1/ Bài cũ: Nhà ở
- Em hãy giới thiệu về nhà ở của em (địa chỉ nhà ở, đồ dùng trong nhà )
- Nhận xét
2/ Bài mới:
- Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát hình
* Mục tiêu: Kể tên một số công việc ở nhà của mỗi người trong gia đình.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh mở sách bài 13 SGK.
- GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm: quan sát hình trang 28 và cho biết từng người trong mỗi hình đó đang làm gì? Tác dụng của mỗi công việc đó trong gia đình.
- GV gọi một số HS trình bày trước lớp.
3 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 13 - Môn Tự nhiên và xã hội: Công việc ở nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 15 tháng 11 năm 2013
Tự nhiên và xã hội: CÔNG VIỆC Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU
- Kể tên một số công việc cần làm ở nhà của mỗi người trong gia đình, các việc em thường làm để nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng.
- Có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng.
- Biết được nếu mọi người trong gia đình cùng tham gia công việc ở nhà sẽ tạo được không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm.
* GD BVMT: Các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ gọn gàng: sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập,
* GD KNS:
+ Đảm nhận trách nhiệm việc nhà vừa sức mình.
+ Kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ vất vả với bố mẹ.
+ Kĩ năng hợp tác: Cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình.
+ Kĩ năng tư duy phê phán: Nhà cửa bừa bộn.
* GD BĐKH: Ở nhà giúp mẹ vệ sinh nhà cửa, tưới cây, tưới hoa là góp phần bảo vệ môi trường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ: Nhà ở
- Em hãy giới thiệu về nhà ở của em (địa chỉ nhà ở, đồ dùng trong nhà )
- Nhận xét
2/ Bài mới:
- Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát hình
* Mục tiêu: Kể tên một số công việc ở nhà của mỗi người trong gia đình.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh mở sách bài 13 SGK.
- GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm: quan sát hình trang 28 và cho biết từng người trong mỗi hình đó đang làm gì? Tác dụng của mỗi công việc đó trong gia đình.
- GV gọi một số HS trình bày trước lớp.
- Kết luận (GD KNS): Ở nhà mỗi người đều có một công việc khác nhau. Những việc làm đó vừa giúp cho nhà em sạch sẽ, gọn gàng, vừa thể hiện sự quan tâm gắn bó của những người trong gia đình với nhau.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
* Mục tiêu:
- HS biết kể một số công việc nhà của những người trong gia đình mình và của bản thân mình cho bạn nghe và nghe bạn kể.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn học sinh làm việc theo cặp: Yêu cầu các em tập nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi ở trang SGK/ 28.
- Câu hỏi gợi ý:
+ Trong nhà em ai đi chợ (nấu cơm, giặt quần áo, quét dọn nhà cửa), ai trông em bé, ai giúp đỡ em học?
+ Hằng ngày em đã làm gì để giúp đỡ gia đình?
* GD BĐKH: Ở nhà giúp mẹ vệ sinh nhà cửa, tưới cây, tưới hoa là góp phần bảo vệ môi trường.
+ Em cảm thấy thế nào khi làm được những việc có ích cho gia đình ?
- Kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức của mình.
* Hoạt động 3: Quan sát tranh (Cả lớp)
* Mục tiêu: HS hiểu điều gì sẽ xảy ra khi trong nhà không ai quan tâm dọn dẹp.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn học sinh quan sát hình SGK/ 29 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của hai hình ở trang 29 SGK?
+ Em thích căn phòng nào? Tại sao?
+ Nếu trong nhà không có ai dọn dẹp thì nhà cửa sẽ như thế nào?
+ Hãy nêu các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng?
* GD BVMT: Các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ gọn gàng: sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập,
- GV khuyến khích các em đưa ra nhiều ý kiến để giải thích về căn phòng bừa bộn (như mẹ vắng nhà, mẹ bận) và lí do giải thích về căn phòng ngăn nắp (như mấy bố con bảo nhau cùng dọn)
- Kết luận (GD KNS): Nếu mỗi người đều quan tâm đến việc dọn dẹp, nhà cửa sẽ gọn gàng ngăn nắp. Ngoài giờ học để nhà cửa sạch đẹp các em nên giúp đỡ bố mẹ những công việc tuỳ sức của mình góp phần làm cho nhà cửa sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe
3. Củng cố, dặn dò:
* Trò chơi: Chọn Đ, S
- GV nêu các tình huống
* Em còn bé không cần giúp gia đình việc gì cả?
* Học bài xong em xếp đồ dùng học tập gọn gàng.
* Chơi xong em để đồ chơi cho mẹ dọn dẹp.
Em làm những việc vừa sức để giúp đỡ bố mẹ.
+ Vì sao em cho là sai? Ta nên làm gì cho đúng ?
Cô mong muốn rằng từ hôm nay trở đi, các em chăm chỉ làm việc nhà hơn để nhà cửa sạch sẽ.
- Dặn HS về nhà tập trang trí, sắp xếp góc học tập của mình thật gọn và đẹp. Xem bài sau: An toàn khi ở nhà.
- 3 HS trả lời.
- HS mở SGK .
- Các nhóm thảo luận.
N1: H1, N2: H2
N3: H3, N4: H4
- Một số HS trình bày:
Bạn nhỏ lau bàn ghế, bố bày con học. Bạn nhỏ sắp xếp đồ chơi, mẹ và con xếp áo quần.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Kể cho nhau nghe về công việc thường ngày của những người trong gia đình và của bản thân mình cho các bạn nghe và nghe bạn kể.
- Một vài cặp nói trước cả lớp.
- HS lắng nghe
- HS quan sát SGK.
- HS trả lời.
+ Một phòng gọn gàng, một phòng bừa bộn.
+ Em thích phòng gọn gàng. Vì phòng đó thoáng mát, đẹp mắt.
+ HS trả lời.
- HS nghe.
- HS lắng nghe, suy nghĩ và giơ bảng Đ, S.
- HS giải thích lý do chọn sai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tnxh 13.doc