1. Bài cũ: Hoạt động ở lớp
- Hãy kể các hoạt động ở lớp.
- Ở lớp, bạn đã tham gia những hoạt động nào? Bạn thích nhất hoạt động nào?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát theo cặp
* Mục tiêu: Biết giữ lớp học sạch đẹp
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh ở trang 36 SGK và trả lời với bạn các câu hỏi sau:
+ Trong bức tranh thứ nhất, các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
+ Trong bức tranh thứ 2 các bạn đang làm gì? Sử dụng đồ dùng gì?
2 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 17 - Môn Tự nhiên và xã hội: Giữ gìn lớp học sạch đẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 13 tháng 12 năm 2013
Tự nhiên và xã hội: GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH ĐẸP
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp.
- Biết giữ gìn lớp học sạch đẹp.
- Nêu những việc em có thể làm để góp phần làm cho lớp học sạch đẹp.
* GD BVMT: Biết sự cần thiết phải giữ gìn môi trường lớp học sạch đẹp. Biết các công việc cần phải làm để lớp học sạch, đẹp. Có ý thức giữ gìn lớp học sạch sẽ, không vứt rác, vẽ bậy bừa bãi Sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân và đồ dùng của lớp gọn gàng, không vẽ lên bàn, lên tường; trang trí lớp học.
* GD KNS:
+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện một số công việc để giữ lớp học sạch đẹp.
+ Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để giữ lớp học sạch đẹp.
+ Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.
* GD BĐKH: Ở trường tích cực tham gia vệ sinh lớp học, thu gom, phân loại rác. Trồng, chăm sóc cây, hoa, tham gia các hoạt động như: kế hoạch nhỏ, chia sẻ với các bạn nghèo, các bạn gặp thiên tai bão lũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: Hoạt động ở lớp
- Hãy kể các hoạt động ở lớp.
- Ở lớp, bạn đã tham gia những hoạt động nào? Bạn thích nhất hoạt động nào?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát theo cặp
* Mục tiêu: Biết giữ lớp học sạch đẹp
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh ở trang 36 SGK và trả lời với bạn các câu hỏi sau:
+ Trong bức tranh thứ nhất, các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
+ Trong bức tranh thứ 2 các bạn đang làm gì? Sử dụng đồ dùng gì?
- Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV nêu các câu hỏi: (GD KNS)
+ Lớp học của em đã sạch đẹp chưa?
+ Lớp em có những góc trang trí như trong tranh 37/ SGK không?
+ Bàn ghế trong lớp có xếp ngay ngắn không?
+ Cặp mũ nón để đúng nơi qui định chưa?
+ Em có viết, vẽ bẩn lên bàn ghế, bảng, tường không?
+ Em có vứt rác và khạc nhổ bừa bãi ra lớp không?
+ Em nên làm gì để giữ cho lớp học sạch đẹp?
- Kết luận: Để lớp học sạch đẹp mỗi học sinh phải luôn có ý thức giữ lớp học sạch đẹp và tham gia những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch đẹp, tích cực tham gia vệ sinh lớp học, thu gom, phân loại rác. Trồng, chăm sóc cây, hoa, tham gia các hoạt động như: kế hoạch nhỏ, chia sẻ với các bạn nghèo, các bạn gặp thiên tai bão lũ.
(GD BĐKH, GD BVMT)
* Hoạt động 2: Thảo luận và thực hành theo nhóm
* Mục tiêu:
Biết cách sử dụng một số đồ dùng để làm vệ sinh lớp học.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm theo tổ, kiểm tra dụng các em chuẩn bị và hỏi:
+ Những dụng cụ này được dùng vào việc gì ?
+ Cách sử dụng từng loại như thế nào? GV hướng dẫn
- GV cho các nhóm thực hành làm vệ sinh lớp.
- Kết luận: Phải biết sử dụng dụng cụ hợp lí, như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. Lớp học sạch đẹp sẽ giúp các em khoẻ mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy, các em phải luôn có ý thức giữ cho lớp học sạch đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Quan sát hình trang 38, 39 chuẩn bị tiết sau học bài Cuộc sống xung quanh.
- 2 HS trả lời.
- HS quan sát, làm việc theo hướng dẫn của GV.
+ Quét lớp, lau chùi bàn ghế. Dụng cụ: chổi, khăn lau.
+ Trang trí lớp. Dùng kéo, hồ, giấy màu.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS trả lời.
+ Chổi để quét lớp, khăn lau bàn, lau bảng
- HS nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tnxh17.doc