáclơ 1 là đỉnh cao của cách mạng Anh vì - Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Anh thay vào đó là chế độ cộng hòa => Đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Phong kiến, thắng lợi của CNTB. Từ thời hậu kỳ trung đại trong lòng chế độ phong kiến suy yếu đã nảy sinh và bước đầu phát triển một nền sản xuất mới. Nền sản xuất mới đó đã làm mâu thuẫn ngày càng tăng giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động và chính nó đã dẫn đến những cuộc cách mạng sẽ nổ ra. Cách mạng tư sản, là một hiện tượng xã hội hợp quy luật, là kết quả của sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới (tư bản chủ nghĩa) với quan hệ sản xuất lạc hậu (phong kiến). Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới chính là cách mạng Hà Lan và tiếp theo đó là cuộc cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao khi nền cộng hòa được xác lập. 3.2. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG *Hoạt động 1:(Cả lớp) GV Hướng dẫn HS đọc thêm để tìm hiểu những biến đổi lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV-XVI. GV treo bản đồ thế giới lên bảng: Giới thiệu vị trí các nước nằm trong khu vực được gọi là Tây Âu - Quan sát, xác định vị trí Nê-đéc-lan, Anh nằm ven bờ Đại Tây Dương có điều kiện và giao lưu và buôn bán và phát triển nền sản xuất công thương nghiệp. Đây là một trong những điều kiện cho sự ra đời của nền sản xuất mới TBCN. GV hướng dẫn HS đọc thêm thông qua các câu hỏi : - GV: Cho biết nền sản xuất mới ra đời trong điều kiện lịch sử ntn? Thời gian nào? - HS: Trong lòng XH phong kiến đã suy yếu, bị chính quyền phong kiến kìm hãm, song không ngăn cản được sự phát triển của nó vào thế kỉ XV. - GV: Những sự kiện chứng tỏ nền sản xuất mới, tư bản chủ nghĩa phát triển? HS: Dựa vào SGK trả lời: Các xưởng dệt vải, luyện kim, nấu đườngcó thuê mướn nhân công các trung tâm buôn bán, ngân hàng được thành lập và có vai trò to lớn - GV: Cùng với sự phát triển của sản xuất, sự chuyển biến của xã hội ra sao? - HS: Ra đời 2 giai cấp mới: Bên cạnh tầng lớp cũ của xã hội phong kiến, các giai cấp mới: Tư sản và vô sản - GV: Cho HS đọc phần chữ in nhỏ sgk dẫn đến giải thích cho học sinh và hình thành cho HS khái niệm về 2 giai cấp: + Tư sản: có tài sản, thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị, bị phong kiến kìm hãm + Vô sản: Không có tài sản làm thuê, bị bót lột nặng nề - Từ đó mâu thuẫn mới nào nảy sinh? (cho HS nhắc lại mâu thuẫn trong xã hội cũ) - HS: Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động. - GV: Đây chính là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản * Hoạt động 2: (Cả lớp) GV hướng dẫn HS đọc thêm để tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cách mạng Hà Lan GV: Vì sao cách mạng Hà Lan bùng nổ? HS: Sự thống trị lâu đời của vương quốc Tây Ban Nha ngăn chặn sự phátt triển của XH GV: Diễn biến của cách mạng: HS: Dựa sgk trả lời diễn biến: bắt đầu 8- 1566 đến 1648 GV: Kết quả và ý nghĩa? - HS: Thành lập nước Hà Lan; là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. GV: Chuyển ý * Hoạt động 3: (Cặp đôi và cá nhân) Tìm hiểu những biểu hiện của nền kinh tế TBCN ở Anh GV: cho HS hoạt động thảo luận cặp đôi, yêu cầu HS đọc tư liệu SGK trang 4 và 5, kết hợp quan sát hình ảnh để trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi: Qua các tư liệu và hình ảnh trên, em hãy cho biết Chủ nghĩa tư bản phát triển như thế nào ở Anh? chỉ những vùng kinh tế TBCN phát triển trên lược đồ. Sự phát triển của CNTB ở nông thôn của nước Anh đem đến hệ quả gì? Chủ nghĩa tư bản phát triển như thế nào ở Anh? - Kinh tế TBCN ở Anh phát triển mạnh. Nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính ra đời. - Ở nông thôn, nhiều quý tộc Phong kiến chuyển sang kinh doanh theo con đương tư bản. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới. - GV: Kể chuyện “rào đất cướp ruộng” – thời kì “cừu ăn thịt người”. Sự phát triển của CNTB ở nông thôn của nước Anh đem đến hệ quả gì? - Hình thành tầng lớp quý tộc mới. Giáo viên: Giải thích thuật ngữ quý tộc mới. Hỏi: Hệ quả trên làm nảy sinh những mâu thuẫn chính nào trong lòng xã hội Anh? Mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ Phong kiến. * Hoạt động 4: (Cả lớp) GV hướng dẫn để học sinh nắm được diễn biến chính trong 2 giai đoạn của cách mạng Giáo viên: Sử dụng lược đồ H1/ trang 5 để trình bày (chủ yếu nêu và so sánh lực lượng của vua với Quốc Hội qua vùng đất chiếm giữ) Giáo viên: Giới thiệu H2/trang 6 về việc Sac-lơ I bị xử tử. Hỏi: Việc xử tử Sáclơ I có ý nghĩa như thế nào? - Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Anh. Đồng thời đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Phong kiến, thắng lợi của CNTB. Hỏi: Tại sao vua Sác-lơ I đã bị xử tử nhưng cách mạng Anh vẫn chưa chấm dứt? - Mọi thành quả, quyền lợi đều thuộc về tư sản và quý tộc, nhân dân không được hưởng. Vì vây, nhân dân tiếp tục đấu tranh. Hỏi: Quý tộc mới và tư sản đã làm gì trước sự bất mãn ngày càng cao của quần chúng? - Thỏa hiệp với Phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan – con rể của của vua Gieem II) lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Hỏi: Thế nào là quân chủ lập hiến? - Là thể chế chính trị của một nước mà quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi hiến pháp của quốc hội do giai cấp tư sản định ra. * Hoạt động 5: (thảo luận nhóm):Rút ra ý nghĩa lịch sử, tính chất của cách mạng tư sản Anh -Nhóm 1: Mục tiêu của cách mạng. -Nhóm 2: Ai là động lực của cách mạng. - Nhóm 3: Ý nghĩa của cách mạng -Nhóm 3: Tính chất của cuộc cách mạng Anh. * Ý nghĩa: - Lật đổ chế độ phong kiến đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh * Tính chất: Là cuộc cách mạng không triệt để Hỏi: Tại sao nói cách mạng Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? - Chỉ đáp ứng quyền lợi của Tư sản và Quý tộc mới. - Lãnh đạo là liên minh tư sản và quý tộc mới, nhiều tàn dư Phong kiến không bị xóa bỏ. Nông dân không được chia ruộng đất mà còn tiếp tục bị chiếm và bị đẩy đến chỗ phá sản hoàn toàn. I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI. 1. Một nền sản xuất mới ra đời. 2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI. II. Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII. 1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh. -Kinh tế: kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ( nhiều công trường thủ công; trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính ra đời; năng suất lao động cao) -Xã hội: Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới. + Mâu thuẫn giai cấp: Tư sản, quý tộc mới, quần chúng nhân dân ›‹ chế độ phong kiến => Nguyên nhân cách mạng tư sản Anh bùng nổ. 2. Tiến trình cách mạng. 3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII. * Ý nghĩa: - Lật đổ chế độ phong kiến đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh - Ảnh hưởng và tác động rất lớn đến Châu Âu * Tính chất: Là cuộc cách mạng không triệt để 3.3 Hoạt động luyện tập ( cá nhân) Giúp HS : + Củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học về sự ra đời của nền sản xuất TBCN; cách mangj Hà Lan, đặc biệt là cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII, phát triển năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử + Bước đầu hình thành khái niệm cách mạng tư sản. * Phần trắc nghiệm khách quan GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau Câu 1. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự  hình thành hai giai cấp mới, đó là: A. Giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. B. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. C. Giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản. D. Giai cấp tư sản và giai cấp nông dân. Câu 2. Khi nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội phong kiến, màu thuẫn mới nào sảy sinh ? A. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản. B. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với nông dân và thợ thủ công, C. Mâu thuẫn giữa tư sản với nông dân. D. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân. Câu 3. Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất của Nê-đéc-lan (thuộc hai nước Hà Lan và Bỉ hiện nay) có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu. Đúng hay sai? A. Đúng     B. Sai.    Câu 4. Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?  A. Tư sản B. Địa chủ mới.    C. Quý tộc mới. Câu 5. Trước cách mạng ở Anh nảy sinh mâu thuẫn nào mới? A. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc địa chủ. B. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới, giai cấp tư sản với chế độ quân chủ. C. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc mới. D. Mâu thuẫn giữa quý tộc địa chủ với tư sản.  Câu 6. Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì? A. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử. B. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại. C. Năm 1658, tương ứỉig với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chế độ quân chủ. D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem O-ran-giơ lên ngôi vua. Câu 7. Cách mạng tư sản Anh mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản bảo thủ không triệt để bởi yếu tố nào sau đây? A. Là cuộc cách mạng chỉ đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộ mới, quyền lợi của nông dân lao động không được đáp ứng. B. Là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo. C. Là cuộc cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. Là cuộc cách mạng đưa nước Anh trở thành nước cộng hoà. *Tự luận:(giao hs về nhà làm) Em hiểu thế nào về câu nói “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến” của Các Mác khi nói về ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh?  (HS có thể trả lời-Thắng lợi của cuộc cách mạng chính là thắng lợi của giai cấp tư sản (và quý tộc mới).Từ thắng lợi đó, một chế độ xã hội mới ra đời - chế độ của giai cấp tư sản nắm chính quyền. Chế độ xã hội mới đó là chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thay thế chế độ cũ: chế độ phong kiến) 3.4 Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng - Tìm hiểu về đạo quân “sườn sắt” của Ôlivơ Crom-oen, từ đó em hãy rút ra bài học cho bản thân có thể vận dụng vào học tập cũng như để xây dựng 1 tập thể lớp vững mạnh. V. RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần: 01 Ngày soạn: 25/08/201 Tiết: 02 Bài 1. NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN (tt) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Giúp cho HS nắm được: -Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì. - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “cách mạng tư sản”. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh, giải quyết các câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Thái độ: - Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng. - Nhận thấy Chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến. 4. Định hướng phát triển năng lực + Năng lực chung: Năng lực làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, đọc kiến thức SGK + Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực hành với đồ dùng trực quan: Thông qua việc học sử dụng lược đồ 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ để nêu một vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của thực dân Anh ở Bắc Mĩ Năng lực phân tích, khái quát hóa: Thông qua việc phân tích 1 số điều trong Hiến pháp 1787 để hiểu bản chất của chế độ tư bản. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, hình ảnh liên quan đến bài học. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP. Phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) CH: Tại sao nói cách mạng Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? Trả lời: Lãnh đạo là liên minh tư sản và quý tộc mới, nhiều tàn dư Phong kiến không bị xóa bỏ. Nông dân không được chia ruộng đất mà còn tiếp tục bị chiếm và bị đẩy đến chỗ phá sản hoàn toàn. 3. Tổ chức hoạt động dạy và học 3.1. Hoạt đông khởi động +GV : Treo lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ phóng to Hỏi: - Em biết gì về vùng đất Bắc Mĩ trước khi người châu Âu đặt chân tới? Ai là người đầu tiên tìm ra Châu Mĩ?hệ quả của nó? +HS: Vốn là lãnh thổ của người Anhđiêng (thổ dân da đỏ) sinh sống ở giai đoạn bộ lạc, đất đai thuộc sở hữu chung. Họ sống bằng nghề trồng tỉa hái lượm, đánh cá và săn bắn, là vùng đất phì nhiêu, giàu tài nguyên. Sau cuộc phát hiện ra châu Mỹ của Critốp Cô-lôm-bô là cuộc xâm thực tàn bạo của thực dân châu Âu mở đầu là người Tây Ban Nha sau đó là người Pháp và Hà Lan, Anh là người đến sau cùng song quá trình thực dân hoá lại diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả hơn cả với lý do là nền kinh tế và kỹ thuật cũng như việc độc tôn về hàng hải của Anh hơn hẳn các nước châu Âu thời đó... GV: Anh đã thành lập được ở Bắc Mĩ 13 thuộc địa. Nền kinh tế ở các thuộc địa đã phát triển nhanh chóng theo hướng TBCN nhưng bị thực dân Anh kìm hãm đã khiến các thuộc địa đứng lên đấu tranh. Vậy đấu tranh ấy diễn ra ntn? Kết quả và ý nghĩa ra sao? Cô và các em sẽ tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay. 3.2. Hoạt đông hình thành kiến thức mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG *Hoạt động 1: : Cả lớp (Quá trình hình thành, phát triển của nền kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ; nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh) GV: Dùng lược đồ xác định và đọc tên 13 thuộc Anh ở Bắc Mỹ. HS: Lên bảng xác định và đọc tên các thuộc địa (1 HS) Hỏi: Vì sao mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc nảy sinh? - Thực dân Anh ngăn cản sự phát triển của công thương nghiệp các thuộc địa: tăng thuế, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước Hỏi: Vì sao Thực dân Anh kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế thuộc địa. - Muốn kinh tế thuộc địa gắn chặt và phụ thuộc vào chính quốc để dể bề cai trị. Hỏi: Cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa chống thực dân Anh nhằm mục đích gì- Muốn thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho nền kinh tế TBCN phát triển ở thuộc địa. * Hoạt động 2: Cả lớp ( Hướng dẫn HS đọc thêm để nắm được diễn biến của cuộc chiến tranh, ý nghĩa tiến bộ của Bản “Tuyên ngôn độc lập”) GV yêu cầu hs về nhà tìm hiểu nội dung mục 2 thông qua các câu hỏi. Câu hỏi: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh? - 12/1773 nhân dân cảng Bôt-xtơn tấn công 3 tàu chở chè Anh. Hỏi: Những điểm chính trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ ? - Mọi người có quyền bình đẳng - Quyền lực của người da trắng - Khẳng định quyền tư hữu tài sản. - Duy trì chế độ nô lệ và sự bóc lột công nhân + Tiến bộ: Đề cao quyền con người. + Tồn tại: Chỉ duy trì ở người da trắng, còn da màu không được công nhận. + Tuy còn hạn chế như (vẫn duy trì chế độ nô lệ, khẳng định quyền lực của người da trắng và của giai cấp tư sản...) song đây là một văn kiện có tính chất tiến bộ trong lịch sử lúc đó (tuyên bố quyền của nhân dân và những quyền tự do tư sản) "tất cả mọi người sinh ra đều có quyền.... " Hỏi: Mặc dù có điểm tiến bộ, hạn chế nhưng nó có ý nghĩa to lớn đối với tiến trình cuộc đấu tranh giành độc lập? Vì sao? - Đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân do đó nhân dân tích cực tham gia. Hỏi: Ở Mĩ, nhân dân có được hưởng các quyền nêu trong Tuyên ngôn không? (Không, chỉ áp dụng cho người có của và người da trắng – Ngày 4/7 được lấy ngày Quốc khánh nước Mĩ). *Hoạt động 3: Phân tích sâu hơn những kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh gv phát phiếu cho từng tổ với nội dung đã ghi sẵn + Nhóm 1: (tổ 1) Kết quả của cuộc chiến tranh? + Nhóm 2: (tổ 2) Những điểm nào thể hiện sự hạn chế của hiến pháp 1787 ở Mỹ? + Nhóm 3: (tổ 3) Kết quả lớn nhất của cuộc chiến tranh? Tính chất của cuộc chiến tranh? + Nhóm 4: (tổ 4) Liên hệ thực tế ngày nay về Hiến pháp 1787 ở Mỹ? Sau khi các nhóm thảo luận song GV gọi đại diện từng nhóm trả lời ý kiến của mình, cho vài HS của nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Trình bày một số nội dung của hiến pháp 1787, nêu tính chất và sự hạn chế của nó. H: Mục đích của CT là gì? (Giành độc lập) H: Ngoài việc thoát khỏi ách thống trị thực dân, CT còn đưa lại kết quả gì? (Phát triển CNTB) Suy ra: Hướng dẫn cho HS hiểu rằng cuộc chiến tranh giành độc lập của thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ thực chất là 1 cuộc cách mạng tư sản. III. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 1. Tình hình các thuộc địa, nguyên nhân của chiến tranh. - Đầu TK XVII đến đầu thế kỉ XVIII, Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ, - Nền kinh tế thuộc địa phát triển nhanh chóng nhưng bị thực dân Anh kìm hãm => Mâu thuẩn giữa nhân dân thuộc địa với thực dân Anh gay gắt, cách mạng bùng nổ. 2. Diễn biến cuộc chiến tranh. 3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. - Kết quả: Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ, một quốc gia tư sản mới gia đời - Hợp chúng quốc châu Mĩ. - Ý nghĩa: + Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, làm cho nền kinh tế tư bản Mĩ phát triển. + Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước về sau. 3.3 Luyện tập (Củng cố lại kiến thức đã học trong bài:Nguyên nhân (diễn biến), kết quả, ý nghĩa dẫn đến cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ) - Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy vào vở 3.4. Hoạt động vận dụng, mở rộng. - Tìm hiểu 1 vài nét về tác giả của bản tuyên ngôn độc lập Mĩ - Thomas Jefferson - Tìm hiểu bản tuyên ngôn độc lập của VN(1945) và chỉ ra chủ tịch HCM đã kế thừa tuyên ngôn độc lập Mĩ ở điểm nào? V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... AI SOẠN CHUNG VỚI EM THÌ LIÊN HỆ 0924190984

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 1_12427127.docx
Tài liệu liên quan