IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp ( 1945-1954)
1.Ý nghĩa lịch sử:
a. Đối với trong nước.
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo điều kiện để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. .
b. Đối với thế giới.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
8 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/3/2018
Ngày dạy:
BÀI 27.
CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954) (tiếp theo)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Trình bày được nội dung Hiệp định Giơ- ne –vơ.
- Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định đánh giá âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của Pháp.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước tinh thần cách mạng lòng đoàn kết dân tộc, đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và niềm tự hào dân tộc.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ di tích cách mạng Điện Điên Phủ.
4. Định hướng năng lực hình thành.
- Năng lực tái hiện kiến thức: Âm mưu mới của Pháp, Mĩ trong kế hoạch Na-va
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, và năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích, nhận xét, đánh giá, vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn hiện nay.
II. Phương tiện và đồ dùng dạy học
- Tài liệu, tranh ảnh, SGK, SGV, tài liệu tham khảo trong SGK.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
Câu hỏi: Trình bày hoàn cảnh ra đời và nội dung của kế hoạch Na Va? Qua đó em nhận xét chiến lược Đông Xuân 1953 -1954?
Trả lời:
a.Hoàn cảnh.
– Sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp ngày càng gặp nhiều khó khăn
– Giữa năm 1953, Pháp đề ra kế hoạch Na Va, nhằm thay đổi cục diện, kết thúc chiến tranh.
b.Nội dung.
+ Bước 1: Thu - Đông 1953 và Xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương.
+ Bước 2: Từ Thu - Đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.
3. Giới thiệu bài mới.
Bước vào Đông – Xuân 1953-1954, đồng thời với mặt trận quân sự ta còn tiến công địch trên mặt trận ngoại giao - Hiệp định Giơ-ne-vơ chính là sự thắng lợi to lớn của Đảng và chính phủ ta trên mặt trận ngoại giao. Đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay.
4. Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
GV: Dùng lược đồ H54: Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Em biết gì về vị trí, địa thế và cách bố trí của địch ở ĐBP?
àLà một thung lũng rộng lớn nằm ở phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược quan trọng, Địch chia làm 3 phân khu 49 cứ điểm.
GV. Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ di tích cách mạng ĐBP?
GV: Tại sao thực dân Pháp chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương?
à Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh dài gần 20 km, rộng từ 6-8 km. Thung lũng này nằm gần biên giới Việt - Lào, trên một đầu mối giao thông quan trọng.
GV: Pháp Mĩ đã làm gì để xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương?
+ Lực lượng: 16200 quân với 49 cứ điểm (chia thành 8 cụm cứ điểm), chia 3 phân khu Bắc - Nam và phân khu Trung Tâm Mường Thanh. Mỗi cụm cứ điểm là một hệ thống hỏa lực nhiều tầng, có chiến hào ngang dọc, hàng rào dây thép gai dày từ 20à50m, có bãi mìn dày đặc, có lưới dây điện sát mặt đất, có hầm ngầm cố thủ.
+ Chúng cho rằng: đây là “pháo đài không thể công phá”.
GV: Mục tiêu của ta khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
àXây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với 49 cứ điểm, 3 phân khu.
GV: Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của giặc?
- Hệ thống phòng ngự vững chắc, kiên cố, số lượng quân đông.
=> Từ 3/12/1953 Na -Va quyết định xây dựng Điện Biên Phủ là cứ điểm mạnh nhất và quyết chiến với ta.
GV: Cho biết chủ trương của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
Tháng 12/1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm:
+ Tiêu diệt Lực lượng địch.
+ Giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
GV: Nêu những hiểu biết của em về sự chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Hưởng ứng chủ trương của Đảng, quân và đân ta tiến hành khẩn trương công việc mở đường ra mặt trận trong “mưa bom lửa đạn” của địch. Vượt qua những chặng đường bộ và thủy, bằng mọi phương tiện, bất chấp khó khăn thiếu thốn bởi sự chống phá của kẻ thù. Suốt ngày đêm quân dân ta chở lương thực ,thực phẩm thuốc men ra tiền tuyến. Đến đầu tháng 3-1954, việc chuẩn bị về mọi mặt đã hoàn tất.
GV: Giới thiệu H55 (sgk - 124)
GV: Chiến dịch ĐBP diễn ra qua mấy đợt?
GV: Phân khu Bắc bao gồm những cứ điểm nào (Him Lam, Độc Lập, Bản kéo)
GV: Tường thuật diễn biến trên lược đồ.
* Đợt tấn công thứ nhất: Ta tiến công địch ở phân khu phía Bắc. Trong 2 ngày tấn công ta tiêu diệt nhanh gọn 2 cứ điểm Him Lam và Độc Lập. sau 5 ngày tấn công ta tiêu diệt 2000 tên địch, hạ 12 máy bay, tên Pi-rốt chỉ huy pháo binh địch phải tự tử.
* Đợt tấn công thứ 2: ta tấn công vào phân khu trung tâm cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt đặc biệt ở đồi A1, C1. Sau 4 ngày đêm chiến đấu mỗi bên chiếm giữ 1 nửa cao điểm, hai bên đều thiệt hại nặng nề. Ở trận địa Mường Thanh quân ta phải đào hệ thống hầm hào lớn, nhỏ dài hàng trăm km,với hàng vạn hầm để tấn công.Hệ thống chiến hào đã cắt đôi sân bay Mường Thanh và cắt lìa phân khu trung tâm với phân khu Nam. thực dân Pháp tập trung hầu hết máy bay ở Đông Dương cho Điện Biên Phủ, Mĩ còn chi viện ngay cho Pháp 179 máy bay kèm cả một số giặc lái nhưng hệ thống chiến hào vẫn vươn tới như dây thòng lọng thít chặt cổ địch.
GV: Mục đích của ta đánh sân bay Mường Thanh để làm gì?
à Cắt đứt con đường tiếp tế duy nhất bằng hàng không của địch.
* Đợt tấn công thứ 3: ta tiến công chiếm một số cao điểm phía Đông, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch ở phía Tây. Tối 6/5 ta đào đường hầm vào tận đỉnh đồi A1, dùng 1 tấn bộc phá tiêu diệt cứ điểm cuối cùng này. sau đó quân ta được lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận. Chiều 7/5 ta vượt cầu Mường Thanh tiến công vào sở chỉ huy của giặc bắt sống tướng Đờ cát –Tơ ri và bộ tham mưu của chúng, cùng lúc đó ta tấn công vào phân khu Nam truy kích và bao vây tiêu diệt toàn bộ quân giặc ở đây.
GV: Trình bày kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
à Ta tiêu diệt và bắt sống 16 200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh
GV Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi có ý nghĩa lịch sử ta lớn như thế nào?
GV: Thảo luận nhóm –2’
- HS trình bày - GV nhận xét, kết luận: Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na Va của Pháp Mĩ, giáng đòn quyết định vào ý trí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi.
2. Hoạt động 2: (9 phút)
Hướng dẫn đọc thêm phần hoàn cảnh diễn biến hội nghị.
GV: Gọi 1 HS đọc phần hoàn cảnh, điễn biến hội nghị.
GV: Cho biết nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ?
- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
- Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 năm 1956.
GV: Hiệp định Giơ - Ne - Vơ có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- Đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ ở Đông Dương.
- Là văn bản mang tính pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương.
- Buộc Pháp phải rút hết quân về nước. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
3. Hoạt động 3 (12 phút):
GV: Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp?
- Thắng lợi này đã kết thúc ách thống trị gần 1 thế kỉ của thực dân Pháp trên đất nước ta. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên CNXH làm cơ sở thống nhất nước nhà.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi đã giáng đòn mạnh vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là ở các nước Á Phi, Mĩ La-tinh
GV: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
- Chủ quan:
+ Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính tri, quân sự đúng đắn, sáng tạo.
+ Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất củng cố, mở rộng, Có lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh. Có hậu phương rộng lớn, vững chắc.
- Khách quan:
+ Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương .
+ Sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới.
I. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 -1954 và chiến dịch ĐBP 1954.
1. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 -1954.
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
a. Vị trí.
- Điện Biên Phủ là thung lũng rộng lớn
ở phía tây rừng núi Tây Bắc , gần biên giới Lào
- Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á nên Pháp cố nắm giữ.
- Mục tiêu của Pháp: xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với 49 cứ điểm, 3 phân khu.
- Chủ trương của ta: Tháng 12/1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm:
+ Tiêu diệt Lực lượng địch.
+ Giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
- Diễn biến: Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954, chia làm 3 đợt.
+ Đợt 1: Quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
+ Đợt 2: Quân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm, cuộc chiến diễn ra quyết liệt.
+ Đợt 3: Quân ta đồng loạt tấn công các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7/5, tướng Đờ Ca- xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.
* Kết quả: Ta tiêu diệt và bắt sống 16 200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
- Ý nghĩa: Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na- va, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ- ne- vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
III. Hiệp định Giơ-Ne-Vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương 1945.
- Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơ- ne- vơ (Thụy Sĩ) được ký kết.
- Nội dung:
+ Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
+ Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
+ Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 năm 1956.
- Ý nghĩa:
+ Đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ ở Đông Dương.
+ Là văn bản mang tính pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương.
+ Buộc Pháp phải rút hết quân về nước. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp ( 1945-1954)
1.Ý nghĩa lịch sử:
a. Đối với trong nước.
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo điều kiện để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. .
b. Đối với thế giới.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2.Nguyên nhân thắng lợi:
a. Nguyên nhân chủ quan:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng được mở rộng, có hậu phương vững chắc.
b. Nguyên nhân khách quan:
- Tình đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào, sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN, cùng các lực lượng tiến bộ khác.
IV. Củng cố và dặn dò:
1. Củng cố.
Câu 1: Những nội dung chủ yếu của hiệp định Giơ-Ne-Vơ về việc kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương?
A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
C. Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
D. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 năm 1956.
E. Cả 4 ý trên.
Câu 2: Tại sao khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương?
A. Vì chiến dịch Điện Biên Phủ làm phá toàn bộ kế hoạch NaVa, nỗ lực cuối cùng của TDP nhằm tìm lối loát trong danh dự.
B. Vì sao chiến dịch Điện Biên Phủ, Mĩ ngừng viện trợ cho Pháp.
C. Vì Mĩ quyết định loại Pháp và can thiệp vào Đông Dương.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 3: Lập bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta trên mặt trận chính trị?
Thời gian
Sự kiện .
2/1951
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
3/3/1951
Tống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt.
11/3/1951
Liên minh nhân dân Việt – Miên - Lào được thành lập
2. Dặn dò:
- Học bài 27 .
- Chuẩn bị Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 27 Cuoc khang chien toan quoc chong thuc dan Phap xam luoc ket thuc 1953 1954_12322449.doc