1/Ổn định:
- Cho HS hát bài Những em bé ngoan.
2/Bài cũ: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo
+ Vì sao chúng ta phải lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo?
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
3/ Bài mới:
- Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Kể về 1 HS biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
* Mục tiêu: Học sinh học tập theo gương bạn lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
2 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 20 - Môn Đạo đức: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 7 tháng 1 năm 2014
Đạo đức: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2)
I . MỤC TIÊU
- Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học ở tiết 1
- Học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo; biết khuyên và nhắc nhở bạn khi bạn chưa lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Học sinh nhận biết những việc làm đúng thể hiện sự lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. Học sinh học tập theo gương bạn lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
* GD KNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tranh BT3, 4, 5 phóng to.
2. Học sinh:
- Vở bài tập đạo đức 1, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Ổn định:
- Cho HS hát bài Những em bé ngoan.
2/Bài cũ: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo
+ Vì sao chúng ta phải lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo?
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
3/ Bài mới:
- Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Kể về 1 HS biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
* Mục tiêu: Học sinh học tập theo gương bạn lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho HS xung phong kể:
- Giáo viên kể 1 - 2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường.
Sau mỗi câu chuyện, cả lớp nhận xét: Bạn nào trong câu chuyện đã lễ phép và vâng lời thầygiáo, cô giáo.
* Kết luận: Các em cần học tập bạn học sinh lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
* Hoạt động 2: HS thảo luận theo nhóm 4
* Mục tiêu: Học sinh biết khuyên và nhắc nhở bạn khi bạn chưa lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo .
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và nêu yêu cầu; Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo ?
* Kết luận : Khi bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết những việc làm đúng thể hiện sự lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
* Cách tiến hành:
- GV nêu từng ý kiến thể hiện những hành vi đúng thì HS đưa thẻ Đ; hành vi sai, HS đưa thẻ S:
Những hành vi thể hiện sự lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo:
a. Khi gặp thầy giáo em chào hỏi lễ phép.
b. Thầy cô đưa cho em vật gì em chỉ cầm 1 tay là được.
c. Thầy cô giáo hỏi, em trả lời trống không.
d. Khi gặp thầy giáo cũ em không cần chào hỏi.
đ. Thầy cô giáo cho em vật gì, em nói: Em cảm ơn thầy (cô).
e. Khi thầy cô giảng bài, em chăm chú theo dõi, không nói chuyện riêng.
* Kết luận: Ý kiến a, đ, e đúng; ý kiến b, c, d sai.
* Kết luận chung (GD KNS): Thầy cô giáo là người chăm sóc, dạy đỗ các em. Các em phải lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo dạy bảo. Có như vậy, các em sẽ học tập tiến bộ, thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
- Cho HS đọc câu ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học
4/ Dặn dò:
Thực hiện những điều vừa học: lễ phép, vâng lời thầy giáo.
- Xem tranh BT1, 2 trang 31, 32 chuẩn bị bài sau: Em và các bạn.
- HS hát.
- 2 HS trả lời.
- HS xung phong kể.
- HS nghe.
- HS tham gia nhận xét.
- HS nghe.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
- HS nghe.
- HS trả lời dùng thẻ Đ, S.
a. Đ
b. S
c. S
d. S
đ. Đ
e. Đ
- HS nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DD 20.doc