1. Bài cũ: Gia đình
+ Gia đình em gồm có những ai? Kể những thành viên trong gia đình em?
+ Bố, mẹ thương yêu, chăm sóc em như thế nào?
- GV nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi
* Mục tiêu: Nhận biết các loại nhà khác nhau ở các vùng miền khác nhau.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn học sinh quan sát các hình trong bài 12/ SGk.
- GV gợi ý các câu hỏi:
+ Ngôi nhà này ở đâu?
+ Bạn thích ngôi nhà nào? Tại sao?
+ Nhà bạn giống nhà nào trong tranh?
- HS theo cặp hỏi và trả lời nhau theo gợi ý của GV
- GV cho HS xem thêm tranh đã chuẩn bị và giải thích cho các em hiểu các dạng nhà: nhà ở nông thôn, nhà tập thể ở thành phố, các dãy, nhà sàn ở miền núi. và sự cần thiết của nhà ở.
2 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 12 - Môn Tự nhiên và xã hội: Nhà ở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2013
Tự nhiên và xã hội : NHÀ Ở
I. MỤC TIÊU
- Nói được địa chỉ nhà ở của mình và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình.
- Nhận biết được nhà ở và các đồ dùng gia đình phổ biến ở vùng nông thôn, thành thị, miền núi.
* GD BVMT: Biết nhà ở là nơi sống của mỗi người. Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở. Ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng.
*GD BĐKH: Nhà của Nam có rất nhiều cây xanh. Cây xanh đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. (Sau này các em sẽ biết, cây xanh có tác dụng làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính do khả năng hấp thụ CO2).
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh về nhà ở của gia đình ở miền núi, đồng bằng, thành phố.
2. Học sinh:
- Tranh vẽ ngôi nhà do các em tự vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: Gia đình
+ Gia đình em gồm có những ai? Kể những thành viên trong gia đình em?
+ Bố, mẹ thương yêu, chăm sóc em như thế nào?
- GV nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi
* Mục tiêu: Nhận biết các loại nhà khác nhau ở các vùng miền khác nhau.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn học sinh quan sát các hình trong bài 12/ SGk.
- GV gợi ý các câu hỏi:
+ Ngôi nhà này ở đâu?
+ Bạn thích ngôi nhà nào? Tại sao?
+ Nhà bạn giống nhà nào trong tranh?
- HS theo cặp hỏi và trả lời nhau theo gợi ý của GV
- GV cho HS xem thêm tranh đã chuẩn bị và giải thích cho các em hiểu các dạng nhà: nhà ở nông thôn, nhà tập thể ở thành phố, các dãy, nhà sàn ở miền núi... và sự cần thiết của nhà ở.
* GD BĐKH: Nhà của Nam có rất nhiều cây xanh. Cây xanh đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. (Sau này các em sẽ biết, cây xanh có tác dụng làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính do khả năng hấp thụ CO2).
* Kết luận: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình.
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm 4
* Mục tiêu: Kể được tên những đồ dùng phổ biến trong gia đình.
* Cách tiến hành: GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm 1 tổ.
- Quan sát hình ở trang 27 /SGK và nói tên các đồ dùng được vẽ trong gia đình.
Nhóm 1: Hình 1
Nhóm 2: Hình 2
Nhóm 3: Hình 3
Nhóm 4: Hình 4
- Các nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV.
- GV có thể giúp học sinh nếu đồ dùng nào các em chưa biết.
- Đại diện các nhóm kể tên các các đồ dùng được vẽ trong hình được giao cho quan sát.
- GV gợi ý HS liên hệ nói tên các đồ dùng trong nhà em mà trong các hình không vẽ.
* Kết luận: Mỗi gia đình đều có đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt vậy khi dùng chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ cẩn thận.
* Hoạt động 3: Vẽ tranh
* Mục tiêu: Biết vẽ ngôi nhà của mình và giới thiệu cho các bạn trong lớp.
*Cách tiến hành:
- Từng HS vẽ ngôi nhà của mình.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau cho nhau xem tranh và nói với nhau về ngôi nhà của mình.
- Một số học sinh giới thiệu về: nhà ở, địa chỉ, một vài đồ dùng trong nhà
- GV gợi ý:
+ Nhà em rộng hay chật?
+ Nhà em có sân vườn không?
+ Nhà ở của em có mấy phòng?
+ Địa chỉ nhà em?
* Kết luận (GD BVMT): Mỗi người đều có mơ ước có ngôi nhà tốt và đầy đủ những đồ dùng sinh hoạt cần thiết.
- Nhà ở của các bạn trong lớp rất khác nhau.
- Các em cần nhớ địa chỉ của nhà mình.
- Phải biết yêu quý, giữ gìn ngôi nhà của mình vì đó là nơi em sống hằng ngày với những người ruột thịt thân yêu.
3. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Lắng nghe.
- Đại diện các nhóm kể tên các các đồ dùng được vẽ trong hình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tnxh 12.doc