B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Nguyên nhân của chiến tranh
Hoạt động 1:Tìm hiểu về nguyên nhân
* Mục tiêu:
- Trình bày được được nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh.
- Bản chất của CNĐQ
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát biểu đồ và đọc thông tin và hoàn thành nội dung của phiếu học tập .
21 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1 tiết), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 13
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
( 1 tiết)
MỤC TIÊU
Kiến thức
Sau khi học xong chuyên đề, học sinh:
- Học sinh nắm được chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết >< giữa đế quốc với đế quốc vì bản chất của đế quốc là gây chiến tranh xâm lược. Bọn đế quốc ở cả hai phe đều phải chịu trách nhiệm vấn đề này.
- Các giai đoạn của cuộc chiến tranh cũng như quy mô, tính chất và những hậu quả tác hại của nó với xã hội loài người.
- Chỉ có đảng Bôn sê vich của Nga, đứng đầu là Lênin, đứng vững trước thử thách của chiến tranh và lãnh đạo giai cấp vô sản cùng các dân tộc trong đế quốc Nga thực hiện khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” giành hòa bình và cải tạo xã hội.
2. Tư tưởng :
Giáo dục tư tưởng đấu tranh chống chiến tranh đế quốc bảo vệ hòa bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
3. Kĩ năng :
- Phân biệt được các khái niệm: “chiến tranh đế quốc”, “chiến tranh cách mạng”, “chiến tranh chính nghĩa”, “chiến tranh phi nghĩa”.
- Biết trình bày diễn biến cơ bản của chiến tranh trên bản đồ thế giới.
- Bước đầu biết đánh giá một số vấn đề về lịch sử, như nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp.
4. Định hướng các năng lực hình thành
Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề; vẽ sơ đồ tư duy; sử dụng lược đồ, dựa vào thông tin SGK, bản đồ để tổng hợp những yếu tố cơ bản về diễn biến chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau: quyền lợi kinh tế, tranh giành thuộc địa, mâu thuẫn chính trị dẫn đến chiến tranh.
+ Đánh giá hậu quả, tính chất của cuộc chiến tranh
.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
Bản đồ chiến tranh thế giới thư nhất, bảng thống kê kết quả của chiến tranh. Thanh ảnh và những mẫu chuyện lịch sử về chiến tranh thế giới thứ nhất và các tài liệu sưu tầm có liên quan đến bài giảng nếu có.
Các tư liệu tham khảo khác.
Chuẩn bị của học sinh
- Xem bài trước ở nhà.
- Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu:
Với việc quan sát video clip về chiến tranh thế giới thứ nhất HS có thể nắm được nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, các em chưa có thể biết đầy đủ và chi tiết về nguyên nhân sâu sa và nguyên nhân trực tiếp; diễn biến chính các giai đoạn; hậu quả của cuộc chiến tranh tàn khóc như thế nào. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát đoạn video clip về chiến tranh thế giới thứ nhất và thảo luận một số vấn đề dưới đây:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ?
3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Nguyên nhân của chiến tranh
Hoạt động 1:Tìm hiểu về nguyên nhân
* Mục tiêu:
- Trình bày được được nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh.
- Bản chất của CNĐQ
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát biểu đồ và đọc thông tin và hoàn thành nội dung của phiếu học tập .
(Quá trình quan sát biểu đồ, bản đồ về hệ thống thuộc địa, xong các em liên hệ kiến thức cũ bài 6).
THÔNG TIN SỐ 1. (SGK trang70)
HS hoàn thành phiếu học tập số 01.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nguyên nhân của chiến tranh
Nguyên nhân gián tiếp
Nguyên nhân trực tiếp
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động nhóm sau đó để hoàn thành phiếu học tập số 01.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:
Nguyên nhân của chiến tranh
Nguyên nhân gián tiếp
- Sự phát triển không đều của các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt ( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.
Nguyên nhân trực tiếp
- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.
- Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi)
- GV nhận xét, chốt ý sau đó đặt câu hỏi:
+ Yếu tố nào quyết định quan trọng nhất dẫn đến chiến tranh đế quốc? (Đây là câu hỏi mang tính tư duy tổng hợp, có thể dùng cho đối tượng học sinh khá, giỏi.)
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý: thuộc địa.
GV mở rộng kiến thức để học sinh thấy đó là đúng:
Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trên thế giới đã có nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra như:
Thời gian
Chiến tranh
Kết quả
1894- 1895
Chiến tranh
Trung-Nhật
Nhật chiếm Đài Loan, Triều Tiên, Mãn Châu, Bành Hồ
1898
Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha
Mĩ cướp được Phi-lip-pin, Cu-ba, Ha-oai, Guy-a-na, Pu-éc-tô Ri-cô
1899-1902
Chiến tranh
Anh -Bô ơ
Anh chiếm Nam Phi
1904-1905
Chiến tranh
Nga-Nhật
Nhật thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và một số đảo ở nam Xa-kha-lin
Đây là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa và nó chứng tỏ rằng vấn đề thuộc địa giữa các nước đế quốc khó có thể đều hòa được và cuộc chiến tranh thế giới diễn ra là đều không thể tránh khỏi. Người ta thường ví rằng những cuộc chiến tranh này được xem như là khúc dạo đầu bản hòa tấu đẩm máu đó là chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong cuộc đua tranh giành thuộc địa có thể nói Đức là nước hung hãn nhất bởi vì Đức có tiềm lực mạnh về kinh tế và quân sự nhưng lại có quá ít thuộc địa trong tay. Trong khi đó, phần lớn thuộc địa nằm trong tay Anh và Pháp. Chính vì vậy, có thể nói mâu thuẫn giữa Anh và Đức đó là hai mâu thuẫn đối đầu cơ bản nhất của khu vực châu Âu lúc bấy giờ. Vào những năm 80 của thế kỉ XIX, giới cầm quyền Đức đã lên kế hoạch, vạch cho mình kế hoạch tấn công Anh và Pháp để tranh giành thuộc địa của Anh và Pháp tại châu Á và châu Phi vì thế vào khoảng thời gian này Đức đã không ngừng lôi kéo Áo-Hung và Italia đứng về phía mình hình thành cho mình một phe mới gọi là phe liên minh 1882 (Đức, Áo-Hung, Italia nhưng sau đó Italia không theo phe này 1907), đối lập phe Liên minh là phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Vậy châm ngòi cho cuộc chiến tranh bùng nổ đó là sự kiện 28/6/1914 thái tử Áo-Hung Ferdinand bị một phần tử Xéc- bi bị ám sát ở vùng đất Bô-xni-a. Dựa ngay vào cớ đó, Đức đã hùng hổ buộc ngay Áo-Hung phải gây chiến với Xéc-bi bởi vì Xéc-bi là vùng Đức được phe Hiệp ước ủng hộ và thế chiến tranh thế giới lần thứ nhất được châm ngòi. (lúc đầu chỉ có 5 nước tuy nhiên dần dần lôi kéo 38 nước tham gia và lôi kéo cả những thuộc địa của các nước đế quốc tham gia vào đây (trong cuộc chiến tranh Anh đã huy động 40 vạn người ở Ấn Độ, Pháp cũng chiêu mộ 30 vạn lính ở các thuộc địa khác trong đó có Việt Nam) cuộc chiến này diễn ra khắp trên thế giới.
II. DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN SỰ
Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến chính của cuộc chiến tranh giai đoạn thứ 1. (1914-1916)
* Mục tiêu: Học sinh liệt kê tất cả các sự kiện ở 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu
* Phương thức: HS hoạt động nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS đọc đoạn thông tin số 2 (SGK trang 71) để hoàn thành phiếu học tập số 02
TƯ LIỆU SỐ 2 (SGK trang 71)
KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 2
Thời gian
Chiến sự
Kết quả
1914
1915
1916
* Gợi ý sản phẩm:
KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 2
Thời gian
Chiến sự
Kết quả
1914
Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.
Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.
Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.
Cứu nguy cho Pa-ri.
1915
Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga.
Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.
1916
Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-đoong.
Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.
Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu
- GV nhận xét, chốt ý
Hoạt động 3: Tìm hiểu diễn biến chính của cuộc chiến tranh giai đoạn thứ 2. (1017-1918)
* Mục tiêu:
- Học sinh liệt kê tất cả các sự kiện từ năm 1017-1918.
- Chỉ có đảng Bôn sê vich của Nga, đứng đầu là Lênin, đứng vững trước thử thách của chiến tranh và lãnh đạo giai cấp vô sản cùng các dân tộc trong đế quốc Nga thực hiện khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” giành hòa bình và cải tạo xã hội.
* Phương thức: HS hoạt động nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS đọc đoạn thông tin số 3 (SGK trang 72) để hoàn thành phiếu học tập số 03
TƯ LIỆU SỐ 3 (SGK trang 72)
KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3
Thời gian
Chiến sự
Kết quả
2/1917
2/4/1917
11/1917
3/3/1918
Đầu 1918
7/1918
9/11/1918
1/11/1918
* Gợi ý sản phẩm:
KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3
Thời gian
Chiến sự
Kết quả
2/1917
Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công.
Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.
2/4/1917
Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước.
Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.
Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu.
Hai bên ở vào thế cầm cự.
7/11/1917
Cách mạng tháng 10 Nga thành công
Chính phủ Xô viết thành lập
3/3/1918
Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp
Nga rút khỏi chiến tranh
Đầu 1918
Đức tiếp tục tấn công Pháp
Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp
7/1918
Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công.
Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11
9/11/1918
Cách mạng Đức bùng nổ
Nền quân chủ bị lật đổ
1/11/1918
Chính phủ Đức đầu hàng
Chiến tranh kết thúc
- GV nhận xét, chốt ý sau đó đặt câu hỏi :
+ Vì sao Nga rút khỏi chiến tranh trong khi đó Chính phủ tư sản lâm thời vẫn tiếp tục đeo đuổi? (Đây là câu hỏi mang tính tư duy và khó khi các em chưa học ở bài 15, có thể dùng cho đối tượng học sinh khá, giỏi.)
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý: 10/1917 CMT10 Nga thành công Nga cần có thời gian xây dựng chính quyền mới nên đã quyết định kí Hiệp ước Bret-Litôp 3/3/1918 theo Hiệp ước này Nga quyết định rút khỏi cuộc chiến tranh mà các em sẽ tìm hiểu sâu hơn ở bài 15.
+ Vì sao Mĩ không ngã về phe liên minh mà lại tham chiến về phe Hiệp ước? (Đây là câu hỏi mang tính tư duy và khó, có thể dùng cho đối tượng học sinh khá, giỏi.)
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý: Từ năm 4/1917, Mĩ bắt đầu chính thức tham chiến, thật ra ngay từ đầu cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ Mĩ không tham chiến mà chỉ đóng vai trò là tư bản lái súng bán vũ khí cho các nước tham chiến. Mục tiêu của Mĩ là sau khi kết thúc chiến tranh sẽ thu cho mình lợi nhuận trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. Tuy nhiên, vào năm 1917 phong trào cách mạng thế giới lan rộng cùng lúc bấy giờ ưu thế chiến tranh lại nghiêng về phe Hiệp ước nên Mĩ quyết định tham chiến về phe Hiệp ước để chia phần sau khi thắng trận đồng thời để ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới.
- Tác động của Mĩ khi tham chiến về phe Hiệp ước? (Đây là câu hỏi mang tính tư duy, có thể dùng cho đối tượng học sinh khá, giỏi.)
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý: nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
Hoạt động 4: Tìm hiểu về hậu quả và tính chất của chiến tranh
* Mục tiêu:
- Các giai đoạn của cuộc chiến tranh cũng như quy mô, tính chất và những hậu quả tác hại của nó với xã hội loài người.
- Giáo dục HS yêu chuộng hòa bình, bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất ngôi nhà chung.
* Phương thức: GV sử dụng phương pháp hỏi-đáp để khai thác nội dung.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả như thế nào?
- Em có nhận xét gì về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
- Là HS các em cần làm gì để bảo vệ hòa bình?
* Gợi ý sản phẩm:
- Hậu quả: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều công trình bị phá hủy, chi phí chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
- Tính chất: là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: các giai đoạn hình thành và phát triển của xã hội loài người và nguyên nhân tan rã xã hội nguyên thủy.
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. sự phát triển không đồng đều của tư bản chủ nghĩa.
B. mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa.
C. sự hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau.
D. do hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Câu 2. Phe Liên minh khi mới thành lập năm 1882 gồm những quốc gia nào?
A. Đức, Mĩ, Nhật.
B. Anh, Pháp, Mĩ.
C. Đức, Áo-Hung, Italia.
D. Anh, Pháp, Nga.
Câu 3. Thời gian bắt đầu và kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. 1914-1916.
B. 1916-1918.
C. 1914-1918.
D. 1917-1918.
Câu 4. Vì sao gọi cuộc chiến tranh năm 1914-1918 là Chiến tranh thế giới?
A. Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc.
B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng trong chiến tranh.
C. Chiến tranh đã lôi kéo khoảng 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia.
D. Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản.
Câu hỏi tự luận
Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Gợi ý sản phẩm:
1. Gợi ý sơ đồ minh họa
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918)
NGUYÊN NHÂN
DIỄN BIẾN
KẾT CỤC CHIẾN TRANH
GIÁN TIẾP
TRỰC TIẾP
GIAI ĐOẠN 1 (1914-1916)
GIAI ĐOẠN 2 (1917-1918)
HẬU QUẢ
TÍNH CHẤT
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Francois Ferdinand bị ám sát.
Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất
Mỹ tham chiến cùng phe Hiệp ước
Cách mạng tháng 10 Nga thành công
Nga rút khỏi cuộc chiến
Cách mạng Đức bùng nổ 9/11/1918
Châu âu năm 1914
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAO AN THEO CHU DE LICH SU 9doc_12483177.doc