Giáo án Lịch sử lớp 9 - Chủ đề: Các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai (nước Mĩ – Nhật Bản – Tây Âu)

2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:

a. Câu hỏi:

a.2. Câu hỏi thông hiểu (MĐ2):

Câu 1: Trình bày sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó ?

Câu 2: Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh ?

b. Củng cố:

CH: Trình bày sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó ?

CH: Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh ?

c. Dặn dò:

- Về nhà học bài.

- chuẩn bị tiết 11: Nhật Bản./.

 

doc17 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2143 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Chủ đề: Các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai (nước Mĩ – Nhật Bản – Tây Âu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cần triệt để sử dụng nhất là trong phần bài mới); Câu hỏi nên lập từ câu 1, câu 2 đến hết nối tiếp theo các mức độ nhận thức. 1. Mức độ nhận biết: * Nước Mĩ: Câu 1: Đâu là yếu tố tiến bộ trong những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ giàu lên trong chiến tranh thế giới thứ hai nhờ bán vũ khí cho các bên tham chiến. B. Khai thác những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật. C. Tập trung cao sản xuất và tư bản. D. Quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí. Câu 2: Hãy chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm địa vị kinh tế của Mĩ trong những năm 60 của thế kỉ XX? A. Kinh tế Mĩ trải quan nhiều cuộc suy thoái và khủng hoảng và đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản. B. Tệ quan liêu tham nhũng ở Mĩ ngày càng trầm trọng. C. Quân sự hóa nền kinh tế. D. Sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp xã hội ngày càng tăng. Câu 3: Nước Mĩ có vị trí như thế nào trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. B. Là nơi sản sinh ra các nhà khoa học hàng đầu thế giới. C. Là quốc gia đi đầu trong mọi phát minh khoa học – kĩ thuật. D. Là quốc gia đi đầu về khoa học – kĩ thuật và công nghệ trên thế giới. Câu 4: Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã tác động như thế nào đến nước Mĩ? A. Làm cho nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng. B. Làm cho số công nhân thất nghiệp ngày một gia tăng. C. Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Mĩ ngày càng sâu sắc. D. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mĩ thay đổi nhanh chóng. Câu 5: Chính sách đối nội của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì nổi bật? A. Xóa bỏ chính sách phân biệt chủng tộc đối với người da đen, da màu. B. Ra đạo luật cấm Đảng cộng sản Mĩ hoạt động. C. Chống lại phong trào công nhân. D. Thực hiện hòa hợp tôn giáo và dân tộc. Câu 6: Tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Việt Nam vào năm: A. 1990 B. 1991 C. 1992 D. 1993 Câu 7: Em hãy nêu những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. * Nhật Bản: Câu 8: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm gì nổi bật? A. Lần đầu tiên trong lịch sử bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. B. Kinh tế bị tàn phá hết sức nặng nề, lạm phát trầm trọng. C. Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiếu thốn. D. Chính phủ cách mạng nhanh chóng được thiết lập. Câu 9: Trong thời kì nền kinh tế đạt được sự phát triển “thần kì”. Nhật Bản đã giành được những thành tựu nào? A. Là quốc gia đi đầu thế giới trong các thành tựu khoa học – kĩ thuật. B. Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng thất nghiệp C. Có sản lượng lương thực xuất khẩu hàng đầu thế giới D. Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng. Câu 10: Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật bản đã có vị trí như thế nào trong thế giới tư bản? A. Là một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. B. Vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới – sau Mĩ. C. Đứng đầu trong thế giới tư bản. D. Là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới. Câu 11: Hãy nối các cột thời gian cột A với nội dung cột B sao cho đúng. Cột A (Thời gian) Nối Cột B (Nội dung) A. 1945 – 1950 1. Thời kì kinh tế phát triển thần kì B. 1960 – 1970 2. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới C. Sau 1970 3. Thời kì khôi phục kinh tế D. Đầu những năm 90 của TK XX 4. Kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái kéo dài chưa từng thấy từ sau chiến tranh thế giới thứ hai 2. Mức độ thông hiểu: * Nước Mĩ: Câu 12: Em hãy giải thích vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau khi chiến tranh thế giới thứ hai. * Nhật Bản: Câu 13: Vì sao cuộc chiến tranh Triều Tiên (6 – 1950) lại là “ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản? Câu 14: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản? A. Khi đó, Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nới lỏng chính sách chiếm đóng, biến Nhật thành đồng minh trong việc ngăn chặn “làn sóng cộng sản” ở châu Á. B. Viện trợ để đẩy mạnh phục hồi kinh tế Nhật Bản. C. Cho lực lượng tư bản Nhật tự do buôn bán. D. Đặt hàng vũ khí với số lượng lớn, thúc đẩy công nghiệp quốc phòng của Nhật phát triển như vũ bão. * Tây Âu: Câu 15: Em hãy giả thích vì sao sau từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu lại tăng cường sự liên kết khu vực? 3. Mức độ vận dụng thấp: Câu 16: Theo em những nguyên nhân nào giúp cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ Hai. Trong những nguyên nhân đó nguyên nhân nào đóng vai trò quyết định. 4. Mức độ vận dụng cao: Câu 17: Từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Theo em, Việt Nam có thể học tập được gì từ Nhật Bản? V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp: - Kiểm tra nề nếp, sĩ số, tác phong, sự chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra.(Có thể kiểm tra bài cũ đầu giờ, kết hợp trong giờ. Nếu là kiểm tra bài cũ thì nêu ra câu hỏi và đáp án trả lời, câu hỏi có thể sử dụng câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo bảng mô tả đã có - chỉ cần ghi câu số hoặc hệ thống câu hỏi, bài tập khác cho các nội dung của toàn chủ đề) 3. Bài mới. Chỉ rõ chủ đề thực hiện phương pháp, hình thức dạy học, thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện thể hiện nội dung các hoạt động của chủ đề: 3.1. NƯỚC MĨ: (Thời gian 45 phút) Giới thiệu bài: Sau CTTG thứ 2 kinh tế Mỹ phát triển nhảy vọt, đứng đầu giới tư bản và trở thành siêu cường quốc với sự vượt trội về kinh tế, KHKT. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển này. Để tìm hiểu vấn đề này các em học tiết 10: Nước Mĩ. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NĂNG LỰC HÌNH THÀNH * HĐ 1: Cả lớp; thảo luận theo nhóm nhỏ; thuyết giảng tích cực (20’). I. Tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai: - Sau CTTG II, Mĩ vươn lên thành nước TB giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống TBCN. - Trong những năm 1945-1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4%), 3/4 trữ lượng vàng thế giới. Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. - Nguyên nhân: Không bị chiến tranh tàn phá, giàu tài nguyên, thừa hưởng các thành quả khoa học kĩ thuật thế giới, thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho các nước. - Trong những thập niên tiếp theo, kinh tế Mĩ đã suy yếu và không còn giữ được ưu thế tuyệt đối. - Nguyên nhân: sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác, khủng hoảng chu kì, chi phí quá lớn cho chạy đua vũ trang và chiến tranh,.. ? Quan sát bản đồ châu Mĩ xác định vị trí của nước Mĩ trên bản đồ ? ? Nêu những nét chính về tình hình nước Mĩ sau CTTG thứ hai? Tích hợp GDMT: ? Nguyên nhân nào giúp Mỹ trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới sau CTTG II? ? Trong những thập niên tiếp sau nền kinh tế Mỹ có đặc điểm gì ? Tích hợp GDMT: ? Vì sao kinh tế Mỹ lại bị suy giảm, nguyên nhân do đâu? HS: Lên bảng xác định. HS: Sau CTTG II, Mĩ vươn lên thành nước TB giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống TBCN; Trong những năm 1945-1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4%), 3/4 trữ lượng vàng thế giới. Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. HS: Không bị chiến tranh tàn phá, giàu tài nguyên, thừa hưởng các thành quả khoa học kĩ thuật thế giới, thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho các nước. HS: Trong những thập niên tiếp theo, kinh tế Mĩ đã suy yếu và không còn giữ được ưu thế tuyệt đối. HS: Các nhóm thảo luận trình bày. Nguyên nhân: sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác, khủng hoảng chu kì, chi phí quá lớn cho chạy đua vũ trang và chiến tranh,... - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Thực hành với đồ dùng trực quan; Xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng. * HĐ 2: Cá nhân; trực quan; đàm thoại, gợi mở (15’). II. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh: 1. C/s đối nội: - Sau chiến tranh, Nhà nước Mĩ ban hành một loạt đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng Cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ. - Nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân lên mạnh, đặc biệt là phong trào chống phân biệt chủng tộc và phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam trong những thập kỷ 60 và 70. 2. C/s đối ngoại: - Mĩ đề ra “Chiến lược toàn cầu” với mục tiêu chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân và dân chủ, thành lập các khối quân sự gây chiến tranh xâm lược,... ? Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ thực hiện chính sách đối nội ntn? ? Thái độ của nhân dân Mỹ đối với những chính sách đối nội của chính phủ ra sao? ? Chính sách đối ngoại của Mĩ sau CTTG thứ hai như thế nào ? HS: Sau chiến tranh, Nhà nước Mĩ ban hành một loạt đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng Cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ. HS: Nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân lên mạnh, đặc biệt là phong trào chống phân biệt chủng tộc và phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam trong những thập kỷ 60 và 70. HS: Nhằm mưu đồ thống trị thế giới, Mĩ đề ra “Chiến lược toàn cầu” với mục tiêu chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân và dân chủ, thành lập các khối quân sự gây chiến tranh xâm lược,... - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; Xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng. * HĐ 3: CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức: Nội dung Nhận biết (MĐ 1) Thông hiểu (MĐ 2) Vận dụng (MĐ 3) Vận dụng cấp cao (MĐ 4) I. Tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai: - Trình bày được sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó. II. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh: - Trình bày được chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh. 2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò: a. Câu hỏi: a.2. Câu hỏi thông hiểu (MĐ2): Câu 1: Trình bày sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó ? Câu 2: Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh ? b. Củng cố: CH: Trình bày sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó ? CH: Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh ? c. Dặn dò: - Về nhà học bài. - chuẩn bị tiết 11: Nhật Bản./. 3.2. NHẬT BẢN: (Thời gian 45 phút) Giới thiệu bài: Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Nhật bản bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển thần kì và nhanh chóng vươn lên trở thành một siêu cường về kinh tế đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ). Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản ? Để tìm hiểu vấn đề này các em học tiết 11: Nhật Bản. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NĂNG LỰC HÌNH THÀNH * HĐ 1: Cá nhân; đàm thoại, gợi mở (5’). I. Tình hình NB sau chiến tranh: - Là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. - Xuất hiện nhiều khó khăn bao trùm đất nước - Nhật Bản đã tiến hành nhiều cải cách dân chủ: + Ban hành hiến pháp mới (1946), nhiều nội dung tiến bộ. + Thực hiện cải cách ruộng đất. - Xóa bỏ CNQP, trừng trị các tội phạm chiến tranh. - Ban hành các quyền tự do dân chủ. - Ý nghĩa: Là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh sau này. GV: Treo bản đồ châu Á yêu cầu HS xác định vị trí của Nhật Bản trên bản đồ ? ? Dựa vào H 17.1 Sgk em biết gì về Nhật Bản ? Tích hợp GDMT: ? Sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình Nhật Bản như thế nào? ? Đứng trước những khó khăn trên Nhật bản đã làm gì ? ? Những cải cách dân chủ ở Nhật bản có ý nghĩa gì? HS: Lên bảng xác định. HS: Nằm ở vùng ĐB châu Á, do 4 đảo lớn tạo thành; Diện tích: 374.000 Km2. Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. Nằm trong vành đai núi lửa TBD “quê hương của động đất và núi lửa”. HS: Là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Xuất hiện nhiều khó khăn bao trùm đất nước HS: Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều CCDC đã được tiến hành như: Ban hành hiến pháp mới (1946), nhiều nội dung tiến bộ; Thực hiện cải cách ruộng đất; Xóa bỏ CNQP, trừng trị các tội phạm chiến tranh.Ban hành các quyền tự do dân chủ. HS: Là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh sau này - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: T/h với đồ dùng trực quan; Khai thác tranh ảnh lịch sử; Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. * HĐ 2: Cả lớp; thảo luận theo nhóm nhỏ; thuyết giảng tích cực (15’). II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh: 1. Thành tựu: - Tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là “sự phát triển thần kỳ” với những thành tựu chính là: + Tổng sản phẩm quốc dân năm 1968 là 183 tỉ USD, đứng thứ hai trên thế giới, sau Mĩ. + Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm trong năm 50 là 15%. + Nông nghiệp cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước. - Đến những năm 70 Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính thế giới. 2. Nguyên nhân: - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên. - Sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty. - Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của chính phủ Nhật Bản. 3. Hạn chế: - Đầu những năm 90 kinh tế Nhật bị suy thoái kéo dài. + Tăng trưởng giảm liên tục: Năm 1997 âm 0,7%; 1998 âm 1,0%; 1999 âm 1,19%. + Nhiều công ti phá sản, ngân sách thâm hụt. Tích hợp GDMT: ? Nhật bản có những thuận lợi gì khi tiến hành KPKT? ? Nêu những thành tựu kinh tế NB từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX? ? Quan sát H 19 Sgk em thấy phương pháp trồng trọt trong bức ảnh có gì khác với cách trồng trọt tự nhiên mà chúng ta thường gặp ? ? Quan sát H 18 Sgk: + Hình dáng con tàu như thế nào ? Nó chạy trên đường ray gì ? + Vì sao người ta gọi con tàu này là “Đoàn tàu biết bay” ? ? Quan sát H 20 Sgk: + Bức ảnh chụp câu cầu nào ? Ở đâu ? + Cây cầu này nói lên điều gì về sự phát triển KHKT của Nhật bản sau chiến tranh ? Tích hợp GDMT: ? Vì sao kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì và đạt được những thành tựu nêu trên ? ? Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta diễn ra khi nào ? ? Hãy cho biết thời gian và biểu hiện về sự suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản ? Tích hợp GDMT: ? Thảo luận nhóm (2 phút): Vì sao sau một thời gian phát triển thần kì nền kinh tế Nhật Bản lại gặp khó khăn và suy thoái ? ? Nhật Bản và VN đặt quan hệ ngoại giao vào thời gian nào ? ? Sau khi đặt quan hệ ngoại giao Nhật Bản đã giúp đỡ VN những gì ? HS: Nhờ đơn đặt hàng của Mĩ khi tiến hành xâm lược Triều Tiên và VN. HS: Dựa vào SGK trả lời. HS: Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng đều do máy tính kiểm soát hạn chế sâu bệnh và tác động của thời tiết xấu. HS: Giống như một chiếc máy bay chở khách. Chạy trên nệm từ trường; Đạt tốc độ 400 km/h nên gọi là “Đoàn tàu biết bay” HS: Sau chiến tranh KHKT Nhật Bản phát triển mạnh đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng – xây cầu vượt biển. HS: Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên; Sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty; Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của chính phủ Nhật Bản. HS: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta diễn từ Đại hội VI (12/1986). Sau 30 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. HS: Đầu những năm 90 kinh tế Nhật bị suy thoái kéo dài. + Tăng trưởng giảm liên tục : Năm 1997 âm 0,7%; 1998 âm 1,0%; 1999 âm 1,19%. + Nhiều công ti phá sản, ngân sách thâm hụt. HS: Bị Mỹ và các nước Tây Âu cạnh tranh gay gắt; Thiên tai (núi lửa, động đất, sóng thần, bão) thường xuyên xảy ra; Nghèo về tài nguyên thiên nhiên. HS: Ngày 21 tháng 9 năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. HS: Nhật đã tích cực viện trợ vốn ODA giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội. Năm 2016 Nhật viện trợ cho Việt Nam 11 tỷ yên. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Khai thác tranh ảnh lịch sử; Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; Xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng. * HĐ 3: CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức: Nội dung Nhận biết (MĐ 1) Thông hiểu (MĐ 2) Vận dụng (MĐ 3) Vận dụng cấp cao (MĐ 4) I. Tình hình NB sau chiến tranh: - Biết một số nét khái quát về đất nước Nhật bản. - Biết được tình hình Nhật bản sau chiến tranh. - Trình bày được nội dung các cải cách tiến bộ ở Nhật bản và ý nghĩa. II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh: - Biết được mối quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam. - Trình bày được sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật bản và nguyên nhân của sự phát triển đó. - Giải thích được vì sao sau một thời gian phát triển thần kì nền kinh tế Nhật Bản lại gặp khó khăn và suy thoái. 2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò: a. Câu hỏi: a.1. Câu hỏi nhận biết (MĐ 1): Câu 1: Em biết gì về đất nước Nhật Bản ? Câu 2: Nêu tình hình Nhật bản sau chiến tranh ? Câu 3: Em biết gì về mối quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam ? a.2. Câu hỏi thông hiểu (MĐ2): Câu 1: Trình bày nội dung các cải cách tiến bộ ở Nhật bản và ý nghĩa ? Câu 2: Trình bày sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật bản và nguyên nhân của sự phát triển đó ? a.3. Câu hỏi vận dụng thấp (MĐ 3): Câu 1: Vì sao sau một thời gian phát triển thần kì nền kinh tế Nhật Bản lại gặp khó khăn và suy thoái ? b. Củng cố: CH: Nêu tình hình Nhật bản sau chiến tranh ? CH: Trình bày sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật bản và nguyên nhân của sự phát triển đó ? c. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Chuẩn bị trước tiết 12: Các nước Tây Âu./. 3.3. TÂY ÂU: (Thời gian 45 phút) * HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) - Bản đồ các nước châu Âu. - Sản phẩm học sinh cần đạt: Nắm được tên một số nước trong Liên minh châu Âu. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NĂNG LỰC HÌNH THÀNH - Là liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất ở châu Âu. GV: Treo bản đồ các nước châu Âu. ? Em biết gì về Liên minh châu Âu ? GV kết luận: Sau CTTG II nền kinh tế các nước Tây Âu bị thiệt hại nặng nề nên phải lệ thuộc vào Mĩ, tuy nhiên từ 1950 các nước Tây Âu đã liên kết với nhau và dẫn đến sự ra đời của liên minh Châu Âu (EU). Vậy quá trình này diễn ra như thế nào ? Để tìm hiểu vấn đề này các em học tiết 10: Các nước Tây Âu. HS: Quan sát. HS: Là liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất ở châu Âu. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: T/h với đồ dùng trực quan. * HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu tình hình chung (20’): 1. Mục tiêu: Biết được nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: trực quan; đàm thoại, gợi mở/ Đặt câu hỏi; động não. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/ Cả lớp. 4. Phương tiện dạy học: Bản đồ châu Âu. 5. Sản phẩm : Nắm được nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NĂNG LỰC HÌNH THÀNH I. Tình hình chung: 1. Những thiệt hại của Tây Âu trong CTTG 2: - Trong CTTG thứ hai, nhiều nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề. + Công, nông nghiệp giảm nhanh. + Các nước đều là con nợ của Mĩ. 2. Công cuộc KPKT sau CTTG 2: - Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nằng nề các nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Mác-san”. - Kinh tế được phục hồi nhưng các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. - Chính trị: + Chính phủ các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp quyền tự do dân chủ. + Xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã được thực hiện trước đây. + Ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ, củng cố thế lực của GCTS cầm quyền. - Đối ngoại: + Tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa trước đây, nhưng thất bại. - Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, các nước Tâu Âu gia nhập khối quân sự Bắc ĐTD (NATO) nhằm chống lại LX và các nước XHCN Đông Âu. - Ở Đức: + Sau CTTG thứ hai nước Đức bị chia thành hai nhà nước: CHLBĐ và CHDCĐ, với các chế độ chính trị đối lập nhau. + Ngày 3/10/1990, nước Đức thống nhất trở thành một quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu. GV treo bản đồ châu Âu và yêu cầu HS xác định vị trí các nước Tây Âu ? ? Em hãy cho biết những thiệt hại của các nước Tây Âu trong CTTG thứ hai? ? Để khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu đã làm gì? GV giải thích thêm: Mac-san là tên ngoại trưởng Mỹ lúc đó đã đề xướng ra kế hoạch này. ? Sau khi nhận viện trợ Mỹ, quan hệ giữa Tây Âu và Mỹ ntn? ? Nêu những nét chính về tình hình chính trị các nước Tây Âu sau CTTG thứ hai ? ? Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới lần thứ hai là gì? Tích hợp GDMT: ? Trong thời kỳ “Chiến tranh lạnh” mâu thuẫn gay gắt giữa hai phe XHCN và ĐQCN, các nước Tây Âu làm gì? ? Tình hình nước Đức sau CTTG thứ hai như thế nào? HS: Xác định trên bản đồ. HS: Trong CTTG thứ hai, nhiều nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề: Công, nông nghiệp giảm nhanh; Các nước đều là con nợ của Mĩ. HS: Các nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Mác-san”. HS: Kinh tế được phục hồi nhưng các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. HS: Chính phủ các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp quyền tự do dân chủ; Xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã được thực hiện trước đây; Ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ, củng cố thế lực của GCTS cầm quyền. HS: Tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa trước đây, nhưng thất bại. HS: Các nước Tây Âu gia nhập khối quân sự Bắc ĐTD (NATO) nhằm chống lại LX và các nước XHCN Đông Âu. HS: Sau CTTG thứ hai nước Đức bị chia thành hai nhà nước: CHLBĐ và CHDCĐ, với các chế độ chính trị đối lập nhau; Ngày 3/10/1990, nước Đức thống nhất trở thành một quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Thực hành  với đồ dùng trực quan; Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; Xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng. * HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu quá trình liên kết KV Tây Âu (13’): 1. Mục tiêu: Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: trực quan; đàm thoại, gợi mở; thảo luận theo nhóm nhỏ/ Đặt câu hỏi; động não. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/ Cả lớp. 4. Phương tiện dạy học: bản đồ các nước trong Liên minh châu Âu. 5. Sản phẩm : Nắm được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. II. Quá trình liên kết KV Tây Âu: - Tháng 4/1951, “Cộng đồng than, thép châu Âu” được thành lập, gồm 6 nước: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. - Tháng 3/1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) được thành lập, gồm 6 nước trên. - Cộng đồng kinh tế châu Âu chủ trương xoá bỏ hàng rào thuế quan, thực hiện tự do lưu thông hàng hoá, tư bản và nhân công giữa 6 nước. - Tháng 7/1967, “Cộng đồng châu Âu” ra đời trên cớ sở sáp nhập 3 cộng đồng trên. - Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12/1991, các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan). - Hội nghị đã thông qua hai quyết định quan trọng: Xây dựng một liên minh kinh tế và một liên minh chính trị, tiến tới một nhà nước chung Châu Âu. - Theo đòi hỏi của sự phát triển, Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh Châu Âu (European Union-EU) và từ ngày 1/1/1999, một đồng tiền chung của Liên minh Châu Âu được phát hành với tên gọi là đồng Ơ rô (EURO). - Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế-chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ với 27 nước thành viên (2016). ? Sau CTTG thứ hai, đặc biệt từ 1950 trở đi một xu hướng mới phát triển ở Tây Âu là gì? Tích hợp GDMT: ? Nguyên nhân dẫn đến sự liên kết khu vực các nước Tây Âu? ? Sự liên kết khu vực của các nước Tây Âu diễn ra ntn? ? Em cho biết nội dung chính của hội nghị Ma-a-xtơ-rich (Hà Lan)? ? Hãy đọc tên các nước trong Liên minh châu Âu H 21 Sgk ? Tích hợp GDMT: ? Em biết gì về sự kiện Brexit ? Hiện nay liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia ? HS: Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực. HS: Thảo luận nhóm trình bày. Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, kinh tế không cách biệt nhau lắm; Các nước đều muốn thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ. HS: Tháng 4/1951, “Cộng đồng than, thép Châu Âu” được thành lập, gồm 6 nước: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua; Tháng 3/1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) được thành lập, gồm 6 nước trên; Cộng đồng kinh tế Châu Âu chủ trương xoá bỏ hàng rào thuế quan, thực hiện tự do lưu thông hàng hoá, tư bản và nhân công giữa 6 nước; Tháng 7/1967, “Cộng đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHU DE CAC NUOC MI NHAT BAN TAY AU SAU 1945_12492924.doc