1/Ổn định:
- Cho HS hát.
2/Bài cũ: Ôn tập
+ Vì sao các em cần phải đi học đều và đúng giờ?
+ Em đã làm gì để đi học đều và đúng giờ?
+ Giữ trật tự trong trường học có ích lợi gì?
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
3/Bài mới:
- Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Đóng vai (Không đóng vai trong tình huống chưa phù hợp).
* Mục tiêu: Học sinh biết chào hỏi khi gặp thầy giáo, cô giáo.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm 4.
- Giáo viên cho học sinh nhóm trao đổi, đóng vai theo tình huống BT1:
+ Em gặp thầy cô giáo trong trường.
+ Em đưa sách, vở cho thầy giáo cô giáo.
2 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 19 - Môn Đạo đức: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 31 tháng 12 năm 2013
Đạo đức: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)
I . MỤC TIÊU
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
* GD KNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tranh BT2 phóng to, bài hát Những em bé ngoan
2. Học sinh:
- Vở bài tập đạo đức 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Ổn định:
- Cho HS hát.
2/Bài cũ: Ôn tập
+ Vì sao các em cần phải đi học đều và đúng giờ?
+ Em đã làm gì để đi học đều và đúng giờ?
+ Giữ trật tự trong trường học có ích lợi gì?
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
3/Bài mới:
- Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Đóng vai (Không đóng vai trong tình huống chưa phù hợp).
* Mục tiêu: Học sinh biết chào hỏi khi gặp thầy giáo, cô giáo.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm 4.
- Giáo viên cho học sinh nhóm trao đổi, đóng vai theo tình huống BT1:
+ Em gặp thầy cô giáo trong trường.
+ Em đưa sách, vở cho thầy giáo cô giáo.
- Kết luận: (GD KNS) Khen nhóm đóng vai xử lý tình huống tốt:
+ Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép
+ Khi đưa hay nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo cần đưa bằng hai tay. Lời nói khi đưa: Thưa cô đây ạ! Lời nói khi nhận: Em cảm ơn thầy (cô) ạ!
* Hoạt động 2: Quan sát tranh
* Mục tiêu: HS biết những việc làm thể hiện vâng lời thầy, cô giáo.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh BT2 và nêu tranh thể hiện việc làm bạn nhỏ vâng lời thầy, cô giáo.
- Kết luận: Thầy (cô) giáo là người dạy chúng ta điều hay lẽ phải. Vì vậy các em cần phải vâng lời thầy (cô) giáo như chăm chỉ học tâp, biết giữ vệ sinh môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định.
* Hoạt động 3: Tập hát bài Những em bé ngoan
* Mục tiêu: HS biết học tập theo gương những bạn HS ngoan lễ phép, vâng lời thầygiáo, cô giáo.
* Cách tiến hành:
- GV bày cho HS hát bài Những em bé ngoan
- GV hỏi:
+ Vì sao những em bé trong bài hát được khen ngoan?
+ Các em học tập được điều gì ở những em bé ngoan?
* Kết luận: Các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo để trở thành những học sinh ngoan.
- Cho HS đọc câu ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học
4/ Dặn dò:
Thực hiện những điều vừa học lễ phép, vâng lời thầy giáo. Chuẩn bị kể về một bạn lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
- HS hát.
- 3 HS trả lời.
- HS trao đổi nhóm 4 chuẩn bị đóng vai theo nội dung BT.
- HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS quan sát tranh và trả lời:
+ Tranh 1 bạn nhỏ vâng lời thầy, cô giáo chăm chỉ làm bài.
+ Tranh 4 bạn nhỏ bỏ rác vào thùng.
- HS nghe.
- HS hát.
- HS trả lời:
+ Vì em đi học đều, chăm chú nghe cô giảng, áo quần gọn gàng, thân hình sạch sẽ.
+ Ngoan, chăm học, vâng lời thầy cô.
- HS đọc:
Thầy cô như thể mẹ cha
Vâng lời, lễ phép mới là trò ngoan
- HS nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DD 19.doc