Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 16 đến bài 51

I. Mục tiêu;

1. Kiến thức: Hoàn cảnh dẫn tới việc Đảng ta chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh và sự phát triển của lực lượng cách mạng sau khi Việt Minh thành lập.

2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng tranh ảnh lịch sử, bản đồ lịch sử.

- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.

3. Thái độ:Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu Chủ Tịch Hồ Chí Minh, và lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh.

* Giáo dục tích hợp: Ý thức trách nhiệm đối với đất nước, vai trò của Hồ Chí Minh đới với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh.

II. Chuẩn bị:

1.Thầy: + Ảnh "Đội VN tuyên truyền giải phóng quân".

 + Các tài liệu về hoạt động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ở Pắc Bó, Cao Bằng, tài liệu về hoạt động của cứu quốc quân, VN tuyên truyền giải phóng quân.

2.Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk và hướng dẫn của HS.

III. Lên lớp:

1. Ổn định lớp:SS

2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì trên lược đồ.

 

doc66 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 16 đến bài 51, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n=> thống nhất cùng bạn Hs: Lên bản trình bày kế hoạch, âm mưu của TD Pháp. Gv. Theo dõi, hướng dẫn học sinh ... * Em có nhận xét gì về điều kiện làm việc của BTV TW Đảng qua H46? - Cuộc họp diễn ra trong 1 căn phòng đơn sơ, không có bàn nghế sang trọng chỉ có 1 bàn gỗ rộng để trải bản đồ, mọi người ăn mặc giản dị. * Giáo dục tích hợp: giáo dục tinh thần chịu đựng gian khổ tất cả để phục vụ chiến tranh. * Trao đổi cặp đôi: Dựa vào lược đồ, kênh chữ sgk, hãy trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu- đông 1950. Hs: Thực hienẹ... Gv: Tường thuật lại diễn biên.(trường hợp Hs làm chưa được). H. Chiến dịch biên giới thu-đông 1950 có kết quả ntn? H. Ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch biên giới thu-đông 1950? Hs:............... Hoạt động 3: Cá nhân/lớp. *MT: Hs chỉ ra được âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp. H. Sau thất bại trong chiến dịch biên giới 1950, Pháp và Mỹ có âm mưu gì? + Pháp giành lại quyền chủ động đã mất. + Pháp và Mỹ kí hiệp định “Cùng phòng thủ chung Đông Dương” => Gấp rút xây dựng lực lượng bình định vùng tạm chiếm kết hợp phản công và tiến công lực lượng cách mạng. I. Chiến dịch biên giới Thu Đông 1950. 1. Hoàn cảnh lịch sử mới - Tình hình thế giới và Đông Dương đang có lợi cho ta. - Pháp phụ thuộc Mĩ => Mĩ can thiệp vào Đông Dương. 2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc. * Âm mưu của Pháp. -Thực hiện kế hoạch Rơ-ve: - Khoá chặt biên giới Việt- Trung. - Thiết lập hành lang Đông -Tây. - Chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần thứ 2. * Chủ trương của ta: Quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: - Tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch. - Khai thông liên lạc quốc tế... - Mở rộng và củng cố căn cứ địa VB... * Diễn biến : (sgk/112) * Kết quả: - Ta khai thông 750 km đường biên giới . - Giải phóng 35 vạn dân. - Hành lang Đông -Tây bị chọc thủng. - Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững. => Kế hoạch Rơ-Ve của Pháp bị phá sản. * Ý nghĩa: quân đội ta giành quyền chủ động và ngày càng trưởng thành. II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp. - Pháp: Tìm mọi cách giành lại thế chủ động trên chiến trường. - Mỹ: Tăng cường viện trợ. - Mỹ - Pháp: Cùng phòng thủ chung Đông Dương => Pháp lệ thuộc vào Mỹ. 4 .Củng cố : Mục tiêu của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 là gì? A- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. B- Khai thông con đường liên lạc giữa ta và Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân trên thế giới. C-Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến. D- Thiết lập hành lang Đông- Tây (Hải Phòng-Hà Nội- Hòa Bình- Sơn la) 5. Hướng dẫn học bài: * Bài cũ: - Về nhà học bài cũ theo nội dung vở ghi, sgk. Tường thuật lại diễn biến chiến dịch biên giới 1950 theo lược đồ sgk. *Bài mới: Chuẩn bị tiếp mục III, IV: - Hoàn cảnh lịch sử của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II? - Những nội dung cơ bản của Báo cáo chính trị, ý nghĩa của Đại hội? - Bước phát triển hậu phương về mọi mặt? @&?.. Tuần : 27 Tiết : 33 Ngày soạn: 27/2/2018 Ngày dạy: 05/3/2018 BÀI 26: BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1950 – 1953 ( T2) I. Mục tiêu . 1. Kiến thức: - Nội dung cơ bản của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. - Những bước phát triển mới của hậu phương trong cuộc kháng chiến về: Chính trị, kinh tế và giáo dục 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng đoàn kết dân tộc, đoàn kết Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. II. Chuẩn bị: -Thầy; Đọc tài liệu tham khảo, ảnh tư liệu... -Trò ; Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk III. Lên lớp: 1. Ổn định lớp:SS: 2. Kiểm tra bài cũ: H. Vì sao ta mở chiến dịch biên giới thu-đông 1950?Nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch biên giới thu-đông 1950? * Trả lời: Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm: - Tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch. - Khai thông liên lạc quốc tế... - Mở rộng và củng cố căn cứ địa VB... *Nguyên nhân thắng lợi - Do tình đoàn kết chiến đấu của quân và dân ta.... - Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ Tịch... 3. Bài mới. Hoạt động của thầy, trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Nhóm/lóp Mt. Hs năms dược nội dung chính của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2.1951) Hs; Theo dõi Video+ H48 +kênh chữ sgk: H. Những nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng là gì? Ý nghĩa, kết quả của Đại Hội? Hs: Thực hiện cá nhân=> trao đổi thống nhất cùng nhóm=> ghi vào bảng nhóm. Gv: Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng báo cáo kq. Các nhóm còn lại theo dõi, bổ sung. H. Tại sao đến thời gian này Đảng ta lại quyết định đưa ra Đảng ra hoạt động công khai? Gv: Ngày 11/11/1945 Đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán”,để tránh những hiểu lầm trong nước và ngoài nước, nhưng sự thật lại rút vào hoạt động “bí mật”, tiếp tục lãnh đạo đất nước-> đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) Đảng quyết định ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao động VN- Đảng của g/c công nhân VN. Đối với Lào, CPC, phải thành lập mỗi nước 1 Đảng riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của mình để lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi. * Giáo dục : Bồi dưỡng học sinh niềm tin vào sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam. Hoạt động 2: Cặp đôi/lớp Mt. Hs chỉ ra được bước phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt. * Hs theo dõi kênh hình H49 +kênh chữ sgk, thực hiện yêu cầu sau: - Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1950) ta đã có chủ trương gì để phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt? + Chính trị................................................................................. + Kinh tế................................................................................... + Văn hóa giáo dục................................................................... Hs: Cá nhân thực hiện => trao đổi cùng bạn. Gv. Theo dõi, hướng dẫn học sinh thực hiện, GV chuẩn kiến thức. H: Những thành tựu về chính trị, kinh tế - t/c, văn hoá - giáo dục từ 1951 => 1953 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta? => Những hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục làm cho hậu phương được củng cố mạnh toàn diện, góp phần đắc lực vào Tlợi của cuộc kháng chiến. * Gd: tinh thần cách mạng đoàn kết dân tộc, quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2.1951) * Nội dung. - Thông qua “Báo cáo chính trị” và Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam”. - Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao động VN. - Bầu ra BCH TW Đảng do HCM làm chủ tịch, đ/c Trường Chinh làm Tổng bí thư. => Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. IV. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt. * Về chính trị. - Ngày 3/3/1951 Mặt trận Liên Việt được thành lập. - Ngày 11/3/1951, "Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào" ra đời để cùng đoàn kết chống TDP. * Về kinh tế tài chính. - Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng nền tài chính, thương nghiệp, - Giảm tô ở một số xã thuộc vùng tự do,... * Về văn hoá, giáo dục: - Cải cách giáo dục,... - Ngày 1 - 5 - 1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất. V.Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên các chiến trường:( Đọc thêm) 4 - Củng cố: Gv sơ kết bài học. Bài 1: Hãy nối 1 ô ở cột I (Thời gian) với 1 ô ở cột II (Sự kiện) bằng các mũi tên sao cho đúng. Cột I (Thời gian) Cột II (Sự kiện) Ngày 3/ 3/ 1951 Thành lập "Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào" Ngày 11/ 3/ 1951 Quyết định thống nhất VMinh và Hội Liên Việt thành MTLViệt. Năm 1952 Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc. Ngày 1/ 5/ 1952 Đề ra cuộc vận động sx và tiết kiệm. Đầu 1953 Phát động quần chúng triệt để giảm tô và 1 số đợt cải cách ruộng đất. Tháng 12/ 1953 Thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất. 5: Hướng dẫn học bài: * Bài cũ: - Về nhà học bài cũ đầy đủ, nắm dung Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II - Những thành tựu trong việc phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt. - Làm bài tập * Bài mới: Chuản bị bài :CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954) (Tiết 1) - Âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương được thực hiện trong kế hoạch Na - Va (5/1953)? - Chủ trương kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 của ta nhằm phá kế hoạch Na Va của Pháp-Mĩ? @&?.. Tuần : 27 Tiết : 34 Ngày soạn: 2/3/2018 Ngày dạy: 7/3/2018 Bài 27 CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC 1953-1954 (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được. - Âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương được thực hiện trong kế hoạch Na - Va (5/1953). Đây là sự cố gắng rất lớn của Pháp - Mĩ nhằm giành thắng lợi quyết định chuyển bại thành thắng "Kết thúc chiến tranh trong danh dự" ở Đông Dương. - Chủ trương kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 của ta nhằm phá kế hoạch Na Va của Pháp Mĩ bằng cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và bằng chiến dịch ĐBP (1954) giành thắng lợi quân sự quyết định. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ để trình bày về chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch ĐBP. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, lòng tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tế. - Giáo dục các em lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Bản đồ chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, tranh ảnh... 2. Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, hướng dẫn của giáo viên III. Lên lớp: 1. Ổn định lớp: SS 2. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: Hãy nêu những thành tựu đạt được trong phát triển hậu phương từ sau ĐH đại biêủ toàn quốc lần thứ II của Đảng. * Trả lời: * Về chính trị. - Ngày 3/3/1951 mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt. - Ngày 11/3/1951, "Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào" ra đời để cùng đoàn kết chống TDP. * Về kinh tế. - Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng nền tài chính, thương nghiệp, - Giảm tô ở một số xã thuộc vùng tự do,... * Về văn hoá, giáo dục: - Tiếp tục cải cách giáo dục,. - Ngày 1 - 5 - 1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất. 3. Bài mới. Hoạt động của Thầy-trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Cá nhân/lớp MT: HS nêu lên được mực đích và kế hoạch Na-va. H. Quan sát H 50 + kênh chữ sgk; H: Sau Sau 8 năm trở lại xâm lược Việt Nam, TDP gặp những khó khăn gì. Để giải quyết khó khăn đó, TDP đã làm gì.? Hs: Pháp liên tiếp gặp thất bại=> phải nhận viện trợ của Mĩ... - Ngày 7/5/1953, với sự thoản thuận của Mĩ, tướng Na-va được cử làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, Na-va cho ra đời 1 kế hoạch quân sự mới gọi là: Kế hoạch Na-va. H: Cho biết mục đích, nội dung của kế hoạch Na Va? Hs; ..... Gv: Chuẩn kiến thức thông qua lược đồ... HS đọc đoạn chữ nhỏ/119. H: Em có nhận xét gì về kế hoạch Na Va? Đây là kế hoạch chiến lược có quy mô rộng lớn, thể hiện sự cố gắng lớn nhất và cuối cùng cua TDP. Hoạt động 2: Cặp đôi/lớp * MT; Hs nêu được chủ trương và các đợt tấn công của ta trong Đông-Xuân 1953-1954. * HS. theo dõi sgk +kênh hình 52 trao đổi yêu cầu sau: Trước những âm mưu của Pháp-Mĩ trong kế hoạch Na-Va, ta đã có chủ trương như thế nào, phương châm chiến lược của ta là gì? Hs: thực hiện. * Giáo dục tích hợp: Giáo dục tấm gương tận tuỵ với cách mạng của Bác. * HS. Theo dõi lược đồ hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông Xuân 1953 - 1954: - Dựa vào kênh hình và kênh chữ hãy trình bày diễn biến các cuộc tấn công của ta trong Đông – Xuân 1953-1954. Hs; Lên bảng thực hiện. *GV liên hệ : 7/02/1954 Kon Tum giải phóng. H. Kết quả của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 có ý nghĩa gì? I. Kế hoạch Na va của Pháp và Mỹ. * Mục đích: - Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương. - Chuyển bại thành thắng trong vòng 18 tháng kết thúc chiến tranh trong danh dự. * Nội dung: 2 bước(sgk) II.Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử ĐBP. 1.Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1954: * Chủ trương của ta: - Quyết giữ thế chủ động trước và sau lưng địch. - Tiêu hao sinh lực địch, phân tán lực lượng địch. - Phương châm: “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt đánh ăn chắc, đánh chắc thắng". * Các cuộc tấn công quân sự của ta: - Tháng 12/1953, ta tiến công giải phóng Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), uy hiếp Trung Lào. - Tháng 1/1954, mở chiến dịch Thượng Lào giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, uy hiếp Luông Pha Băng. -Tháng 2/1954, tấn công Bắc Tây Nguyên=>giải phóng Kon Tum, uy hiếp Pleiku. => Kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản. Địch bị giam chân ở vùng rừng núi. 4. Củng cố : - Kế hoạch Nava của Pháp và Mĩ được thực hiện như thế nào? - Vì sao ta chủ trương tấn công địch trong Đông-Xuân 1953-1954? 5. Hướng dẫn học bài: *Bài cũ:Học kĩ nội dung bài học theo nội dung vở ghi,sgk: - Nắm được nội dung kế hoạch Na-va. - Chủ trương của ta trong chiến cuộc Đông- Xuân 1953-1954. - Các cuộc tấn công quân sự của ta trong chiến cuộc Đông- Xuân 1953-1954. *Bài mới: Chuẩn bị tiếp nội dung còn lại của bài học. - Tìm hiểu về cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp. - Tập tường thuật diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ qua lược đồ H54. - Tìm hiểu ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1953 – 1954. @&?.. Tuần : 28 Tiết : 35 Ngày soạn: 5/3/2019 Ngày dạy: 12/3/2019 Bài 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954) (tiếp theo) I. Mục tiêu :. 1. Kiến thức: - Diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. - Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ nevơ (21/7/ 1954) về kết thức chiến tranh ở Đông Dương - Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tự hào dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. II. Chuẩn bị: -Thày: Lược đồ, các hình ảnh tư liệu có liên quan đến nội dung bài học. - Trò ; Chuẩn bị bài III. Lên lớp: 1. Ổn định lớp: SS 2. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: Nêu mục đích và nội dung của kế hoạch Na-va? * Trả lời: Mục đích: - Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương. - Chuyển bại thành thắng trong vòng 18 tháng kết thúc chiến tranh trong danh dự. * Nội dung: 2 bước - B1: Thu – Đông 1953, Đông – Xuân 1954 phòng ngự miền Bắc, tấn công bình định Trung và Nam Bộ. - B2: Thu – Đông 1954 chuyển chiến trường ra Bắc => Kết thúc chiến tranh. 3. Bài mới. Hoạt động của Thầy-trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: cá nhân/ nhóm. Mt: HS biết được một số nét về Tập đoàn cứ điểm ĐBP. Sự quyết tâm của ta đề tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm. Diễn biến và kết quả. *Gv Chiếu Video, học sinh theo dõi +sgk. H. Em hãy cho biết đôi nét về Tập đoàn cứ điểm ĐBP? - Vị trí:...................... - Lực lượng:............. *Gv Chiếu đoạn phim tư liệu, h/a về công việc chuẩn bị cho chiến dịch => học sinh theo dõi +sgk. H; Chủ trương, tinh thần của ta trong việc mở chiến dịch Điện Biên Phủ ? Hs; Trả lời: ... * Hs quan sát lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ + kênh chữ sgk: Hs: lên bảng tường thuật chiến dịch Điện Biên Phủ qua 3 đợt đánh của quân ta. + Đợt 1: từ 13=> 17/3/1954... + Đợt 2: từ 30/3 => 26/4/1954.... + Đợt 3: từ 1/5 => 7/5/1954... H. Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ? * GV đọc bài thơ “ Hoan hô chiến sỹ Điện Biên”. * Hoạt động 2: Nhóm/ lớp MT: HS nắm được những nội dung chính của Hiệp định Giơ- ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954) Hs: Theo dõi Video về diễn biến Hội nghị Giơ-ne-vơ và trả lời các câu hỏi: - Hội nghị Giơ-ne-vơ diễn ra vào thời gian nào? - Nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ? - Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết có ý nghĩa gì? Gv. Chuẩn kiến thức. * Hoạt động 3 : Cặp đôi/lớp. MT: Hs nêu được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): H. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)? * Đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng, HCT, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng toàn thể dân tộc tađã dồn toàn tâm, toàn sức cho cuộc kháng chiếnGd nièm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã hi sinh vì Tổ quốc. II/ Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 (tiếp theo) 3/ Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. * Cứ điểm Điện Biên Phủ :Sgk * Lực lượng: 16 200 tên, với 49 cứ điểm, 3 phân khu... * Quyết tâm của ta : Trên dưới một lòng quyết tâm đập tan Tập đoàn cứ điểm ĐBP. *. Diễn biến: (sgk) *. Kết quả. - Ta tiêu diệt và bắt sống 16 200 tên địch. - Băn cháy và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ các phương tiện chiến tranh của địch. * Ý nghĩa: (SGK) III/ Hiệp định Gio- ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954) - Khai mạc: 08/05/1954. Kí chính thức vào 21/07/1954. * Nội dung: (SGK). * Ý nghĩa: - Chấm dứt chiến tranh của Pháp và Mỹ ở Đông Dương. - Là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ ban của 3 nước Đông Dương. - Mỹ thất bại trong âm mưu xâm lược Đông Dương. - Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. IV.Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): 1.Ý nghĩa :( SGK) * Đối với dân tộc Việt Nam.. * Đối với quốc tế 2.Nguyên nhân: (SGK). + Khách quan. + Chủ quan. 4.Củng cố: Tại sao lại khẳng định chiến thắng ĐBP đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương ? 5.Hướng dẫn học bài: * Bài cũ: Về nhà học kĩ bài; trả lời các câu hỏi SGK. - Sưu tầm tài liệu về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Kon Tum trong giai đoạn từ 1945- 1954. - Ôn tập nội dung từ đầu học kì II để ôn tập và kiểm tra 1 tiết. ..........................................ac&db........................................... Tuần : 28 Tiết : 36 Ngày soạn: 9/3/2018 Ngày dạy: 13/3/2018 Bài: NHỮNG THẮNG LỢI TIÊU BIỂU CỦA NHÂN DÂN KON TUM TRONG CHỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954) I. Mục tiêu:Học sinh nắm được: - Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), địa bàn Kon Tum được Liên khu ủy V, Bộ Tư lện Liên khu V chọn làm hướng chủ yếu trong các cuộc tiến công chiến lược để mở rộng cuộc tiến công trên khắp các chiến trường khu V. - Cuộc chiến đấu bảo vệ làng của nhân dân Soáp Dùi, chiến dịch hè Bắc Tây Nguyên (1951), cuộc tiến công chiến lược giải phóng tỉnh Kon Tum (1954) là những thắng lợi lớn góp phần vào thắng lợi chung của cả nước. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. tìm hiểu thực tế - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, quyết tâm bảo vệ quê hương. Bồi dưỡng lòng biết ơn các thế hệ ông cha đã hy sinh trên mảnh đất Kon Tum. II. Chuẩn bị - Thầy: Lược đồ hành chính huyện ĐăkGlei, tỉnh Kon Tum, hình ảnh tư liệu - Trò Chuẩn bị bài theo tài liệu, sưu tấm về những tấm gương anh dũng của đồng bào Kon Tum trong thời kì chống Pháp. III. Lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Bài mới: giáo viên giới thiệu vào bài. Hoạt động của Thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1:Cá nhân MT: Nắm được vài nét về làng Soáp Dùi và cuộc chiến đấu bảo vệ làng của nhân dân Soáp Dùi. H. Dựa vào tài liệu và những hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu một số nét về làng Soáp Dùi? Gv. Dùng lược đồ hành chính huyện Đắk Glei để giới thiệu về vị chí địa lí của làng Soáp Dùi. H. Em biết gì về cụ A Mét và lực lượng vũ trang ở đây? Gv. Hướng dẫn học sinh học trong tài liệu. H. Cuộc chiến đấu bảo vệ làng của nhân dân Soáp Dùi đã diễn ra như thế nào? Gv. Em có nhận xét gig về tinh thần chiến đấu bảo vệ làng của nhân dân Soáp Dùi? Gv: Giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước cho hs. Hoạt động 2: Nhóm/lớp MT: Chủ trương, diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch hè Bắc Tây Nguyên (1951) HS: Theo dõi tài liệu, kết hợp với phần lịch sử VN (Bài 26) thực hiện yêu cầu sau: H. Vì sao ta có chủ trương mở chiến dịch hè Bắc Tây Nguyên? Gv. Bổ sung “rèn cán, chỉnh quân” là rèn luyện cán bộ và chỉnh đốn lại quân lính. H. Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến của chiến dịch? Hs. Trình bày. Hs. Nhận xét, bổ sung. Gv, Chốt lại H. Chiến thắng của chiến dịch Bắc Tây Nguyên đã đem lại ý nghĩa gì? Hs. Trao đổi => trả lời. Gv. Bổ sung=> chốt lại kiến thức. Hoạt động 3: Nhóm/lớp MT: Trình bày được Hoàn cảnh lịch sửm chủ trương của ta và diễn biến cuộc tiến công chiến lược giải phóng tỉnh Kon Tum (2-1954). Hs: Theo dõi tài liệu, trao đổi cùng nhóm trả lời các câu hỏi sau: - Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến cuộc tiến công chiến lược giải phóng tỉnh Kon Tum (2-1954)? - Chủ trương và các bước cụ thể của ta trong cuộc tiến công chiến lược giải phóng tỉnh Kon Tum (2-1954)? - Tóm tắt diễn biến của chiến dịch, Hs: Thực hiện. Gv. Theo dõi các nhóm thực hiện.Gọi đại diện nhóm trả lời. Hs: Nhanạ xét, bổ sung. Gv. Chuẩn kiến thức. H. Cuộc tiến công chiến lược giải phóng tỉnh Kon Tum (2-1954) đã đem lại kết quả và ý nghĩa ntn? Hs, Đại diện trả lời. Gv. Chốt lại kiến thức toàn bài. 1.Cuộc chiến đấu bảo vệ làng của nhân dân Soáp Dùi, huện Đăk Glêi. a. Vài nét về làng Soáp Dùi: (sgk) b. Cuộc chiến đấu bảo vệ làng của nhân dân Soáp Dùi - Tháng 4/1949, Pháp cho quân đến càn quét. Nhân dân tiêu diệt 10 tên, làm bị thương 4 tên. - Tháng 10/1949, Pháp vào làng đốt phá, tàn sát => Nhân dân tổ chức chống trả. - Tháng 1/1950, Pháp tấn công lần 3 vào làng nhưng thất bại. II. Chiến dịch hè Bắc Tây Nguyên (1951) 1. Chủ trương của ta: Tháng 8/1951, ta chủ trương mở chiến dịch hè Bắc Tây Nguyên nhằm: + Hỗ trợ chiến tranh du kích và mở rộng căn cứ địa cách mạng; + Tiêu hao sinh lực địch + Kiểm tra kết quả “rèn cán, chỉnh quân” của ta. 2. Diễn biến: - Rạng sáng ngày 6-8-1951, quân ta nổ súng tiến công đồn KonPlong, tiêu diệt 90 tên giặc, thu nhiều vũ khí và chiến lợi phẩm - Ngày 14-8-1951, quân ta tiêu diệt đồn Konpraih. - Ngày 15-8-1951, quân ta tiến công tiêu diệt đồn Kon Pồng, địch ở Konklung và Kon Mơ Ha tháo chạy. 3. Ý nghĩa của chiến dịch hè Bắc Tây Nguyên (1951) ( Đọc tài liệu) III.Cuộc tiến công chiến lược giải phóng tỉnh Kon Tum (2-1954). 1. Hoàn cảnh lịch sử: - Ta đang giành thế chủ động trên chiến trường. - Địch ở Tây Nguyên ít, bố trí thành những cụm rải rác.. - Pháp đề ra kế hoạch quân sự Na-va. 2. Chủ trương của ta: Tập trung lực lượng chủ lực tiến công lên Tây Nguyên, hướng chính là Kon Tum và chia làm 2 bước: * Bước 1: Tiêu diệt cứ điểm Măng Đen, Măng Bút nhắm phá vỡ thế phòng thủ của địch. * Bước 2: Tiêu diệt toàn bộ hệ thống của địch ở Đắc Tô đến ĐắkGlei tiến tới giải phóng Kon Tum. 3. Diễn biến: - Đên 27 rạng ngày 28-1-1954, ta tiến công cứ điểm Măng Đen, Măng Búk, Konpraih.. - Từ ngày 29-1 đến 3 -2-1954, ta tấn công địch ở Đăk Tô, Đắk Glei, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch. 4. Kết quả, Ý nghĩa: (tàiliệu) 4. Củng cố: Tại sao nói thắng lợi của quân và dân Kon Tum trong cuộc tiến công chiến lược đông-xuân 1953-1954 đã góp phần làm phá sản kế hoạch Na Va của Pháp? 5. Hướng dẫn học bài: Học nội dung bài học; sưu tấm tư liệu về nhân vật lịch sử A Mét ..........................................ac&db........................................... Tuần : 29 Tiết : 37 Ngày soạn: 16/3/2018 Ngày dạy: 19/3/2018 ÔN TẬP I. Mục tiêu :. 1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức trọng tâm phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 1954. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tự hào dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. II. Chuẩn bị: -Thày: Hệ thống kiến thức, bài tập - Trò ; Ôn lại các bài đã học. III. Lên lớp: 1. Ổn định lớp: SS 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ học 3. Bài mới. Hoạt động của Thầy-trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1:cá nhân. Lập niên biểu về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925. Hs: Thực hiện. Hoạt động 2: cá nhân. Nội dung Hội nghị thành lập ĐCS Việt Nam? Nội dung cơ bản của Hội nghị lần thứ I BCH TW tháng 10/1930? Hoạt động 3: Cá nhân. Nêu lại những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. Hoạt động 4:Cặp đôi/lớp H: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước ta gặp những khó khăn nào? Hs: Lên bảng thực hiện: Hs; Nhận xét, bổ sung. Hoạt động 5: Nhóm/lớp Hs: Thảo luận cặp đôi câu hỏi 4. - Vì sao Đảng ta xác định cuộc k/c chống Pháp là lâu dài và tự lực cánh sinh? Hs: Trao đổi = > thống nhất nội dung => trình bày. Hoạt động 6: Cá nhân/lớp Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc k/c chống TD Pháp 1945-1954. Hoạt động 7: Trao đổi nhanh. Tại sao lại khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương ? Câu 1. Niên biểu về những hoạt động của Nguyễn Ái Qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12388852.doc
Tài liệu liên quan