I . MỤC TIÊU
- HS đọc, viết được: ich, êch, tờ lịch, con ếch.
- Đọc đúng các từ ứng dụng và đoạn thơ ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chúng em đi du lịch
* GD BVMT: Học sinh yêu thích chú chim sâu có ích cho môi trường thiên nhiên và cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 20 - Môn Học vần - Trường TH Phạm Hồng Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 1 năm 2015
Học vần: ACH
I . MỤC TIÊU
HS đọc, viết được: ach, cuốn sách
- Đọc đúng các từ ứng dụng và đoạn thơ ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữ gìn sách vở
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
1. Bài cũ :
- Đọc: iêc, ươc, xem xiếc / cá diếc, cái lược/ công việc, thước kẻ.
- Đọc câu ứng dụng.
- Viết: xem xiếc, rước đèn.
Nhận xét
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
* Vần ach:
- Giới thiệu vần, ghi bảng.
- Đọc mẫu, HS gài vần, gọi HS đọc vần.
- Yêu cầu HS phân tích vần.
- Có vần ach muốn có tiếng sách em làm thế nào?
- Ghi bảng: sách – HS gài tiếng, phân tích, đọc.
- Giới thiệu tranh từ khóa: cuốn sách
* Luyện đọc: ach – sách – cuốn sách
* Luyện viết bảng con: ach, cuốn sách.
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
Giải lao
- Giới thiệu từ ứng dụng.
- Luyện đọc từ ứng dụng :
Viên gạch kênh rạch
Sạch sẽ cây bạch đàn
- Yêu cầu HS phát hiện tiếng chứa vần vừa học, GV gạch chân.
- Luyện đọc từ ứng dụng.
- Giải nghĩa từ ứng dụng:
+ Kênh rạch: chỉ chung đường dẫn nước vào đồng ruộng.
+ Cây bạch đàn: (xem tranh)
* Trò chơi : Tìm tiếng, từ mới có
vần ach.
Tiết 2
- Yêu cầu HS đọc lại bài ở tiết 1.
* Luyện đọc:
- Giới thiệu tranh, đoạn thơ ứng dụng:
Me, mẹ ơi cô dạy
Phải giữ sạch đôi tay
Bàn tay mà dơ bẩn
Sách, áo cũng bẩn ngay.
- Luyện đọc tiếng chứa vần vừa học, kết hợp phân tích tiếng.
- Luyện đọc câu ứng dụng trên bảng và trong SGK/ 165.
* Giải lao
* Viết vở Tập viết: ach, cuốn sách.
- Hướng dẫn – nêu quy trình viết.
* Luyện nói: Giữ gìn sách vở
Tranh vẽ ai?
- Tại sao cần giữ gìn sách vở?
- Con đã làm gì để giữ gìn sách vở?
- Hãy giới thiệu một cuốn sách hoặc một cuốn vở được con giữ gìn sạch đẹp nhất?
3. Củng cố - dặn dò
- Đọc lại bài trên bảng.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn HS
về học lại bài.
- Xem trước bài: ich, êch.
- 3 HS đọc kết hợp phân tích.
- 1 HS đọc.
- HS viết bảng con theo tổ.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Vần ach có âm a đứng trước và âm ch đứng sau.
- Ta thêm âm s vào trước vần ach, dấu sắc trên đầu âm a.
- Cá nhân, đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS viết bảng con.
- HS phát hiện.
- HS đọc kết hợp phân tích.
- HS lắng nghe.
- Tìm tiếng mới, đánh vần, phân tích.
- Đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bài.
- HS luyện nói.
- Lớp đồng thanh.
- Lắng nghe.
Thứ ba ngày 13 tháng 1 năm 2015
Học vần: ICH, ÊCH
I . MỤC TIÊU
HS đọc, viết được: ich, êch, tờ lịch, con ếch.
- Đọc đúng các từ ứng dụng và đoạn thơ ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chúng em đi du lịch
* GD BVMT: Học sinh yêu thích chú chim sâu có ích cho môi trường thiên nhiên và cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
1. Bài cũ:
- Đọc: ach, cuốn sách/ viên gạch, kênh rạch/ sạch sẽ, cây bạch đàn.
- Đọc câu ứng dụng SGK/165.
- Viết: cuốn sách.
Nhận xét.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài
* Vần ich:
- Giới thiệu vần, ghi bảng.
- Đọc mẫu, HS gài vần, gọi HS đọc vần.
- Yêu cầu HS phân tích vần.
- Có vần ich, muốn có tiếng lịch ta làm thế nào?
- Ghi tiếng: lịch - HS gài tiếng, phân tích, đọc mẫu.
- Giới thiệu tranh từ khóa: tờ lịch
* Luyện đọc: ich – lịch – tờ lịch
* Vần êch: dạy tương tự.
- So sánh ich và êch
- Luyện đọc : ich – lịch – tờ lịch
êch – ếch – con ếch
* Luyện viết bảng con: ich, êch, tờ lịch, con ếch.
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- Nhận xét.
Giải lao
- Giới thiệu từ ứng dụng.
- Luyện đọc từ ứng dụng:
Vở kịch mũi hếch
Vui thích chênh chếch
- Yêu cầu HS phát hiện tiếng chứa vần vừa học, GV gạch chân.
- Luyện đọc từ ứng dụng.
- Giải nghĩa từ ứng dụng:
+ Vở kịch: từ đầu đến khi kết thúc một câu chuyện được diễn gọi là vở kịch.
+ Chênh chếch: hơi lệch, không thẳng.
* Trò chơi : Tìm tiếng, từ mới có
vần ich, êch.
Tiết 2
- Yêu cầu HS đọc lại bài ở tiết 1.
* Luyện đọc:
- Giới thiệu tranh, đoạn thơ ứng dụng:
Tôi là chim chích
Nhà ở cành chanh
Tìm sâu tôi bắt
Cho chanh quả nhiều
Ri rích, ri rích
Có ích, có ích.
- Luyện đọc tiếng chứa vần vừa học, kết hợp phân tích tiếng.
- Luyện đọc câu ứng dụng trên bảng và trong SGK/ 167.
* Giáo dục học sinh biết yêu quý chú chim sâu có ích cho môi trường thiên nhiên và cuộc sống.
* Giải lao
* Viết vở Tập viết: ich, êch, tờ lịch, con ếch.
- Hướng dẫn – nêu quy trình viết.
- Yêu cầu HS viết.
* Luyện nói: Chúng em đi du lịch
* Tranh vẽ gì?
- Bạn nào đã được đi du lịch cùng gia đình?
- Con có thích đi du lịch không? Tại sao?
- Con thích đi du lịch nơi nào?
3. Củng cố - dặn dò :
- Đọc lại bài trên bảng.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Dặn HS về học lại bài.
- Xem trước bài: Ôn tập
- 3 HS đọc kết hợp phân tích.
- 1 HS đọc.
- HS viết bảng con.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Vần uc có âm u đứng trước và âm c đứng sau.
- Ta thêm âm l vào trước vần ich, dấu nặng dưới âm i.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cá nhân, đồng thanh.
- HS so sánh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bảng con.
- HS phát hiện.
- HS đọc kết hợp phân tích.
- Tìm tiếng mới, đánh vần, phân tích.
- Đọc đồng thanh.
- HS quan sát tranh.
- Đọc kết hợp phân tích.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, quan sát.
- Viết vở Tập viết.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Lớp đồng thanh.
Thứ tư ngày 14 tháng 1 năm 2015
Học vần: ÔN TẬP
I . MỤC TIÊU
- Đọc đúng các vần, từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 77 đến bài 83.
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 77 đến bài 83.
- Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng. Học sinh khá, giỏi kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Bài cũ :
- Đọc: ich, êch, tờ lịch/ vở kịch, mũi hếch/ vui thích, chênh chếch.
- Đọc câu ứng dụng/ 167.
- Viết: tờ lịch, con ếch.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
* Ôn vần:
- Kể vần có âm cuối là c hoặc ch mà em đã học?
- GV ghi bảng - chỉ vần.
- GV đọc vần.
* Ghép vần tạo tiếng:
- GV hướng dẫn HS ghép chữ ở cột dọc với chữ
ở hàng ngang.
- Chỉ chữ bất kỳ, HS ghép và đọc tiếng.
- GV ghi hoàn chỉnh bảng ôn như SGK.
- HS nhận xét về đặc điểm chung nhất của
các vần.
- Luyện đọc bảng ôn.
Giải lao
* Đọc từ ứng dụng
Thác nước, chúc mừng, ích lợi
- Gọi HS đọc, GV kết hợp giải thích từ:
+ Thác nước: nước từ trên cao đổ xuống tạo thành thác (xem tranh).
+ Ích lợi: những điều có lợi.
* Viết bảng con:
- Viết mẫu, nêu quy trình, cách đặt dấu thanh.
* Trò chơi: Tìm tiếng có vần trong bảng ôn
- Nhận xét.
Tiết 2
* Luyện đọc
- Đọc lại bài tiết 1.
- Giới thiệu tranh minh họa.
- Hướng dẫn đọc đoạn thơ ứng dụng:
Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa
Quả ngon dành tận cuối mùa
Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào.
- Giải thích, đọc mẫu, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi.
* Hướng dẫn đọc bài trong SGK/ 169.
* Hướng dẫn viết vở tập viết: thác nước, ích lợi.
Giải lao
* Kể chuyện: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng
- Kể lần 1 không có tranh.
- Kể lần 2 có tranh.
- HS kể theo nhóm, mỗi nhóm 1 tranh.
- Câu chuyện này có mấy nhân vật? Em thích nhân vật nào? Vì sao?
Ý nghĩa: Nhờ sống tốt bụng, Ngốc đã gặp được nhiều điều tốt đẹp, được lấy công chúa làm vợ.
3. Củng cố - dặn dò :
- Vừa rồi chúng ta ôn những vần gì?
- Đọc bảng.
- Về học bài, luyện viết bảng con các tiếng có vần vừa ôn. Xem trước bài: op, ap.
- 3 học sinh.
- 1 học sinh.
- Viết bảng con theo tổ.
- ăc, âc, uc, ưc, ôc, uôc
- HS đọc.
- HS chỉ vần.
- HS vừa chỉ vừa đọc vần.
- Ghép vần.
- Luyện đọc.
- HS tìm tiếng có vần vừa ôn.
- HS đọc kết hợp phân
tích tiếng có vần vừa ôn.
- Lắng nghe.
- Quan sát - viết bảng con.
- HS tham gia chơi.
- HS nghe và quan sát tranh
- Tìm tiếng chứa vần, phân tích tiếng.
- Luyện đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bài ở vở tập viết.
- HS đọc tên câu chuyện.
- HS nghe và quan sát tranh.
- HS tập kể trong nhóm và cử
đại diện.
k - Kể theo yêu cầu.
- HS kể toàn bộ câu chuyện
- HS lắng nghe.
- HS đọc đồng thanh.
Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2015
Học vần: OP, AP
I . MỤC TIÊU
HS đọc, viết được: op, ap, họp nhóm, múa sạp
Đọc đúng các từ ứng dụng và đoạn thơ ứng dụng trong bài.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông
* GD PTTNTT: Khi chơi các trò chơi, sinh hoạt tập thể rất vui nhưng chú ý có thể bị ngã do xô đẩy nhau hoặc sân chơi có nhiều gạch đá, chỗ lồi lõm.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
1. Bài cũ:
- Đọc: ôc, uôc, thợ mộc/ thác nước, chúc mừng/ công việc, thước kẻ.
- Đọc câu ứng dụng SGK/ 169.
- Viết: thác nước, ích lợi.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài
* Vần op:
- Giới thiệu vần, ghi bảng.
- Đọc mẫu, HS gài vần, gọi HS đọc vần.
- Yêu cầu HS phân tích vần.
- Có vần op, muốn có tiếng họp ta làm thế nào?
- Ghi tiếng: họp - HS gài tiếng, phân tích, đọc mẫu.
- Giới thiệu tranh từ khóa: họp nhóm
* Luyện đọc: op – họp – họp nhóm
* Vần ap: dạy tương tự.
* GD PTTNTT: Khi chơi các trò chơi, sinh hoạt tập thể rất vui nhưng chú ý có thể bị ngã do xô đẩy nhau hoặc sân chơi có nhiều gạch đá, chỗ lồi lõm.
- So sánh op và ap
- Luyện đọc : op – họp – họp nhóm
ap – sạp – múa sạp
* Luyện viết bảng con: op, ap, họp nhóm, múa sạp.
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- Yêu cầu HS viết bài.
Giải lao
- Giới thiệu từ ứng dụng.
- Luyện đọc từ ứng dụng :
Con cọp giấy nháp
Đóng góp xe đạp
- Yêu cầu HS phát hiện tiếng chứa vần vừa học, GV gạch chân, phân tích.
- Luyện đọc từ ứng dụng.
- Giải nghĩa từ ứng dụng:
+ Đóng góp: góp phần của mình
+ Con cọp: (xem tranh) hay còn gọi là con hổ.
* Trò chơi : Tìm tiếng, từ mới có
vần op, ap.
Tiết 2
- Yêu cầu HS đọc lại bài ở tiết 1.
* Luyện đọc:
- Giới thiệu tranh, đoạn thơ ứng dụng:
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
- Luyện đọc tiếng chứa vần vừa học, kết hợp phân tích tiếng.
- Luyện đọc đoạn thơ ứng dụng trên bảng và trong SGK/ 5.
* Giải lao
* Viết vở Tập viết: op, ap, họp nhóm, múa sạp.
- Hướng dẫn – nêu quy trình viết.
Lưu ý: điểm đặt bút, điểm dừng bút, vị trí dấu thanh.
- Nhắc HS sữa tư thế ngồi,...
*Luyện nói: Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông
* Tranh vẽ những gì?
- Chóp núi là nơi nào của ngọn núi?
- Ngọn cây ở vị trí nào trên cây?
- Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông có điểm gì chung?
3. Củng cố - dặn dò
- Đọc lại bài trên bảng.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
-Về nhà học bài, xem trước bài: ăp, âp.
- 3 HS đọc kết hợp phân tích.
- 1 HS đọc.
- HS viết bảng con theo tổ.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Vần op có âm o đứng trước và âm p đứng sau.
- Ta thêm âm h vào trước vần op, dấu nặng dưới âm o.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cá nhân, đồng thanh.
- HS so sánh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bảng con.
- HS phát hiện.
- HS đọc kết hợp phân tích.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Tìm tiếng mới, đánh vần, phân tích.
- HS đọc đồng thanh.
- HS tìm, phân tích tiếng có
vần op, ap.
- Luyện đọc cá nhân,
đồng thanh.
- Đọc theo yêu cầu.
- Quan sát, viết bài ở vở TV.
.
- HS trả lời.
- Nơi cao nhất của ngọn núi. Còn gọi là đỉnh núi.
- Nơi cao nhất của cây.
- Đều nằm ở vị trí cao nhất.
- Lớp đồng thanh.
Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2015
Học vần: ĂP, ÂP
I . MỤC TIÊU
HS đọc, viết được: ăp, âp, cải bắp, cá mập.
Đọc đúng các từ ứng dụng và đoạn thơ ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Trong cặp sách của em
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
1. Bài cũ:
- Đọc: op, ap, họp nhóm/ con cọp, giấy nháp/ đóng góp, xe đạp.
- Đọc câu ứng dụng SGK/ 5.
- Viết: họp nhóm, múa sạp.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài
* Vần ăp:
- Giới thiệu vần, ghi bảng.
- Đọc mẫu, HS gài vần, gọi HS đọc vần.
- Yêu cầu HS phân tích vần.
- Có vần ăp, muốn có tiếng bắp ta làm thế nào?
- Ghi tiếng: bắp - HS gài tiếng, phân tích, đọc mẫu.
- Giới thiệu tranh từ khóa: cải bắp
* Luyện đọc: ăp – bắp – cải bắp
* Vần âp: dạy tương tự.
- So sánh ăp và âp
- Luyện đọc : ăp – bắp – cải bắp
âp – mập – cá mập
* Luyện viết bảng con: ăp, âp, cải bắp, cá mập.
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- Yêu cầu HS viết bảng.
Giải lao
- Giới thiệu từ ứng dụng.
- Luyện đọc từ ứng dụng :
Gặp gỡ tập múa
Ngăn nắp bập bênh
- Yêu cầu HS phát hiện tiếng chứa vần vừa học, GV gạch chân, phân tích.
- Luyện đọc từ ứng dụng.
- Giải nghĩa từ ứng dụng:
+ Ngăn nắp: gọn gàng đâu ra đấy, không lộn xộn.
+ Bập bênh: không vững chắc. (cái bập bênh).
* Trò chơi : Tìm tiếng, từ mới có
vần ăp, âp.
Tiết 2
- Yêu cầu HS đọc lại bài ở tiết 1.
* Luyện đọc:
- Giới thiệu tranh, đoạn thơ ứng dụng:
Chuồn chuồn bay thấp
Mưa ngập bờ ao
Chuồn chuồn bay cao
Mưa rào lại tạnh.
- Luyện đọc tiếng chứa vần vừa học, kết hợp phân tích tiếng.
- Luyện đọc đoạn thơ ứng dụng trên bảng và trong SGK/ 7.
* Giải lao
* Viết vở Tập viết: ăp, âp, cải bắp, cá mập.
- Hướng dẫn – nêu quy trình viết.
Lưu ý: điểm đặt bút, điểm dừng bút, vị trí dấu thanh.
- Nhắc HS sửa tư thế ngồi,...
*Luyện nói: Trong cặp sách của em
- Tranh vẽ những gì?
- Kể tên sách vở, đồ dùng học tập có trong cặp của con?
- Khi dùng sách vở, đồ dùng con phải chú ý điều gì?
3. Củng cố - dặn dò:
- Đọc lại bài trên bảng.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Về nhà học bài, xem trước bài: ôp, ơp.
- 3 HS đọc kết hợp phân tích.
- 1 HS đọc.
- HS viết bảng con theo tổ.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Vần ăp có âm ă đứng trước và âm p đứng sau.
- Ta thêm âm b vào trước vần ăp, dấu sắc trên đầu âm ă.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cá nhân, đồng thanh.
- HS so sánh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bảng con.
- HS phát hiện.
- HS đọc kết hợp phân tích.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Tìm tiếng mới, đánh vần, phân tích.
- HS đọc đồng thanh.
- HS tìm, phân tích tiếng có
vần ăp, âp.
- Luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
- Quan sát, viết bài ở vở TV.
.
- HS trả lời.
- HS kể.
- Dùng cẩn thận, nhẹ nhàng để không bị hỏng. Dùng xong cất đúng vị trí.
- Lớp đồng thanh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hocvân20.doc