I. MỤC TIÊU
- Đọc trơn toàn bộ bài; đọc đúng các từ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen.
- Biết được tác dụng của nhãn vở.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK.
- HS khá, giỏi biết tự viết nhãn vở.
* HSKT: Đọc được các từ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ.
- Chép sẵn bài trên bảng.
11 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 25 - Môn Tập đọc - Trường TH Phạm Hồng Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2015
Tập đọc: TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU
- Đọc trơn toàn bộ bài; đọc đúng các từ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.
- Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK.
- HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng vần ai, ay; biết hỏi – đáp theo mẫu về trường, lớp của mình.
* HSKT: Đọc được các từ: cô giáo, bạn bè, thân thiết, anh em, dạy em, điều hay, mái trường.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ.
- Chép sẵn bài trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
- GV nói lời mở đầu
2. Bài mới: GT và ghi đề bài lên bảng
- GV đọc mẫu 1 lần toàn bài
H1: Bài này có mấy câu ? Câu 1 từ đâu đến đâu?
GV đánh dấu và ghi bảng: 5 câu
* Đọc từ khó: - Giao việc cho tổ.
* Tổ 1: Tìm tiếng có âm: gi, tr
2: vần: ai
3: vần: ay
4 : vần: ât
Gạch dưới các tiếng HS đọc
* Luyện đọc:
- Yêu cầu HS phân tích/ đọc tiếng
- Luyện đọc từ(gạch chân các từ): thứ hai, cô giáo, dạy em, điều hay, rất yêu, mái trường.
- Luyện đọc câu: HD cách nghỉ hơi: khi đọc gặp dấu chấm nghỉ hơi lâu hơn so với dấu phẩy.
- Câu khó: câu 2 – đọc mẫu
- GV đọc mẫu và HDHS đọc từng câu
Giải lao
- Luyện đọc lại: từng câu (đọc theo thứ tự,
không theo thứ tự)
- Đọc câu nối tiếp
- Đọc đoạn; Đoạn 1 câu 1, đoạn 2 câu: 2, 3,4, đoạn 3 câu 5.
- Đọc cả bài
* Ôn vần ai, ay:
H1: Tìm trong bài tiếng có vần ai, ay ?
- Cho HS xem tranh: con nai, máy bay
? Từ “con nai” Tiếng nào có vần ai?
? Từ “máy bay” Tiếng nào có vần ay?
So sánh ai, ay
* Trò chơi:
H2: Tìm ngoài bài tiếng có vần ai hay ay
N1+2: Tìm tiếng có chứa vần ai ?
N3+4: Tìm tiếng có chứa vần ay ?
- GV cho HS đọc các tiếng vừa tìm được
Nói câu có chứa vần ai, ay
Tiết 2:
* Luyện đọc và tìm hiểu bài:
- Đọc SGK:
+ Cho HS đọc câu nối tiếp
+ Đọc đoạn
+ Đọc toàn bài
* Tìm hiểu bài:
- Đọc câu 1
- Trong bài trường học được gọi là gì?
GT từ: Ngôi nhà thứ hai: trường học giống như 1 ngôi nhà vì ở đấy có những người gần gũi, thân yêu với em.
- Đọc câu 2, 3, 4
- Tại sao nói trường học là ngôi nhà thứ hai của em?
GT từ: Thân thiết: Rất thân, rất gần gũi.
Giải lao
* Luyện đọc hiểu
- Đọc đoạn, cả bài.
- Nói: Ở trường có cô giáo hiền như mẹnhững điều hay.
Vậy em có tình cảm gì đối với trường của mình?
* Giáo dục: Yêu mái trường của mình, các em phải thể hiện bằng hành động cụ thể: Ngoan, vâng lời cô, chăm học, giữ gìn trường lớp, không bẻ cành trong sân trường, không vẽ bậy lên tường, bàn ghế để trường mãi mãi tươi đẹp.
* Đọc diễn cảm:
Đọc mẫu – HD nhấn giọng những từ ngữ: ngôi nhà thứ hai, cô giáo hiền như mẹ, thân thiết, người tốt, điều hay, rất yêu.
* Luyện nói: Hỏi nhau về “Trường lớp”
HD luyện nói:
Bạn học lớp nào?
Trường bạn tên gì?
* SH nhóm đôi
VD: Bạn thích đi học không?
Bạn đi học có vui không?
Trong lớp ai là người thân nhất của bạn?
Hôm nay lớp bạn học môn gì?
Bạn thích học môn gì nhất? vì sao?
Bài toán hôm nay bạn đạt điểm mấy?
3. Củng cố, dặn dò
2 HS đọc lại bài, lớp đọc toàn bài.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc bài và xem trước bài sau “Tặng cháu”
- HS nghe.
- HS đọc đề bài.
HS đọc nhẩm.
HS trả lời: 5 câu
Nhóm tìm và trình bày
HS đọc cá nhân - Đồng thanh.
HS đọc cá nhân - Đồng thanh
HS đọc
HS đọc
HS đọc
- Mỗi em một câu
- Mỗi đoạn 3 HS đọc
- 3 HS , lớp ĐT
- HS tìm (hai, mái, dạy, hay).
- nai – PT tiếng
- máy bay – PT
- Giống âm đầu a, khác âm i, y
HS phân tích hai, hay.
- Các nhóm tìm và trình bày.
- HS đọc.
- HS nói.
- HS đọc thầm.
- Mỗi câu 3 HS đọc.
- Mỗi đoạn 2 HS đọc.
- 3 HS, lớp đọc đồng thanh.
- 1 HS.
- Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
- 1HS đọc.
- Vì ở trường có cô giáo như mẹ hiền, có nhiều bè bạn thân thiết.
- HS đọc và trả lời.
- Đọc cá nhân.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS đọc.
- 1 em hỏi, 1 em đáp.
- HS đọc.
Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2015
Tập viết: TÔ CHỮ HOA A, Ă, Â, B
I. MỤC TIÊU
- Tô được các chữ hoa: A, Ă, Â, B.
Viết đúng các vần ai, ay, ao, au; các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhấ một lần).
Học sinh khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đúng số dòng quy định.
* HSKT: Tô được chữ hoa, viết được vần, từ theo quy định.
II. CHUẨN BỊ
- Chữ hoa A, Ă, Â, B trong khung chữ.
- Viết sẵn nội dung tập viết lên bảng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt độngcủa trò
A.Kiểm tra băi cũ:
GV nhận xét bài tiết trước
Cho hs viết BC: lời khuyên, tàu thủy, nghệ thuật
B.Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa A, Ă,Â, B
Hướng dẫn tô chữ hoa:
* Đính bảng chữ A : Cho hs quan sát chữ hoa A
+ Đây là chữ gì?
+ Chữ a hoa này được viết bằng mấy nét?
+ Có nét nào đã học?
GV chỉ vào mẫu chữ và nói :Chữ a hoa có 3 nét
Nét 1: gần giống nét móc ngược trái lượn lên trên và nghiêng về bên phải, nét 2: nét móc ngược, nét 3 : nét lượn ngang
GV nói và tô chữ A theo QT viết.
*Viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết
Chữ A : điểm đặt bút tại ĐK 3 viết nét móc ngược trái từ dưới lên , nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở ĐK 6. Từ điểm dừng của nét 1 viết nét móc ngược phải, dừng bút ở ĐK 2, lia bút lên giữa dòng li thứ 3 viết nét lượn ngang thân chữ từ trái sang phải
* Tô chữ Ă, Â: Cho hs so sánh A, Ă,
- Hướng dẫn thêm hai dấu phụ từ chữ a để có chữ ă vă chữ â.
- Giáo viên hướng dẫn quy trình viết
* Tô chữ B: GV hướng dẫn như chữ A, ă, â
+ Đây là chữ gì?
+ Chữ B hoa này được viết bằng mấy nét?
+ Có nét nào đã học?
GV nói và tô chữ B theo QT viết.
Viết mẫu và HD QT viết
2.HD viết vần và từ ứng dụng:
* Vần ai:
*GT và đính vần “ai”
+ Đây là vần gì?
+ Vần ai được ghi bằng mấy con chữ?
- GV vừa viết vừa nêu quy trình viết vần “ai”chú ý điểm đặt bút,điểm dừng bút và điểm nối.
* Vần ay, au, ao: GV h dẫn tương tự như vần ai
- Cho hs luyện viết ở BC
* Từ” mái trường”
*Đính từ “mái trường”
+ Từ “mái trường” ghi bằng mấy chữ
- HD quy trình và viết mẫu
- GV nhận xét và sửa sai
*HD tương tự đối với từ :điều hay,sao sáng ,mai sau
- Giáo viên viết mẫu nêu quy trình viết
- Cho hs luyện viết ở BC
Giải lao
3.Viết vào vở:
- Cho HS xem bài mẫu
- Cho hs viết lần lượt từng vần, từ vào vở.
Hướng dẫn tư thế ngồi đúng, cách cầm bút để vở, viết cẩn thận,...
+ Chấm bài nhận xét. Tuyên dương hs viết đúng đẹp
4. Nhận xét dặn dò:
Nhận xét tiết học
Dặn hs viết phần còn lại, chuẩn bị bài sau
-Hs viết BC
-Hs nêu
- HS quan sát , lắng nghe
- A, Ă, Đ khác nhau dấu mũ .Hs tô chữ Ă, Â
-Hs viết
- Hs nêu
- nét móc ngược trái
- HS quan sât , lắng nghe
-Hs viết BC B, 1 hs viết bảng lớp
- Vần ai
- Bằng 2 con chữ a và i
- HS quan sát và lắng nghe
- 2 chữ: mái và trường
- HS viết bảng con
- Hs quan sát
- Hs viết từng dòng vào vở theo hiệu lệnh của GV
- Hs viết câc chữ A, Ă, Â, ai, mai sau
Thứ tư ngày 25 tháng 02 năm 2015
Tập đọc: TẶNG CHÁU
I. MỤC TIÊU
- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
- Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi và mong muốn các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
- Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần ao, au.
- Học thuộc lòng bài thơ.
* HTVLT TGĐĐ HCM:
+ Tình thương yêu bao la của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
+ Những lời dạy của Bác với thiếu nhi về học tập, rèn luyện đạo đức.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa
- Chép sẵn bài trên bảng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
* Đọc bài Trường em
- 1 HS đọc câu 1và trả lời câu hỏi: Trong bài trường học được gọi là gì?
- 1HS đọc câu 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi: Vì sao nói trường học là ngôi nhà thứ hai của em ?
- Đọc câu 5 hỏi: Câu này nói lên tình cảm gì của em đối với trường?
2. Bài mới:
- GT và ghi đề bài lên bảng
- GV đọc mẫu 1 lần toàn bài
H1: Bài này có mấy câu ?
GV đánh dấu và ghi bảng: 4 câu
a) Đọc từ khó:
-Yêu cầu các nhóm tìm tiếng khó:
N1: Tìm tiếng có thanh hỏi
N2: Tìm tiếng có vần ăng, ươc
N3:Tìm tiếng có vần au, on
N4: Tìm tiếng có vần yêu, oi
Giáo viên gạch chân các vần
b)Luyện đọc:
-Yêu cầu HS phân tích/ đọc tiếng: tặng, nước
- Luyện đọc tiếng
- Luyện đọc từ
- GV đọc mẫu và HDHS đọc từng câu
Giải lao
- Luyện đọc lại:
- Đọc câu nối tiếp
- Đọc đoạn, bài
c) Ôn vần au, ao:
H1: Tìm trong bài tiếng có vần au ?
- Cho HS xem tranh: chim chào mào, cây rau.
- Từ ‘chào mào” tiếng nào có vần ao?
- Từ ‘cây rau” tiếng nào có vần au?
So sánh au và ao
Trò chơi:
H2: Tìm ngoài bài tiếng có vần au hay ao
N1+2: Tìm tiếng có chứa vần au ?
N3+4: Tìm tiếng có chứa vần ao ?
- GV cho HS đọc các tiếng vừa tìm được
Nói câu có chứa vần ao, au
Tiết 2
Luyện đọc
- Đọc SGK:
+Cho HS đọc dòng thơ nối tiếp
+Cho HS đọc 1 lúc 2 câu theo bàn
+ Đọc cả bài
Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 HS đọc 2 câu đầu và câu hỏi 1: Bác Hồ tặng vở cho ai ?
( cho cháu yêu )
- Gọi 1 HS đọc 2 câu cuối và câu hỏi 2: Bác Hồ mong cháu điều gì ?
( ra công học tập để mai sau giúp nước nhà )
- Giáo viên giảng từ: tặng, ra công
Giáo viên GD HS: Bác Hồ là người luôn bận rộn việc nước, nhưng Bác luôn quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Vì vậy, các em phải ra công học tập, ngoan ngoãn để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ.
Giải lao
Đọc diễn cảm:
- Đọc mẫu.
- Thi đọc diễn cảm
Học thuộc lòng:
- Cho HS đọc thuộc lòng theo phương pháp xoá dần.
- Cho 1 vài HS đọc thuộc lòng
- GV cho điểm để khuyến khích tuyên dương
Luyện nói: Nói câu chứa tiếng có vần au, ao
* Trò chơi: Thi hát những bài hát ca ngợi về Bác Hồ.
3. Tổng kết dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học thuộc lòng và xem trước bài sau: Cái nhãn vở.
- 1 HS đọc và trả lời
- 1 HS đọc và trả lời
- 1 HS đọc và trả lời
HS đọc đề bài
HS đọc nhẩm
HS trả lời: 4 câu
Nhóm tìm và trình bày
HS đọc cá nhân - Đồng thanh.
HS đọc cá nhân - Đồng thanh
HS đọc
HS đọc
HS đọc
HS tìm ( cháu, sau )
HS phân tích/đọc
chào mào - PT
rau - PT
- HS nêu
Các nhóm tìm và trình bày vào bảng con
HS đọc
HS nói
HS đọc thầm
HS đọc
HS đọc
Lớp đọc đồng thanh
HS đọc và trả lời
HS đọc và trả lời
HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Mỗi tổ 1 em
HS đọc
HS đọc
- Hoạt động theo tổ.
- các tổ cử 1 bạn đại diện lên hát trước lớp
Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2015
Tập đọc: CÁI NHÃN VỞ
I. MỤC TIÊU
- Đọc trơn toàn bộ bài; đọc đúng các từ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen..
- Biết được tác dụng của nhãn vở.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK.
- HS khá, giỏi biết tự viết nhãn vở.
* HSKT: Đọc được các từ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen..
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ.
- Chép sẵn bài trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
* Đọc bài Tặng cháu
- 1 HS đọc và trả lời câu hỏi: Bác Hồ tặng vở cho ai ?
- 1HS đọc và trả lời câu hỏi: Bác Hồ mong các cháu điều gì ?
2. Bài mới:
- GT và ghi đề bài lên bảng
- GV đọc mẫu 1 lần toàn bài
H1: Bài này có mấy câu ?
GV đánh dấu và ghi bảng: 4 câu
Câu 1: Từ đầu....vở mới
Câu 2: giữa trang ...rất đẹp
Câu 3: Giang....nhãn vở
Câu 4: Phần còn lại
a) Đọc từ khó:
-Yêu cầu các nhóm tìm tiếng khó:
N1: Tìm tiếng có vần an, ăn
N2: Tìm tiếng có vần ươc, ương
N3:Tìm tiếng có vần iêt, uyên
N4: Tìm tiếng có vần iêc, en
Giáo viên gạch chân các âm, vần
b)Luyện đọc:
-Yêu cầu HS phân tích/ đọc tiếng
- Đọc từ; quyển vở, nắn nót, ngay ngắn, trang trí.
- Đọc câu khó (câu 3,4)
- Đọc mẫu – HD cách đọc
- GV đọc mẫu và HDHS đọc từng câu
Giải lao
- Luyện đọc lại:
- Đọc lại từng câu(theo thứ tự, không theo thứ tự)
- Đọc doạn bài
c) Ôn vần ang, ac:
H1: Tìm trong bài tiếng có vần ang ?
Cho HS xem cái bảng con
? Từ “cái bảng” tiếng nào có vần ang?
Cho HS xem cái con vạc
? Từ “con vạc” tiếng nào có vần ac?
- SS ang và ac
*Trò chơi:
- Tìm ngoài bài tiếng có vần ang hay ac
N1+2: Tìm tiếng có chứa vần ang?
N3+4: Tìm tiếng có chứa vần ac ?
- GV cho HS đọc các tiếng vừa tìm được
Nói câu có chứa vần ang, ac
Tiết 2:
Luyện đọc:
- Đọc SGK:
+Cho HS đọc dòng thơ nối tiếp
+Cho HS đọc đoạn
+ Đọc cả bài
Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 HS đọc 3 câu đầu và câu hỏi 1: Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở?
- Gọi 1 HS đọc 1 câu cuối và câu hỏi 2: Bố Giang khen bạn ấy điều gì ?
- Giáo viên nói thêm tác dụng của nhãn vở: nhãnở toán hay vở TV, đạo đức.Nhờ nhãn vở ta không nhầm lẫn vở của mình với vở của bạn khác.
Vì thế bạn Giang đã viết như thế nào?
GT Từ: “nắn nót’ viết cẩn thận cho thật đẹp
“ ngay ngắn” viết thẳng hàng đẹp mắt.
GD HS: Để bố mẹ khen như bạn Giang. Khi viết các emviết nắn nót cho thật đẹp
Giải lao
Đọc diễn cảm:
- Đọc mẫu.
- Thi đọc diễn cảm
HD hs tự làm và trang trí nhãn vở:
* Trò chơi: Thi viết chữ đẹp vào nhãn vở
- Thời gian 4 phút em nào viết đẹp được khen.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc toàn bài
- Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc bài và xem trước bài sau: Bàn tay mẹ
- 1 HS đọc và trả lời
- 1 HS đọc và trả lời
HS đọc đề bài
HS đọc nhẩm
HS trả lời: 4 câu
Nhóm tìm và trình bày
HS đọc cá nhân - Đồng thanh.
HS đọc cá nhân - Đồng thanh
HS đọc
HS đọc
- Đọc cá nhân
- Đọc cá nhân, lớp đồng thanh
- Bảng
- Vạc
- Giống: a
- Khác: ng, c
Các nhóm tìm và trình bày
HS đọc
HS nói
HS đọc thầm, đánh số câu
HS đọc
- Mỗi đoạn 2 HS đọc
4 HS, Lớp đọc đồng thanh
HS đọc và trả lời
HS đọc và trả lời
HS lắng nghe
- Nắn nót viết từng dòng
- HS lắng nghe
- 1 em đọc, lớp nhận xét
- Mỗi tổ 1HS đọc
- Mỗi HS làm 1 cái
- 2 HS
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap doc 25(hoan chinh).doc